Chien Tong
New member
- Xu
- 33
Bên cạnh một số điểm đang nhận được sự phấn khởi đón nhận như tội “Kinh doanh trái phép” sẽ được bãi bỏ, tức không còn bị xử lý hình sự nữa. Việc bỏ tội kinh doanh trái phép khiến nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp khởi nghiệp tin rằng sẽ đảm bảo tốt hơn quyền tự do kinh doanh của người dân, và nâng cao tình hình phát triển kinh tế của đất nước.
Tuy nhiên, có một điều luật mới đang gây tranh cãi trong dư luận là điều 292 BLHS 2015. Cụ thể, điều luật này quy định, người nào cung cấp các dịch vụ như sàn giao dịch thương mại điện tử, trung gian thanh toán điện tử, trò chơi điện tử, và các loại dịch vụ khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không có giấy phép hoặc không đúng nội dung được cấp phép thì có khả năng bị truy tố hình sự. Theo sự phân tích của luật sư Trần Đức Hoàng, đồng sáng lập dự án Ezlaw - hệ thống tạo hợp đồng trực tuyến cho phép người sử dụng ký tên ngay trên đó thì Điều 292 BLHS 2015 đúng là một cơn ác mộng cho hầu hết startup tại Việt Nam. Lý do quá rõ ràng. Đại đa số startup Việt Nam và trên toàn thế giới là tập trung vào công nghệ thông tin và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật số trên mạng máy tính và mạng viễn thông. Việc phi hình sự hóa tội Kinh doanh trái phép là không có ý nghĩa gì với đại đa số startup, doanh nhân trẻ, hay những nhà lập trình tài năng của đất nước khi mà Điều 292 của Bộ luật hình sự 2015 đang hình sự hóa hầu hết những gì họ muốn làm.
Chia sẻ trên Facebook cá nhân của mình, tiến sĩ luật Trần Đức Hoàng cũng phân tích thêm "Kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên mạng Intenet là hướng đi phát triển bắt buộc của cả thế giới, không chỉ nói riêng Việt Nam. Việc bỏ hình sự hóa kinh doanh trái phép đối với hầu hết những ngành nghề cổ điển, truyền thống, nhưng vẫn hình sự hóa đối với những lĩnh vực công nghệ mới là một bước đi lùi của đất nước Việt Nam. Đơn giản mà nói, việc này không khác gì việc chúng ta đang bênh vực cho những kẻ đã giàu có và phát triển sẵn, nhưng lại đì đọt và chèn ép những người yếu thế và cần phát triển. Bầu Kiên phiên bản 2, phiên bản 3 sẽ có thể không phải đi tù vì tội kinh doanh trái phép nữa, nhưng những Uber, Amazon, Facebook phiên bản của người Việt sẽ vẫn có thể bị đi tù do không xin phép cung cấp dịch vụ trên mạng."
Nguyễn Hà Đông tạo "cơn sốt" trong cộng đồng với game Flappy Bird
Luật sư Hoàng nhận định "Điều 292 BLHS 2015 có hình phạt năng hơn rất nhiều so với hình phạt của tội Kinh doanh trái phép trước đây. Người phạm tội, tức người không xin phép cung cấp dịch vụ trên mạng, có thể đi tù đến 5 năm (thay vì 2 năm như trước), bị cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định trong tối đa 5 năm, và đặc biệt có thể bị tịch thu toàn bộ tài sản. Nếu vậy thì rất đáng lo lắng cho nền kinh tế Việt Nam khi xu hướng phát triển của nền kinh tế trên thế giới là các dịch vụ, sản phẩm mạng. Điều 292 mang đến nguy cơ bóp chết rất nhiều startup có tiềm năng của Việt Nam khi chúng còn ở trong nước."
Cùng với những ồn ào xung quanh những nét mới của BLHS 2015, chúng ta không khỏi không nghĩ đến hiện tượng Nguyễn Hà Đông với game Flappy Bird, game này giúp Nguyễn Hà Đông kiếm được tới 50.000 USD mỗi ngày. Theo luật sư luật sư Phạm Công Út (Tp Hồ Chí Minh) phân tích trên Sohanews thì "Hành vi này của Đông trước đây chỉ có thể gặp rắc rối bởi quy định về xử phạt hành chính, nhưng sau ngày 1 tháng 7 năm nay sẽ có nguy cơ bị hình sự hóa vì mục đích vụ lợi nhưng chưa được cấp phép hợp pháp."
Luật sư Út cũng nêu rõ, điều Luật này đặt ra không nhằm hạn chế sự sáng tạo trong lĩnh vực giải trí bằng phương tiện công nghệ thông tin. Nhưng nếu chỉ sáng tạo mang tính bất vụ lợi, hoặc tính vụ lợi không cao (chưa đến 50 triệu đồng thì không phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng sự sáng tạo này với "thu nhập khủng lên đến 50.000USD/ ngày) nếu có thì phải xin được cấp giấy phép, nếu không phép thì có thể đối diện với mức án tù tối đa là 05 năm, hoặc bị phạt tiền từ 1,5 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng.
Trong khi đó, luật sư Lê Thiệp (Trưởng Văn phòng Luật sư Toàn Cầu, Hà Nội) lại đưa ra ý kiến khác khi cho rằng, người như Nguyễn Hà Đông là người viết phần mềm hay lập trình chương trình máy tính chứ không phải là người kinh doanh dịch vụ. "Trong trường hợp của Đông thì không cần phải xin phép, chỉ đơn vị sử dụng các ứng dụng này vào mục đích kinh doanh mới phải xin phép mà thôi. Nhà nước khuyến khích với các tự do sáng tạo, còn nếu Nguyễn Hà Đông hay ai đó có thu nhập hay hưởng lợi từ việc bán bản quyền thì anh phải nộp thuế rõ ràng".
Điều 292. Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông
1. Người nào cung cấp một trong các dịch vụ sau đây trên mạng máy tính, mạng viễn thông không có giấy phép hoặc không đúng nội dung được cấp phép, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc có doanh thu từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm:
a) Kinh doanh vàng trên tài khoản;
b) Sàn giao dịch thương mại điện tử;
c) Kinh doanh đa cấp;
d) Trung gian thanh toán;
đ) Trò chơi điện tử trên mạng;
e) Các loại dịch vụ khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định của pháp luật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc có doanh thu từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội trong trường hợp thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên hoặc có doanh thu 5.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo xã hội thông tin
Tuy nhiên, có một điều luật mới đang gây tranh cãi trong dư luận là điều 292 BLHS 2015. Cụ thể, điều luật này quy định, người nào cung cấp các dịch vụ như sàn giao dịch thương mại điện tử, trung gian thanh toán điện tử, trò chơi điện tử, và các loại dịch vụ khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không có giấy phép hoặc không đúng nội dung được cấp phép thì có khả năng bị truy tố hình sự. Theo sự phân tích của luật sư Trần Đức Hoàng, đồng sáng lập dự án Ezlaw - hệ thống tạo hợp đồng trực tuyến cho phép người sử dụng ký tên ngay trên đó thì Điều 292 BLHS 2015 đúng là một cơn ác mộng cho hầu hết startup tại Việt Nam. Lý do quá rõ ràng. Đại đa số startup Việt Nam và trên toàn thế giới là tập trung vào công nghệ thông tin và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật số trên mạng máy tính và mạng viễn thông. Việc phi hình sự hóa tội Kinh doanh trái phép là không có ý nghĩa gì với đại đa số startup, doanh nhân trẻ, hay những nhà lập trình tài năng của đất nước khi mà Điều 292 của Bộ luật hình sự 2015 đang hình sự hóa hầu hết những gì họ muốn làm.
Chia sẻ trên Facebook cá nhân của mình, tiến sĩ luật Trần Đức Hoàng cũng phân tích thêm "Kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên mạng Intenet là hướng đi phát triển bắt buộc của cả thế giới, không chỉ nói riêng Việt Nam. Việc bỏ hình sự hóa kinh doanh trái phép đối với hầu hết những ngành nghề cổ điển, truyền thống, nhưng vẫn hình sự hóa đối với những lĩnh vực công nghệ mới là một bước đi lùi của đất nước Việt Nam. Đơn giản mà nói, việc này không khác gì việc chúng ta đang bênh vực cho những kẻ đã giàu có và phát triển sẵn, nhưng lại đì đọt và chèn ép những người yếu thế và cần phát triển. Bầu Kiên phiên bản 2, phiên bản 3 sẽ có thể không phải đi tù vì tội kinh doanh trái phép nữa, nhưng những Uber, Amazon, Facebook phiên bản của người Việt sẽ vẫn có thể bị đi tù do không xin phép cung cấp dịch vụ trên mạng."
Nguyễn Hà Đông tạo "cơn sốt" trong cộng đồng với game Flappy Bird
Luật sư Hoàng nhận định "Điều 292 BLHS 2015 có hình phạt năng hơn rất nhiều so với hình phạt của tội Kinh doanh trái phép trước đây. Người phạm tội, tức người không xin phép cung cấp dịch vụ trên mạng, có thể đi tù đến 5 năm (thay vì 2 năm như trước), bị cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định trong tối đa 5 năm, và đặc biệt có thể bị tịch thu toàn bộ tài sản. Nếu vậy thì rất đáng lo lắng cho nền kinh tế Việt Nam khi xu hướng phát triển của nền kinh tế trên thế giới là các dịch vụ, sản phẩm mạng. Điều 292 mang đến nguy cơ bóp chết rất nhiều startup có tiềm năng của Việt Nam khi chúng còn ở trong nước."
Cùng với những ồn ào xung quanh những nét mới của BLHS 2015, chúng ta không khỏi không nghĩ đến hiện tượng Nguyễn Hà Đông với game Flappy Bird, game này giúp Nguyễn Hà Đông kiếm được tới 50.000 USD mỗi ngày. Theo luật sư luật sư Phạm Công Út (Tp Hồ Chí Minh) phân tích trên Sohanews thì "Hành vi này của Đông trước đây chỉ có thể gặp rắc rối bởi quy định về xử phạt hành chính, nhưng sau ngày 1 tháng 7 năm nay sẽ có nguy cơ bị hình sự hóa vì mục đích vụ lợi nhưng chưa được cấp phép hợp pháp."
Luật sư Út cũng nêu rõ, điều Luật này đặt ra không nhằm hạn chế sự sáng tạo trong lĩnh vực giải trí bằng phương tiện công nghệ thông tin. Nhưng nếu chỉ sáng tạo mang tính bất vụ lợi, hoặc tính vụ lợi không cao (chưa đến 50 triệu đồng thì không phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng sự sáng tạo này với "thu nhập khủng lên đến 50.000USD/ ngày) nếu có thì phải xin được cấp giấy phép, nếu không phép thì có thể đối diện với mức án tù tối đa là 05 năm, hoặc bị phạt tiền từ 1,5 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng.
Trong khi đó, luật sư Lê Thiệp (Trưởng Văn phòng Luật sư Toàn Cầu, Hà Nội) lại đưa ra ý kiến khác khi cho rằng, người như Nguyễn Hà Đông là người viết phần mềm hay lập trình chương trình máy tính chứ không phải là người kinh doanh dịch vụ. "Trong trường hợp của Đông thì không cần phải xin phép, chỉ đơn vị sử dụng các ứng dụng này vào mục đích kinh doanh mới phải xin phép mà thôi. Nhà nước khuyến khích với các tự do sáng tạo, còn nếu Nguyễn Hà Đông hay ai đó có thu nhập hay hưởng lợi từ việc bán bản quyền thì anh phải nộp thuế rõ ràng".
Điều 292. Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông
1. Người nào cung cấp một trong các dịch vụ sau đây trên mạng máy tính, mạng viễn thông không có giấy phép hoặc không đúng nội dung được cấp phép, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc có doanh thu từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm:
a) Kinh doanh vàng trên tài khoản;
b) Sàn giao dịch thương mại điện tử;
c) Kinh doanh đa cấp;
d) Trung gian thanh toán;
đ) Trò chơi điện tử trên mạng;
e) Các loại dịch vụ khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định của pháp luật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc có doanh thu từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội trong trường hợp thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên hoặc có doanh thu 5.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo xã hội thông tin