• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Lịch sử 7 - Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến

vàng

New member
Xu
0
Lịch sử 7 - Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến

Sử 7 - Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến

Bài 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

1.Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc :
- Trung Quốc xây dựng nhà nước đầu tiên ở Châu thổ sông Hòang Hà từ 2.000 năm tr CN, và mở rộng xuống phía Nam, có nền văn minh cổ đại rực rỡ (Hạ-Chu-Thương)
- Xuất hiện công cụ sắt , năng xuất lao động tăng .
-Hình thành giai cấp địa chủ , nông dân lĩnh canh ( tá điền ) nhận ruộng của địa chủ và nộp tô cho địa chủ .
- Hình thành quan hệ sản xuất phong kiến Trung Quốc
+ Địa chủ .
+ Nông dân tá điền.

2. Xã hội Trung Quốc thời Tần ,Hán ( 221 tr CN – 220 )
* Tần Thủy Hòang (221 tr CN - 206 tr CN ) :
- Chia nước thành quận huyện , cử quan cai trị .
- Thống nhất đo lường và tiền tệ.
- Bắt lao dịch .
- Xây Vạn Lý Trường Thành , lăng Ly Sơn, cung A Phòng ..
- Gây chiến tranh , mở rộng lãnh thổ vế phía bắc và nam .
tuong_binh_ma_bang_dat_set_o_tay_an_3.jpg


Tượng gốm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng



* Hán 206 tr CN - 220 :
- Xóa bỏ pháp luật hà khắc.
- Giảm nhẹ tô thuế , sưu dịch .
- Khuyến khích phát triển nông nghiệp, nên kinh tế phát triển , xã hội ổn định
- Xâm lược Triều Tiên , chiếm Nam Việt ( Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 ).



3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường 618- 907 .
* Đối nội :
- Cử người thân tín cai quản địa phương
-Mở khoa thi chọn nhân tài.
-Giảm tô thuế .
-Phép quân điền , chia ruộng cho nông dân cày cấy , xã hội phồn vinh cường thịnh .
* Đối ngoại :
- Xâm lược Nội Mông , Tây Vực , Triều Tiên , Củng cố đô hộ ở An Nam ( khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng ).
- Trở thành đất nước cường thịnh nhất Châu Á.



con_duong_to_lua_picture6_400.jpg

Con đường tơ lụa .

ST



 

vàng

New member
Xu
0
Lịch sử 7 - Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến (Tiếp theo)

Sử 7 - Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến (Tiếp theo)

Bài 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

Năm 1271 Hốt Tất Liệt tiêu diệt nhà Tống lập ra nhà Nguyên: (1271 - 1368)


4. Trung Quốc thời Tống- Nguyên :
* Nhà Tống thống nhất Trung Quốc : 960 – 1279
- Xóa bỏ thuế và sưu dịch nặng nề .
- Mở mang thủy lợi .
- Phát triển thủ công nghiệp như khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa , đúc vũ khí
- Có nhiều phát minh
- Đời sống nhân dân ổn định.
*Năm 1271 Hốt Tất Liệt tiêu diệt nhà Tống lập ra nhà Nguyên: (1271 - 1368
- Phân biệt đối xử giữa người Mông và người Hán .
- Nhân dân nổi dậy chống Nguyên , do nhà Nguyên là người ngọai bang .

minh_400.png

Bản đồ Trung Quốc thời nhà Minh

5. Trung Quốc thời Minh ( 1368 – 1644) ; Thanh ( 1644—1911) .
* Năm 1368 Chu Nguyên Chương lập ra nhà Minh .
* 1644 quân Mãn Thanh từ phương Bắc tràn xuống lập ra nhà Thanh :
- Xã hội Trung Quốc bị suy thóai , vua quan sa đọa , nông dân đói khổ
- Công thương nghiệp phát triển như xưởng dệt lớn được chuyên môn hóa và có nhiều nhân công như ở Tô Châu , Tùng giang
- Quảng Châu là thương cảng .
- Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện, xã phong kiến suy yếu

6. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến :
* Nho giáo là hệ tư tưởng và đạo đức thống trị xã hội Trung Quốc thời phong kiến - Khổng Tử, Mạnh Tử .
* Văn học:
+ Thơ có Lý Bạch , Đỗ Phủ ,Thơ Đường.
+ Văn học có Thủy Hử của Thị Nại Am , Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân , Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung .
* Sử ký của Tư Mã Thiên , bộ Đường Thư , bộ Minh sử .
* Khoa học kỹ thuật : giấy viết có Thái Luân , nghề in, la bàn, thuốc súng , dệt vải , làm đồ sứ , đóng tàu , luyện sắt
* Kiến trúc nhiều cung điện như Cố cung ở Bắc Kinh

tu_cam_thnah_400.png

Tử cấm thành

589px-gom_su_thoi_minh-bo_dia_su_hoa_lam_120.jpg

Bộ đĩa sứ hoa lam sản xuất vào thế kỷ 16, thời Minh, Trung quốc


v_an_ly_truong_thah_400.png

Vạn lý trường thành

ST


BÀI TẬP THỰC HÀNH

ĐỀ SỐ 1 – BÀI 4

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Nhà nước đầu tiên của người Trung Quốc được xây dựng trên:
A. Đồng bằng Hoa Bắc
B. Đồng bằng Hoa Nam
C. Đồng bằng châu thổ Trường Giang
D. Đồng bằng châu thổ sông Hoàng Hà
Câu 2. Công cụ lao động bằng sắt ở Trung Quốc xuất hiện vào:
A. Thời Xuân Thu – Chiến Quốc
B. Thời Tam Quốc
C. Thời Tây Tấn
D. Thời Đông Tấn
Câu 3. Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động đến xả hội làm cho xã hội Trung Quốc có những sự thay đổi như thế nào?
A. Giai cấp địa chủ xuất hiện
B. Nông dân bị phân hóa
C. Nộng dân nộp hoa lợi cho địa chủ
D. Câu A, B đúng
Câu 4. Công cụ lao động bằng sắt xuất hiện đã có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế:
A. Diện tích giao trổng được mở rộng
B. Năng suất lao động tăng
C. Mở rộng khai hoang vùng rừng núi
D. Tất cả các câu trên đúng
Câu 5. Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành vào khoảng:
A. Thế kỉ I TCN
B. Thế kỉ II TCN
C. Thể kỉ III TCN
D. Thế kỉ IV TCN
Câu 6. Nông dân bị mất ruông, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày, họ được gọi là:
A. Nông dân tự canh
B. Nông dân lĩnh canh
C. Nông dân làm thuê
D. Nông nô
Câu 7. Triều đại phong kiến nào ở Trung Quốc đã chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cửa quan lại để cai trị, banh hành một chế độc đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước, gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và nam:
A. Nhà Tần (221 - 206 TCN)
B. Nhà Hán ( 206 TCN – 220)
C. Nhà Tùy ( 589 – 618)
D. Nhà Đường ( 618 – 907)
Câu 8. Dưới thời nhà Tần một công trình phòng ngự nổi tiếng của nhân dân Trung Quốc được xây dựng có tên là:
A. Vạn lí trường thành
B. Tử cấm thành
C. Ngọ môn
D. Lũy trường dục
Câu 9. Tần Thủy Hoàng đã thống nhất Trung Quốc vào:
A. 221 TCN
B. 222 TCN
C. 231 TCN
D. 232 TCN
Câu 10. Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là:
A. Thuế
B. Tiền
C. Lao dịch
D. Địa tô

Đáp án: 1A 2A 3D 4D 5C 6B 7A 8A 9A 10D

ĐỀ SỐ 2 – BÀI 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Lần đầu tiên pháp luật đã được áp dụng thống nhất trên lãnh thổ Trung Quốc dưới:
A. Triều đại phong kiến nhà Tần
B. Triều đại phong kiến nhà Hán
C. Triều đại phong kiến nhà Đường
D. Triều đại phong kiến nhà Minh
Câu 2. Triều đại đã xóa bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần, giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nông dân, khuyến khích họ nhận ruộng cày cấy và khai hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp:
A. Triều đại phong kiến nhà Hán
B. Triều đại phong kiến nhà Đường
C. Triều đại phong kiến nhà Tống
D. Triều đại phong kiến nhà Nguyên
Câu 3. Tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện từ trung ương đến địa phương, chế độ tuyển dụng quan lại bằng hình thức thi cử là biểu hiện của sự tiến bộ và chính sách trọng người tài. Đó là sự phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới triều đại:

A. Nha Tần
B. Nhà Hán
C. Nhà Đường
D. Nhà Minh
Câu 4. Tình hình sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân Trung Quốc dưới thời Đường:
A. Nông dân mất ruộng, sản xuất nông nghiệp sa sút
B. Nông dân có ruộng cày cấy, sản xuât nông nghiệp phát triển
C. Nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất, sản xuất nông nghiệp trì trệ
D. Nông dân tự khai hoang, sản xuất nông nghiệp được mùa bội thu
Câu 5. Nhà Đường đã sử dụng biện pháp sau đây để tuyển chọn nhân tài:
A. Các quan đại thần tiến cử người tài giỏi cho triều đình
B. Mở trường học chọn ngay từ nhỏ, chủ yếu là con em quan lại
C. Mở nhiều khoa thi tuyển chọn người tài
D. Vua trực tiếp tuyển chọn

II. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)

Câu 6. Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động đến sự phân hóa của nông dân như thế nào?

Đáp án: 1A 2A 3C 4B 5C
Đáp án: 1A 2A 3C 4B 5C
Câu 6. Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động đến sự phân hóa của nông dân như thế nào?


Sự phân hóa của nông dân: gốc là người nông dân công xã, do sự phát triển của sản xuất và sự phân hóa xã hội, nông dân chia thành ba bộ phậm: người giàu có thể mua nhiều ruộng và trở thành địa chủ, người giữ được ruộng là nông dân tự canh, người mất ruộng trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ gọi là nông dân lĩnh canh.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Hanamizuki

New member
Xu
0
Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 4: Trung Quốc thời phong kiến
1. Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền đã được hình thành như thế nào ở Trung Quốc?

Trả lời:

- Quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng, có quyền lực trở thành địa chủ.

- Nhiều nông dân mất ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ trở thành tá điền, phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là địa tô. Xã hội phong kiến Trung Quốc được xác lập.

2. Nêu các chính sách đối nội của các vua thời Tần - Hán

Nhưng Tần Thuỷ Hoàng cũng là một ông vua tàn bạo, đã bắt hàng triệu người đi lính, đi phu xây đắp Vạn lí trường thành, cung A Phòng, lăng Li Sơn v.v... Vì thế nông dân khắp nơi nổi dậy chống lại và lật đổ nhà Tần.

Trả lời:

Thời Tần: Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị; thi hành chế độ cai trị rất hà khắc.

- Nhà Hán lên thay thì chế độ pháp luật hà khắc được bãi bỏ.

- Kinh tế thời Tần - Hán: Ban hành chế độ đo lường thống nhất, giảm tô thuế, khuyến khích nông dân nhận ruộng cày và khẩn hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp.

3. Xã hội phong kiến ở Trung Quốc đã được hình thành như thế nào?

Gợi ý:

Cần tập trung làm rõ chế độ phong kiến Trung Quốc ra đời sớm so với các quốc gia khác trên thế giới (khoảng thế kỉ III TCN), tồn tại kéo dài đến đầu thế kỉ XX.

4. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào?

Gợi ý:

Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường:

Những biểu hiện sự phát triển thịnh vượng của nhà Đường về: Tổ chức nhà nước, kinh tế, đối ngoại. Đồng thời, giải thích được vì sao đến thời Đường, xã hội Trung Quốc phát triển thịnh vượng (đất nước thống nhất, chính quyền vững mạnh, là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế,...).

5. Sự suy yếu của xã hội phong kiến Trung Quốc cuối thời Minh - Thanh được biểu hiện như thế nào?

Cuối thời Minh - Thanh, xã hội phong kiến Trung Quốc đã dần lâm vào tình trạng suy thoái. Vua quan chỉ biết đục khoét nhân dân để sống xa hoa, trụy lạc.

Trả lời:

Cuối thời Minh - Thanh, xã hội phong kiến Trung Quốc đã dần lâm vào tình trạng suy thoái. Vua quan chỉ biết đục khoét nhân dân để sống xa hoa, trụy lạc. Còn những người nông dân và thợ thủ công thì không những phải nộp tô, thuế nặng nề, mà còn bị bắt đi lính, đi phu xây dựng nhiều công trình đồ sộ, tốn kém như Cố cung ở kinh đô Bắc Kinh.

6. Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có những điểm gì khác nhau?

Có sự khác nhau đó vì: Nhà Tống do người Trung Quốc lập, nên họ thực hiện các chính sách nhằm củng cố và phát triển đất nước

Trả lời:
giai-bai-tap-sgk-lich-su-lop-7-bai-4-trung-quoc-thoi-phong-kien-1.jpg

- Có sự khác nhau đó vì: Nhà Tống do người Trung Quốc lập, nên họ thực hiện các chính sách nhằm củng cố và phát triển đất nước, ổn định đời sống nhân dân. Còn nhà Nguyên được lập nên bởi sự xâm lược của người Mông cổ, nên họ thực hiện chính sách cai trị, áp bức dân tộc hà khắc đối với nhân dân Trung Quốc.

7. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh - Thanh đã được nảy sinh như thế nào?

Gợi ý:

Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh - Thanh:
Dựa vào nội dung mục 5, SGK và phần hướng dẫn học mục 5 để trả lời. Trong đó, nêu rõ sự xuất hiện của các công trường thủ công sản xuất trên quy mô lớn, có sự chuyên môn hoá trong sản xuất và thuê nhiều nhân công.

8. Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học - kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến.

Gợi ý:

Những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học - kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến:
Ngoài việc nêu các thành tựu, cần trình bày ý nghĩa của những thành tựu đó đối với Trung Quốc và sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc đối với các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam.
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Bài tập 1 trang 12 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Nông dân lĩnh canh là những người

A. có nhiều ruộng đất.

B. có đủ ruộng đất để cày cấy, tự làm ăn, sinh sống.

C. mất ruộng đất, phải nhận ruộng để cày cấy và nộp tô cho địa chủ.

D. không có ruộng đất, bị phụ thuộc cả thân thể vào người chủ.

2. Trung Quốc được thống nhất vào năm

A. 221 TCN.

B. 212 TCN.

C. 206 TCN.

D. 122 TCN.

3. Công trình Vạn lí trường thành được xây dựng từ thời

A. Xuân Thu - Chiến Quốc.

B. Tần.

C. Hán.

D. Đường.

4. Để củng cố chính quyền mới, nhà Hán đã thi hành nhiều chính sách, ngoại trừ

A. xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần.

B. giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nông dân, khuyến khích nông dân nhận ruộng để cày cấy và khẩn hoang.

C. gây chiến tranh, xâm lấn bán đảo Triều Tiên và các nước phương Nam.

D. mở rộng giao lưu buôn bán với các thương nhân phương Tây.

5. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến những cuộc nổi dậy của nhân dân Trung Quốc chống nhà Nguyên là

A. chính sách phân biệt đối xử của nhà Nguyên với các dân tộc người Trung Quốc.

B. người Mông cổ được hưởng mọi đặc quyền.

C. người Hán ở địa vị thấp, bị cấm đoán nhiều thứ.

D. mâu thuẫn dân tộc giữa người Hán và người Mông cổ ngày càng sâu sắc.

6. Người đã có công thành lập ra nhà Minh là

A. Khu-bi-lai (Hốt Tất Liệt). B. Chu Nguyên Chương,

C. Lý Tự Thành. D. Tôn Trung Sơn.

7. Công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng dưới thời Minh là

A. Vạn lí trường thành. B. Cung A Phòng.

c. Lăng Li Sơn. D. Cố cung ở Bắc Kinh.

8. Hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc là

A. Phật giáo.

B. Nho giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Hồi giáo

Trả lời


1-C
2-A
3-B
4-D
5-D
6-B
7-D
8-B

Bài tập 5 trang 14 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Trình bày tóm tắt sự hình thành xã hội phong kiến ờ Trung Quốc.

Trả lời

  • Cuối thời Xuân Thu - Chiến Quốc, xã hội Trung Quốc có thay đổi: về kinh tế, sản xuất tiến bộ, có công cụ bằng sắt nên diện tích gieo trồng được mở rộng, năng suất lao động tăng, giao thông thuỷ lợi phát triển.
  • Xã hội bị phân hoá:
    • Quý tộc và nông dân giàu có, trong tay có nhiều ruộng đất, tiến hành phát canh cho nông dân và thu tô.
    • Nông dân bị phân hoá: nông dân giàu trở thành địa chủ; nông dân có đủ ruộng để cày cấy, có thể tự nuôi sống mình gọi là nông dân tự canh. Số đông còn lại không có ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, đó là nông dân lĩnh canh hay tá điền.
Từ quan hệ trên, xã hội phong kiến đã hình thành ở Trung Quốc.

Bài tập 6 trang 14 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Tại sao nói xã hội Trung Quốc dưới thời Đường đạt đến sự phồn thịnh?

Trả lời

Có những biểu hiện sau đây:

  • Bộ máy nhà nước được hoàn thiện từ Trung ương đến địa phương.
  • Mở khoa thi để chọn người tài cho đất nước.
  • Kinh tế phát triển, giảm thuế, thi hành chế độ quân điền.
Bài tập 7 trang 14 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Hãy cho biết chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Trả lời

Nhà Tần:gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam

Nhà Hán: Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lấn bán đảo Triều Tiên, thôn tính các nước phương Nam

Nhà Đường: Đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô họ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết.

Bài tập 8 trang 15 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Em hiểu thế nào về Nho giáo?

Trả lời

  • Người khởi xướng Nho giáo là Khổng Tử.
  • Nho giáo là hệ tư tưởng, đạo đức, chính trị của giai cấp phong kiến Trung Quốc.
  • Nho giáo đề cao những nguyên tắc trong quan hệ giữa người với người nhằm phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến.
    • Quan hệ đó là: vua - tôi, chồng - vợ, cha - con.
Bài tập 9 trang 15 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Trình bày một số thành tựu về nghệ thuật, kiến trúc của Trung Quốc.

  • Nghệ thuật:
  • Kiến trúc:
Trả lời

  • Nghệ thuật: giấy viết có Thái Luân, nghề in, la bàn, thuốc súng, dệt vải, làm đồ sứ, đóng tàu, luyện sắt …
  • Kiến trúc: Tử Cấm Thành, Vạn Lý Trường Thành....
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top