Nhớ Mẹ - Mùa Báo Hiếu

conan_sea

New member
Xu
0
Nhớ năm nào cũng vào mùa Vu Lan, con đã vui mừng xúc động khi được cài hoa hồng đỏ lên áo, con đã đem về tặng Mẹ để Mẹ biết là con kính yêu và hân hoan xiết bao khi con còn có Mẹ trên đời. Năm nay cũng vào mùa Báo hiếu con chỉ còn nhận một hoa hồng trắng vì Mẹ đã không còn trên trần thế. Con chỉ có một nén tâm hương dâng lên Mẹ, cầu nguyện chư Phật từ bi gia hộ cho hương linh Mẹ sớm về cõi an lành. Mẹ ơi! Còn nỗi đau nào hơn khi không còn Me, dù còn nhỏ hay khôn lớn con vẫn thích nũng nịu bên Mẹ những lúc đi làm về mệt mõi hay phiền phức, căng thẳng trong công việc để được Mẹ vỗ về khuyên nhủ những lời mật ngọt làm con ấm lòng.

1311688646_vulan2.jpg

Mẹ ơi! Mẹ đang ở nơi nào, xin về đây chứng giám cho lòng hối hận của con, cầu mong Mẹ tha thứ cho những lỗi lầm con đã gây ra. Lúc Mẹ còn sanh tiền con đã không hiểu được tình Mẹ thương con, lúc nào con cũng phân bì với chị, không biết rằng Mẹ vẫn thương con theo cách của Mẹ, con đã luôn làm trái ý Mẹ nhưng Mẹ không hề trách mắng bao giờ. Con đã thật sự không biết hưởng những giây phút thân thương bên Mẹ, con sung sướng hơn bao người là có Mẹ bên cạnh để có thể săn sóc và phụng dưỡng. Đó chính là niềm hạnh phúc vô bờ, xa Mẹ rồi con mới ý thức điều nầy là quá muộn.

Mẹ ơi! Sau ngày Mẹ mất con hiểu được cuộc đời nầy là vô thường, huyễn mộng, những gì thân yêu nhất rồi cũng rời khỏi tầm tay. Con đã buồn đau biết bao ngày tiễn Mẹ nằm yên dưới lòng đất lạnh, con nghĩ nỗi đau nầy không riêng mình con gánh chịu mà những ai khác cũng sẽ đau khổ như con, con nguyện sẽ làm gì có ý nghĩa để giúp đỡ mọi người. Nỗi băn khoăn, khắc khoải nầy đã giúp con tìm hiểu thêm về đạo Phật, cho đến khi gặp được Ân sư giảng giải rõ ràng cội nguồn sinh tử và lòng từ bi của người con Phật, con nguyện cố gắng tu tập để hồi hướng cho Mẹ, cho những hương linh quá vãng và đem giáo pháp vi diệu cứu giúp chúng sanh.


vulan220809.jpg




Từ ngày thọ giáo với Ân sư, con mới hiểu thế nào là đền đáp công ơn của cha mẹ, trước đây phụng dưỡng cha mẹ về vật chất chỉ có thể báo hiếu phần nào trong đời sống ngắn ngủi mà thôi, nhưng còn những đời sau của cha mẹ làm sao báo cho được? Đức Phật dạy nếu là cư sĩ tại gia, mỗi năm vào mùa Tự Tứ khi chư Tăng tụ họp về, nên sắm sửa tứ sự cúng dường để nhờ thần lực của 10 phương Tăng cứu Mẹ ra khỏi bến mê của nghiệp quả. Nếu là người xuất gia thì con chứng đạo, cha mẹ được sanh thiên. Vâng lời Phật dạy, dù con đang tập tểnh tu thiền con vẫn nguyện tinh tấn tiếp nối đời nầy mãi đến đời sau, cho đến khi thành đạo quả mới thôi, để đền đáp công ân sanh thành dưỡng dục của cha mẹ.

Giờ đây, ngoài lòng báo đáp ơn cha mẹ, con còn phải báo đáp ơn sâu dầy giáo dưỡng của Ân sư, cha mẹ cho con hình hài, Ân sư đã cho con huệ mạng để giúp con thoát khỏi sanh tử luân hồi.


1936701228355463.jpg

Mùa báo hiếu năm nay, con thành tâm kính dâng lên Thầy một bông hồng đỏ, Thầy là cha mẹ của con, con kính mong Thầy chia xẻ niềm vui và nỗi hân hoan này của con, riêng ngày Vu Lan con sẽ cài hoa hồng vàng lên áo. Mỗi đêm sau khi xả thiền con đều cầu nguyện cho Thầy trụ thế lâu nơi đời để hằng năm con vui mừng dâng lên Thầy một đóa hoa hồng đỏ. Dù ở bên kia đại dương mênh mông, con tin chắc Thầy hiểu được và chứng minh cho lòng cảm niệm sâu xa của con.


Mùa Vu Lan 2004

U.M.
Theo thienvienquangchieu.org
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Báo hiếu không chỉ dành tình cảm, sự quan tâm đối với cha mẹ, ông bà mình, mà còn với cả những người ông người bà quanh ta, của bạn bè ta như bạn Thái Hà đây...

BẤM ĐỂ XEM CLIP "NHỮNG ĐỨA TRẺ"


Những thước phim quay bằng máy ảnh nghiệp dư về chuyện tình cảm động của đôi vợ chồng già mà Bùi Thị Hà đã làm với tất cả sự trân trọng về hạnh phúc tuổi xế chiêu đã giúp cô có 2 giải vàng từ "Búp sen Vàng".

20110811163045_emHa2.jpg


Bùi Thị Hà (áo xanh) và các bạn trong một giờ học nghiệp vụ báo chí


Thành công vì những sự tình cờ

Hà hiện là sinh viên khóa 53, khoa Báo chí, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc ĐHQG Hà Nội. Bộ phim với tựa đề “Những đứa trẻ” kể về chuyện tình cảm động của đôi vợ chồng già ở huyện Nga Sơn, Thanh Hóa đã xuất sắc giành 2 giải Vàng do khán giả và Ban tổ chức bình chọn.

Những thước phim tài liệu chân thực, mộc mạc của Hà ghi lại cuộc sống sinh hoạt của đôi vợ chồng già (bà 60, ông 80 tuổi, mới lấy nhau được 9 năm) được thực hiện trong vòng 2 tuần. Nó đơn giản chỉ là những lời nói, hành động, cử chỉ “như những đứa trẻ” thể hiện sự quan tâm nhau của đôi vợ chồng già.

Phim dài hơn 10 phút là những đoạn đối thoại của chính "đạo diễn" trẻ với nhân vật, hoặc những đoạn thoại giữa các nhân vật với nhau. Xem phim, chứng kiến những cảnh ông bà mắng yêu, chửi yêu nhau hay đoạn ông giận hờn bà vì “đứng nói chuyện lâu với mấy anh con trai” khiến người xem thực sự xúc động.

Tâm sự về tác phẩm, Hà cho biết: “Trước đó em đang học lớp về làm phim tài liệu, chuẩn bị phải trả bài. Trong khi nhiều bạn chọn đề tài xung quanh Hà Nội, em chọn về quê quay phóng sự về nghề làm chiếu cói ở quê em, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa.

Khi mọi thứ gần xong xuôi thì em gặp được bà Đào (vợ của ông Tôn ở xã Nga Thanh) với đôi bàn tay có tật đang ngồi dệt chiếu thuê.

Tò mò hỏi, em được mọi người kể cho nghe về chuyện tình “rổ rá cạp lại” của ông bà. Vậy là theo chân bà về nhà, mất một ngày để bắt chuyện và cho ông bà quen trước ống kính máy ảnh (cười). Vì nếu không ông tưởng mình chụp ảnh sẽ chỉ đứng, cười, bảo “chụp đi” mà không làm gì cả”.

Với mấy chục GB tư liệu ghi trong thẻ nhớ máy ảnh của mình và mượn ban, ban đầu Hà định làm clip thật dài ghi lại nhiều góc cạnh về ông bà. Sau đó, được sự góp ý và suy nghĩ cô bạn thấy đọng lại nhiều nhất là tính cách “con trẻ” trong cuộc sống của ông bà nên tập trung vào ý này.

Đau đáu của “đạo diễn” trẻ

Học báo chí, thích làm những thể loại phóng sự điều tra hay những góc khuất cuộc đời mà đôi khi cuộc sống vội vã mọi người vô tình bỏ qua, cô bạn xứ Thanh chia sẻ về nhân vật trong bộ phim tài liệu của mình:

“Ông bà không phải những nhân vật điển hình. Họ chỉ là những con người bình thường, nhưng cuộc sống của ông bà lại thật đặc biệt. Điều giản dị và hạnh phúc của ông bà có khi nhiều người nhìn vào cũng phải ghen tỵ”.

20110811163045_emHa1.jpg


Đi học báo cũng là lựa chọn mong thay đổi tính cách vốn nhút nhát, rụt rè của cô bạn xứ Thanh.


Ý tưởng về “những đứa trẻ” cùng lời dẫn ở cuối phim đã hình thành ngay khi Hà bấm máy ảnh ở chế độ quay phim. Nhưng, như cô bạn chia sẻ: “Ban đầu, cả giáo viên hướng dẫn lẫn bạn bè nhiều người không ủng hộ hơn là đồng ý vớ tựa đề của phim. Tuy nhiên, em vẫn giữ nguyên ý tưởng của mình”.

Tự quay, tự dựng, viết lời cho phim, chỉ mong nó như món quà gửi tới ông bà, gia đình nên khi biết tin tác phẩm của mình lọt vào top 15 rồi top 6 giải Búp sen Vàng và khi bộ phim được trình chiếu trong buổi trao giải, Hà trải qua nhiều cảm xúc rất khó tả.

“Bà không còn tóc, tóc bà đội là tóc giả, chân tay bà nhiều tật, ngón co quắp. Bà không lấy chồng, ở với người bác gần nhà ông. Ông đã có một đời vợ và mấy đứa con, nhưng dường như không hợp nhau. Từ sau khi vợ mất, hàng xóm thương mới “làm mối” để ông bà đến với nhau. Hiện ông bà sống bằng đồng lương hưu dạy học của ông. Tranh thủ thời gian rảnh, bà đi dệt chiếu thuê kiếm thêm thu nhập.

Tổ ấm của ông bà ở mãi cuối con ngõ sâu tít, nằm gần như tách biệt với chòm xóm. Khi bà đi làm, ông loanh quanh ở nhà với chiếc đài cũ kĩ. Đồ vật đáng giá nhất của họ có lẽ là cái nồi cơm điện mới mua. Nhưng tình cảm của ông bà dành cho nhau thì vô giá. Đó mới là điều xúc động nhất”.

Hà đau đáu: “Ông bà quý người lắm. Chỉ mong có người tới chơi để nói chuyện. Ông có quyển sổ, hễ ai vào là bắt ghi tên tuổi để sau này giở ra, nhớ lại”.

Kỉ niệm với ông bà trong những ngày ở lại quay bộ phim nhớ nhất với Hà đó là: “Trong phim có cảnh ông bà ăn khoai lang. Hôm đó, bà đi làm, ông ở nhà, khi về bà hỏi còn khoai lang không, ông bảo hết tất rồi. Vậy mà khi chuẩn bị ra về, em mở túi để chân máy quay thì thấy một túi nilon gói cận thận củ khoai lang rất to ông để vào đó tự khi nào. Lúc ra về, bà lại gói một túi khoai sống, bảo cháu mang về ăn cùng bạn bè”.

Học báo để không nhút nhát nữa

Vượt qua gần 50 ứng cử viên, bộ phim tài liệu ngắn “Những đứa trẻ” của Hà đã giành cú đúp giải thưởng "Búp sen Vàng 2011" do ban giám khảo và khán giả bình chọn. Đây là giải thưởng tôn vinh những phim ngắn xuất sắc nhất của các học viên dự án Chúng ta làm phim của Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh (TPD) – Hội Điện ảnh Việt Nam. Lễ trao giải vừa diễn ra vào tối 18/6.

Tính tình nhút nhát, bị bố mẹ nhận xét là “mau nước mắt” nên phải nhờ thầy cô tác động mãi bố mẹ mới quyết định để cô con gái thi vào khoa Báo chí, Trường ĐH Khoa học xã hội&Nhân văn. Hà chia sẻ: “Và thực sự em đã thay đổi chính mình từ khi bước chân vào học báo, mạnh dạn và cởi mở với mọi người”. Ông Tôn, bà Đào với chuyện tình cảm động cũng là những nhân vật và tác phẩm mà Hà ưng ý nhất từ trước đến nay.

Chia sẻ về ước mơ trong tương lai, Hà cho biết: “Sau khi phim được giải, cũng có nơi muốn mời em về làm phim và giúp em phát triển khả năng. Nhưng mơ ước của em chỉ là trở thành nhà báo có kiến thức về điện ảnh nên em từ chối”.

VNN
 
Để Góp thêm Vị Tình Thương cho chủ đề " Nhớ Mẹ - Mùa Báo Hiếu " KillBean tha thiết các bạn nghe bài hát này rồi thì cảm nhận về người mẹ của mình
-Nhật ký của mẹ (Lời : Nguyễn Văn Chung, thể hiện : Hiền Thục)
[video]https://youtu.be/28tswIqQTPw[/video]


Và đây có lẽ sẽ được xem là một tấm gương thể hiện lòng yêu mến người mẹ của một bạn trẻ 12 tuổi tên là Uudam Người trung quốc . Bằng việc thể hiện một ca khúc Cậu bé hát ca khúc "Mother in the dream" trong cuộc thi China's Got Talent đã khiến hàng ngàn khán giả rơi lệ và gây xôn xao cư dân mạng khắp nơi
Cậu bé 12 tuổi đến từ Mông Cổ tham gia chương trình China's Got Talent có tên là Uudam. Uudam mồ côi cả cha lẫn mẹ trong một tai nạn giao thông lúc cậu bé lên 8 tuổi. Uudam đã chọn ca khúc "Mother in the dream" với hi vọng mẹ cậu bé sẽ nghe và thấy Uudam biểu diễn. Uudam chia sẻ, cậu bé hát ca khúc này rất nhiều lần, mỗi lần nhớ về mẹ, cậu sẽ hát hay hơn. Uudam vẫn luôn luôn nhớ về mẹ mình như thể bà luôn ngồi bên cạnh Uudam.

Xuất hiện trên sân khấu China's Got Talent, Uudam rất bình tĩnh và chững chạc so với lứa tuổi của cậu bé. Cách Uudam kể chuyện, chia sẻ khi được ban giám khảo trao đổi hồn nhiên, vô tư đã càng làm người xem rơi nước mắt bởi chính những câu chuyện xúc động mà cậu bé nói đến. Uudam chia sẻ hồn nhiên về ước mơ thú vị của mình, cậu bé muốn phát minh ra một loại mực đặc biệt mà khi đổ loại mực này xuống đất nó sẽ biến trái đất thành những đồng cỏ xanh mơn mởn
Ca khúc được thể hiện bằng tiếng Mông Cổ nên ít người có thể hiểu được nội dung của lời bài hát. Tuy nhiên, ca khúc của Uudam thể hiện đã chạm vào cảm xúc, chạm vào trái tim của tất cả các giám khảo và khán giả có mặt trong ngày hôm đó. Khi video clip được phát trên mạng Youtube, cư dân mạng không chỉ ngạc nhiên thốt lên "Cậu bé hát rất tuyệt vời và đáng yêu".

Một bài hát cảm động được thể hiện bởi một cậu bé có một câu chuyện buồn và đằng sau đó là một buổi biểu diễn tuyệt vời của Uudam, cậu bé 12 tuổi đến từ Mông Cổ. Vị giám khảo nữ Annie đã khóc khi nghe Uudam thể hiện ca khúc "Mother in the dream" và cô chia sẻ: "Tôi hi vọng trong tương lai Uudam sẽ được nhiều người mẹ quan tâm đến. Tôi nghĩ các bà mẹ có mặt hôm nay sẽ yêu quý Uudam
Bài Hát " Mother in my dream " [video]https://youtu.be/GodZRkAj-4A[/video]
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top