[Lý 11]Bài tập về hệ thấu kính ghép sát

phaphovnn

New member
Xu
0
1. Thấu kính L1 có tiêu cự f1=15cm có kích thước nhỏ được ghép sát vào thấu kính hội tụ L2 , f2=10cm có kích thước lớn hơn L1 nhiều lần. Hai thấu kính được coi là mỏng có trục chính trùng nhau.
a. Xác đình vị trí của vật AB để 2 ảnh có độ lớn bằng nhau.
b. Tìm điều kiện mà khoảng cách giữa 2 ảnh để 2 ảnh thật hoặc 2 ảnh ảo. Chứng minh khi cả 2 vật đều thật hoặc đều ảo thì độ lớn của chúng không thể bằng nhau.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1. Thấu kính L1 có tiêu cự f1=15cm có kích thước nhỏ được ghép sát vào thấu kính hội tụ L2 , f2=10cm có kích thước lớn hơn L1 nhiều lần. Hai thấu kính được coi là mỏng có trục chính trùng nhau.
a. Xác đình vị trí của vật AB để 2 ảnh có độ lớn bằng nhau.
b. Tìm điều kiện mà khoảng cách giữa 2 ảnh để 2 ảnh thật hoặc 2 ảnh ảo. Chứng minh khi cả 2 vật đều thật hoặc đều ảo thì độ lớn của chúng không thể bằng nhau.
View attachment 13587
Hình mô tả đường truyền của ánh sáng tới hệ thấu kính
phần đối diện của hai thấu kính có tiêu cự là:
\[f_{12}=\frac{f_{1}f_{2}}{f_{1}+f_{2}} = 6cm\]

a, Hai ảnh bằng nhau nên ta có
\[\left|k_{12} \right|=\left|k_{2} \right|\Rightarrow \frac{f_{12}}{f_{12}-d}= - \frac{f_{2}}{f_{2}-d}\Rightarrow d = 7,5 cm\]

b, Từ hình vẽ ta có hai ảnh cùng bản chất khi \[0<d<6cm \bigcup{d>10cm}\]
Hai vật cùng là ảnh ảo khi \[0<d<6cm\] và cùng là ảnh thật khi \[d>10cm\]
Khi đó ta có: \[\frac{k_{12}}{k_{2}}= \frac{f_{12}}{f_{2}}.\frac{f_{2}-d}{f_{12}-d}\neq 1\]
Có nghĩa là hai ảnh này không bằng nhau (đpcm)
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top