• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Kina Ngaan

Active member
Cấu hình electron nguyên tử biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau. Bài 5 hóa 10 nghiên cứu về mảng kiến thức này. Sau đây, là những lời giải chi tiết bài học để bạn tham khảo củng cố kiến thức.

20220718_074415.jpg

Bài 1 trang 27 SGK Hoá học 10
Nguyên tố có Z = 11 thuộc loại nguyên tố :
A. s B. p C.d D.f
Chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết
Cấu hình electron: 1s22s22p63s11s22s22p63s1
Nhận thấy e cuối cùng được điền vào phân lớp s nên X thuộc nguyên tố s.
Đáp án A

Bài 2 trang 27 SGK Hoá học 10
Cấu hình electron nguyên tử nào sau đây của lưu huỳnh (Z = 16) là
A. 1s2 2s2 2p5 3s2 3p5.
B. 1 s2 2s1 2p6 3s2 3p6.
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4.
D. 1 s2 2s2 2p6 3s2 3p3.
Chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết
Cấu hình e của nguyên tử lưu huỳnh (Z = 16) là : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4
Đáp án C

Bài 3 trang 28 SGK Hoá học 10
Cấu hình electron của nguyên tử nhôm (Z = 13) là 1s22s22p63s23p1.
Vậy :
A. Lớp thứ nhất (Lớp K) có 2 electron.
B. Lớp thứ hai (Lớp L) có 8 electron.
C. Lớp thứ ba (Lớp M) có 3 electron.
D. Lớp ngoài cùng có 1 electron.
Tìm câu sai.

Lời giải chi tiết
- Lớp đầu tiên có 2 electron
- Lớp thứ hai có: 2 + 6 = 8 electron
- Lớp thứ ba có: 2 + 1 = 3 electron
Vậy câu D. là sai vì lớp ngoài cùng là lớp thứ ba có 3 electron.
Đáp án D

Bài 4 trang 28 SGK Hoá học 10
Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 13.
a) Xác định nguyên tử khối.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.
(Cho biết : các nguyên tố có số hiệu nguyên tử từ 2 đến 82 trong bảng tuần hoàn thì 1 ≤ N/Z ≤ 1,5.)

Lời giải chi tiết
a) Gọi số p = số e = Z, số n = N
- Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 13 nên ta có:
2Z + N = 13 => N = 13 - 2Z
- Mặt khác, từ nguyên tố số 2 đến 82 trong bảng tuần hoàn thì:
1 ≤ N/Z ≤ 1,5 => 1⩽(13−2Z)/Z⩽1,5
=> 3,71⩽Z⩽4,33
=> Z = 4
=> N = 5
Vậy nguyên tử khối của nguyên tố là: 4 + 5 = 9
b) Cấu hình electron của nguyên tố đó là: 1s22s2

Bài 5 trang 28 SGK Hoá học 10
Có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt bằng 3, 6, 9, 18 ?

Lời giải chi tiết
Số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử bằng 3, 6, 9, 18 lần lượt là 1, 4, 7, 8. Do các nguyên tử có cấu hình electron như sau:
Z = 3 : 1s2 2s1 => có 1e lớp ngoài cùng ; Z = 6 : 1s2 2s2 2p2 => có 4e lớp ngoài cùng;
Z = 9 : 1s2 2s2 2p5 => có 7e lớp ngoài cùng; Z = 18 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6=> có 8e lớp ngoài cùng.

Bài 6 trang 28 SGK Hoá học 10
Viết cấu hình electron của nguyên tử các cặp nguyên tố mà hạt nhân nguyên tử có số proton là
a) 1, 3.
b) 8, 16.
c) 7, 9.
Những nguyên tố nào là kim loại ? Là phi kim ? Vì sao ?

Lời giải chi tiết
Hạt nhân nguyên tử cho biết số proton (nghĩa là cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân) nên theo yêu cầu của đề bài ta có thế viết cấu hình electron của nguyên tử các cặp nguyên tố như sau :
a) Z = 1 : 1s1 ; Z = 3 : 1s2 2S1 ;
b) Z = 8 : 1s2 2s2 2p4 ; Z = 16 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 ;
c) Z = 7 : 1s2 2s2 2p3 ; Z = 9 : 1s2 2s2 2p5.
Nguyên tố kim loại là những nguyên tố có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng, nên nguyên tố có Z = 3 là kim loại, còn nguyên tố Z = 1 là H giống kim loại nhưng không phải là kim loại.
Nguyên tố phi kim có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng nên các nguyên tô có Z = 8, Z = 16, Z = 7, Z = 9 là phi kim.

Sưu tầm
 
Sửa lần cuối:
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top