ngan trang
New member
- Xu
- 159
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Nguồn : quansuvn.netLỜI NHÀ XUẤT BẢN
Trong lịch sử, Lê Hoàn không chỉ là một vị hoàng đê’ có những đóng góp kiệt xuân trong sự nghiệp chống ngoại xâm, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiên tạo đất nước Đại Cồ Việt hùng mạnh thì Tiền Lê. Chính bối cảnh đó là điều kiện giúp Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010, mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển rực rỡ của văn hóa Thăng Long - Đại Việt.
Cuốn sách Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn là kết quả của quá trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học do Hội Sử học Hà Nội tổ chức. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, theo đề xuất của Hội Sử học Hà Nội, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội, Văn phòng Ban chỉ đạo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học cùng tên, nội dung cuộc hội thảo được tổ chức hiệu đính biên tập thành sách. Cuốn sách góp phần làm sáng rõ hơn thân thế và những đóng góp nổi bật của anh hùng dân tộc Lê Hoàn vào tiến trình lịch sử đất nước nói chung à trong việc định đô Thăng Long sau này của Lý Công Uẩn nói riêng.
Năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội; 1.000 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Lê Hoàn, Nhà xuất bảl Hà Nội trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách. Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn; và hy vọng rằng, cuốn sách sẽ giúp bạn đọc, nhất là thêm hệ trẻ, biệt và tự hào về những cống hiến của các bậc tiền nhân để chúng ta có một Thủ đô anh hùng, “Thành phố” vì hòa bình “ như ngày hôm nay.
NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI
PHÁT BIỂU CỦA ĐỒNG CHÍ NGÔ THỊ THANH HẰNG
TẠI HỘI THẢO KHOA HỌC
“BỐI CẢNH ĐỊNH ĐÔ THĂNG LONG
VÀ SỰ NGHIỆP CỦA LÊ HOÀN”
Trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam nói chung, của Thăng Long - Hà Nội nói riêng, Lê Hoàn có vị trí đặc biệt. ông không chỉ là người kế tục xứng đáng các vị anh hùng Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc bằng vũ công Bạch Đằng oanh liệt, mà còn thể hiện trên những thành tựu của sự nghiệp ngoại giao, xây dựng phát triển đất nước.
Triều đại Lê Hoàn đã chuẩn bị cho sự xuất hiện và chắp cánh cho tài năng, nhân cách của Lý Công Uẩn - vị vua sáng nghiệp triều Lý, xây nền kinh đô Thăng Long, chuẩn bị cho kỷ nguyên phát triển rực rỡ của văn hoá Thăng Long - Đại Việt.
Năm 2005, kỷ niệm trọng thể 995 năm Thăng Long - Hà Nội càng có ý nghĩa hơn khi chúng ta trang trọng kỷ niệm 1000 năm ngày mất vị vua anh hùng bằng hội thảo khoa học “Bồi cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn”. Đó là thể hiện tinh thần khoa học, đạo lý, nhân cách sống của thế học hôm nay với các bậc Tiền nhân đã bảo vệ, xây dựng non sông yêu quý của chúng ta.
Thành ủy, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trân trọng và đánh giá cao sáng kiến của Sở Văn hóa - Thông tin, Hội Sử học Hà Nội, Văn phòng Ban chỉ đạo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học này. Chúng tôi trân trọng cảm ơn các nhà khoa học đã dành thời gian, tâm huyết, tình cảm của mình tìm hiểu và nghiên cứu về bối cảnh định đô Thăng Long, về sự nghiệp của Lê Hoàn, về quốc gia Đại Cồ Việt.
Nhân dịp này, lãnh đạo Thành phố một lần nữa trân trọng đề nghị các nhà khoa học lịch sử, xã hội và nhân văn tích cực, chủ động hơn nữa trong việc đề xuất những kiến nghị, những giải pháp khoa học của mình vào việc thực hiện chương trình kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long, vào công cuộc xây dựng Thủ đô yêu dấu của chúng ta ngày một hiện đại, văn minh, xứng đáng là Thủ đô Anh hùng, “Thành phố vì hoà bình”. Lãnh đạo, nhân dân Thủ đô luôn trân trọng, lắng nghe, tiếp thu những đóng góp của các nhà khoa học, coi đó là một vinh dự, trách nhiệm, là tiềm lực quan trọng không thể thiếu được của quá trình hoạch định chính sách xây dựng, quản lý, phát triển Thủ đô hôm nay và mai sau.
Chúc sức khoẻ các vị đại biểu, chúc Hội thảo “Bồi cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn” thành công tốt đẹp.
Trân trọng cảm ơn các đồng chí!