Màu sắc dân tộc trong “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài)
Bài làm
Đề tài miền núi là một đề tài đã đem lại nhiều vinh quang cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài và mở ra một giai đoạn mới cho văn học viết về miền núi. Bằng vốn hiểu biết của chính bản thân mình qua những chuyến đi thực tế thâm nhập vào đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi và tài năng văn chương của mình, Tô Hoài đã tạo nên những tác phẩm vô cùng đặc sắc, mang đậm màu sắc dân tộc mà tiêu biểu nhất phải kể đến là truyện “Vợ chồng A Phủ” (lấy trong tập “Truyện Tây Bắc”) của ông. Một cốt truyện không mới: sự so sánh giữa 2 cuộc sống cũ- mới, sự giác ngộ của quần chúng nhân dân đi theo cách mạng. Nhưng tác phẩm lại để lại trong lòng bạn đọc 1 dấu ấn đặc biệt với hình ảnh một cô Mị, A Phủ, những phong tục tập quán mang nét đặc trưng của người miền núi mà nếu xóa bỏ chúng đi tác phẩm sẽ mất hết sức hấp dẫn. Nhãn quan phong tục của Tô Hoài đã phát hiện được những sự việc trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của quần chúng nhân dân mà không phải nhà văn nào cũng có thể phát hiện ra.
Mở đầu tác phẩm ta đã bắt gặp hình ảnh một cô Mị mặt lúc nào cũng buồn rười rượi, cúi xuống không vui. Mị tự coi mình là con trâu, con ngựa trong nhà người. Mị là con dâu nhà thống lí Pá Tra giàu có nhất vùng nhưng là con dâu gạt nợ. Nàng không bằng được một đứa con ở vì con ở ít ra còn có ngày trả hết nợ mà tự do, còn nàng thì làm dâu gạt nợ, không những phải làm nô lệ cho nhà người mà đến chết cũng làm ma nhà người. Trước khi bị bắt về làm dâu nhà thống lí Pá Tra, Mị là một cô gái xinh đẹp có tài thổi kèn lá rất hay, được bao nhiêu chàng trai theo đuổi, Mị cũng đã có người yêu. Một cô gái như vậy đáng lẽ cũng đã được nhận một cuộc đời hạnh phúc, song những hủ tục của người H’mong đã giết chết hạnh phúc của Mị. Cha mẹ Mị từ hồi cưới nhau đã vay nhà thống lí Pá Tra để làm lễ cưới , mỗi năm nộp một nương ngô cho nhà thống lí vậy mà đến khi mẹ Mị mất đi thì tiền nợ vẫn chưa trả xong. Cưới xin của người H’mong được tổ chức rất linh đình và thường vào mùa xuân vì người H’mong kiêng tổ chức đám cưới vào những tháng có sấm sét. Tô Hoài rất khéo léo đưa những phong tục của người H’mong vào trong tác phẩm, từ đám cưới của cha mẹ Mị đến đám cưới của Mị. Tục kéo vợ, bắt vợ, tục cúng trình ma. Có lẽ đó đều là những phong tục được đặt ra mang ý nghĩa tốt đẹp cho đôi lứa thế nhưng A Sử và người nhà thống lí Pá Tra dựa vào quyền thế bày ra những hành động ti tiện bắt Mị về ép duyên để gạt nợ, biến những ngày tháng còn lại của Mị trở thành cơn ác mộng. Tình cảnh của Mị chính là chứng cớ tố cáo mãnh liệt nhất bọn cường hào cho vay nặng lãi, nạn cho vay nặng lãi khiến cho bao nhiêu kẻ nghèo phải phụ thuộc, cột chặt số phận vào địa chủ . Làm bao nhiêu năm, chăm chỉ cật lực cũng không trả hết nợ Mị về nhà thống lí pá Tra làm dâu , thân phận cũng chẳng khác gia súc là mấy vì ít ra gia súc còn có lúc được nghỉ gãi chân. Lúc đầu Mị còn có ý thức phản kháng, Mị khóc ròng mấy tháng liền, đêm nào cũng khóc, thậm chí còn định ăn lá ngón tự tử. Vì lòng hiếu thuận, vì nghĩ đến cha mình đã già, đến chết vẫn không yên, vẫn mang cái nợ lớn trên đầu Mị mới thôi. Ý thức phản kháng , sức trẻ của Mị đã tiêu tan chỉ vì ý nghĩ: mình đã bị đem trình ma thì có chết cũng trở thành ma của nhà thống lí Pá Tra, có chết rồi cũng không được tự do. Suy nghĩ lạc hậu, mê tín dị đoan đã trở thành một phần trong tâm linh người dân tộc H’mong. Cũng kể từ đó Mị không còn biết đến ngày tháng, không biết đến đêm ngày nữa. Một cô gái tài năng tràn đầy sức sống, đẹp cả về tâm hồn lẫn thể chất vậy mà giờ đây chỉ còn như một cái bóng ma, một cái xác không hồn “lầm lũi như con rùa trong xó cửa”.
Người nông dân miền núi bị những hủ tục, bị bọn phong kiến tàn ác hủy hoại tự do, bóc lột sức lao động thậm tệ. A Phủ là một chàng thanh niên khỏe mạnh , cường tráng, chăm chỉ nhưng lại rất nghèo. Hoàn cảnh của A Phủ là hoàn cảnh điển hình của rất nhiều người H’mong khác: nghèo khổ, không có ruộng nương, bị bọn quan lang, thống lí bắt chẹt trở thành nô lệ. Nhiều cô gái ước ao lấy được A Phủ về nhà. Thế nhưng vì dũng cảm đứng ra đánh nhau với A Sử đến phá đám chơi tết nên đã bị bắt về làm đứa ở. Tô Hoài lại đưa ra một tập tục nữa của người dân tộc H’mong đó là tục phạt vạ. Bản chất của việc phạt vạ cũng chính là thỏa mãn cho bọn thống quản ăn chơi, thói hút xách trưởng giả. A Phủ bị đánh, bị bắt làm việc một cách không tình nguyện song cũng không có cách nào phản kháng lại được vì dường như tất cả những chuyện này là điều hiển nhiên tất yếu, một tập tục đã trở nên quá quen thuộc với tất cả đồng bào H’mong rồi. “Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ trả hết nợ thì tao mới thôi”. A Phủ chính là nhân vật điển hình cho tầng lớp nông nô ở vùng cao Tây Bắc.
Mọi chuyện có lẽ sẽ vẫn tiếp diễn như vậy, cuộc đời hai con người ấy sẽ mãi mãi chỉ là thứ tôi tớ, trâu ngựa cho bọn thống trị, bóc lột nếu như không có tiếng sáo đêm tình mùa xuân, tiếng khèn gọi bạn tình. Phong tục rất đẹp này của người H’mong được biểu hiện qua những câu hát quen thuộc “Anh ném pao, em không bắt. EM không yêu quả pao rơi rồi”, câu hát bình dị mà phóng khoáng thẳng thắn như chính tâm hồn những người dân tộc miền núi Tây Bắc. Tiếng hát, tiếng sáo có sức lay động mãnh liệt, làm cho sức trẻ, khát vọng yêu đương của Mị sống dậy, như hoa cỏ mùa xuân nhú mầm xanh sau ngày đông lạnh giá. Mị càng uống rượu, ý thức về bản thân Mị lại càng dâng cao “Mị còn trẻ lắm” . Cũng chính trong đêm lạnh giá mùa xuân ấy, giọt nước mắt nóng hổi thương cho chính số phận mình của A Phủ là yếu tố cuối cùng khiến Mị đưa ra quyết định táo bạo: cắt dây trói cho A Phủ rồi cùng bỏ trốn. Cũng kể từ đây cuộc đời của họ bước sang trang mới tươi sáng tốt lành hơn cùng với cách mạng.
“Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài có một nét riêng mà không thể lẫn đi đâu bởi vì giọng điệu mà tác giả sử dụng là giọng điệu tự nhiên, suồng sã, gần với tiếng ăn câu nói hàng ngày của người dân. Từ những chi tiết nhỏ nhất như cách xưng hô “tao- mày”, đến cách nói không khoa trương, “xổ toẹt” không ẩn ý cầu kì , không bác học bởi họ đều là những người nông dân chưa đụng sách vở, tính tình chân chất. Chủ yếu nhất đó chính là hệ thống những tri thức mà người đọc thu nhận được về phong tục, tập quán sống của người dân tộc H’mong. Tô Hoài, bằng cảm quan phong tục của mình đã thể hiện những màu sắc dân tộc vô cùng sinh động của đồng bảo dân tộc Tây Bắc, nào là: phạt vạ, trình ma,cho vay nặng lãi, cưới hỏi, nối dây, gọi bạn tình, chơi xuân… Chính màu sắc dân tộc này đã làm cho tác phẩm có sức hấp dẫn đặc biệt và sức sống với thời gian như là một nét đẹp văn hóa dân tộc.
Màu sắc dân tộc cùng với tài năng của Tô Hoài - một trong những nhà văn hàng đầu của nền văn học VN khiến cho tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" trở thành 1 tác phẩm đỉnh cao mà ít nhà văn nào có thể vượt qua. Nó sẽ mãi được bạn đọc yêu mến và đón nhận
Thân tặng Ngân Trang ^^!
Bài làm
Đề tài miền núi là một đề tài đã đem lại nhiều vinh quang cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài và mở ra một giai đoạn mới cho văn học viết về miền núi. Bằng vốn hiểu biết của chính bản thân mình qua những chuyến đi thực tế thâm nhập vào đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi và tài năng văn chương của mình, Tô Hoài đã tạo nên những tác phẩm vô cùng đặc sắc, mang đậm màu sắc dân tộc mà tiêu biểu nhất phải kể đến là truyện “Vợ chồng A Phủ” (lấy trong tập “Truyện Tây Bắc”) của ông. Một cốt truyện không mới: sự so sánh giữa 2 cuộc sống cũ- mới, sự giác ngộ của quần chúng nhân dân đi theo cách mạng. Nhưng tác phẩm lại để lại trong lòng bạn đọc 1 dấu ấn đặc biệt với hình ảnh một cô Mị, A Phủ, những phong tục tập quán mang nét đặc trưng của người miền núi mà nếu xóa bỏ chúng đi tác phẩm sẽ mất hết sức hấp dẫn. Nhãn quan phong tục của Tô Hoài đã phát hiện được những sự việc trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của quần chúng nhân dân mà không phải nhà văn nào cũng có thể phát hiện ra.
Mở đầu tác phẩm ta đã bắt gặp hình ảnh một cô Mị mặt lúc nào cũng buồn rười rượi, cúi xuống không vui. Mị tự coi mình là con trâu, con ngựa trong nhà người. Mị là con dâu nhà thống lí Pá Tra giàu có nhất vùng nhưng là con dâu gạt nợ. Nàng không bằng được một đứa con ở vì con ở ít ra còn có ngày trả hết nợ mà tự do, còn nàng thì làm dâu gạt nợ, không những phải làm nô lệ cho nhà người mà đến chết cũng làm ma nhà người. Trước khi bị bắt về làm dâu nhà thống lí Pá Tra, Mị là một cô gái xinh đẹp có tài thổi kèn lá rất hay, được bao nhiêu chàng trai theo đuổi, Mị cũng đã có người yêu. Một cô gái như vậy đáng lẽ cũng đã được nhận một cuộc đời hạnh phúc, song những hủ tục của người H’mong đã giết chết hạnh phúc của Mị. Cha mẹ Mị từ hồi cưới nhau đã vay nhà thống lí Pá Tra để làm lễ cưới , mỗi năm nộp một nương ngô cho nhà thống lí vậy mà đến khi mẹ Mị mất đi thì tiền nợ vẫn chưa trả xong. Cưới xin của người H’mong được tổ chức rất linh đình và thường vào mùa xuân vì người H’mong kiêng tổ chức đám cưới vào những tháng có sấm sét. Tô Hoài rất khéo léo đưa những phong tục của người H’mong vào trong tác phẩm, từ đám cưới của cha mẹ Mị đến đám cưới của Mị. Tục kéo vợ, bắt vợ, tục cúng trình ma. Có lẽ đó đều là những phong tục được đặt ra mang ý nghĩa tốt đẹp cho đôi lứa thế nhưng A Sử và người nhà thống lí Pá Tra dựa vào quyền thế bày ra những hành động ti tiện bắt Mị về ép duyên để gạt nợ, biến những ngày tháng còn lại của Mị trở thành cơn ác mộng. Tình cảnh của Mị chính là chứng cớ tố cáo mãnh liệt nhất bọn cường hào cho vay nặng lãi, nạn cho vay nặng lãi khiến cho bao nhiêu kẻ nghèo phải phụ thuộc, cột chặt số phận vào địa chủ . Làm bao nhiêu năm, chăm chỉ cật lực cũng không trả hết nợ Mị về nhà thống lí pá Tra làm dâu , thân phận cũng chẳng khác gia súc là mấy vì ít ra gia súc còn có lúc được nghỉ gãi chân. Lúc đầu Mị còn có ý thức phản kháng, Mị khóc ròng mấy tháng liền, đêm nào cũng khóc, thậm chí còn định ăn lá ngón tự tử. Vì lòng hiếu thuận, vì nghĩ đến cha mình đã già, đến chết vẫn không yên, vẫn mang cái nợ lớn trên đầu Mị mới thôi. Ý thức phản kháng , sức trẻ của Mị đã tiêu tan chỉ vì ý nghĩ: mình đã bị đem trình ma thì có chết cũng trở thành ma của nhà thống lí Pá Tra, có chết rồi cũng không được tự do. Suy nghĩ lạc hậu, mê tín dị đoan đã trở thành một phần trong tâm linh người dân tộc H’mong. Cũng kể từ đó Mị không còn biết đến ngày tháng, không biết đến đêm ngày nữa. Một cô gái tài năng tràn đầy sức sống, đẹp cả về tâm hồn lẫn thể chất vậy mà giờ đây chỉ còn như một cái bóng ma, một cái xác không hồn “lầm lũi như con rùa trong xó cửa”.
Người nông dân miền núi bị những hủ tục, bị bọn phong kiến tàn ác hủy hoại tự do, bóc lột sức lao động thậm tệ. A Phủ là một chàng thanh niên khỏe mạnh , cường tráng, chăm chỉ nhưng lại rất nghèo. Hoàn cảnh của A Phủ là hoàn cảnh điển hình của rất nhiều người H’mong khác: nghèo khổ, không có ruộng nương, bị bọn quan lang, thống lí bắt chẹt trở thành nô lệ. Nhiều cô gái ước ao lấy được A Phủ về nhà. Thế nhưng vì dũng cảm đứng ra đánh nhau với A Sử đến phá đám chơi tết nên đã bị bắt về làm đứa ở. Tô Hoài lại đưa ra một tập tục nữa của người dân tộc H’mong đó là tục phạt vạ. Bản chất của việc phạt vạ cũng chính là thỏa mãn cho bọn thống quản ăn chơi, thói hút xách trưởng giả. A Phủ bị đánh, bị bắt làm việc một cách không tình nguyện song cũng không có cách nào phản kháng lại được vì dường như tất cả những chuyện này là điều hiển nhiên tất yếu, một tập tục đã trở nên quá quen thuộc với tất cả đồng bào H’mong rồi. “Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ trả hết nợ thì tao mới thôi”. A Phủ chính là nhân vật điển hình cho tầng lớp nông nô ở vùng cao Tây Bắc.
Mọi chuyện có lẽ sẽ vẫn tiếp diễn như vậy, cuộc đời hai con người ấy sẽ mãi mãi chỉ là thứ tôi tớ, trâu ngựa cho bọn thống trị, bóc lột nếu như không có tiếng sáo đêm tình mùa xuân, tiếng khèn gọi bạn tình. Phong tục rất đẹp này của người H’mong được biểu hiện qua những câu hát quen thuộc “Anh ném pao, em không bắt. EM không yêu quả pao rơi rồi”, câu hát bình dị mà phóng khoáng thẳng thắn như chính tâm hồn những người dân tộc miền núi Tây Bắc. Tiếng hát, tiếng sáo có sức lay động mãnh liệt, làm cho sức trẻ, khát vọng yêu đương của Mị sống dậy, như hoa cỏ mùa xuân nhú mầm xanh sau ngày đông lạnh giá. Mị càng uống rượu, ý thức về bản thân Mị lại càng dâng cao “Mị còn trẻ lắm” . Cũng chính trong đêm lạnh giá mùa xuân ấy, giọt nước mắt nóng hổi thương cho chính số phận mình của A Phủ là yếu tố cuối cùng khiến Mị đưa ra quyết định táo bạo: cắt dây trói cho A Phủ rồi cùng bỏ trốn. Cũng kể từ đây cuộc đời của họ bước sang trang mới tươi sáng tốt lành hơn cùng với cách mạng.
“Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài có một nét riêng mà không thể lẫn đi đâu bởi vì giọng điệu mà tác giả sử dụng là giọng điệu tự nhiên, suồng sã, gần với tiếng ăn câu nói hàng ngày của người dân. Từ những chi tiết nhỏ nhất như cách xưng hô “tao- mày”, đến cách nói không khoa trương, “xổ toẹt” không ẩn ý cầu kì , không bác học bởi họ đều là những người nông dân chưa đụng sách vở, tính tình chân chất. Chủ yếu nhất đó chính là hệ thống những tri thức mà người đọc thu nhận được về phong tục, tập quán sống của người dân tộc H’mong. Tô Hoài, bằng cảm quan phong tục của mình đã thể hiện những màu sắc dân tộc vô cùng sinh động của đồng bảo dân tộc Tây Bắc, nào là: phạt vạ, trình ma,cho vay nặng lãi, cưới hỏi, nối dây, gọi bạn tình, chơi xuân… Chính màu sắc dân tộc này đã làm cho tác phẩm có sức hấp dẫn đặc biệt và sức sống với thời gian như là một nét đẹp văn hóa dân tộc.
Màu sắc dân tộc cùng với tài năng của Tô Hoài - một trong những nhà văn hàng đầu của nền văn học VN khiến cho tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" trở thành 1 tác phẩm đỉnh cao mà ít nhà văn nào có thể vượt qua. Nó sẽ mãi được bạn đọc yêu mến và đón nhận
Thân tặng Ngân Trang ^^!
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: