Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, lập nên Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, một Nhà nước kiểu mới, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Một trong những nhiệm vụ cấp bách của chính quyền nhân dân lúc đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra: "Phải bầu ngay Quốc hội, càng sớm càng tốt. Bên trong thì nhân dân tin tưởng thêm vào chế độ của mình. Trước thế giới, Quốc hội do dân bầu ra sẽ có một giá trị pháp lý không ai có thể phủ nhận được". Trước yêu cầu của thực tiễn khách quan đó, cuộc Tổng tuyển cử trong cả nước bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước ta đã diễn ra vào ngày 06 tháng 01 năm 1946. Sự kiện này đã trở thành một mốc son sáng chói trong lịch sử của dân tộc ta.
Từ đó đến nay, Quốc hội Việt Nam đã trải qua 13 khoá. Với 65 năm xây dựng và trưởng thành, Quốc hội luôn luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc và khẳng định được vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất với các chức năng lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao.
Hình minh họa Internet
Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, cũng là năm tổ chức bầu cử Quốc hội khoá XIV và Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, diễn ra sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, gắn liền với công tác cán bộ, liên quan đến trách nhiệm của các cấp, các ngành…
Không chỉ có mục đích nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy Nhà nước, bầu cử Đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 còn thể hiện tính chất dân chủ của Đảng và Nhà nước. Sự kiện này được coi như ngày hội của toàn dân. Tất cả các công dân nước Việt Nam từ 18 tuổi trở lên có quyền và nghĩa vụ lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng là đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong cơ quan quyền lực Nhà nước ở trung ương và địa phương, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Hình minh họa Internet
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 có ý nghĩa chính trị trọng đại, diễn ra trong thời điểm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng vừa kết thúc thắng lợi; đất nước ta tiếp tục triển khai mạnh mẽ công cuộc đổi mới, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và tổ chức bộ máy nhà nước theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 mới được ban hành.
Trong bối cảnh quốc tế và khu vực có những thuận lợi và khó khăn đan xen; các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu chống phá chế độ, cản trở sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta. Tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải ra sức phấn đấu, đoàn kết thống nhất, chung sức, chung lòng, tận dụng mọi thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Cùng với đó là chuẩn bị các điều kiện để tiến hành cuộc bầu cử nhằm xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; Phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; Giữ vững ổn định chính trị - xã hội; Tăng cường hoạt động đối ngoại; Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cũng là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Vì vậy, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 là sự kiện trọng đại của toàn dân tộc, phát huy tốt quyền và nghĩa vụ của mình, mỗi cử tri cần sáng suốt lựa chọn những đại biểu có phẩm chất đạo đức và năng lực để trở thành những đại diện tiêu biểu của nhân dân. Góp phần vào việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ: lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, đưa đất nước ngày càng phát triển, bền vững.
Tác giả bài viết: Thanh Lan
Từ đó đến nay, Quốc hội Việt Nam đã trải qua 13 khoá. Với 65 năm xây dựng và trưởng thành, Quốc hội luôn luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc và khẳng định được vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất với các chức năng lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao.
Hình minh họa Internet
Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, cũng là năm tổ chức bầu cử Quốc hội khoá XIV và Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, diễn ra sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, gắn liền với công tác cán bộ, liên quan đến trách nhiệm của các cấp, các ngành…
Không chỉ có mục đích nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy Nhà nước, bầu cử Đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 còn thể hiện tính chất dân chủ của Đảng và Nhà nước. Sự kiện này được coi như ngày hội của toàn dân. Tất cả các công dân nước Việt Nam từ 18 tuổi trở lên có quyền và nghĩa vụ lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng là đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong cơ quan quyền lực Nhà nước ở trung ương và địa phương, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Hình minh họa Internet
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 có ý nghĩa chính trị trọng đại, diễn ra trong thời điểm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng vừa kết thúc thắng lợi; đất nước ta tiếp tục triển khai mạnh mẽ công cuộc đổi mới, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và tổ chức bộ máy nhà nước theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 mới được ban hành.
Trong bối cảnh quốc tế và khu vực có những thuận lợi và khó khăn đan xen; các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu chống phá chế độ, cản trở sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta. Tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải ra sức phấn đấu, đoàn kết thống nhất, chung sức, chung lòng, tận dụng mọi thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Cùng với đó là chuẩn bị các điều kiện để tiến hành cuộc bầu cử nhằm xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; Phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; Giữ vững ổn định chính trị - xã hội; Tăng cường hoạt động đối ngoại; Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cũng là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Vì vậy, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 là sự kiện trọng đại của toàn dân tộc, phát huy tốt quyền và nghĩa vụ của mình, mỗi cử tri cần sáng suốt lựa chọn những đại biểu có phẩm chất đạo đức và năng lực để trở thành những đại diện tiêu biểu của nhân dân. Góp phần vào việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ: lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, đưa đất nước ngày càng phát triển, bền vững.
Tác giả bài viết: Thanh Lan