• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

“Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ” – Nguyễn Đăng Mạnh (Cánh Diều – Ngữ văn 6)

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Đọc hiểu văn bản “Nguyên Hồng – Nhà văn của những người cùng khổ” được học trong chương trình Ngữ văn 6, bài 4 văn bản nghị luận - Cánh Diều. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu tác giả Nguyễn Đăng Mạnh và văn bản “Nguyên Hồng – Nhà văn của những người cùng khổ”.

Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ - Nguyễn Đăng Mạnh  (Cánh Diều - Ngữ văn 6) -vn...png


Đọc hiểu văn bản
“Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ”

I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh

- Nguyễn Đăng Mạnh ( 1930-2018)
- Quê: Hà Nội
- Là nhà nghiên cứu phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam và được phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

Trích “Tuyển tập Nguyễn Đăng Mạnh”, tập 1, 2005

b. Thể loại
Văn bản nghị luận: Hệ thống các lí lẽ, bằng chứng, quan điểm, ý kiến của người viết

c. Bố cục
+ Phần 1: Nguyên Hồng rất dễ xúc động, rất dễ khóc.
+ Phần 2: Tuổi thơ Nguyên Hồng thiếu tình yêu thương
+ Phần 3: Phong cách riêng của nhà văn Nguyên Hồng.

II. Tìm hiểu chi tiết – Đọc hiểu tác phẩm “Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ”

1. Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”.

- Bằng chứng:
+ Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí…
+ Khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân
+ Khóc khi nói đến công ơn Tổ Quốc…
+ Khóc khi kể lại khổ đau, oan trái của những nhân vật do mình tạo ra.
=> Dẫn chứng được liệt kê cụ thể, tỉ mỉ, toàn diện
- Ý kiến tác giả:
+ Ai biết được Nguyên Hồng đã khóc bao nhiêu lần…
+ Mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt - so sánh
=> Ý kiến , lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục => Đặc điểm của văn bản nghị luận.

2. Nguyên Hồng là người thiếu tình thương từ nhỏ
-
Nguyên Hồng thiếu tình thương từ nhỏ nên luôn khao khát tình thương và dễ thông cảm với người bất hạnh

* Bằng chứng
- Mồ côi cha khi 12 tuổi
- Mẹ lấy chồng khác, thường đi làm ăn xa
- “Giá ai cho tôi một xu nhỉ? Chỉ một xu thôi!” (Những ngày thơ ấu)
=> Bằng chứng lấy từ thực tế cuộc đời nhà văn Nguyên Hồng, từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu
=> Các bằng chứng, lí lẽ rất rõ ràng, thuyết phục người nghe, người đọc

3. Phong cách riêng của nhà văn Nguyên Hồng
- Nguyên Hồng vất vả từ nhỏ
- Bằng chứng:
+ “Ngay từ tuổi cắp sách đến trường…con cá, lá rau”
+ Năm 16 tuổi đến thành phố Hải Phòng sinh sống
=> Chất dân nghèo, chất lao động thấm sâu vào văn chương và cung cách sinh hoạt thường ngày:
+ Giản dị trong thói quen ăn mặc, đi đứng, nói năng, thái độ giao tiếp…
+ Lời nói của bà Nguyên Hồng. Chất dân nghèo thấm sâu vào văn chương nghệ thuật của Nguyên Hồng
=> Thái độ tôn trọng, ngưỡng mộ, ngợi ca tài năng và phẩm chất tốt đẹp của nhà văn Nguyên Hồng.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Nguyên Hồng có tuổi thơ cay đắng, bất hạnh và đó là tiền đề tạo nên một nhà văn Nguyên Hồng rất giàu cảm xúc và dạt dào tình yêu thương.

2. Nghệ thuật:
-
Các bằng chứng đa dạng, cụ thể, sinh động, phong phú, thuyết phục
- Hệ thống lí lẽ, ý kiến nêu ra vừa có tình vừa có lí bộc lộ cảm xúc, thái độ trân trọng của người viết.

IV. Luyện tập

Câu 1: Khi nhắc tới những lần Nguyên Hồng khóc, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. So sánh và liệt kê
B. Điệp từ và ẩn dụ
C. Liệt kê và nhân hóa
D. Điệp từ, cấu trúc, liệt kê.

Câu 2. Đáp án nào không nêu lên hoàn cảnh của Nguyên Hồng?
A. Mẹ túng quẫn phải đi tha hương cầu thực
B. Bố nghiện ngập rồi mất lúc Nguyên Hồng 12 tuổi
C. Mẹ bị gia đình chồng ghét bỏ
D. Bố trăng hoa, nghiện ngập lúc Nguyên Hồng 12 tuổi

Câu 3. Chọn đáp án thể hiện những biểu hiện về “chất lao động” của Nguyên Hồng?
A. Trong hình dáng và lối sinh hoạt
B. Trong cách ăn mặc và cách uống rượu
C. Trong hình dáng và cách uống rượu
D. Trong cách ăn mặc và cách sinh hoạt.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu văn bản “Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ” của tác giả Nguyễn Đăng Mạnh. Hi vọng, bài viết này sẽ đem lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn và thường xuyên ghé thăm vnkienthuc để thăm khảo nhiều tài liệu hay bạn nhé!
 

Ngọc Suka

Cộng tác viên
"Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ" thuộc thể loại văn bản nghị luận. Qua tác phẩm chúng ta có thể nhận thấy: Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh đã thể hiện thái độ tôn trọng, ngưỡng mộ, ngợi ca tài năng và phẩm chất tốt đẹp của nhà văn Nguyên Hồng
 

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Câu 1: D. (Điệp từ: khóc; Điệp cấu trúc: Khóc khi nhớ đến; khóc khi nghĩ đến; và liệt kê)
Câu 2: B. Bố nghiện ngập rồi mất lúc Nguyên Hồng 12 tuổi
Câu 3: A. Trong hình dáng và lối sinh hoạt
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top