Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Lời chia tay của Michael Ballack được đưa ra vào thời điểm mà tất cả đang lãng quên anh, và chỉ đến khi biết được rằng anh sẽ không còn chơi bóng nữa, công chúng có lẽ mới hiểu rằng họ vừa mất đi những gì, dù Ballack chỉ là một "ông vua về nhì".
Ballack tài năng. Ballack mạnh mẽ. Ballack là thủ lĩnh, là chỗ dựa của các đồng đội. World Cup 2002, khi đội tuyển Đức hoang mang trong thời kỳ chuyển giao, một mình Ballack cũng đủ đưa cỗ xe tăng đến trận chung kết. Ballack là xương sống không chỉ trong đội hình chiến thuật của tuyển Đức, mà còn trong cả một giai đoạn lịch sử kéo dài từ cuộc tái thiết đau đớn của nền bóng đá này. Ballack được coi là mẫu thủ lĩnh điển hình cuối cùng của người Đức còn sót lại, như Matthaeus, Effenberg... năm xưa. Một cầu thủ phi thường, cả về tài năng, ý chí, đẳng cấp và tư chất người dẫn đầu.
Nhưng Ballack luôn bị ám ảnh bởi sự dở dang, cho đến khi anh treo giày trong day dứt, dù tiền vệ tài năng ấy đã bảo rằng “nhìn lại chừng ấy năm sự nghiệp, tôi chẳng còn gì nuối tiếc”. Ngay cả vào thời điểm đỉnh cao phong độ, thì việc thiếu một cú rướn người cuối cùng đến đỉnh cao vẫn là vấn đề của Ballack.
Mùa 1999-2000, Leverkusen chỉ cần một trận hòa trước Unterhaching ở vòng đấu cuối cùng là đăng quang, nhưng họ đã thua 0-2 với một bàn đá phản lưới nhà của... Ballack, và đánh rơi Đĩa bạc vào tay Bayern, đội cùng thời điểm ấy đã dễ dàng bước qua Bremen 3-1 (cả 2 cùng giành được 73 điểm, nhưng Bayern hơn về chỉ số phụ). Mùa giải tiếp theo, anh cùng Leverkusen về nhì trên cả… 3 mặt trận Bundesliga, Cúp QG Đức và Champions League. World Cup 2002, Ballack không thể đá trận chung kết vì thẻ đỏ ở trận gặp Hàn Quốc và lặng lẽ nhìn đồng đội thua Brazil. Champions League 2008, Ballack tưởng chừng đã nắm chiếc Cúp trong tay, nhưng cú trượt chân của John Terry đã đá bay ước mơ ấy lên khán đài trong loạt penalty ở trận chung kết với Manchester United.
Ballack là thế.
Ngay cả khi anh không còn tự bắn vào chân mình (như bàn phản lưới nhà 12 năm trước), thì vận may cũng ngoảnh mặt (cú trượt chân của Terry), hoặc thời thế không ủng hộ (10 năm trước, đội tuyển Đức chỉ có anh là ngôi sao duy nhất). Con số khoác áo tuyển Đức cũng đã mãi mãi dừng lại ở con số 98, mà không phải 100. Hai trận thôi, nhưng kéo dài đến vô định với Ballack, vì những chấn thương liên miên, và cả sự tự tôn đến cực đoan của anh (Ballack từng từ chối trận chia tay mà DFB xếp cho anh, vì cho rằng DFB đã ứng xử thiếu tôn trọng anh). Vì chính anh, và cũng bởi số phận đã quay lưng với một trong những cầu thủ tài năng bậc nhất của lịch sử bóng đá Đức.
Sự nghiệp lẫy lừng của Ballack kết thúc trong lặng lẽ, và không phải là một cái kết có hậu. Anh rời Leverkusen từ tháng Sáu, và sau khi không thể tìm một bến đỗ mới trong mùa Hè, Ballack nói lời chia tay. Hai trận khoác áo tuyển Đức nữa để có mặt trong “CLB 100” mãi mãi không trở thành hiện thực. Champions League vẫn là một giấc mơ. World Cup lại càng xa vời. Và bóng đá nợ cầu thủ kiệt xuất ấy những sự thừa nhận xứng đáng nhất với tài năng và tính cách của anh.
Nhưng chúng ta đôi khi không yêu một ai đó vì họ hoàn hảo, mà bởi chính những khiếm khuyết và dở dang. Dở dang như cú bắn chim của Roberto Baggio ở loạt sút penalty khiến đội tuyển Ý thua Brazil ở World Cup 1994, giải đấu mà Baggio là người chơi hay nhất. Dở dang như tấm thẻ đỏ của Zinedine Zidane trong trận cuối cùng của World Cup 2006, nơi đội tuyển Pháp của anh gục ngã trước người Ý mà ngay cả lần tái sinh cuối cùng của con Phượng hoàng ấy cũng không thể chạm đến chiến thắng. Dở dang như cái kết của Diego Maradona vĩ đại, người kết thúc sự nghiệp trong một scandal doping.
Sự dở dang của những chiếc Cúp không thể ngăn cản được người ta yêu họ một cách trọn vẹn, thậm chí còn mãnh liệt hơn, vì những danh hiệu chỉ tồn tại rõ ràng trên giấy tờ, không phải trong trái tim. Ballack cũng dở dang như thế, nhưng anh có thể yên tâm khi biết rằng đã có một thế hệ khóc, cười, đau đớn và thậm chí dại điên vì sự dở dang của anh, vì những khiếm khuyết và những giọt nước mắt của anh trong những lần trượt ngã trước ngưỡng cửa đỉnh cao, không phải vì những chiếc Cúp vô cảm và vinh quang tròn đầy.
Chúc mừng sinh nhật tuổi 46, Hoàng đế không ngai của nước Đức !!!
Nguồn: Báo Thể thao và Văn hóa
Ballack tài năng. Ballack mạnh mẽ. Ballack là thủ lĩnh, là chỗ dựa của các đồng đội. World Cup 2002, khi đội tuyển Đức hoang mang trong thời kỳ chuyển giao, một mình Ballack cũng đủ đưa cỗ xe tăng đến trận chung kết. Ballack là xương sống không chỉ trong đội hình chiến thuật của tuyển Đức, mà còn trong cả một giai đoạn lịch sử kéo dài từ cuộc tái thiết đau đớn của nền bóng đá này. Ballack được coi là mẫu thủ lĩnh điển hình cuối cùng của người Đức còn sót lại, như Matthaeus, Effenberg... năm xưa. Một cầu thủ phi thường, cả về tài năng, ý chí, đẳng cấp và tư chất người dẫn đầu.
Nhưng Ballack luôn bị ám ảnh bởi sự dở dang, cho đến khi anh treo giày trong day dứt, dù tiền vệ tài năng ấy đã bảo rằng “nhìn lại chừng ấy năm sự nghiệp, tôi chẳng còn gì nuối tiếc”. Ngay cả vào thời điểm đỉnh cao phong độ, thì việc thiếu một cú rướn người cuối cùng đến đỉnh cao vẫn là vấn đề của Ballack.
Mùa 1999-2000, Leverkusen chỉ cần một trận hòa trước Unterhaching ở vòng đấu cuối cùng là đăng quang, nhưng họ đã thua 0-2 với một bàn đá phản lưới nhà của... Ballack, và đánh rơi Đĩa bạc vào tay Bayern, đội cùng thời điểm ấy đã dễ dàng bước qua Bremen 3-1 (cả 2 cùng giành được 73 điểm, nhưng Bayern hơn về chỉ số phụ). Mùa giải tiếp theo, anh cùng Leverkusen về nhì trên cả… 3 mặt trận Bundesliga, Cúp QG Đức và Champions League. World Cup 2002, Ballack không thể đá trận chung kết vì thẻ đỏ ở trận gặp Hàn Quốc và lặng lẽ nhìn đồng đội thua Brazil. Champions League 2008, Ballack tưởng chừng đã nắm chiếc Cúp trong tay, nhưng cú trượt chân của John Terry đã đá bay ước mơ ấy lên khán đài trong loạt penalty ở trận chung kết với Manchester United.
Ballack là thế.
Ngay cả khi anh không còn tự bắn vào chân mình (như bàn phản lưới nhà 12 năm trước), thì vận may cũng ngoảnh mặt (cú trượt chân của Terry), hoặc thời thế không ủng hộ (10 năm trước, đội tuyển Đức chỉ có anh là ngôi sao duy nhất). Con số khoác áo tuyển Đức cũng đã mãi mãi dừng lại ở con số 98, mà không phải 100. Hai trận thôi, nhưng kéo dài đến vô định với Ballack, vì những chấn thương liên miên, và cả sự tự tôn đến cực đoan của anh (Ballack từng từ chối trận chia tay mà DFB xếp cho anh, vì cho rằng DFB đã ứng xử thiếu tôn trọng anh). Vì chính anh, và cũng bởi số phận đã quay lưng với một trong những cầu thủ tài năng bậc nhất của lịch sử bóng đá Đức.
Sự nghiệp lẫy lừng của Ballack kết thúc trong lặng lẽ, và không phải là một cái kết có hậu. Anh rời Leverkusen từ tháng Sáu, và sau khi không thể tìm một bến đỗ mới trong mùa Hè, Ballack nói lời chia tay. Hai trận khoác áo tuyển Đức nữa để có mặt trong “CLB 100” mãi mãi không trở thành hiện thực. Champions League vẫn là một giấc mơ. World Cup lại càng xa vời. Và bóng đá nợ cầu thủ kiệt xuất ấy những sự thừa nhận xứng đáng nhất với tài năng và tính cách của anh.
Nhưng chúng ta đôi khi không yêu một ai đó vì họ hoàn hảo, mà bởi chính những khiếm khuyết và dở dang. Dở dang như cú bắn chim của Roberto Baggio ở loạt sút penalty khiến đội tuyển Ý thua Brazil ở World Cup 1994, giải đấu mà Baggio là người chơi hay nhất. Dở dang như tấm thẻ đỏ của Zinedine Zidane trong trận cuối cùng của World Cup 2006, nơi đội tuyển Pháp của anh gục ngã trước người Ý mà ngay cả lần tái sinh cuối cùng của con Phượng hoàng ấy cũng không thể chạm đến chiến thắng. Dở dang như cái kết của Diego Maradona vĩ đại, người kết thúc sự nghiệp trong một scandal doping.
Sự dở dang của những chiếc Cúp không thể ngăn cản được người ta yêu họ một cách trọn vẹn, thậm chí còn mãnh liệt hơn, vì những danh hiệu chỉ tồn tại rõ ràng trên giấy tờ, không phải trong trái tim. Ballack cũng dở dang như thế, nhưng anh có thể yên tâm khi biết rằng đã có một thế hệ khóc, cười, đau đớn và thậm chí dại điên vì sự dở dang của anh, vì những khiếm khuyết và những giọt nước mắt của anh trong những lần trượt ngã trước ngưỡng cửa đỉnh cao, không phải vì những chiếc Cúp vô cảm và vinh quang tròn đầy.
Chúc mừng sinh nhật tuổi 46, Hoàng đế không ngai của nước Đức !!!
Nguồn: Báo Thể thao và Văn hóa