Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Nhiều người có thói quen bật nhạc trong lúc làm việc và coi đó như một cách kích thích sự sáng tạo và thư giãn tinh thần, giúp họ cảm thấy có niềm hứng khởi khi làm việc.
Tuy nhiên theo nghiên cứu của các nhà khoa học, việc nghe nhạc chỉ có tác dụng đối với não bộ khi chúng ta dành khoảng 10 - 15 phút cho việc nghe nhạc trước khi bắt đầu làm việc. Điều này giúp bạn có tâm trạng tốt hơn, tập trung hơn, từ đó đạt năng suất cao hơn.
Nhà thần kinh học Daniel Levitin, người đã dành ra nhiều năm nghiên cứu về tác động của âm nhạc tới não bộ, cho rằng việc nghe nhạc khi đang làm việc sẽ không mang lại ích lợi gì mà còn gây mất tập trung, giảm năng suất công việc.
"Có thể bạn sẽ cảm thấy năng suất làm việc sẽ cao hơn khi nghe nhạc nhưng đó lại là sai lầm", ông nói.
Ông dẫn chứng một số nghiên cứu trước đây cho thấy, gần như trong tất cả các trường hợp, hiệu suất của các công việc có liên quan tới trí óc của người dùng như đọc, viết... sẽ giảm đáng kể khi bạn vừa làm vừa nghe nhạc.
Điển hình như trong nghiên cứu vào năm 2010, các nhà khoa học đã phát hiện rằng các tác vụ có liên quan tới ghi nhớ sẽ sụt giảm khi người ta thực hiện trên nền nhạc.
Còn việc nghe các giai điệu âm nhạc trước đó một khoảng thời gian sẽ tăng cường tâm trạng và giúp bạn thư giãn. Não sẽ giải phóng ra chất dẫn truyền thần kinh dopamine, cho bạn cảm giác ấm áp của niềm vui sướng. Có thể, não bạn sẽ tiết thêm serotonine với khả năng tăng cường tâm trạng và dễ tập trung hơn.
Nếu bạn vừa nghe nhạc vừa làm việc thì khả năng điều khiển tay của não cũng sẽ bị suy giảm.
Việc nghe nhạc trong khi làm việc chỉ có tác dụng tốt đối với một số công việc lặp đi lặp lại, đơn điệu, thí dụ như làm việc trên một dây chuyền sản xuất. Ngược lại với những công việc đòi hỏi kích thích sáng tạo như nghiên cứu, viết lách, thiết kế thì không nên làm theo cách đó.
Giáo sư Daniel Levitin chia sẻ rằng ông đã dành cả cuộc đời cho các nghiên cứu về âm nhạc và tác động của nó tới hiệu suất làm việc của chính bản thân ông.
Khi nghiên cứu hoặc viết lách, ông làm việc trong một không gian yên tĩnh và nghe nhạc khi đang ăn nhẹ, tập thể dục hoặc đơn giản là hòa mình vào thiên nhiên, những thứ này sẽ giúp ông phục hồi sự tập trung tốt hơn.
Theo cafebiz
Tuy nhiên theo nghiên cứu của các nhà khoa học, việc nghe nhạc chỉ có tác dụng đối với não bộ khi chúng ta dành khoảng 10 - 15 phút cho việc nghe nhạc trước khi bắt đầu làm việc. Điều này giúp bạn có tâm trạng tốt hơn, tập trung hơn, từ đó đạt năng suất cao hơn.
Nhà thần kinh học Daniel Levitin, người đã dành ra nhiều năm nghiên cứu về tác động của âm nhạc tới não bộ, cho rằng việc nghe nhạc khi đang làm việc sẽ không mang lại ích lợi gì mà còn gây mất tập trung, giảm năng suất công việc.
"Có thể bạn sẽ cảm thấy năng suất làm việc sẽ cao hơn khi nghe nhạc nhưng đó lại là sai lầm", ông nói.
Ông dẫn chứng một số nghiên cứu trước đây cho thấy, gần như trong tất cả các trường hợp, hiệu suất của các công việc có liên quan tới trí óc của người dùng như đọc, viết... sẽ giảm đáng kể khi bạn vừa làm vừa nghe nhạc.
Điển hình như trong nghiên cứu vào năm 2010, các nhà khoa học đã phát hiện rằng các tác vụ có liên quan tới ghi nhớ sẽ sụt giảm khi người ta thực hiện trên nền nhạc.
Còn việc nghe các giai điệu âm nhạc trước đó một khoảng thời gian sẽ tăng cường tâm trạng và giúp bạn thư giãn. Não sẽ giải phóng ra chất dẫn truyền thần kinh dopamine, cho bạn cảm giác ấm áp của niềm vui sướng. Có thể, não bạn sẽ tiết thêm serotonine với khả năng tăng cường tâm trạng và dễ tập trung hơn.
Nếu bạn vừa nghe nhạc vừa làm việc thì khả năng điều khiển tay của não cũng sẽ bị suy giảm.
Việc nghe nhạc trong khi làm việc chỉ có tác dụng tốt đối với một số công việc lặp đi lặp lại, đơn điệu, thí dụ như làm việc trên một dây chuyền sản xuất. Ngược lại với những công việc đòi hỏi kích thích sáng tạo như nghiên cứu, viết lách, thiết kế thì không nên làm theo cách đó.
Giáo sư Daniel Levitin chia sẻ rằng ông đã dành cả cuộc đời cho các nghiên cứu về âm nhạc và tác động của nó tới hiệu suất làm việc của chính bản thân ông.
Khi nghiên cứu hoặc viết lách, ông làm việc trong một không gian yên tĩnh và nghe nhạc khi đang ăn nhẹ, tập thể dục hoặc đơn giản là hòa mình vào thiên nhiên, những thứ này sẽ giúp ông phục hồi sự tập trung tốt hơn.
Theo cafebiz