An Nhiên^^

Moderator
Xu
0
Tháng 5 đến cũng là lúc rộ mùa vải. Ngoài cách ăn vải tươi còn có nhiều cách chế biến vải thành những món ăn vặt và món ăn kèm với cơm rất ngon. Dưới đây là một số món ngon mà bạn có thể chế biến từ quả vải.



1.Chè vải rau câu

1529197248249.png



Nguyên liệu:
  • 500g vải thiều tươi tách hạt
  • 50g bột rau câu, 5g bột hạnh nhân
  • 300ml nước dừa tươi
  • 200g đường cát
Cách làm:
Bước 1:
Nấu 150g đường cát để tạo nước, cho trái vải vào rim đường, lửa nhỏ khoảng 20 phút, bắc xuống, để nguội.
Bước 2:
Tiếp theo tiến hành hòa tan rau câu với nước dừa tươi, thêm 50g đường còn lại, cho bột hạnh nhân vào, lại đun sôi.
Bước 3:
Khi thấy rau câu sánh, nhấc xuống cho vào khuôn, để nguội. Tiếp đến là đặt vào ngăn mát trong tủ lạnh, đợi đông rồi lấy ra cắt hạt lựu. Trộn chung trái vải với rau câu, cho vào tủ lạnh rồi ăn mát vừa.
Khi ăn món chè vải rau câu này, hạnh nhân sẽ giúp rau câu thơm hơn. Nước dừa đã ngọt sẵn nên không cần cho nhiều đường. Nếu thích có thể hêm vào chè nhiều loại trái cây khác tùy ý hoặc một số thách làm sẵn.

2. Nước vải thiều chanh tươi


1529197352568.png


Nguyên liệu:
  • 15 – 20 trái vải thiều
  • 1 quả chanh tươi
  • Nước đun sôi để nguội
  • Đường (nếu muốn uống ngọt)
  • Một ít đá lạnh

Cách làm:
Bước 1:
Vải bóc vỏ, bỏ hột, lấy phần thịt.
Bước 2:
Chanh bổ đôi, vắt lấy nước cốt, loại bỏ hạt.
Bước 3:
Cho phần thịt vải cùng với 300ml nước đun sôi để nguôi và nước cốt chanh ở trên vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn. Phía bên trong trái vải thường có phần màng, vị hơi chát nên khi xay xong bạn cho qua lưới lọc loại bỏ bớt phần màng này.
Bước 4:
Rót ra ly/cốc, có thể thêm xíu đường nếu bạn muốn uống ngọt, tuy nhiên vải thường ngọt nên mình thường không dùng thêm đường. Món này uống ngon khi để lạnh hoặc khi uống thêm vài viên đá lạnh uống cùng.

3. Vải thiều ngâm

1529197423003.png



Nguyên liệu:
  • Vải thiều tươi
  • Nước
Cách làm:
Bước 1:
Vải thiều mua về, lấy kéo cắt sát cuống, rửa sạch, để ráo nước. Lột vỏ trái vải, dùng dao có mũi nhọn khứa nhẹ theo chiều dọc, tách nhẹ lấy hột ra. Rửa lại nhẹ tay bằng nước đun sôi để nguội.
Bước 2:
Trong khi chờ vải thiều ráo nước, cho đường vào nồi, đổ một chén nước vào, lấy giá khuấy nhẹ trên bếp với lửa vừa.
Bước 3:
Khi nước đường sôi lăn tăn, thử nước đường bằng cách múc lên rồi đổ lại trong nồi, khi thấy nước hơi sánh là bắc ra, để thật nguội. Xếp trái vải vào keo hay tô thủy tinh, đổ nước đường lên cho ngập mặt vải. Đậy kín bỏ vào tủ lạnh. Để cách một đêm cho đường và nước vải thẩm thấu.
Khi ăn, múc ra chén, đập đá vụn, bỏ vào. Miếng vải ăn ngọt thanh và vẫn giữ độ giòn, nước vải ngâm đậm đà hương vải.

4. Chè vải sương sáo

1529197472843.png

Nguyên liệu:
  • 1 ít trái vải tươi tách hạt (khoảng 300 g)
  • Sương sáo trắng
  • 1 hộp sữa tươi
  • 1 ít nước cốt dừa
  • Đường thốt nốt
  • Đường cát
  • 150 g hạt sen khô
Cách làm:
Bước 1:
Hạt sen khô rửa sạch ngâm khoảng 30 phút. Vải tươi bóc vỏ tách hạt.
Bước 2:
Hòa 1 gói bột sương sáo trắng với 180 ml sữa tươi, 150 ml nước lọc cùng 3 thìa đường cát cùng 2 thìa nước cốt dừa. Sau đó đợi bột sương sáo tan ra đem đun sôi. Với cách làm như này bạn sẽ có những miếng thạch sương sáo cực thơm và ngậy nhé. Đổ thạch vào khuôn đợi nguội cho vào tủ lạnh.
Bước 3:
Cho hạt sen vào nồi đun sôi ninh nhừ. Khi hạt sen mềm cho đường thốt nốt vào. Tùy theo sở thích bạn cho độ ngọt nhé. Đun thêm khoảng 3 phút nữa.
Vải tươi sau khi bóc vỏ bỏ hạt nếu thích ngọt bạn có thể sên vải với 1 ít đường còn không thì cho luôn vào nồi chè sen đun khoảng 3-5 phút cho vải ngấm vị ngọt là được. Khi chè sen chín ta cho thạch sương sáo vào nếu thích thêm vài viên đá.

5. Chè hạt sen vải thiều

Nguyên liệu:
  • 200g hạt sen khô, hoặc 400g hạt sen tươi bỏ tâm
  • 400g vải thiều
  • 1 gói 5g bột rau câu dẻo
  • Sâm dứa
  • Đường phèn
  • Vani
  • Sữa tươi có đường
  • Đá bào
Cách làm:
Bước 1:
Hạt sen rửa sạch để ráo. Vải thiều bóc vỏ lấy cùi, bỏ hạt.
Bước 2:
Hòa tan gói rau câu dẻo với 250ml nước và 50g đường, đun sôi rồi cho sâm dứa, sữa tươi vào, khuấy tan đều.
Bước 3:
Khi hỗn hợp sôi lại thì tắt bếp, đổ rau câu vào khay, để nguội, cho vào ngăn đông tủ lạnh 30 phút rồi cắt rau câu thành từng miếng nhỏ vừa ăn chia đều vào các ly.
Bước 4:
Đun sôi 1 lít nước dùng để nấu chè rồi cho hạt sen vào hầm chín mềm khoảng 20 phút với lửa vừa, vớt hết phần bọt bên trên để nước chè được trong hơn. Lưu ý khi hạt sen đã nhừ mới cho đường phèn vào vì nếu cho vào trước sẽ khiến hạt sen bị sượng.
Bước 5:
Tiếp tục cho cùi vải, vani vào, vặn lửa nhỏ vừa, đảo nhẹ nồi chè nữa rồi tắt bếp để nguội. Đun lâu quá sẽ khiến cùi vải mất đi độ giòn ngon đặc trưng.
Bước 6:
Cuối cùng múc chè ra ly đã có sẵn rau câu sâm dứa và cho đá bào lên trên là cả nhà có thể thường thức món chè vải thiều bổ dưỡng, ngọt mát.

6. Vải nhồi tôm


1529197557585.png

Nguyên liệu:
  • 300gr tôm
  • 1 muỗng cà phê muối
  • 1 muỗng cà phê bột bắp
  • 1/4 cà phê tiêu sọ xay
  • 12 trái vải đóng hộp
  • 1 ít ớt bột
  • Rau xà lách và ngò để trang trí
Nước sốt:
  • 1 chén nước dùng gà
  • 1 muỗng cà phê dầu
  • 1 muỗng cà phê muối
  • 1 muỗng cà phê bột bắp pha loãng
  • 2 lòng trắng trứng gà
Cách làm:
Bước 1:
Tôm lột vỏ, quết nhuyễn. Ướp với muối, bột năng, tiêu. Rắc bột năng vào bên trong trái vải. Xà lách, ngỏ rửa sạch.
Bước 2: Chia tôm thành 10 viên bằng nhau. Nhồi tôm vào trong trái vải, xếp tôm ra đĩa rồi cho vào xửng hấp với lửa lớn từ 6-8 phút cho tôm chín từ bên trong.
Bước 3:
Làm nước sốt: Nấu sôi nước dùng với muối và dầu ăn. Rưới bột năng và lòng trắng trứng vào, khuấy đều cho sền sệt. Lót xà lách dưới đĩa sâu, xếp trái vải lên trên, rải ngò, rắc bột ớt và rưới nước sốt lên trên.

7. Canh vải thiều mướp đắng

1529197601273.png

Nguyên liệu:
  • 10 quả vải thiều tươi
  • 1 quả mướp đắng
  • 2 cánh gà
  • Gia vị: gừng, bột canh, hạt tiêu, rượu gạo, nước tương, bột ngọt (tùy chọn)
    Ngoài cánh gà, bạn có thể thay đổi khẩu vị bằng tôm khô, sườn non, thịt thăn, mọc…
Cách làm:
Bước 1:
Cánh gà chặt thành miếng nhỏ ướp với gia vị, hạt tiêu, rượu và một thìa nước tương.
Bước 2:
Mướp đắng rửa sạch, bổ đôi theo chiều dọc. Lọc bỏ ruột và hạt rồi cắt thành từng miếng kích thước 5 x 5 cm. Vải thiều bóc vỏ lấy cùi, bỏ hạt.
Bước 3:
Gà sau khi ướp gia vị chừng 20 phút, thêm khoảng 600 ml nước, cho lên bếp hầm với lửa nhỏ, mở vung. Thỉnh thoảng vớt bỏ bọt sủi trẳng nổi lên trên. Dùng khoảng 1 lạng gừng đập dập cho vào nồi hầm.
Bước 4:
Khi thấy gà đã mềm, lần lượt cho mướp đắng, vải thiều và hầm thêm chừng 2 – 3 phút nữa. Sau đó nêm gia vị cho vừa miệng.

8. Gỏi vịt quay trái vải

1529197643744.png

Nguyên liệu:
  • Thịt vịt ngon
  • Vải thiều
  • Xoài xanh
  • Rau húng, ớt đỏ, hành tím, hành tây, gừng, nước mận xốt, vừng, lạc, giấm và đường
Cách làm:
Bước 1:
Lọc thịt vịt quay, xé nhỏ thịt vịt quay ra.
Bước 2:
Vải bóc bỏ hạt và trộn với các nguyên liệu khác, pha nước sốt trộn vừa miệng và thưởng thức thôi.
Vị ngọt thơm tự nhiên của vải ngấm sâu vào trong từng thớ thịt vịt, nhưng khi ăn những miếng thịt vịt quay này vẫn giòn tan trên đầu lưỡi. Vị chua thanh, giòn sần sật của xoài xanh làm cho món ăn thêm hấp dẫn.

9. Cháo vải hạt sen

Nguyên liệu:
  • 7 quả vải khô
  • 5 – 7 hạt sen
  • 60g gạo
Cách làm:
Trước tiên vải khô lột bỏ vỏ ngoài, hạt sen rửa sạch, cùng gạo vào nồi nấu thành cháo. Món cháo công hiệu bồi bổ tiêu hóa cầm tiêu chảy.
Món cháo vải hạt sen này bồi bổ sức khỏe, chữa chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ. Đặc biệt thích hợp với người bị tiêu chảy do suy chức năng tiêu hóa lâu ngày; người cao tuổi, trẻ nhỏ.

Sưu tầm
 
Sửa lần cuối:
Rượu vải có rất nhiều tác dụng mà ít ai biết đến. Nó giúp cho chị em tươi trẻ và đẹp da khi uống, giúp phái mạnh tăng cường thêm sinh lực và giúp tất cả mọi người có sức khỏe cũng như tập trung cao độ vào công việc.

1529198917175.png

rượu vải giúp nam giới tăng ham muốn

Rượu vải là thứ rượu dễ ngâm nhất trong tất cả các loại rượu. Rượu vải được sử dụng nhiều nhất là rượu vải sấy khô, tuy nhiên rượu vải tươi vẫn được sử dụng. Sau đây xin giới thiệu với các bạn cách ngâm rượu quả vải (vải tươi và khô) cực đơn giản tại nhà.

Cách chọn vải để ngâm rượu

1529198966104.png

chọn quả vải ngon ngâm rượu cũng rất quan trọng


  • Vào mùa vải, giá vải cực kỳ rẻ và vải cực kỳ thơm ngon. Bạn hãy chọn lấy vài chục cân vải và phơi khô hoặc sấy khô nguyên trái để dùng thưởng thức hoặc ngâm rượu sau mùa vải đều được.
  • Vải nên chọn quả to, chín mộng, không sâu.
Tiến hành phơi khô quả vải

1529198998062.png

sấy khô vải để ngâm rượu rất ngon

Chúng ta có thể phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên, nhưng cách nhanh nhất là sấy vải qua lò sấy. Vải khi sấy khô có mùi thơm rất dễ chịu. Sau đó tiến hành bóc vỏ, bỏ hạt lấy long vải khô và thực hiện ngâm rượu.

Cách ngâm rượu vải khô
  • Tỷ lệ 2kg vải khô với 4 lít rượu trắng nguyên chất, loại thượng hạng khoảng 40 – 45 độ, sau quá trình ngâm với vải khô trong vòng 100 ngày rượu sẽ giảm bớt nồng độ là vừa phải.
  • Rượu sau khi ngâm xong có mùi thơm tuyệt vời, uống vào giúp ngọt ở đầu lưỡi, thanh lâu ở cổ họng để lại dư vị cho người thưởng thức khá lâu. Rượu này uống hoài không thấy chán.
Cách ngâm rượu vải tươi

1529199036393.png

quả vải bóc cùi và vỏ đem ngâm nước muối loãng

  • Vải tươi sau khi mua về bạn tiến hành bóc vỏ, bỏ hạt, lấy long vải. Sau đó ngâm trong nước muối loãng trong vòng 2 tiếng. Sau đó rửa lại nhiều lần với nước sạch rồi để ráo nước và tiến hành ngâm rượu vải.
  • Cho hết 2kg vải vừa bỏ hạt lấy long vải vào với 4 lít rượu trắng ngon do người chúng ta quen biết tự nấu để đảm bảo chất lượng. Chỉ sau 2 đến 4 tuần đã có thể sử dụng được.
  • Với rượu này bạn có thể sử dụng như với rượu tây. Cho vài viên đá vào cùng với rượu và vài ba long vải để thưởng thức, rất thơm ngon và giải nhiệt tốt cho mua hè. Loại rượu này có tác dụng rất tốt đến sức khỏe của phụ nữ. Tuy nhiên, chị em chỉ nên uống 10ml cho mỗi lần sau mỗi bữa ăn.
Lưu ý khi ngâm rượu vải
  • Chọn rượu phải đảm bảo rượu ngon, chất lượng tốt, trên 40 độ để giúp long vải không bị hư hỏng trong quá trình ngâm
  • Đối với vải khô: Nên sấy khô hoàn toàn và bỏ hạt, sau đó cho trực tiếp vào rượu không nên để bị nước dây vào long vải khô để tránh hiện tượng hư hỏng đáng tiếc xảy ra
  • Đối với vải tươi: Công đoạn ngâm nước muối pha loãng là khá quan trọng, nó làm cho long vải dai hơn và ngâm rượu được ngon hơn nhiều, đảm bảo long vải sẽ được giữ nguyên và teo lại trong suốt quá trình ngâm mà không bị tất rữa làm hư hỏng rượu
  • Có thể thêm cam thảo vào rượu vải để tạo thêm hương vị mới lạ cho rượu vải, vẫn ngon và đảm bảo nhuận tràng, khỏe cơ thể và tỉnh táo đầu óc để làm việc cũng như chữa ho tốt hơn khi có thêm cam thảo.
  • Đối với bình ngâm rượu: Hiện nay thị trường nhựa không đảm bảo chất lượng, tốt nhất bạn nên ngâm bình thủy tinh để đảm bảo về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ. Xác định được số lượng rượu sẽ ngâm để đảm bảo chọn đúng kích thước cầm ngâm rượu để đảm bảo đẹp mắt và tránh trường hợp bị thiếu thừa không cân đối.
Trên đây là cách ngâm rượu vải cho tất cả mọi người, rất thích hợp để uống mùa hè. Để tiết kiệm và phù hợp hơn theo mùa, bạn có thể uống rượu vải tươi vào mùa hè, rượu vải khô về mùa đông

St
 
Sửa lần cuối:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top