[Lý 12] con lắc lò xo dao động có ma sát

nghiemtruong

New member
Xu
0
Bài 1: một con lắc lò xo có k=100 N/m, m=400gam, được đặt trên một mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,1.Ban đầu người ta kéo vật ra dọc theo trục của lò xo ra khỏi vị trí O, tại đó lò xo biến dạng một đoạn 10cm rồi buông nhẹ.Lấy g=10m/s2, bỏ qua sức cản không khí.Tốc độ vật khi nó qua vị trí O lần hai tính từ lúc buông vật bằng:
A.0,95m/s B. 1,39m/s C.0,88m/s D. 1,45m/s
Bài 2: Một chất điểm dao động điều hòa theo pt: x=4cos[(pi/2)*t] (cm).Để các vectơ v, vectơ a cùng với chiều dương trục Ox thì thời điểm t phải thuộc khoảng:
A.1s<t<2s B.2s<t<3s C.0<t<1s D.3s<t<4s
Bài 3:Một khe S phát ra ánh sang đơn sắc có bước sóng λ=0,5(micromet) chiếu đến hai khe Iang S1, S2 với S1S2=0,5mm.Mặt phẳng chứa S1S2 cách màn một khoảng D=1m. Nguồn S là một khe hẹp, S cách S1S2 một khoảng d=50cm.Mở rộng dần khe S, độ rộng tối thiểu của khe S để hệ vân biến mất là:
A=3mm B.5mm C.0,3mm D.0,5mm
Bài 4:Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, ở cuối nguồn dung máy hạ thế có tỉ số vòng dây bằng 2. Cần phải tăng điện áp của nguồn lên bao nhiêu lần để giảm công suất hao phí trên đường dây 100 lần nhưg vẫn đảm bảo công suất nơi tiêu thụ nhận được là không đổi.Biết điện áp tức thời u cùng pha với hiệu dòng điện tức thời I và ban đầu độ giảm điện thế trên đường dây bằng 15% điện áp của tải tiêu thụ.
A.10 B.7,5 C.8,7 D.9,3
Bài 5:Một chất điểm điều hòa dao động xung quanh vị trí cân bằng O. Thời điểm ban đầu vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương, đến thời điểm t1= 1/3(s) vật chưa đổi chiều chuyển động và có vận tốc bằng (can3)/2 lần vận tốc ban đầu. Đến thời điểm t2= 5/3(s), vật đã đi được quãng đường 6cm.
Vận tốc ban đầu của vật:
A.2pi B. 3pi C.pi D. 4pi
đơn vị: cm/s
Bài 6: Sóng có tần số 20Hz truyền trên mặt thoáng nằm ngang của một chất lỏng, với tốc 2m/s, gây ra các dao động theo phương thẳng đứng của các phần tử chất lỏng. Hai điểm M và N thuộc mặt thoáng chất lỏng, nằm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau 22,5 cm. Biết điểm M nằm gần nguồn sóng hơn.Tại thời điểm t, điểm N hạ xuống thấp nhất.Sau thời điểm đó, khoảng thời gian ngắn nhất để điểm M sẽ hạ xuống thấp nhất là:
A.7/160 B. 3/20 C. 1/160 D.3/80
đơn vị: giây
Bài 7: Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài l=1m, quả cầu có khối lượng m=100g và mang điện tích q=2.10^-5(C) đặt trong điện trường đều có vecto cường độ điện trường hướng theo phương ngang, độ lớn E=5.10^4(V/m). Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng theo chiều của vecto cường độ điện trường sao cho dây treo lệch với phương thẳng đứng một góc 54(do) rồi buông nhẹ.Lấy g=10m/s2. Tốc độ của vật khi nó qua vị trí cân bằng:
A.0,5m/s B.2,87m/s C.4m/s D.0,7m/s
 
[Lý 12] - Dao động tắt dần

Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang, gồm vật nhỏ có khối lượng 400 g và lò xo có độ cứng 20 (N/m). Vật chỉ có thể dao động theo phương Ox nằm ngang trục với trục của lò xo. Khi vật ở O lò xo không biến dạng. Hệ số ma sát giữa mặt phẳng ngang và vật nhỏ là 0.1 . Ban đầu giữ vật để lò xo bị nén 8 cm rồi buông nhẹ. Lấy gia tốc trọng trường g = 10 (m/s2). Li độ cực đại của vật sau lần thứ 3 vật đi qua O là ?
 
Bài 1: một con lắc lò xo có k=100 N/m, m=400gam, được đặt trên một mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,1.Ban đầu người ta kéo vật ra dọc theo trục của lò xo ra khỏi vị trí O, tại đó lò xo biến dạng một đoạn 10cm rồi buông nhẹ.Lấy g=10m/s2, bỏ qua sức cản không khí.Tốc độ vật khi nó qua vị trí O lần hai tính từ lúc buông vật bằng:
A.0,95m/s B. 1,39m/s C.0,88m/s D. 1,45m/s
VTCB mới cách VTCB cũ một đoạn là \[\Delta l = \frac{\mu mg}{k}=\frac{0,1.0,4.10}{100}=0,004m = 4mm\]
Chọn gốc thế năng tại VTCB.
ADBT cơ năng ta có:
\[\frac{1}{2}kA^{2}-\frac{1}{2}mv^{2} = \mu mgs\]
với \[s = A + 2(A - \Delta A) - \Delta l = 3A - 2\Delta A - \Delta l \\= 3A - 2\frac{4\mu mg}{k} -\frac{\mu mg}{k} = 3A - 9\frac{\mu mg}{k}\]
Vậy
\[v = \sqrt{\frac{\frac{1}{2}kA^{2}-\mu mg(3A - 9\frac{\mu mg}{k})}{\frac{1}{2}m}} \approx 1,39 \]
Vậy chọn B
 
[lý 12]Cơ - Bài con lắc lò xo dao động có ma sát

Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang, gồm vật nhỏ khối lượng 40g và lò xo có độ cứng 20N/m. Vật chỉ có thể dao động theo phương Ox nằm ngang trùng với trục lò xo. Khi vật ở O lò xo không biến dạng. Hệ số ma sát trượt giữa mặt phẳng nằm ngang và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật để lò xo bị nén 8cm rồi buông nhẹ. Lấy gia tốc trọng trường g=10m/s² . Li độ cực đại của vật sau lần thứ 3 vật đi qua O là
A. 7,6cm
B. 8cm
C. 7,2cm
D. 6,8cm
 
Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang, gồm vật nhỏ khối lượng 40g và lò xo có độ cứng 20N/m. Vật chỉ có thể dao động theo phương Ox nằm ngang trùng với trục lò xo. Khi vật ở O lò xo không biến dạng. Hệ số ma sát trượt giữa mặt phẳng nằm ngang và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật để lò xo bị nén 8cm rồi buông nhẹ. Lấy gia tốc trọng trường g=10m/s² . Li độ cực đại của vật sau lần thứ 3 vật đi qua O là
A. 7,6cm
B. 8cm
C. 7,2cm
D. 6,8cm

VTCB mới lò xo nén một đoạn \[\Delta l=\frac{\mu mg}{k}=0,002m=0,2cm\]
Li độ của vật khi đó là \[x = 8-0,2=7,8cm\]. Đây là biên độ tại thời điểm khảo sát.
Vật qua VTCB cũ O 3 lần có nghĩa là vật thực hiện 5/4 dao động.
Biên độ dao động của vật khi đó là \[A' = A - \frac{5}{4}\frac{4\mu mg}{k} =6,8cm\]
Chọn đáp án D
 
Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang, gồm vật nhỏ có khối lượng 400 g và lò xo có độ cứng 20 (N/m). Vật chỉ có thể dao động theo phương Ox nằm ngang trục với trục của lò xo. Khi vật ở O lò xo không biến dạng. Hệ số ma sát giữa mặt phẳng ngang và vật nhỏ là 0.1 . Ban đầu giữ vật để lò xo bị nén 8 cm rồi buông nhẹ. Lấy gia tốc trọng trường g = 10 (m/s2). Li độ cực đại của vật sau lần thứ 3 vật đi qua O là ?

Bài này mình giải rồi. Các bạn xem ở đây nha


 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top