Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Một thế hệ trí thức trẻ của đất nước.
Hôm nay là ngày cuối cùng trong chuỗi ngày 2 tuần liền bị tên sensei Nhựt Bổn ép làm và bắt bẻ chết bỏ, tui không có thời gian nghỉ vì hắn cứ kè kè trong văn phòng, thấy mình ngồi không là sẽ kiếm chuyện "thảo luận". (Xin bà con biết cho "thảo luận" với mấy anh Nhựt Bổn này là ngồi nghe các anh ấy thao thao bất tuyệt vài tiếng đồng hồ từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn giống như nói cho con nít nghe). Vậy là phải làm bộ đang làm việc mặc dầu không thể nào tập trung làm việc. Lấy xấp hồ sơ 10 sinh viên thực tập tại trung tâm ra, tui làm bộ đang xử lý giấy tờ trước mặt tên robot người Nhựt đó. Trong lúc này, tôi tìm thấy một điều thú vị nay được kiểm chứng.
Trong 10 hồ sơ này thì có 5 hồ sơ của những em có cha mẹ làm nông dân, còn lại thì là công nhân viên chức. Có thể coi đây là một ví dụ về gia cảnh của sinh viên Bách Khoa TP.HCM chúng tôi. Đa phần sinh viên Bách khoa đều chăm chỉ và lễ phép.
Tinh thần học tập của SV ĐH Bách khoa TP.HCM vốn nổi tiếng. Vào trường của tui, bạn có thể thấy không khí học tập khắp mọi nơi. Trong cái nóng bức thiêu đốt của nắng sân trường, dưới những bóng râm là các khuôn mặt sinh viên Bách khoa khắc khổ đang cặm cụi học bài. Sinh viên ĐH Bách khoa TP.HCM có rất đông các em đến từ miền Trung nghèo khó.
Là một giảng viên, tui phải thú nhận rằng tôi rất "sợ" lên lớp ở Bách khoa, vì có rất nhiều sinh viên thông minh, nắm bắt kiến thức nhanh hơn cả giảng viên. Có một lần tui còn nhớ lên lớp "Các quá trình Cơ học B" (Bơm, quạt, máy nén) giảng về phương trình Bernoulli cho dòng chảy lỏng và giải một bài tập ví dụ. Một em giơ tay đề nghị được giải bằng quy luật động học của Newton, hoàn toàn không có trong giáo trình. Đáp số rất chính xác. Tui hoàn toàn bó tay chỉ biết đáp số thì đúng đó, chứ còn phương pháp thì tui bí lù ! Cám ơn em, đáp số của em là đúng, nhưng thầy không biết phương pháp này, hẹn em hôm sau thầy sẽ trả lời (nhưng hôm sau thì "thầy" cũng quên luôn vì để ôn lại kiến thức này, "thầy" không có thời gian, bận quá mà hic !)
Những năm tháng học phổ thông, phải nói là bạn bè tui đa phần đều là người thành thị, gia đình nhiều người rất khá giả. Do đó nếp sống của chúng tui có phần khác với thanh thiếu niên khác. Tui chỉ nhận ra điều đó khi đi luyện thị đại học ở trung tâm của thầy Lê Hoàng Dũng (ba của Hoàng Ly 12A6). Đó là lần đầu tiên tui biết đến những bạn bè đi học từ sáng đến chiều tối với chỉ một ổ bánh mì, ngủ ở hành lang, mặc quần áo rách, đi dép nát ... Vậy mà họ học giỏi hơn bọn "trẻ thành thị" chúng tui.
Vào ĐH thì những bạn nhà nghèo như thế càng nhiều. Ví dụ trong khoa KT Hóa học của tui, ai cũng nhớ đến anh em Huỳnh Đại Phú - Huỳnh THanh Phong. Người anh đạp xích lô nuôi em học. Sau em ở lại trường thì nuôi anh ăn học. Cả hai anh em đều đạt huy chương vàng (điểm tốt nghiệp cao nhất). Anh Phong giờ đang nghiên cứu ở ĐH Ohio (Mỹ) và anh Phú thì là giám đốc trung tâm Polymer của ĐH Bách khoa TpHCM.
Trong khóa 96 của tui, nhiều bạn học ĐH xuất thân con nhà nghèo ngày ấy đã thành đạt. Người hiện đang là kỹ sư cho cty lớn, người thì đang là chuyên gia cho cty nước ngoài.
Việt Nam thoát cảnh đói nghèo sau nhiều thế hệ chìm đắm trong chiến tranh. Nhiều thế hệ có học hành gì đâu !? Theo tui, cái hệ lụy lớn nhất của chiến tranh không phải là tàn phá vật chất, mà là sự muộn màng, lạc hậu về con người trong một thế giới đã đi trước từ lâu và cạnh tranh khốc liệt. Việt Nam chúng ta chỉ mới bắt đầu thôi ! Chúng ta còn thua kém thiên hạ là lẽ dễ hiểu, lý do khách quan rất nhiều mà lý do chủ quan cũng không ít. Nhưng thế hệ trẻ chúng ta sẽ thay đổi điều đó, dù rằng nó rất khó khăn và mất nhiều thời gian, bởi lực lượng trí thức Việt Nam còn ít so với đại bộ phận là người lao động lam lũ. Đó là điều tui thường nói trên lớp với các em.
Nhìn những sinh viên Bách khoa hôm nay, trong lòng tui trào lên một cảm xúc đẹp. Có gì đó thương mến, có gì đó khâm phục và cả tự hào. Trên giảng đường, trên hội đồng bảo vệ, các thầy cô Bách Khoa nổi tiếng là khắt khe, khó tính. Hội đồng bảo vệ luận văn và đồ án môn học là những "lò lửa" mà nhiều sinh viên trả lời vấn đáp đến xanh mặt, có hội đồng hơn nửa sinh viên bị đánh rớt phải làm lại. Nhưng đó là kỷ luật, là "lửa" làm nên thương hiệu "Bách Khoa". Còn ra ngoài đời, tất cả trở lại là anh - em. Tui đi trước, em đi sau, thế thôi. Ông thầy "sát thủ" năm xưa cụng ly hò hét với thằng sinh viên "xanh mặt" năm nào là chuyện thường !
Tg. ĐQ

Hôm nay là ngày cuối cùng trong chuỗi ngày 2 tuần liền bị tên sensei Nhựt Bổn ép làm và bắt bẻ chết bỏ, tui không có thời gian nghỉ vì hắn cứ kè kè trong văn phòng, thấy mình ngồi không là sẽ kiếm chuyện "thảo luận". (Xin bà con biết cho "thảo luận" với mấy anh Nhựt Bổn này là ngồi nghe các anh ấy thao thao bất tuyệt vài tiếng đồng hồ từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn giống như nói cho con nít nghe). Vậy là phải làm bộ đang làm việc mặc dầu không thể nào tập trung làm việc. Lấy xấp hồ sơ 10 sinh viên thực tập tại trung tâm ra, tui làm bộ đang xử lý giấy tờ trước mặt tên robot người Nhựt đó. Trong lúc này, tôi tìm thấy một điều thú vị nay được kiểm chứng.
Trong 10 hồ sơ này thì có 5 hồ sơ của những em có cha mẹ làm nông dân, còn lại thì là công nhân viên chức. Có thể coi đây là một ví dụ về gia cảnh của sinh viên Bách Khoa TP.HCM chúng tôi. Đa phần sinh viên Bách khoa đều chăm chỉ và lễ phép.
Tinh thần học tập của SV ĐH Bách khoa TP.HCM vốn nổi tiếng. Vào trường của tui, bạn có thể thấy không khí học tập khắp mọi nơi. Trong cái nóng bức thiêu đốt của nắng sân trường, dưới những bóng râm là các khuôn mặt sinh viên Bách khoa khắc khổ đang cặm cụi học bài. Sinh viên ĐH Bách khoa TP.HCM có rất đông các em đến từ miền Trung nghèo khó.
Là một giảng viên, tui phải thú nhận rằng tôi rất "sợ" lên lớp ở Bách khoa, vì có rất nhiều sinh viên thông minh, nắm bắt kiến thức nhanh hơn cả giảng viên. Có một lần tui còn nhớ lên lớp "Các quá trình Cơ học B" (Bơm, quạt, máy nén) giảng về phương trình Bernoulli cho dòng chảy lỏng và giải một bài tập ví dụ. Một em giơ tay đề nghị được giải bằng quy luật động học của Newton, hoàn toàn không có trong giáo trình. Đáp số rất chính xác. Tui hoàn toàn bó tay chỉ biết đáp số thì đúng đó, chứ còn phương pháp thì tui bí lù ! Cám ơn em, đáp số của em là đúng, nhưng thầy không biết phương pháp này, hẹn em hôm sau thầy sẽ trả lời (nhưng hôm sau thì "thầy" cũng quên luôn vì để ôn lại kiến thức này, "thầy" không có thời gian, bận quá mà hic !)
Những năm tháng học phổ thông, phải nói là bạn bè tui đa phần đều là người thành thị, gia đình nhiều người rất khá giả. Do đó nếp sống của chúng tui có phần khác với thanh thiếu niên khác. Tui chỉ nhận ra điều đó khi đi luyện thị đại học ở trung tâm của thầy Lê Hoàng Dũng (ba của Hoàng Ly 12A6). Đó là lần đầu tiên tui biết đến những bạn bè đi học từ sáng đến chiều tối với chỉ một ổ bánh mì, ngủ ở hành lang, mặc quần áo rách, đi dép nát ... Vậy mà họ học giỏi hơn bọn "trẻ thành thị" chúng tui.
Vào ĐH thì những bạn nhà nghèo như thế càng nhiều. Ví dụ trong khoa KT Hóa học của tui, ai cũng nhớ đến anh em Huỳnh Đại Phú - Huỳnh THanh Phong. Người anh đạp xích lô nuôi em học. Sau em ở lại trường thì nuôi anh ăn học. Cả hai anh em đều đạt huy chương vàng (điểm tốt nghiệp cao nhất). Anh Phong giờ đang nghiên cứu ở ĐH Ohio (Mỹ) và anh Phú thì là giám đốc trung tâm Polymer của ĐH Bách khoa TpHCM.
Trong khóa 96 của tui, nhiều bạn học ĐH xuất thân con nhà nghèo ngày ấy đã thành đạt. Người hiện đang là kỹ sư cho cty lớn, người thì đang là chuyên gia cho cty nước ngoài.
Việt Nam thoát cảnh đói nghèo sau nhiều thế hệ chìm đắm trong chiến tranh. Nhiều thế hệ có học hành gì đâu !? Theo tui, cái hệ lụy lớn nhất của chiến tranh không phải là tàn phá vật chất, mà là sự muộn màng, lạc hậu về con người trong một thế giới đã đi trước từ lâu và cạnh tranh khốc liệt. Việt Nam chúng ta chỉ mới bắt đầu thôi ! Chúng ta còn thua kém thiên hạ là lẽ dễ hiểu, lý do khách quan rất nhiều mà lý do chủ quan cũng không ít. Nhưng thế hệ trẻ chúng ta sẽ thay đổi điều đó, dù rằng nó rất khó khăn và mất nhiều thời gian, bởi lực lượng trí thức Việt Nam còn ít so với đại bộ phận là người lao động lam lũ. Đó là điều tui thường nói trên lớp với các em.
Nhìn những sinh viên Bách khoa hôm nay, trong lòng tui trào lên một cảm xúc đẹp. Có gì đó thương mến, có gì đó khâm phục và cả tự hào. Trên giảng đường, trên hội đồng bảo vệ, các thầy cô Bách Khoa nổi tiếng là khắt khe, khó tính. Hội đồng bảo vệ luận văn và đồ án môn học là những "lò lửa" mà nhiều sinh viên trả lời vấn đáp đến xanh mặt, có hội đồng hơn nửa sinh viên bị đánh rớt phải làm lại. Nhưng đó là kỷ luật, là "lửa" làm nên thương hiệu "Bách Khoa". Còn ra ngoài đời, tất cả trở lại là anh - em. Tui đi trước, em đi sau, thế thôi. Ông thầy "sát thủ" năm xưa cụng ly hò hét với thằng sinh viên "xanh mặt" năm nào là chuyện thường !
Tg. ĐQ