[Lý 12] - DĐ điện từ

minhngoc1507

New member
Xu
0
Cho mạch điện gồm một tụ C và hai cuộn cảm mắc song song với nhau \[L_{1}=10^{-6} (H), L_{2} =2.10^{-6}(H)\], tính cường độ dòng điện cực đại chạy qua cuộn cảm? Biết hiệu điện thế cực đại qua tụ là 0.1V.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Lý 12 - DĐ điện từ

BÀI 4: [FONT=&quot]: [/FONT][FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Một mạch dao dộng LC lí tưởng có chu kì dao động là T. Tại một thời điểm điện tích trên tụ điện bằng 6.10[SUP]-7[/SUP]C, sau đó một khoảng thời gian[/FONT]\[\Delta t=\][FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]t = 3T/4 cường độ dòng điện trong mạch bằng 1,2[/FONT]p[FONT=&quot].10[SUP]-3[/SUP]A. Tìm chu kì T.[/FONT]
 
Hình vẽ
View attachment 13385

Từ hình vẽ ta có \[q_{1}+q_{2} =Q^{2}\]
Mà theo công thức độc lập thời gian ta có:
\[q_{2}^{2}+\frac{i_{2}^{2}}{\omega^{2} } =Q^{2} \Rightarrow \omega = \frac{i_{2}}{\sqrt{Q^{2}-q_{2}^{2}}} = \frac{i_{2}}{q_{1}}\\ \Rightarrow T = \frac{2\pi }{\omega } = 2\pi \frac{q_{1}}{i_{2}} = 2\pi \frac{6.10^{-7}}{1,2\pi 10^{-3} } = 10^{-3}s = 0,001s\]
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
- Hi Huong Duong. Chi lam sao de thay hinh ve. Bai nao em giai cung rat ok: ngan gon, de hieu. Rat cam on
- Chi muon go phan yeu cau hoac thac mac đen dien đan thi go o đau? Em chi giup.
 
- Oh. Chị mới xem được hình vẽ nên hiểu rồi, em khỏi giải thích. Mừng quá, nhìn hình sao mà đơn giản.
- Hướng Dương giải BT như chơi. Cám ơn thật nhiều.
 
Mạch LC

Mạch dao động LC lí tưởng gồm: cuộn dây có độ tự cảm 25(mH) và một bộ tụ gồm hai tụ có điện dung đều bằng 0,5(mF) mắc song song. Dòng điện trong mạch có biểu thức \[i=0,001\sin \omega t(A)\]. MẠch đang hoạt động thì ở thời điểm \[t=0,0025 \pi s\]người ta tháo nhanh một tụ ra ngoài. Hiệu điện thế cực đại giữa hai đầu cuộn cảm là
A. \[0,005\sqrt{2}V\]
B. \[0,12\sqrt{2}V\]
C. \[0,12V\]
D. \[0,005V\]
 
Mạch dao động LC lí tưởng gồm: cuộn dây có độ tự cảm 25(mH) và một bộ tụ gồm hai tụ có điện dung đều bằng 0,5(mF) mắc song song. Dòng điện trong mạch có biểu thức \[i=0,001\sin \omega t(A)\]. MẠch đang hoạt động thì ở thời điểm \[t=0,0025 \pi s\]người ta tháo nhanh một tụ ra ngoài. Hiệu điện thế cực đại giữa hai đầu cuộn cảm là
A. \[0,005\sqrt{2}V\]
B. \[0,12\sqrt{2}V\]
C. \[0,12V\]
D. \[0,005V\]
Mạch dao động lý tưởng
\[\omega = \frac{1}{\sqrt{LC_{b}}} = \frac{1}{\sqrt{2LC}}=200rad/s\\ \Rightarrow T = \frac{2\pi }{\omega } = \frac{\pi}{100}s\]
\[i=0,001\sin \omega t(A) =0,001\cos (\omega t -\frac{\pi }{2})(A)\]
Tại thời điểm ban đầu dòng điện có giá trị có giá trị i = 0 có nghĩa là năng lượng điện từ tập trung ở hai tụ điện (năng lượng điện trường cực đại)
Sau thời gian \[t=0,0025 \pi s = \frac{T}{4}\] thì dòng điện trong mạch cực đại \[I_{0}= 0,001A\]
Điện tích cực đại của mỗi tụ bằng 0
Bây giờ ta tháo nhanh một tụ đi thì năng lượng dao động không thay đổi (Vì tụ không có điện)
Hiệu điện thế cực đại giữa hai đầu cuộn cảm là \[U'_{0} =I_{0} \sqrt{\frac{L}{C_{1}}}=0,005\sqrt{2} \]
Vậy chọn A
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Mạch LC

Nếu nối hai đầu đọan mạch gồm cuộn cảm thuần L mắc nối tiếp với điện trở thuần \[R=1 \Omega \] vào hai cực của nguồn điện một chiều có suất điện động không đổi và điện trở trong r thì trong mạch có dòng điện không đổi cường độ \[I\]. Dùng nguồn điện này để nạp điện cho một tụ điện có điện dung \[C=2.10^{-6}F\]. Khi điện tích trên tụ đạt giá trị cực đại, ngắt tụ điện khỏi nguồn rồi nối tụ điện với cuộn cảm thuần L thành một mạch dao động thì trong mạch có dao động điện từ tự do với chu kì bằng \[\pi .10^{-6}s\]và cường độ dòng điện cực đại bằng \[8I\]. Giá trị của r bằng:
A. \[0,25 \Omega \]
B. \[1 \Omega \]
C. \[2 \Omega \]
D.\[0,5 \Omega \]
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Nếu nối hai đầu đọan mạch gồm cuộn cảm thuần L mắc nối tiếp với điện trở thuần \[R=1 \Omega \] vào hai cực của nguồn điện một chiều có suất điện động không đổi và điện trở trong r thì trong mạch có dòng điện không đổi cường độ \[I\]. Dùng nguồn điện này để nạp điện cho một tụ điện có điện dung \[C=2.10^{-6}F\]. Khi điện tích trên tụ đạt giá trị cực đại, ngắt tụ điện khỏi nguồn rồi nối tụ điện với cuộn cảm thuần L thành một mạch dao động thì trong mạch có dao động điện từ tự do với chu kì bằng \[\pi .10^{-6}s\]và cường độ dòng điện cực đại bằng \[8I\]. Giá trị của r bằng:
A. \[0,25 \Omega \]
B. \[1 \Omega \]
C. \[2 \Omega \]
D.\[0,5 \Omega \]
Cuộn dây có tác dụng như một dây dẫn đối với dòng điện một chiều.
ADĐL ôm toàn mạch ta có:
\[I = \frac{\varepsilon }{R+r}\]
Khi dùng nguồn nạp cho tụ điện ta có điện tích cực đại của tụ là: \[Q = C\varepsilon \]
Khi nối tụ với cuộn dây ta có mạch dao động với cường độ dòng điện cực đại là:
\[I'=8I = \omega Q = Q \frac{2\pi }{T}\Rightarrow I =C\varepsilon \frac{\pi }{4T} \]
Vậy
\[\varepsilon C \frac{\pi }{4T} = \frac{\varepsilon }{R+r}\\ \Rightarrow r =\frac{4T}{\pi C}- R = 1\Omega \]
Chọn đáp án B
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top