Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Thuyết A-rê-ni-ut quan niệm về các chất như axit, bazơ. Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+. Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-. Bài 2 hóa 11 đã cung cấp cho học sinh lượng kiến thức liên quan đến điện li. Để củng cố bài học này, sau đây là lời giải chi tiết bài tập SGK mời bạn đọc tham khảo.
Bài 1 trang 10 SGK Hóa học 11
Phát biểu các định nghĩa axit, axit một nấc và nhiều nấc, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit. Lấy các thí dụ minh hoạ và viết phương trình điện li của chúng.
Lời giải:
Theo thuyết A-rê-ni-ut thì:
1. Axit
- Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
Ví dụ: HCl → H+ + Cl–
+ Những axit mà tan trong nước phân li nhiều nấc ra ion H+ gọi là các axit nhiều nấc.
Ví dụ : H2SO4, H3PO4…
+ Những axit mà tan trong nước phân li 1 nấc ra ion H+ gọi là các axit một nấc.
2. Bazo
– Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH–.
Ví dụ : NaOH → Na+ + OH–
+ Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.
Zn(OH)2 ⇔ Zn2+ +2OH–
Zn(OH)2 ⇔ ZnO22- + 2H+
3. Muối
- Muối là hợp chất, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.
Ví dụ : Na2CO3 → 2Na+ + CO32-
+ Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không có khả năng phân li ra ion H+.
+ Muối axit là muối mà anion gốc axit có khá năng phân li ra ion H+.
Bài 2 trang 10 SGK Hóa học 11
Viết phương trình điện li của các chất sau :
a) các axit yếu : H2S, H2CO3.
b) bazơ mạnh : LiOH.
c) các muối: K2CO3, NaCIO, NaHS.
d) hiđroxit lưỡng tính : Sn(OH)2.
Lời giải:
a) H2S ⇌ H+ + HS-
HS- ⇌ H+ + S2-
H2CO3 ⇌ H+ + HCO3-
HCO3- ⇌ H + + CO32-
b) LiOH → Li+ + OH-
c) K2CO3 → 2K+ + CO32-
NaClO → Na+ + ClO-
NaHS → Na+ + HS-
HS- ⇌ H+ + S2-
d) Sn(OH)2 ⇌ Sn2++ 2OH-
H2SnO2 ⇌ 2H+ + SnO22-
Bài 3 trang 10 SGK Hóa học 11
Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Một hợp chất trong thành phẩn phân tử có hiđro là axit.
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
Lời giải:
A sai vì axit là chất khi tan trong nước phân ly ra H+ (định nghĩa theo thuyết Arrehnius). Nhiều chất trong phân tử có hiđro nhưng không phải axit như H2O, NH3,…
B sai vì các hiđroxit lưỡng tính trong thành phần phân tử cũng có nhóm OH: Zn(OH)2, Al(OH)3,…
D sai vì bazơ là chất khi tan trong nước phân ly ra anion OH-, nên trong phân tử bazơ luôn có nhóm OH (định nghĩa theo thuyết Arrehnius)
Đáp án C
Bài 4 trang 10 SGK Hóa học 11
Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng ?
A. [H+] = 0,10M
B. [H+] < [CH3COO-]
C. [H+] > [CH3COO-]
D. [H+] < 0,10M
Lời giải:
Do CH3COOH là chất điện ly yếu nên trong nước chỉ phân ly một phần
CH3COOH→CH3COO- + H+
Vậy [H+] = [CH3COO-] < 0,1M
Đáp án D
Bài 5 trang 10 SGK Hóa học 11
Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng ?
A. [H+] = 0,10M
B. [H+] < [NO3-]
C. [H+] > [NO3-]
D. [H+] < 0,10M
Lời giải:
HNO3 là một axit mạnh nên khi hòa tan trong nước bị phân li hoàn toàn thành ion.
HNO3 → H+ + NO3-
0,1 0,1 0,1
→→ [H+] = [NO3-] = 0,1M
Vậy [H+] = 0,10M.
Đáp án A
Sưu tầm
(Nguồn ảnh: Internet)
Bài 1 trang 10 SGK Hóa học 11
Phát biểu các định nghĩa axit, axit một nấc và nhiều nấc, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit. Lấy các thí dụ minh hoạ và viết phương trình điện li của chúng.
Lời giải:
Theo thuyết A-rê-ni-ut thì:
1. Axit
- Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
Ví dụ: HCl → H+ + Cl–
+ Những axit mà tan trong nước phân li nhiều nấc ra ion H+ gọi là các axit nhiều nấc.
Ví dụ : H2SO4, H3PO4…
+ Những axit mà tan trong nước phân li 1 nấc ra ion H+ gọi là các axit một nấc.
2. Bazo
– Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH–.
Ví dụ : NaOH → Na+ + OH–
+ Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.
Zn(OH)2 ⇔ Zn2+ +2OH–
Zn(OH)2 ⇔ ZnO22- + 2H+
3. Muối
- Muối là hợp chất, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.
Ví dụ : Na2CO3 → 2Na+ + CO32-
+ Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không có khả năng phân li ra ion H+.
+ Muối axit là muối mà anion gốc axit có khá năng phân li ra ion H+.
Bài 2 trang 10 SGK Hóa học 11
Viết phương trình điện li của các chất sau :
a) các axit yếu : H2S, H2CO3.
b) bazơ mạnh : LiOH.
c) các muối: K2CO3, NaCIO, NaHS.
d) hiđroxit lưỡng tính : Sn(OH)2.
Lời giải:
a) H2S ⇌ H+ + HS-
HS- ⇌ H+ + S2-
H2CO3 ⇌ H+ + HCO3-
HCO3- ⇌ H + + CO32-
b) LiOH → Li+ + OH-
c) K2CO3 → 2K+ + CO32-
NaClO → Na+ + ClO-
NaHS → Na+ + HS-
HS- ⇌ H+ + S2-
d) Sn(OH)2 ⇌ Sn2++ 2OH-
H2SnO2 ⇌ 2H+ + SnO22-
Bài 3 trang 10 SGK Hóa học 11
Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Một hợp chất trong thành phẩn phân tử có hiđro là axit.
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
Lời giải:
A sai vì axit là chất khi tan trong nước phân ly ra H+ (định nghĩa theo thuyết Arrehnius). Nhiều chất trong phân tử có hiđro nhưng không phải axit như H2O, NH3,…
B sai vì các hiđroxit lưỡng tính trong thành phần phân tử cũng có nhóm OH: Zn(OH)2, Al(OH)3,…
D sai vì bazơ là chất khi tan trong nước phân ly ra anion OH-, nên trong phân tử bazơ luôn có nhóm OH (định nghĩa theo thuyết Arrehnius)
Đáp án C
Bài 4 trang 10 SGK Hóa học 11
Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng ?
A. [H+] = 0,10M
B. [H+] < [CH3COO-]
C. [H+] > [CH3COO-]
D. [H+] < 0,10M
Lời giải:
Do CH3COOH là chất điện ly yếu nên trong nước chỉ phân ly một phần
CH3COOH→CH3COO- + H+
Vậy [H+] = [CH3COO-] < 0,1M
Đáp án D
Bài 5 trang 10 SGK Hóa học 11
Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng ?
A. [H+] = 0,10M
B. [H+] < [NO3-]
C. [H+] > [NO3-]
D. [H+] < 0,10M
Lời giải:
HNO3 là một axit mạnh nên khi hòa tan trong nước bị phân li hoàn toàn thành ion.
HNO3 → H+ + NO3-
0,1 0,1 0,1
→→ [H+] = [NO3-] = 0,1M
Vậy [H+] = 0,10M.
Đáp án A
Sưu tầm