[Lý 10] - Một số BT ôn HSG

huongduongqn

New member
Xu
0
Bài 1: Chiếc nêm có khối lượng m[SUB]1[/SUB] = 5 kg, có góc nghiêng
png.latex
có thể chuyển động tịnh tiến không ma sát trên mặt bàn nhẵn nằm ngang. Một vật khối lượng m[SUB]2[/SUB] = 1 kg, đặt trên nêm được kéo bằng một sợi dây vắt qua ròng rọc cố định gắn chặt với nêm. (hình bên)View attachment 13086
a/ Lực kéo F phải có độ lớn bằng bao nhiêu để vật m[SUB]2[/SUB] chuyển động lên trên theo mặt nêm. b/ Khi F = 10N, gia tốc của vật và nêm bằng bao nhiêu ? Bỏ qua ma sát, khối lượng dây và khối lượng ròng rọc. Lấy g = 10 m/s[SUP]2[/SUP].
Bài 2 Cho một lò xo có độ cứng k = 40N/m, một đầu gắn với mặt sàn nằm ngang tại điểm C, đầu kia gắn với đĩa B. Thả một vật A có khối lượng bằng khối lượng của đĩa B và bằng m = 400g rơi dọc trục lò xo từ độ cao h = 0,8m so với đĩa B. Sau va chạm vật A dính chặt vào B và cùng chuyển động theo phương thẳng đứng (hình vẽ).View attachment 13088
1) Xác định vận tốc cực đại của A sau va chạm giữa A và B?
2) Tìm lực cực đại tác dụng lên C?

Bài 3: Một vật nhỏ m được treo vào trần một chiếc ôtô bằng một dây mảnh nhẹ không đàn hồi. Xe ôtô đang chuyển động nhanh dần đều xuống một dốc nghiêng một góc α = 30[SUP]0[/SUP] so với phương ngang, xe có gia tốc a sao cho dây treo vật vuông góc với sàn của xe (hình vẽ).
1) Xác định gia tốc a của xe? Lấy g = 10m/s[SUP]2[/SUP].
2) Vật đang treo cách sàn ôtô h = 2m, đốt nhẹ dây treo.
a) Vật sẽ View attachment 13090rơi theo phương nào? Xác định thời gian rơi của
vật và vận tốc của vật đối với xe khi vật chạm sàn xe?
b) Biết điểm treo cách mép cuối của xe một khoảng l = 3m, phía sau xe hở. Hỏi phải đốt dây khi xe có vận tốc tối thiểu bằng bao nhiêu để vật rơi ra ngoài xeài
Bài 4: Trên mặt phẳng nằm ngang có một nêm M có dạng hình tam giác ABC hình bên, mặt nghiêng của nêm AB, góc nghiêng α. Trên nêm đặt vật m. Coi hệ số ma sát nghỉ giữa m và M bằng hệ số ma sát trượt giữa chúng là
png.latex
.
1. Khi nêm được cố định trên mặt phẳng ngang, vật m đặt trong khoảng AB. Tác dụng lên vật m một lực
png.latex
theo phương song song với AB và có chiều từ A đến B.
a. Hỏi F có độ lớn như thế nào thì vật m[SUB]1[/SUB] sẽ không bị trượt trên nêm.
View attachment 13091
b. Khi F có độ lớn là 10N,
png.latex
= 30[SUP]0, [/SUP]
png.latex
= 0,1, m = 1kg, . Tính gia tốc của vật m so với nêm. Lấy g = 10 m/s[SUP]2[/SUP].
2. Hỏi phải truyền cho nêm M một gia tốc không đổi theo phương nằm ngang như thế nào để vật m trượt lên trên mặt phẳng AB của nêm. Biết ban đầu vật m nằm yên tại chân mặt phẳng AB của nêm
View attachment 13108Bài 5: Một bờ vực mặt cắt đứng có dạng một phần parabol (hình vẽ). Từ điểm A trên sườn bờ vực, ở
độ cao h = 20m so với đáy vực và cách điểm B đối diện trên bờ bên kia (cùng độ cao, cùng nằm trong mặt phẳng cắt) một khoảng l = 50m, bắn một quả đạn pháo xiên lên với vận tốc v[SUB]0[/SUB] = 20m/s, theo hướng hợp với phương nằm ngang góc α = 60[SUP]0[/SUP]. Bỏ qua lực cản của không khí và lấy g = 10m/s[SUP]2[/SUP]. Hãy xác định khoảng cách từ điểm rơi của vật đến vị trí ném vật.
Bài 6: Hai vật nhỏ được ném đồng thời từ cùng một điểm: vật (1) được ném thẳng lên, và vật (2) ném ở góc a=60[SUP]0[/SUP] so với phương ngang. Vận tốc ban đầu của mỗi vật có độ lớn là v[SUB]0[/SUB]= 25 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Tìm khoảng cách giữa hai vật sau thời gian 1,7s kể từ lúc ném?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Lý 10 - Một số BT ôn HSG

Bài 7: Lúc 7 giờ, xe thứ (1) chuyển động thẳng đều với tốc độ 36(km/h) qua địa điểm A đuổi theo xe thứ (2) đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 5(m/s) qua địa điểm B. Biết AB = 18(km).
a. Viết phương trình chuyển động của hai xe?
b. Xe thứ (1) đuổi kịp xe thứ (2) lúc mấy giờ và ở đâu?
c. Lúc 7 giờ 30 phút xe thứ (3) chuyển động thẳng đều với tốc độ v[SUB]3 [/SUB]qua A đuổi theo hai xe (1) và (2). Tìm điều kiện của v[SUB]3[/SUB] để xe thứ (3) gặp xe thứ (2) trước khi gặp xe thứ (1)?
Bài 8: Cho cơ hệ như hình vẽView attachment 13119: Mặt phẳng nghiêng góc \[\alpha\] so với phương ngang; hai vật khối lượng m[SUB]1[/SUB], m[SUB]2[/SUB] có kích thước không đáng kể; gia tốc trọng trường là g; dây không giãn vắt qua ròng rọc; bỏ qua khối lượng của ròng rọc, dây nối và ma sát giữa dây và ròng rọc. Ban đầu giữ vật m[SUB]2[/SUB] cách đất một khoảng h.
1. Bỏ qua ma sát giữa m[SUB]1[/SUB] với mặt phẳng nghiêng. Biết m[SUB]2[/SUB] > m[SUB]1[/SUB]sin\[\alpha\], buông cho hệ chuyển động tự do.
a. Tính gia tốc mỗi vật?
b. Tìm khoảng thời gian từ lúc m[SUB]2[/SUB] bắt đầu chạm đất đến lúc dây bắt đầu căng trở lại?
2. Cho hệ số ma sát giữa m[SUB]1[/SUB] với mặt phẳng nghiêng là m. Tìm tỉ số \[\frac{m_{1}}{m_{2}}\] để sau khi buông hệ hai vật m[SUB]1[/SUB], m[SUB]2[/SUB] đứng yên không chuyển động?
Bài 9: Một toa xe nhỏ dài 4m khối lượng m[SUB]2[/SUB] = 100kg đang chuyển động trên đường ray với vận tốc v[SUB]0[/SUB] = 7,2km/h thì một chiếc vali kích thước nhỏ khối lượng m[SUB]1[/SUB] = 5kg được đặt nhẹ vào mép trước của sàn xe. Sau khi trượt trên sàn, vali có thể nằm yên trên sàn chuyển động không? Nếu được thì nằm ở đâu? Tính vận tốc mới của toa xe và vali. Cho biết hệ số ma sát giữa va li và sàn là k = 0,1. Bỏ qua ma sát giữa toa xe và đường ray. Lấy g = 10m/s[SUP]2[/SUP].
Bài 10: Trên một mặt nón tròn xoay với góc nghiêng \[\alpha\] có thể quay quanh trục thẳng đứng. Một vật có khối lượng m đặt trên mặt nón cách trục quay một khoảng R. Mặt nón quay đều với vận tốc góc ω. Tính giá trị nhỏ nhất của hệ số ma sát trượt (\[\mu\]) giữa vật và mặt nón để vật vẫn đứng yên trên mặt nón.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Lý 10 - Một số BT ôn HSG

View attachment 13138

Bài 11: Thang có khối lượng là 20 kg, dài 2m dựa vào tường trơn nhẵn dưới góc nghiêng
png.latex
. Hệ số ma sát trượt giữa thang và sàn
png.latex
= 0,6. Lấy g = 10m/s[SUP]2[/SUP].
a. Thang đứng cân bằng, tìm các lực tác dụng lên thang khi góc
png.latex
= 45[SUP]0[/SUP].
b. Góc
png.latex
bằng bao nhiêu để thang đứng yên không trượt trên sàn.
c. Một người có khối lượng m’= 40kg leo lên thang khi góc
png.latex
= 45[SUP]0[/SUP]. Hỏi người này đến vị trí O’ nào trên thang thì thang bắt đầu trượt
Bài 12:
Một quả cầu nhỏ có khối lượng m = 500g được buộc vào 2 sợi dây không giãn, khối lượng không đáng kể. Hai đầu còn lại buộc vào hai đầu một thanh thẳng đứng. Cho hệ quay xung quanh trục thẳng đứng qua thanh với tốc độ góc. Khi quả cầu quay trong mặt phẳng nằm ngang và các sợi dây tạo thành một góc 90[SUP]0[/SUP]( hình vẽ). Chiều dài của dây trên là a = 30cm, của dây dưới là b = 40cm. Cho gia tốc rơi tự do g = 10m/s[SUP]2[/SUP]. View attachment 13139
Tính: a/ Lực căng các sợi dây khi hệ quay với = 8rad/s.
b/ Tốc độ góc
png.latex
để dây trên bị đứt.
Biết rằng dây bị đứt khi lực căng của nó T = 12,6N.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Hình trụ tròn đặc đồng chất bán kính r, khối lượng m lăn không trượt từ trạng thái nghỉ trên một cái nêm khối lượng M có góc nghiêng β . Ban đầu nêm đứng yên có thể trượt không ma sát trên sàn ngang. Tìm gia tốc của tâm hình trụ đối với nêm và gia tốc của nêm đối với sàn. Bỏ qua ma sát lăn.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top