Tháng 10 Hn
New member
- Xu
- 0
Sau cuộc điện thoại gọi về cho mẹ ở quê hỏi thăm đứa em chuẩn bị tốt nghiệp lớp 12, tôi nhớ lại ngày đó 6 năm về trước, mẹ tiễn tôi trong một trưa hè nắng gắt. Tôi vội vã lên xe và chỉ kịp nhìn mẹ trao nụ cười hãy tin tưởng nơi con.
Tối hôm trước khi đi, mẹ đã dặn tôi đủ điều, ngồi nhớ lại mà hai hàng nước mắt cứ chảy dài, “Hà Nội đất chật người đông, con phải thận trọng, không được tin người, tới nơi nhớ nhờ mấy anh chị sinh viên khóa trước giúp đỡ, cố gắng ăn uống, ngủ nghỉ rồi tranh thủ ôn bài, ai rủ đi đâu cũng không được đi nha con, …”.
Lần đầu xa mẹ, tôi thấy lòng mình ướt sũng, xe mới chạy được một lúc mà tôi đã muốn quay trở lại, tôi sợ ngày mai tới nơi phải biết làm gì đây khi không có mẹ bên cạnh. Giấc ngủ của màn đêm pha lẫn tiếng ì ạch của bánh xe đưa tôi vào cơn mộng mị. Bến xe Mĩ Đình đón tôi vào lúc chập tối, đường phố xe cộ tấp nập, lòng chùng xuống, lê bước đi tìm mấy anh chị tiếp sức mùa thi.
Sau một hồi trình bày hoàn cảnh và giới thiệu sơ nét về bản thân, tôi được một chị áo xanh trường Đại học Sự Phạm đưa đi, vốn là người ít nói, giờ lại gặp người lạ nên tôi im thin thít, chị hỏi gì tôi trả lời, không thì thôi. Rồi cũng tới nơi, đập vào mắt tôi là cái phòng trọ rộng chừng hai mươi mét vuông, có vài bạn ngồi trong đó nhìn ra cười cười, chắc cũng là thí sinh như tôi.
Phòng tương đối thoáng mát, sạch sẽ, làm vỡ mộng một đứa học trò quê như tôi, bạn bè ở quê hay kháo với nhau rằng, Hà Nội chật chội, phòng trọ ghê lắm, giá cắt cổ. Tôi cười nhẹ vì cái ý nghĩ chợt hiện ra trong đầu lúc đó.
Thấy tôi im im, vẻ mặt buồn buồn nên chị áo xanh lại tâm sự: “chị cũng là người cùng quê với em, các bạn ở đây cũng đều là đồng môn với em, hội đồng hương tại Hà Nội đã tổ chức tiếp sức cho các em ở quê mình ra đây thi, các em sẽ được ở đây miễn phí và anh chị sẽ nấu ăn cho mấy em trong những ngày thi cử, nên em cứ yên tâm, đừng suy nghĩ gì nhé”, rồi chị cười, nụ cười làm ấm lòng của kẻ tha hương. Tôi lại nhớ mẹ, không biết giờ này mẹ đang làm gì, chợt nhận ra từ sáng giờ mình chưa gọi báo cho mẹ biết tình hình, để mẹ được an tâm.
Mà đêm buông xuống, mấy chị áo xanh vội vã về phòng, chuẩn bị bữa tối cho chúng tôi, trò chuyện một hồi. Mọi người ai cũng vui tính, cười nói rôm rả, náo nhiệt cả phòng, làm tan đi cái nỗi nhớ nhà bé con trong tôi, bữa cơm được dọn ra dưới sự góp sức của các thành viên.
Không khí bữa ăn vui vẻ trôi nhanh, rồi ai nấy ngồi vào ôn bài cho kịp ngày thi. Được một hồi, chúng tôi cùng tụ lại nghe mấy anh chị kể chuyện, kể về những món ăn, con người Hà Nội quá xa lạ trong mắt sĩ tử, có lúc chúng tôi cười phá lên với những trò không thể đỡ nổi, rồi cũng có khoảng lặng khi câu chuyện dừng lại ở những mảnh đời bất hạnh chốn phồn hoa.
Niềm vui kéo chúng tôi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, mặc dù nằm như kiểu xếp cá chuồn, vì diện tích phòng không cho phép, nhưng dù sao đi nữa, tôi cảm thấy mình may mắn hơn nhiều khi bất chợt nghĩ đến còn nhiều thí sinh không biết phải đi về đâu.
Nhớ mẹ, tôi lại thầm nhủ lòng mình, phải cố gắng để hoàn thành ước mơ, cố gắng để được mau chóng về nhà, để được xà vào lòng mẹ và kể hết tất cả những câu chuyện tôi nghe được và bắt gặp trên chặng đường đi thi cho mẹ nghe, rồi mẹ sẽ bảo: “Con của mẹ lớn rồi”.
Chúng tôi được mấy anh chị áo xanh tận tình đưa đi thi, dặn dò kĩ càng và ân cần trả lời hết những câu hỏi mà chúng tôi thắc mắc. Sau này, khi là sinh viên, tôi cũng sẽ đăng kí để được làm tình nguyện viên, để được cống hiến, để được giúp đỡ các em tận miền xa vào. Lòng nhiệt huyết cứ cháy mãi nơi trái tim của các anh chị sinh viên, truyền lửa cho đàn em thân yêu, sống hết mình vì một mùa thi đầy hứa hẹn.
Hôm đi thi môn đầu tiên mới vui, có một gã trai ăn vận rất lịch sự, kiểu thời trang của thập niên tám mươi, áo trắng dài tay được cài cúc dưới tận cổ tay, nó bỏ vào trong một chiếc quần tây đen được ủi ly rất cầu kì. Hình như ai cũng nhìn hắn, nhưng hắn thì có vẻ đang hoảng hốt tìm kiếm thứ gì đó trong ba lô, một hồi hắn thất vọng khi biết mình không mang theo bút chì và qua sang cầu cứu tôi, vì tôi là người đứng gần hắn nhất. Tôi ung dung rút bút ra cho hắn mượn và không quên nhắc hắn nhớ trả lại cho tôi.
Tất cả được tôi ghi chép lại một cách tinh tế vào cuốn sổ nhật kí, từ việc ăn cơm cho đến nụ cười thân thương của người cha ngồi chờ con thi xong nơi hàng rào của trường, ánh nhìn trìu mến của các bà mẹ khi thấy con mình hớn hở từ phòng thi bước ra …
Rồi thời gian có thể lấp đầy những toan tính cho tương lai nhưng không thể làm ố màu kí ức về một mùa thi đầy kỉ niệm, về lần đầu tiên xa nhà, lần đầu tiên thấy mẹ quan trọng đến dường nào. Những chân trời mới thật sự mở ra khi bạn biết đón nhận nó và chịu khó bước đi./.
Tối hôm trước khi đi, mẹ đã dặn tôi đủ điều, ngồi nhớ lại mà hai hàng nước mắt cứ chảy dài, “Hà Nội đất chật người đông, con phải thận trọng, không được tin người, tới nơi nhớ nhờ mấy anh chị sinh viên khóa trước giúp đỡ, cố gắng ăn uống, ngủ nghỉ rồi tranh thủ ôn bài, ai rủ đi đâu cũng không được đi nha con, …”.
Lần đầu xa mẹ, tôi thấy lòng mình ướt sũng, xe mới chạy được một lúc mà tôi đã muốn quay trở lại, tôi sợ ngày mai tới nơi phải biết làm gì đây khi không có mẹ bên cạnh. Giấc ngủ của màn đêm pha lẫn tiếng ì ạch của bánh xe đưa tôi vào cơn mộng mị. Bến xe Mĩ Đình đón tôi vào lúc chập tối, đường phố xe cộ tấp nập, lòng chùng xuống, lê bước đi tìm mấy anh chị tiếp sức mùa thi.
Sau một hồi trình bày hoàn cảnh và giới thiệu sơ nét về bản thân, tôi được một chị áo xanh trường Đại học Sự Phạm đưa đi, vốn là người ít nói, giờ lại gặp người lạ nên tôi im thin thít, chị hỏi gì tôi trả lời, không thì thôi. Rồi cũng tới nơi, đập vào mắt tôi là cái phòng trọ rộng chừng hai mươi mét vuông, có vài bạn ngồi trong đó nhìn ra cười cười, chắc cũng là thí sinh như tôi.
Phòng tương đối thoáng mát, sạch sẽ, làm vỡ mộng một đứa học trò quê như tôi, bạn bè ở quê hay kháo với nhau rằng, Hà Nội chật chội, phòng trọ ghê lắm, giá cắt cổ. Tôi cười nhẹ vì cái ý nghĩ chợt hiện ra trong đầu lúc đó.
Thấy tôi im im, vẻ mặt buồn buồn nên chị áo xanh lại tâm sự: “chị cũng là người cùng quê với em, các bạn ở đây cũng đều là đồng môn với em, hội đồng hương tại Hà Nội đã tổ chức tiếp sức cho các em ở quê mình ra đây thi, các em sẽ được ở đây miễn phí và anh chị sẽ nấu ăn cho mấy em trong những ngày thi cử, nên em cứ yên tâm, đừng suy nghĩ gì nhé”, rồi chị cười, nụ cười làm ấm lòng của kẻ tha hương. Tôi lại nhớ mẹ, không biết giờ này mẹ đang làm gì, chợt nhận ra từ sáng giờ mình chưa gọi báo cho mẹ biết tình hình, để mẹ được an tâm.
Mà đêm buông xuống, mấy chị áo xanh vội vã về phòng, chuẩn bị bữa tối cho chúng tôi, trò chuyện một hồi. Mọi người ai cũng vui tính, cười nói rôm rả, náo nhiệt cả phòng, làm tan đi cái nỗi nhớ nhà bé con trong tôi, bữa cơm được dọn ra dưới sự góp sức của các thành viên.
Không khí bữa ăn vui vẻ trôi nhanh, rồi ai nấy ngồi vào ôn bài cho kịp ngày thi. Được một hồi, chúng tôi cùng tụ lại nghe mấy anh chị kể chuyện, kể về những món ăn, con người Hà Nội quá xa lạ trong mắt sĩ tử, có lúc chúng tôi cười phá lên với những trò không thể đỡ nổi, rồi cũng có khoảng lặng khi câu chuyện dừng lại ở những mảnh đời bất hạnh chốn phồn hoa.
Niềm vui kéo chúng tôi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, mặc dù nằm như kiểu xếp cá chuồn, vì diện tích phòng không cho phép, nhưng dù sao đi nữa, tôi cảm thấy mình may mắn hơn nhiều khi bất chợt nghĩ đến còn nhiều thí sinh không biết phải đi về đâu.
Nhớ mẹ, tôi lại thầm nhủ lòng mình, phải cố gắng để hoàn thành ước mơ, cố gắng để được mau chóng về nhà, để được xà vào lòng mẹ và kể hết tất cả những câu chuyện tôi nghe được và bắt gặp trên chặng đường đi thi cho mẹ nghe, rồi mẹ sẽ bảo: “Con của mẹ lớn rồi”.
Chúng tôi được mấy anh chị áo xanh tận tình đưa đi thi, dặn dò kĩ càng và ân cần trả lời hết những câu hỏi mà chúng tôi thắc mắc. Sau này, khi là sinh viên, tôi cũng sẽ đăng kí để được làm tình nguyện viên, để được cống hiến, để được giúp đỡ các em tận miền xa vào. Lòng nhiệt huyết cứ cháy mãi nơi trái tim của các anh chị sinh viên, truyền lửa cho đàn em thân yêu, sống hết mình vì một mùa thi đầy hứa hẹn.
Tất cả được tôi ghi chép lại một cách tinh tế vào cuốn sổ nhật kí, từ việc ăn cơm cho đến nụ cười thân thương của người cha ngồi chờ con thi xong nơi hàng rào của trường, ánh nhìn trìu mến của các bà mẹ khi thấy con mình hớn hở từ phòng thi bước ra …
Rồi thời gian có thể lấp đầy những toan tính cho tương lai nhưng không thể làm ố màu kí ức về một mùa thi đầy kỉ niệm, về lần đầu tiên xa nhà, lần đầu tiên thấy mẹ quan trọng đến dường nào. Những chân trời mới thật sự mở ra khi bạn biết đón nhận nó và chịu khó bước đi./.