Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Silla thống nhất và Balhae
Vào giữa thế kỷ thứ 6, vương quốc Silla đã xâm chiếm và cai quản vương quốc Gaya láng giềng, một vương quốc gồm các thành quốc mạnh phát triển ở khu vực đông nam bán đảo từ giữa thế kỷ thứ nhất đến giữa thế kỷ thứ 6. Vương quốc Silla cũng đã liên minh quân sự với nhà Đường của Trung Quốc nhằm chinh phục các vương quốc Goguryeo và Baekje. Nhưng sau đó, Silla đã chiến đấu chống lại nhà Đường khi nhà Đường để lộ tham vọng sáp nhập lãnh thổ Goguryeo và Baekje.
Silla đã đẩy lùi Trung Quốc vào năm 676. Sau đó vào năm 698, những người dân trước đây của vương quốc Goguryeo sống tại khu vực trung nam Mãn Châu lý đã lập nên vương quốc Balhae. Balhae bao gồm không chỉ những người dân của vương quốc Goguryeo mà còn một số lớn dân vùng Malgal.
Balhae đã thiết lập một hệ thống chính phủ với trung tâm là năm thủ phủ địa phương, đây là mô hình dựa trên cơ cấu hành chính của vương quốc Goguryeo. Balhae đã phát triển một nền văn hóa tiên tiến bắt nguồn từ vương quốc Goguryeo.
Vương quốc Balhae đạt đến đỉnh cao của thịnh vượng trong nửa đầu thế kỷ 9 với việc xâm chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn từ sông Amur ở miền Bắc và sông Kaiyuan ở trung nam Mãn Châu lý cho tới phía tây. Quốc gia này cũng thiết lập quan hệ ngoại giao với Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản. Balhae tồn tại đến năm 926, khi nước này bị người Khitan lật đổ. Rất nhiều giai cấp cầm quyền, hầu hết là người dân trên bán đảo Triều Tiên, đã di chuyển xuống miền Nam sinh sống tại vương triều Goryeo mới được thành lập.
Silla thống nhất Bán đảo Triều Tiên vào năm 668 và đạt tới đỉnh cao của quyền lực và sự thịnh vượng vào giữa thế kỷ 8. Vương quốc này đã nỗ lực thiết lập một đất nước Phật giáo. Đền Bulguksa được xây dựng trong thời kỳ này. Tuy nhiên, quốc gia tôn sùng đạo Phật này đã bắt đầu rơi vào tình trạng kém phát triển do giới quý tộc tự cho phép sống cuộc sống quá xa xỉ. Ngoài ra, cũng có những xung đột giữa các nhà lãnh đạo địa phương đòi quyền lực đối với hai quốc gia bị chiếm đóng là Goguryeo và Baekje. Năm 935, vua Silla chính thức quy phục vương triều mới được thành lập Goryeo.
Goryeo
Kể từ khi vương quốc Silla thống nhất bán đảo Triều Tiên, vào năm 668, mặc dù bị ngoại xâm liên tiếp, bán đảo này vẫn thuộc quyền cai trị của một chính quyền duy nhất, đồng thời vẫn duy trì được sự độc lập về chính trị và giữ gìn các di sản văn hóa của dân tộc. Cả hai triều đại Goryeo (918-1392) và Joseon (1392-1910) đã củng cố quyền lực và phát triển văn hóa, đồng thời đẩy lùi quân ngoại xâm như Khitans, Mông Cổ và Nhật Bản. Wang Geon, một vị tướng phục vụ dưới quyền Gungye, một hoàng tử nổi loạn của vương triều Silla, đã lập nên triều đại Goryeo. Wang Geon đã chọn quê hương ông Songak (ngày nay là Gaeseong thuộc CHDCND Triều Tiên) làm thủ đô và tuyên bố mục tiêu lấy lại lãnh thổ đã mất của vương quốc Goguryeo ở đông bắc Trung Quốc.
Ông đã đặt tên triều đại của mình là Goryeo, nguồn gốc của tên gọi Hàn Quốc ngày nay. Mặc dù Goryeo không lấy lại được những vùng đất đã mất, triều đại này đã xây dựng một nền văn hóa tinh tế, tiêu biểu là cheongja - một loại gốm xanh và các tập tục Phật giáo phát triển. Một phát minh không kém phần ý nghĩa, đó là bản khắc chữ in kim loại di động đầu tiên trên thế giới vào năm 1234, đi trước kỹ thuật in Gutenberg của Đức hai thế kỷ. Trong cùng thời gian này, những nghệ nhân đầy tài năng của Triều Tiên cũng đã hoàn thành một công việc phi thường, đó là khắc toàn bộ các phép tắc Phật giáo lên các phiến gỗ lớn.
Các phiến khắc này gồm hơn 80.000 bản, được làm với mục đích cầu mong sự phù hộ của Đức Phật để đẩy lùi kẻ xâm lược Mông Cổ. Những bản khắc này được gọi là Bộ kinh Phật Koreana và ngày nay được lưu trữ tại khu đền lịch sử Haeinsa.
Những phiến gỗ khắc bộ kinh Phật Korean tại đền Haeinsa
Trong những năm tiếp theo, những cuộc đấu tranh nội bộ giữa quan lại học giả và chiến binh, giữa đạo Khổng và đạo Phật đã làm triều đại Goryeo suy yếu. Cuộc tấn công của Mông Cổ bắt đầu vào năm 1231 đã làm cho Goryeo trở thành một bang chư hầu của Mông Cổ trong gần một thế kỷ bất chấp sự kháng cự quyết liệt của người dân Goryeo.
Joseon
Năm 1392, Tướng Yi Seong-gye đã lập nên một triều đại mới lấy tên là Joseon. Tầng lớp cai trị đầu tiên của triều đại này đã lấy đạo Khổng làm triết lý chỉ đạo của vương quốc nhằm chống lại ảnh hưởng thống trị của Phật giáo trong thời kỳ Goryeo.
Những người thống trị Joseon đã cai trị vương quốc với một hệ thống chính trị cân bằng. Hệ thống thi cử có sự tham gia của dân chúng là cơ sở tuyển chọn ra tầng lớp quan lại. Các cuộc thi được dùng làm cơ sở cho tính cơ động của xã hội và hoạt động trí tuệ trong thời kỳ này. Xã hội sùng đạo Khổng này đánh giá cao học thuật, coi thường thương mại và sản xuất.
Dưới triều Sejong Đại đế (1418-1450) - vị vua thứ tư của triều đại Joseon - văn hóa và nghệ thuật phát triển chưa từng thấy trong lịch sử Hàn Quốc. Dưới sự bảo trợ của đức vua Sejong, các học giả của viện hàn lâm hoàng gia đã sáng tạo bảng chữ cái Hàn Quốc, được gọi là Hangeul.
Sau đó bảng chữ cái này được gọi là Hunminjeongeum, nghĩa là "hệ thống ngữ âm đúng để dạy dân chúng".
Vua Sejong cũng quan tâm một cách toàn diện đến lĩnh vực thiên văn học. Đồng hồ mặt trời, đồng hồ nước, địa cầu và bản đồ thiên văn đều được làm ra theo yêu cầu của ông. Ông đã truyền ngai vàng cho con trai ông, vua Munjong (trị vì 1450-1452) nhưng Munjong qua đời hai năm sau đó và Thái tử Danjong 11 tuổi lên ngôi vua.
Hunminjeongeum (trái) - chân dung Vua Sejong (phải)
Năm 1455, Hoàng tử Suyangdaegun, chú của vua Danjong, đã cướp ngai vàng của vị hoàng đế trẻ tuổi này. Suyangdaegun trở thành vua Sejo (trị vì 1455-1468). Ông đã lập nên một khung thể chế của chính phủ bằng việc xuất bản một bộ luật gọi là Gyeongguk Daejeon.
Năm 1592, Nhật Bản xâm chiếm vương triều Joseon để dọn đường xâm lược Trung Quốc.
Đô đốc Yi Sun-sin (1545-1598), một trong những nhân vật được tôn kính nhất trong lịch sử Hàn Quốc, đã chỉ huy hàng loạt những cuộc tấn công của thủy quân oanh liệt trên biển chống lại đội quân của Nhật Bản bằng những Geobukseon (thuyền rùa) được coi là những thuyền chiến bọc sắt đầu tiên trên thế giới.
Trên mặt đất, những chiến binh nông dân tình nguyện và đội ngũ những tăng lữ Phật giáo đã dũng cảm chống lại kẻ thù. Sau khi Tư lệnh Toyotomi Hideyoshi tử trận, Nhật Bản bắt đầu rút lui khỏi Hàn Quốc. Cuộc chiến cuối cùng đã kết thúc năm 1598, song nó đã để lại những ảnh hưởng vô cùng to lớn tới triều đại Joseon của Hàn Quốc và Nhà Minh Trung Quốc. Trong suốt thời gian chiến tranh, rất nhiều nghệ nhân và kỹ thuật viên kể cả phu khuân vác Hàn Quốc đã bị cưỡng ép đưa sang Nhật Bản.
Từ đầu thế kỷ 17, một phong trào chủ trương Silhak, có nghĩa học thuật thực hành, đã phát triển mạnh trong các quan chức học giả có tư tưởng tự do như một phương tiện để xây dựng một quốc gia hiện đại.
Các học giả này kiên quyết kiến nghị việc cải thiện nông nghiệp và công nghiệp, đồng thời thực hiện cải cách triệt để việc phân chia đất đai. Đương nhiên những nhà quý tộc của một chính phủ bảo thủ không sẵn sàng ủng hộ một sự thay đổi mạnh mẽ như vậy.
Trong nửa sau của thời kỳ Joseon, người ta thấy chính quyền chính phủ và tầng lớp thượng lưu bắt đầu có những biểu hiện của tư tưởng bè phái. Để chỉnh đốn tình hình chính trị không mong muốn này, vua Yeongjo (trị vì 1724-1776) cuối cùng đã đề ra một chính sách không thiên vị. Nhờ thế nhà vua đã củng cố được quyền lực của vương triều và sự ổn định chính trị.
Vua Jeongjo (trị vì 1776-1800) đã duy trì chính sách không thiên vị và lập nên một thư viện của triều đình để gìn giữ những tài liệu và những biên bản của vương triều. Ông cũng khởi xướng những cuộc cải cách về chính trị và văn hóa khác. Giai đoạn này đã chứng kiến sự phát triển rực rỡ của Silhak. Một số học giả có tên tuổi đã viết ra những công trình tiến bộ đề nghị cải cách nông nghiệp và công nghiệp, nhưng chỉ một số ít những ý tưởng đó được triều đình chấp thuận.
Hàn Quốc trở thành một “Quốc gia ẩn dật” vào thế kỷ 19, kiên quyết phản đối những đòi hỏi của phương Tây về quan hệ ngoại giao và thương mại. Cùng với thời gian, một số nước châu Á và châu Âu với tham vọng đế quốc đã đua tranh để giành ảnh hưởng đối với bán đảo Triều Tiên. Nhật Bản, sau khi thắng Trung Quốc và Nga trong chiến tranh, đã thôn tính Hàn Quốc và thiết lập sự cai trị thực dân tại đây từ năm 1910.
Chế độ cai trị thực dân của Nhật Bản đã khơi dậy tinh thần yêu nước của người Hàn Quốc. Các nhà trí thức Hàn Quốc đã căm phẫn trước chính sách đồng hóa ngang nhiên của Nhật Bản mà thậm chí chính sách này còn cấm cả việc giảng dạy bằng tiếng Hàn trong các trường học. Ngày 1-3-1919, người dân Hàn Quốc đã tổ chức những cuộc phản đối trên phạm vi cả nước, trong đó hàng nghìn người đã hy sinh.
Mặc dù thất bại, Phong trào Độc lập mồng 1 tháng 3 đã tạo nên một mối liên kết vững vàng giữa bản sắc dân tộc và tinh thần yêu nước của người dân Hàn Quốc. Phong trào này đã dẫn tới việc thành lập một chính phủ lâm thời tại Thượng Hải, Trung Quốc và cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức chống lại thực dân Nhật tại Mãn Châu Lý. Vào ngày mồng 1 tháng Ba hàng năm, người Hàn Quốc vẫn kỷ niệm Phong trào Độc lập này và đây được coi là ngày lễ quốc gia.
Trong suốt thời kỳ thực dân, Nhật Bản đã không ngừng bóc lột Hàn Quốc về kinh tế. Cuộc sống của người Hàn Quốc trở nên khốn khổ dưới ách thống trị của thực dân Nhật cho tới khi Nhật Bản bị đánh bại trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II vào năm 1945.
Người Hàn Quốc vui mừng khi Nhật bị đánh bại trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Tuy nhiên, niềm vui của họ chỉ hết sức ngắn ngủi. Tự do không đem lại ngay cho người Hàn Quốc một nền độc lập mà họ đã chiến đấu hết sức ác liệt để giành lấy.
Thay vào đó, nó đã để lại một đất nước bị chia cắt bởi sự khác biệt về tư tưởng do cuộc chiến tranh lạnh. Những nỗ lực của người Hàn Quốc nhằm xây dựng nên một chính phủ độc lập đã thất bại do lực lượng quân đội Mỹ chiếm đóng nửa phía nam bán đảo và quân đội Xô Viết kiểm soát phần phía Bắc.
Tháng 11-1947, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) thông qua một nghị quyết kêu gọi tổng tuyển cử tại Hàn Quốc dưới sự giám sát của một Ủy ban LHQ.
Tuy nhiên, Liên Xô đã từ chối thi hành nghị quyết này và ngăn Ủy ban LHQ tiến vào nửa phía bắc bán đảo. Sau đó, đại hội đồng LHQ đã thông qua một nghị quyết khác kêu gọi bầu cử tại các địa phương mà Ủy ban LHQ có thể đến được. Những cuộc bầu cử đầu tiên ở Hàn Quốc được tiến hành vào ngày 10-05-1948 tại những vùng ở phía nam vĩ tuyến 38. Vĩ tuyến này đã trở thành đường chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai miền Bắc, Nam.
Syngman Rhee (Lý Thừa Vãn) được bầu làm Tổng thống đầu tiên của Đại Hàn Dân Quốc vào năm 1948. Đồng thời, ở phía bắc vĩ tuyến 38, CHDCND Triều Tiên được thành lập dưới sự lãnh đạo của Kim Il-sung (Kim Nhật Thành).
Ngày 25-06-1950, miền Bắc tiến hành một cuộc xâm lược quy mô lớn vào miền Nam dẫn đến cuộc chiến tranh kéo dài ba năm với sự tham gia của Mỹ, Trung Quốc và một số lực lượng quân sự nước ngoài khác. Toàn bộ bán đảo bị tàn phá do những cuộc xung đột. Cuối cùng, một hiệp định ngừng bắn đã được kí kết tháng 7-1953.
Cuộc chiến tranh đã làm gần 3 triệu người chết và bị thương, hàng triệu người khác mất nhà cửa hoặc bị ly tán gia đình. Sự rối loạn nghiêm trọng về xã hội vẫn tiếp diễn dưới chính quyền Tổng thống Syngman Rhee.
Nền dân chủ của Hàn Quốc chưa chín muồi vào thời điểm bấy giờ, và đất nước đã phải trải qua những khó khăn to lớn về chính trị và kinh tế. Cuộc nổi dậy do sinh viên cầm đầu tháng 4-1960 buộc Tổng thống Rhee phải từ chức. Chang Myon thuộc đảng dân chủ lập nên một chính phủ vào tháng 8-1960 và một nền cộng hòa thứ hai được thành lập.
Tuy nhiên, một cuộc đảo chính do Đại tướngPark Chung-hee (Pắc Chung Hy) cầm đầu ngày 16-05-1961 đã lật đổ chính phủ mới. Hội đồng Tái thiết Quốc gia Tối cao do TướngPark đứng đầu đã tiếp quản các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp của Chính phủ.
Park trở thành Tổng thống trong cuộc bầu cử năm 1963. Chính quyền của Tổng thống Park theo đuổi công cuộc công nghiệp hóa nhanh chóng và đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao trong những thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ trước, thường được gọi là "Kỳ tích trên sông Hàn", nhưng sự cai trị của ông cũng kéo theo hạn chế nghiêm ngặt những quyền chính trị và tự do của nhân dân.
Vụ ám sát TổngthốngPark vào tháng 10-1979 đã dẫn đến thời kỳ quá độ dưới ách quân luật. Choi Kyu-hah, được phong làm Tổng thống lâm thời, đã từ chức tháng 8-1980, và Chun Doo-hwan, người cầm đầu một nhóm sĩ quan đầy thế lực, đã được Hội nghị Quốc gia về Thống nhất-một tập thể cử tri - bầu làm Tổng thống.
Các phong trào thân dân chủ lên cao trong suốt thập niên 1980 và chế độ bầu cử Tổng thống bằng đầu phiếu phổ thông trực tiếp đã được khôi phục trong Hiến pháp được sửa đổi năm 1987.
Roh Tae-woo, nguyên là một tướng quân đội, đã được bầu làm Tổng thống theo Hiến pháp mới, song những tiến bộ về dân chủ đạt được trong suốt thời kỳ cầm quyền của ông đã chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống dân sự lần đầu tiên trong vòng 32 năm.
Kim Young-sam, một nhà hoạt động thân dân chủ lâu năm, do đảng cầm quyền đề cử đã được bầu làm Tổng thống năm 1992.
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1997, lãnh tụ Kim Dae-jung của phe đối lập chiếm đa số - đảng Quốc hội vì một Nền Chính trị Mới (NCNP) - đã đắc cử. Chính quyền của ông, với tên gọi "Chính quyền của nhân dân" đã được thành lập thông qua sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc từ đảng cầm quyền sang đảng đối lập.
Chính quyền của Tổng thống Roh Moo-hyun, hay "Chính phủ có sự tham dự của Nhân dân", ra mắt ngày 25-02-2003. Chính quyền của Tổng thống Roh, chính quyền thứ 16 trong lịch sử nước cộng hòa, đã đề ra ba mục tiêu trước mắt là "Dân chủ với nhân dân", "Xã hội phát triển cân bằng", và "Kỷ nguyên hòa bình và thịnh vượng ở Đông Bắc Á".
Chính quyền Roh Moo-hyun sinh ra từ sức mạnh của nhân dân. Các cuộc quyên góp tự nguyện và chiến dịch vận động bầu cử do những người dân vận động đã đem lại chiến thắng cho Tổng thống Roh Moo-hyun trong cuộc bầu cử tổng thống.
Chính quyền Roh được xây dựng trên nền tảng sức mạnh của dân chúng tham gia. Vì vậy, sự tham gia của quần chúng sẽ có một vai trò then chốt trong hoạt động tương lai của chính phủ, như nó đã từng có vai trò quyết định khi mới ra đời.
Vào giữa thế kỷ thứ 6, vương quốc Silla đã xâm chiếm và cai quản vương quốc Gaya láng giềng, một vương quốc gồm các thành quốc mạnh phát triển ở khu vực đông nam bán đảo từ giữa thế kỷ thứ nhất đến giữa thế kỷ thứ 6. Vương quốc Silla cũng đã liên minh quân sự với nhà Đường của Trung Quốc nhằm chinh phục các vương quốc Goguryeo và Baekje. Nhưng sau đó, Silla đã chiến đấu chống lại nhà Đường khi nhà Đường để lộ tham vọng sáp nhập lãnh thổ Goguryeo và Baekje.
Silla đã đẩy lùi Trung Quốc vào năm 676. Sau đó vào năm 698, những người dân trước đây của vương quốc Goguryeo sống tại khu vực trung nam Mãn Châu lý đã lập nên vương quốc Balhae. Balhae bao gồm không chỉ những người dân của vương quốc Goguryeo mà còn một số lớn dân vùng Malgal.
Balhae đã thiết lập một hệ thống chính phủ với trung tâm là năm thủ phủ địa phương, đây là mô hình dựa trên cơ cấu hành chính của vương quốc Goguryeo. Balhae đã phát triển một nền văn hóa tiên tiến bắt nguồn từ vương quốc Goguryeo.
Vương quốc Balhae đạt đến đỉnh cao của thịnh vượng trong nửa đầu thế kỷ 9 với việc xâm chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn từ sông Amur ở miền Bắc và sông Kaiyuan ở trung nam Mãn Châu lý cho tới phía tây. Quốc gia này cũng thiết lập quan hệ ngoại giao với Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản. Balhae tồn tại đến năm 926, khi nước này bị người Khitan lật đổ. Rất nhiều giai cấp cầm quyền, hầu hết là người dân trên bán đảo Triều Tiên, đã di chuyển xuống miền Nam sinh sống tại vương triều Goryeo mới được thành lập.
Silla thống nhất Bán đảo Triều Tiên vào năm 668 và đạt tới đỉnh cao của quyền lực và sự thịnh vượng vào giữa thế kỷ 8. Vương quốc này đã nỗ lực thiết lập một đất nước Phật giáo. Đền Bulguksa được xây dựng trong thời kỳ này. Tuy nhiên, quốc gia tôn sùng đạo Phật này đã bắt đầu rơi vào tình trạng kém phát triển do giới quý tộc tự cho phép sống cuộc sống quá xa xỉ. Ngoài ra, cũng có những xung đột giữa các nhà lãnh đạo địa phương đòi quyền lực đối với hai quốc gia bị chiếm đóng là Goguryeo và Baekje. Năm 935, vua Silla chính thức quy phục vương triều mới được thành lập Goryeo.
Goryeo
Kể từ khi vương quốc Silla thống nhất bán đảo Triều Tiên, vào năm 668, mặc dù bị ngoại xâm liên tiếp, bán đảo này vẫn thuộc quyền cai trị của một chính quyền duy nhất, đồng thời vẫn duy trì được sự độc lập về chính trị và giữ gìn các di sản văn hóa của dân tộc. Cả hai triều đại Goryeo (918-1392) và Joseon (1392-1910) đã củng cố quyền lực và phát triển văn hóa, đồng thời đẩy lùi quân ngoại xâm như Khitans, Mông Cổ và Nhật Bản. Wang Geon, một vị tướng phục vụ dưới quyền Gungye, một hoàng tử nổi loạn của vương triều Silla, đã lập nên triều đại Goryeo. Wang Geon đã chọn quê hương ông Songak (ngày nay là Gaeseong thuộc CHDCND Triều Tiên) làm thủ đô và tuyên bố mục tiêu lấy lại lãnh thổ đã mất của vương quốc Goguryeo ở đông bắc Trung Quốc.
Ông đã đặt tên triều đại của mình là Goryeo, nguồn gốc của tên gọi Hàn Quốc ngày nay. Mặc dù Goryeo không lấy lại được những vùng đất đã mất, triều đại này đã xây dựng một nền văn hóa tinh tế, tiêu biểu là cheongja - một loại gốm xanh và các tập tục Phật giáo phát triển. Một phát minh không kém phần ý nghĩa, đó là bản khắc chữ in kim loại di động đầu tiên trên thế giới vào năm 1234, đi trước kỹ thuật in Gutenberg của Đức hai thế kỷ. Trong cùng thời gian này, những nghệ nhân đầy tài năng của Triều Tiên cũng đã hoàn thành một công việc phi thường, đó là khắc toàn bộ các phép tắc Phật giáo lên các phiến gỗ lớn.
Các phiến khắc này gồm hơn 80.000 bản, được làm với mục đích cầu mong sự phù hộ của Đức Phật để đẩy lùi kẻ xâm lược Mông Cổ. Những bản khắc này được gọi là Bộ kinh Phật Koreana và ngày nay được lưu trữ tại khu đền lịch sử Haeinsa.
Những phiến gỗ khắc bộ kinh Phật Korean tại đền Haeinsa
Trong những năm tiếp theo, những cuộc đấu tranh nội bộ giữa quan lại học giả và chiến binh, giữa đạo Khổng và đạo Phật đã làm triều đại Goryeo suy yếu. Cuộc tấn công của Mông Cổ bắt đầu vào năm 1231 đã làm cho Goryeo trở thành một bang chư hầu của Mông Cổ trong gần một thế kỷ bất chấp sự kháng cự quyết liệt của người dân Goryeo.
Joseon
Năm 1392, Tướng Yi Seong-gye đã lập nên một triều đại mới lấy tên là Joseon. Tầng lớp cai trị đầu tiên của triều đại này đã lấy đạo Khổng làm triết lý chỉ đạo của vương quốc nhằm chống lại ảnh hưởng thống trị của Phật giáo trong thời kỳ Goryeo.
Những người thống trị Joseon đã cai trị vương quốc với một hệ thống chính trị cân bằng. Hệ thống thi cử có sự tham gia của dân chúng là cơ sở tuyển chọn ra tầng lớp quan lại. Các cuộc thi được dùng làm cơ sở cho tính cơ động của xã hội và hoạt động trí tuệ trong thời kỳ này. Xã hội sùng đạo Khổng này đánh giá cao học thuật, coi thường thương mại và sản xuất.
Dưới triều Sejong Đại đế (1418-1450) - vị vua thứ tư của triều đại Joseon - văn hóa và nghệ thuật phát triển chưa từng thấy trong lịch sử Hàn Quốc. Dưới sự bảo trợ của đức vua Sejong, các học giả của viện hàn lâm hoàng gia đã sáng tạo bảng chữ cái Hàn Quốc, được gọi là Hangeul.
Sau đó bảng chữ cái này được gọi là Hunminjeongeum, nghĩa là "hệ thống ngữ âm đúng để dạy dân chúng".
Vua Sejong cũng quan tâm một cách toàn diện đến lĩnh vực thiên văn học. Đồng hồ mặt trời, đồng hồ nước, địa cầu và bản đồ thiên văn đều được làm ra theo yêu cầu của ông. Ông đã truyền ngai vàng cho con trai ông, vua Munjong (trị vì 1450-1452) nhưng Munjong qua đời hai năm sau đó và Thái tử Danjong 11 tuổi lên ngôi vua.
Hunminjeongeum (trái) - chân dung Vua Sejong (phải)
Năm 1455, Hoàng tử Suyangdaegun, chú của vua Danjong, đã cướp ngai vàng của vị hoàng đế trẻ tuổi này. Suyangdaegun trở thành vua Sejo (trị vì 1455-1468). Ông đã lập nên một khung thể chế của chính phủ bằng việc xuất bản một bộ luật gọi là Gyeongguk Daejeon.
Năm 1592, Nhật Bản xâm chiếm vương triều Joseon để dọn đường xâm lược Trung Quốc.
Đô đốc Yi Sun-sin (1545-1598), một trong những nhân vật được tôn kính nhất trong lịch sử Hàn Quốc, đã chỉ huy hàng loạt những cuộc tấn công của thủy quân oanh liệt trên biển chống lại đội quân của Nhật Bản bằng những Geobukseon (thuyền rùa) được coi là những thuyền chiến bọc sắt đầu tiên trên thế giới.
Trên mặt đất, những chiến binh nông dân tình nguyện và đội ngũ những tăng lữ Phật giáo đã dũng cảm chống lại kẻ thù. Sau khi Tư lệnh Toyotomi Hideyoshi tử trận, Nhật Bản bắt đầu rút lui khỏi Hàn Quốc. Cuộc chiến cuối cùng đã kết thúc năm 1598, song nó đã để lại những ảnh hưởng vô cùng to lớn tới triều đại Joseon của Hàn Quốc và Nhà Minh Trung Quốc. Trong suốt thời gian chiến tranh, rất nhiều nghệ nhân và kỹ thuật viên kể cả phu khuân vác Hàn Quốc đã bị cưỡng ép đưa sang Nhật Bản.
Từ đầu thế kỷ 17, một phong trào chủ trương Silhak, có nghĩa học thuật thực hành, đã phát triển mạnh trong các quan chức học giả có tư tưởng tự do như một phương tiện để xây dựng một quốc gia hiện đại.
Các học giả này kiên quyết kiến nghị việc cải thiện nông nghiệp và công nghiệp, đồng thời thực hiện cải cách triệt để việc phân chia đất đai. Đương nhiên những nhà quý tộc của một chính phủ bảo thủ không sẵn sàng ủng hộ một sự thay đổi mạnh mẽ như vậy.
Trong nửa sau của thời kỳ Joseon, người ta thấy chính quyền chính phủ và tầng lớp thượng lưu bắt đầu có những biểu hiện của tư tưởng bè phái. Để chỉnh đốn tình hình chính trị không mong muốn này, vua Yeongjo (trị vì 1724-1776) cuối cùng đã đề ra một chính sách không thiên vị. Nhờ thế nhà vua đã củng cố được quyền lực của vương triều và sự ổn định chính trị.
Vua Jeongjo (trị vì 1776-1800) đã duy trì chính sách không thiên vị và lập nên một thư viện của triều đình để gìn giữ những tài liệu và những biên bản của vương triều. Ông cũng khởi xướng những cuộc cải cách về chính trị và văn hóa khác. Giai đoạn này đã chứng kiến sự phát triển rực rỡ của Silhak. Một số học giả có tên tuổi đã viết ra những công trình tiến bộ đề nghị cải cách nông nghiệp và công nghiệp, nhưng chỉ một số ít những ý tưởng đó được triều đình chấp thuận.
Sự chiếm đóng của thực dân Nhật và phong trào độc lập của Hàn Quốc
Hàn Quốc trở thành một “Quốc gia ẩn dật” vào thế kỷ 19, kiên quyết phản đối những đòi hỏi của phương Tây về quan hệ ngoại giao và thương mại. Cùng với thời gian, một số nước châu Á và châu Âu với tham vọng đế quốc đã đua tranh để giành ảnh hưởng đối với bán đảo Triều Tiên. Nhật Bản, sau khi thắng Trung Quốc và Nga trong chiến tranh, đã thôn tính Hàn Quốc và thiết lập sự cai trị thực dân tại đây từ năm 1910.
Chế độ cai trị thực dân của Nhật Bản đã khơi dậy tinh thần yêu nước của người Hàn Quốc. Các nhà trí thức Hàn Quốc đã căm phẫn trước chính sách đồng hóa ngang nhiên của Nhật Bản mà thậm chí chính sách này còn cấm cả việc giảng dạy bằng tiếng Hàn trong các trường học. Ngày 1-3-1919, người dân Hàn Quốc đã tổ chức những cuộc phản đối trên phạm vi cả nước, trong đó hàng nghìn người đã hy sinh.
Mặc dù thất bại, Phong trào Độc lập mồng 1 tháng 3 đã tạo nên một mối liên kết vững vàng giữa bản sắc dân tộc và tinh thần yêu nước của người dân Hàn Quốc. Phong trào này đã dẫn tới việc thành lập một chính phủ lâm thời tại Thượng Hải, Trung Quốc và cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức chống lại thực dân Nhật tại Mãn Châu Lý. Vào ngày mồng 1 tháng Ba hàng năm, người Hàn Quốc vẫn kỷ niệm Phong trào Độc lập này và đây được coi là ngày lễ quốc gia.
Trong suốt thời kỳ thực dân, Nhật Bản đã không ngừng bóc lột Hàn Quốc về kinh tế. Cuộc sống của người Hàn Quốc trở nên khốn khổ dưới ách thống trị của thực dân Nhật cho tới khi Nhật Bản bị đánh bại trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II vào năm 1945.
Thành lập nước Đại Hàn Dân Quốc
Người Hàn Quốc vui mừng khi Nhật bị đánh bại trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Tuy nhiên, niềm vui của họ chỉ hết sức ngắn ngủi. Tự do không đem lại ngay cho người Hàn Quốc một nền độc lập mà họ đã chiến đấu hết sức ác liệt để giành lấy.
Thay vào đó, nó đã để lại một đất nước bị chia cắt bởi sự khác biệt về tư tưởng do cuộc chiến tranh lạnh. Những nỗ lực của người Hàn Quốc nhằm xây dựng nên một chính phủ độc lập đã thất bại do lực lượng quân đội Mỹ chiếm đóng nửa phía nam bán đảo và quân đội Xô Viết kiểm soát phần phía Bắc.
Tháng 11-1947, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) thông qua một nghị quyết kêu gọi tổng tuyển cử tại Hàn Quốc dưới sự giám sát của một Ủy ban LHQ.
Tuy nhiên, Liên Xô đã từ chối thi hành nghị quyết này và ngăn Ủy ban LHQ tiến vào nửa phía bắc bán đảo. Sau đó, đại hội đồng LHQ đã thông qua một nghị quyết khác kêu gọi bầu cử tại các địa phương mà Ủy ban LHQ có thể đến được. Những cuộc bầu cử đầu tiên ở Hàn Quốc được tiến hành vào ngày 10-05-1948 tại những vùng ở phía nam vĩ tuyến 38. Vĩ tuyến này đã trở thành đường chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai miền Bắc, Nam.
Syngman Rhee (Lý Thừa Vãn) được bầu làm Tổng thống đầu tiên của Đại Hàn Dân Quốc vào năm 1948. Đồng thời, ở phía bắc vĩ tuyến 38, CHDCND Triều Tiên được thành lập dưới sự lãnh đạo của Kim Il-sung (Kim Nhật Thành).
Ngày 25-06-1950, miền Bắc tiến hành một cuộc xâm lược quy mô lớn vào miền Nam dẫn đến cuộc chiến tranh kéo dài ba năm với sự tham gia của Mỹ, Trung Quốc và một số lực lượng quân sự nước ngoài khác. Toàn bộ bán đảo bị tàn phá do những cuộc xung đột. Cuối cùng, một hiệp định ngừng bắn đã được kí kết tháng 7-1953.
Cuộc chiến tranh đã làm gần 3 triệu người chết và bị thương, hàng triệu người khác mất nhà cửa hoặc bị ly tán gia đình. Sự rối loạn nghiêm trọng về xã hội vẫn tiếp diễn dưới chính quyền Tổng thống Syngman Rhee.
Nền dân chủ của Hàn Quốc chưa chín muồi vào thời điểm bấy giờ, và đất nước đã phải trải qua những khó khăn to lớn về chính trị và kinh tế. Cuộc nổi dậy do sinh viên cầm đầu tháng 4-1960 buộc Tổng thống Rhee phải từ chức. Chang Myon thuộc đảng dân chủ lập nên một chính phủ vào tháng 8-1960 và một nền cộng hòa thứ hai được thành lập.
Tuy nhiên, một cuộc đảo chính do Đại tướngPark Chung-hee (Pắc Chung Hy) cầm đầu ngày 16-05-1961 đã lật đổ chính phủ mới. Hội đồng Tái thiết Quốc gia Tối cao do TướngPark đứng đầu đã tiếp quản các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp của Chính phủ.
Park trở thành Tổng thống trong cuộc bầu cử năm 1963. Chính quyền của Tổng thống Park theo đuổi công cuộc công nghiệp hóa nhanh chóng và đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao trong những thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ trước, thường được gọi là "Kỳ tích trên sông Hàn", nhưng sự cai trị của ông cũng kéo theo hạn chế nghiêm ngặt những quyền chính trị và tự do của nhân dân.
Vụ ám sát TổngthốngPark vào tháng 10-1979 đã dẫn đến thời kỳ quá độ dưới ách quân luật. Choi Kyu-hah, được phong làm Tổng thống lâm thời, đã từ chức tháng 8-1980, và Chun Doo-hwan, người cầm đầu một nhóm sĩ quan đầy thế lực, đã được Hội nghị Quốc gia về Thống nhất-một tập thể cử tri - bầu làm Tổng thống.
Các phong trào thân dân chủ lên cao trong suốt thập niên 1980 và chế độ bầu cử Tổng thống bằng đầu phiếu phổ thông trực tiếp đã được khôi phục trong Hiến pháp được sửa đổi năm 1987.
Roh Tae-woo, nguyên là một tướng quân đội, đã được bầu làm Tổng thống theo Hiến pháp mới, song những tiến bộ về dân chủ đạt được trong suốt thời kỳ cầm quyền của ông đã chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống dân sự lần đầu tiên trong vòng 32 năm.
Kim Young-sam, một nhà hoạt động thân dân chủ lâu năm, do đảng cầm quyền đề cử đã được bầu làm Tổng thống năm 1992.
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1997, lãnh tụ Kim Dae-jung của phe đối lập chiếm đa số - đảng Quốc hội vì một Nền Chính trị Mới (NCNP) - đã đắc cử. Chính quyền của ông, với tên gọi "Chính quyền của nhân dân" đã được thành lập thông qua sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc từ đảng cầm quyền sang đảng đối lập.
Chính quyền của Tổng thống Roh Moo-hyun, hay "Chính phủ có sự tham dự của Nhân dân", ra mắt ngày 25-02-2003. Chính quyền của Tổng thống Roh, chính quyền thứ 16 trong lịch sử nước cộng hòa, đã đề ra ba mục tiêu trước mắt là "Dân chủ với nhân dân", "Xã hội phát triển cân bằng", và "Kỷ nguyên hòa bình và thịnh vượng ở Đông Bắc Á".
Chính quyền Roh Moo-hyun sinh ra từ sức mạnh của nhân dân. Các cuộc quyên góp tự nguyện và chiến dịch vận động bầu cử do những người dân vận động đã đem lại chiến thắng cho Tổng thống Roh Moo-hyun trong cuộc bầu cử tổng thống.
Chính quyền Roh được xây dựng trên nền tảng sức mạnh của dân chúng tham gia. Vì vậy, sự tham gia của quần chúng sẽ có một vai trò then chốt trong hoạt động tương lai của chính phủ, như nó đã từng có vai trò quyết định khi mới ra đời.