Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Có thể một lúc nào đó các bạn sẽ hỏi bản thân rằng: "mình có lòng tự tin không ?" Hoặc, "lòng tự tin của mình là gì?"
Hôm nay chúng ta cùng chia sẻ với nhau về lòng tự tin nhé.
Lòng tự tin là cách nhận biết được giá trị và sự quan trọng của bản thân bạn. Cảm nhận bản thân bạn được yêu, đáng yêu, có năng lực, tự tin, có trách nhiệm, được chấp nhận, có giá trị và những tư tưởng khác mà bạn tạo ra cho chính bản thân bạn, các yếu tố này là những yếu tố cơ bản của lòng tự tin.
Một người thầy đã từng nói câu này: Một người làm chủ và một người không làm chủ thường khác nhau ở chỗ họ có hay không có ý chí và lòng tự tin. Chỉ cần có ý chí và lòng tự tin thì ngoài những việc vi phạm pháp luật ra, trên thế giới này sẽ chẳng có việc gì là khó khăn đối với bạn cả.
Đối diện thử thách khó khăn nào đó, tại sao bạn có cảm giác sợ hãi? Điều gì làm cho bạn sợ? Có phải bạn lo lắng học về thất bại nào đó có thể xảy đến trong tương lai?… Tôi nghĩ tất cả những tâm lý đó đều do sự thiếu tự tin trong bạn tạo ra mà thôi. Người thiếu tự tin thường rất hay căng thẳng, làm việc gì cũng phải ngó trước ngó sau, lo nghĩ nhiều, do dự lâu, thậm chí hay thay đổi. Vì vậy, bạn nên khắc phục những tâm lý sợ hãi của mình bằng cách tăng cường sự tự tin cho bản thân.
Tự tin là hoàn toàn tin tưởng vào bản thân, là nhận thức và nắm rõ được bản thân mình, chứ không có nghĩa là tin tưởng bản thân một cách mù quáng. Muốn rèn luyện sự tự tin, trước tiên bạn phải tin vào bản thân mình (vì nếu ngay cả bạn cũng không tin vào chính mình thì làm sao người khác có thể giúp được bạn ), không ngừng động viên bản thân : “Tôi làm được. Tôi nhất định làm được. Tôi sẽ thành công. Tôi sẽ làm việc đó tốt hơn người khác”. Có vậy tinh thấn bạn mới phấn chấn và bình tĩnh đối phó với những tình huống khó khăn.
Và điều quan trọng là bạn phải rèn cho mình có được thói quen luôn khẳng định bản thân mình trước người khác. Bất kể khi làm một công việc nào đó, hoặc nói một câu gì đó, bạn nên tạo cho người khác có ấn tượng là “Công việc này tôi sẽ làm thật tốt” hoặc “Tôi sẽ trình bày vấn đề một cách vừa vặn”.. Cứ duy trì thói quen này đến một ngày nào đó bạn sẽ phát hiện ra mình đã có đủ tự tin đối mặt với cuộc sống rồi.
Tổng Hợp
Hôm nay chúng ta cùng chia sẻ với nhau về lòng tự tin nhé.
Lòng tự tin là cách nhận biết được giá trị và sự quan trọng của bản thân bạn. Cảm nhận bản thân bạn được yêu, đáng yêu, có năng lực, tự tin, có trách nhiệm, được chấp nhận, có giá trị và những tư tưởng khác mà bạn tạo ra cho chính bản thân bạn, các yếu tố này là những yếu tố cơ bản của lòng tự tin.
Một người thầy đã từng nói câu này: Một người làm chủ và một người không làm chủ thường khác nhau ở chỗ họ có hay không có ý chí và lòng tự tin. Chỉ cần có ý chí và lòng tự tin thì ngoài những việc vi phạm pháp luật ra, trên thế giới này sẽ chẳng có việc gì là khó khăn đối với bạn cả.
Bộ Đội Việt Nam. Ảnh sưu tầm
Đối diện thử thách khó khăn nào đó, tại sao bạn có cảm giác sợ hãi? Điều gì làm cho bạn sợ? Có phải bạn lo lắng học về thất bại nào đó có thể xảy đến trong tương lai?… Tôi nghĩ tất cả những tâm lý đó đều do sự thiếu tự tin trong bạn tạo ra mà thôi. Người thiếu tự tin thường rất hay căng thẳng, làm việc gì cũng phải ngó trước ngó sau, lo nghĩ nhiều, do dự lâu, thậm chí hay thay đổi. Vì vậy, bạn nên khắc phục những tâm lý sợ hãi của mình bằng cách tăng cường sự tự tin cho bản thân.
Tự tin là hoàn toàn tin tưởng vào bản thân, là nhận thức và nắm rõ được bản thân mình, chứ không có nghĩa là tin tưởng bản thân một cách mù quáng. Muốn rèn luyện sự tự tin, trước tiên bạn phải tin vào bản thân mình (vì nếu ngay cả bạn cũng không tin vào chính mình thì làm sao người khác có thể giúp được bạn ), không ngừng động viên bản thân : “Tôi làm được. Tôi nhất định làm được. Tôi sẽ thành công. Tôi sẽ làm việc đó tốt hơn người khác”. Có vậy tinh thấn bạn mới phấn chấn và bình tĩnh đối phó với những tình huống khó khăn.
Và điều quan trọng là bạn phải rèn cho mình có được thói quen luôn khẳng định bản thân mình trước người khác. Bất kể khi làm một công việc nào đó, hoặc nói một câu gì đó, bạn nên tạo cho người khác có ấn tượng là “Công việc này tôi sẽ làm thật tốt” hoặc “Tôi sẽ trình bày vấn đề một cách vừa vặn”.. Cứ duy trì thói quen này đến một ngày nào đó bạn sẽ phát hiện ra mình đã có đủ tự tin đối mặt với cuộc sống rồi.
Tổng Hợp