KINH TẾ TRI THỨC LÀ GÌ - KHÁI NIỆM - PHÁT TRIỂN
1. Gần đây, kinh tế tri thức được bàn luận sôi nổi khắp nơi. Nhiều người rất hăng hái xem đây là cơ hội nghìn vàng cho đất nước ta nhanh chóng bứt ra khỏi nghèo nàn lạc hậu. Nhưng cũng có ý kiến cảnh báo rằng đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức có thể làm chúng ta xao lãng những vấn đề cấp bách nhất của nền kinh tế đang còn quá thấp kém. Có lẽ mỗi ý kiến đều có phần đúng. Cái khó đầu tiên trong chuyện này là nhận thức vấn đề sao cho khách quan, đúng mức và thực tế.
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa là bước tất yếu, có những mặt tiêu cực cần đấu tranh chống lại, nhưng vẫn phải chấp nhận nó, chịu chơi với nó, hơn nữa tuân thủ các luật chơi mới để tìm cách vươn lên. Mà luật chơi mới là: ganh đua, cạnh tranh trí tuệ. Nói cách khác, sân chơi mới là kinh tế tri thức.
Vì vậy không thể phát triển kinh tế tri thức mà từ chối toàn cầu hóa, cũng như không thể cạnh tranh nổi trong nền kinh tế toàn cầu hóa nếu không mở được cánh cửa vào kinh tế tri thức. Những diễn biến gần đây cho thấy ta hội nhập quốc tế mà không theo kịp họ trong kinh tế tri thức thì sẽ thua thiệt.
2. Khái niệm kinh tế tri thức xuất hiện vào đầu những năm 80 của thế kỷ 20, nhưng chỉ gần đây mới rộ lên, nhất là từ khi phát triển máy tính cá nhân, rồi Internet và xa lộ thông tin. Hiện nay chúng ta đang đứng giữa cơn lốc nên cũng chưa xác định được gió sẽ ngả theo chiều nào. Cách đây khoảng một năm thị trường chứng khoán ở Mỹ bốc lên đột ngột theo sự bùng nổ các công ty dot.com, nhiều người tưởng thế giới này chỉ có đầu tư vào đó mới là khôn ngoan nhất. Nhưng rồi cũng xẹp xuống như bong bóng. Thất bại dẫn đến thất vọng. Sau một thời các ngành kinh doanh dựa vào công nghệ thông tin phát đạt chưa từng thấy, nay bóng ma suy thoái lại rình rập. Thị trường vi tính chững lại, hàng loạt công ty công nghệ cao, kinh doanh điện tử, ngay cả ở Silicon Valley, bắt đầu những cuộc sa thải, co cụm lại để chống đỡ luồng khí lạnh có cơ lan tràn (riêng cổ phiếu Microsoft đã sụt hàng chục tỷ USD). Tuy nhiên, nhiều người đánh giá, đây chỉ là thời kỳ tạm lắng để chuẩn bị bùng lên theo một hướng mới. Chính vì thế mà Chính phủ Nhật Bản, mặc dù kinh tế còn ảm đạm, vẫn dự định đầu tư 30 tỷ USD vào công nghệ thông tin trong vài năm tới, coi đó là một trong các hướng chính để thoát ra khỏi thế trì trệ kéo dài mấy năm nay. Nói cho đúng, Nhật Bản đã gặp khó khăn vì đã ngủ quên trên những thành tựu công nghiệp điện tử dân dụng trong thập kỷ 80, cho nên chậm bước trong cách mạng số hóa qua Internet. Hiện nay, đến lượt Mỹ hình như cũng đã quá say sưa với những thành công theo hướng số hóa nên có nguy cơ sắp tới sẽ bị các đối thủ qua mặt khi tiến vào thời đại hậu vi tính.
Các bộ óc lớn đang chuẩn bị cho một bước ngoặt công nghệ mới: Sau máy tính cá nhân là gì? Phải chăng là Truyền thông đa phương tiện không dây, từ điện thoại di động 3G, 4G, phát triển lên truyền thông đa phương tiện gọn nhẹ, nhanh chóng mà không cần dây nhợ lòng thòng, cho phép không chỉ điện thoại, thư điện tử và fax, mà cả kết nối Internet, truy cập Web, thực hiện mọi dịch vụ điện tử hai chiều, ở đâu cũng nhận được và gửi đi được mà không cần đến máy tính cá nhân hay để bàn cố định như hiện nay. Có nghĩa là xã hội đa phương tiện không dây đang tới gần. Các hãng Nokia (Phần Lan), Ericsson (Thụy Điển), DoCoMo (NTT Nhật Bản) hiện đã đi trước Motorola của Mỹ trong cuộc chạy đua về cái đích đó. Trong khi chờ đợi, mọi việc bớt ồn ào, không khí trầm lắng hồi hộp trước những thay đổi lớn có phần dự đoán được nhưng cũng nhiều phần chưa thể lường hết. Bên cạnh đó, nào là bản đồ gen người, nhân bản người vô tính, thực phẩm biến đổi gen, rồi bệnh bò điên, dịch súc vật lở mồm long móng, v.v..., biết bao nhiêu chuyện rắc rối nảy sinh từ cách mạng công nghệ và toàn cầu hóa. Kinh tế tri thức không phải chỉ có mầu hồng. Tình hình không phải chỉ sôi động một chiều có những cơ hội phất lên hiếm có, mà cũng lắm bước thăng trầm ẩn chứa không ít rủi ro bất trắc. Đây không phải là thứ trận địa cứ ào ào xông lên xung phong và chiếm lĩnh được, mà cần có chiến lược thông minh, chuẩn bị kỹ và tổ chức tốt.
3. Vì là sự vật lộn trí tuệ nên cần có quyết tâm, dũng cảm, nhưng đầu óc và tài năng mới thật sự quan trọng. Phải thực hiện cuộc cách mạng tư duy, thay đổi hẳn cách nghĩ trong hàng loạt vấn đề đời sống kinh tế, xã hội cũng như khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục. Có người gọi kinh tế tri thức là kinh tế mạng, để nhấn mạnh rằng chưa bao giờ thế giới tràn ngập những tổ chức mạng như bây giờ, cho nên cách nghĩ, cách quản lý, cách làm việc theo một hệ thống có trên có dưới, tôn ti trật tự theo kiểu phong kiến hay tư bản thời công nghiệp hiện đại cũng đã lỗi thời. Nói theo thuật ngữ khoa học, chưa bao giờ thế giới bộc lộ tính hệ thống phức tạp cao như bây giờ. Không gian mở rộng, thời gian rút ngắn, thông tin dồn dập, các loại hiệu ứng dây chuyền (kiểu như khủng hoảng tài chính châu á vừa qua), hiệu ứng phụ (kiểu như các hiệu ứng môi trường), hiệu ứng cộng năng (như Internet), ngày càng tác động mạnh. Sự vật biến hóa theo những quy luật phi tuyến (cấp số nhân hay hàm mũ: chẳng hạn cứ 18 tháng, tính năng máy tính tăng gấp đôi nhưng giá thành còn bằng nửa), với độ ngẫu nhiên và phức tạp không ngừng tăng lên. Nhiều vấn đề quản lý kinh tế xã hội đều không thể nhìn nhận theo tầm mắt và quan niệm cũ. Hơn bao giờ hết, thành công trên các lĩnh vực kinh doanh hay khoa học, công nghệ thường bắt nguồn ở những ý tưởng mới, ngược lại thất bại thường do tư duy xơ cứng, không chuyển kịp tình hình. Đã bước sang kỷ nguyên kinh tế tri thức với những đột biến công nghệ liên tục thì trên mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, đối với từng người hay từng cộng đồng sự thành bại được quyết định trước hết bởi khả năng nhận thức được kịp thời những thay đổi và thích ứng mau lẹ với những thay đổi đó, kể cả bằng cách tự thay đổi và hoàn thiện bản thân. Nhìn lại xã hội Việt Nam ta cũng thấy rõ mọi thành công hay hư hỏng đều có nguồn gốc sâu xa là tư duy có đổi mới kịp tình hình hay không.
Toàn cầu hóa chỉ mới biểu hiện tính hệ thống của thế giới trên phương diện kinh tế, thương mại. Còn có những biểu hiện khác của tính hệ thống của thế giới, nhất là trong quan hệ thiên nhiên - con người mà ta phải chú ý để đối phó kịp thời trong thời đại kinh tế tri thức. Chẳng hạn, tin tức cho biết nếu các nước giàu không thay đổi chính sách phát triển công nghiệp của họ thì tới giữa thế kỷ 21, với mực nước biển dâng cao dần do nhiệt độ quả đất tăng lên bởi hiệu ứng nhà kính, Ai Cập, Việt Nam và Ba Lan sẽ là ba nước bị thiên tai nặng nề nhất. Trước viễn cảnh đó, các nước nghèo không thể khoanh tay ngồi đợi thảm họa đến để rồi kêu gọi sự giúp đỡ nhân đạo của thế giới mà phải nhanh chóng chủ động thu hẹp khoảng cách trí tuệ với các nước giàu. Chỉ có như thế mới ngăn được xu thế các nước giàu độc quyền phát triển các ngành công nghiệp cao, vừa sạch sẽ vừa thu lời nhiều, sử dụng toàn cầu hóa và khoảng cách số để chuyển tất cả các ngành công nghiệp năng lượng và chế biến ô nhiễm sang cho các nước nghèo hứng chịu hậu quả.
4. Trong bối cảnh vừa có sáng có tối, có thuận có nghịch đó ta cần làm gì, cần có những cải cách gì, để mở đường cho xã hội Việt Nam gỡ lại sự chậm trễ thời gian qua, nhanh chóng tiến kịp thế giới trong kỷ nguyên trí tuệ?
Trước hết và căn bản nhất là phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý (thể chế, chính sách, luật pháp, bộ máy). Nói theo thuật ngữ thông tin, đây chính là phần mềm hệ thống để vận hành xã hội. Người Việt Nam thường được coi là thông minh, nhưng đó mới chỉ là thông minh cá nhân, chưa phải thông minh cộng đồng. Ta cũng thường nói dân tộc ta có tiềm năng trí tuệ lớn, nhưng từ lâu chúng ta cứ tự hào mãi về cái tiềm năng ấy mà đất nước vẫn cứ lạc hậu, Việt Nam vẫn thuộc những nước nghèo nhất thế giới, GDP bình quân của Việt Nam mới bằng 1/14 Malaysia, 1/30 Hàn Quốc, tại sao như vậy? Tại sao cái tiềm năng ấy chưa được phát huy, điều gì ngăn trở giải phóng cái tiềm năng ấy? Giải đáp nghịch lý này chỉ có một cách trả lời: vì cơ chế quản lý chưa thuận, vì trí tuệ cộng đồng chưa cao, vì cái phần mềm hệ thống còn nhiều trục trặc, vì trí tuệ và tài năng đang bị vướng mắc bởi một cơ chế tự thân mâu thuẫn, thiếu nhất quán. Do đó vấn đề cốt tử là nên tập trung trí tuệ cải cách quản lý, xây dựng một môi trường kinh tế xã hội lành mạnh và thoáng đãng, tự nó khuyến khích mọi sáng kiến chủ động, tự nó phát huy mọi tài năng sáng tạo, đồng thời tự nó hạn chế, loại trừ những yếu tố và xu hướng tiêu cực.
Nhiều thí dụ lịch sử đã cho thấy tầm quan trọng của vấn đề này, tưởng không cần nhắc lại vì ai cũng đã biết rõ:
- Khoảng cách công nghệ giữa Tây Âu và Mỹ những năm 60 không phải do người Mỹ tài giỏi gì hơn mà chủ yếu do cách quản lý của Mỹ thuận lợi hơn cho tài năng nảy nở và phát triển.
- Singapore, Hàn Quốc, Hồng Công lên nhanh đâu phải vì các dân tộc họ thông minh hơn Việt Nam.
- Ngẫm lại bản thân ta cũng thấy quá rõ: nếu 15 năm trước, Việt Nam không đổi mới thì bây giờ Việt Nam đang ở đâu trên thế giới này?
5. Trong cơ chế quản lý thì bộ phận lạc hậu cần cải cách nhất là quản lý tài chính, tiền tệ và quản lý hành chính. Tài chính tiền tệ là lĩnh vực nhạy cảm nhất trong kinh tế thời nay, còn hành chính là bộ máy trực tiếp hàng ngày với người dân. Riêng đối với chúng ta, có hai căn bệnh kinh niên trầm trọng, mà nếu không khắc phục được thì có bàn tới kinh tế tri thức cũng vô ích:
- Tham nhũng. Chuyện này quá cũ, quá nhàm, nếu cứ tiếp tục cách chống tham nhũng như chúng ta đã làm từ hàng chục năm nay thì có lẽ mười năm nữa tình hình cũng chẳng sáng sủa gì hơn. Cần phải thay đổi cách nhìn, đi sâu vào những nguyên nhân gì đưa đẩy cả một xã hội vốn rất tốt đến chỗ một bộ phận tham nhũng, dối trá xuất hiện ở mọi ngành, mọi nơi. Trong y tế có thời chúng ta đã đề ra một khẩu hiệu cực kỳ sáng suốt: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Khẩu hiệu ấy cũng đúng cho mọi lĩnh vực. Chống tham nhũng tất nhiên phải trừng trị và trừng trị nghiêm, song điều quan trọng hơn là phải phòng tham nhũng, và muốn vậy phải có phương thức quản lý tài chính và chế độ phân phối thu nhập hợp lý. Trong khi tiền lương không đủ sống thì chống tham nhũng thế nào đây? Do đó, nếu không khẩn trương cải cách quản lý tài chính tiền tệ như các nước văn minh thì mọi cải cách khác đều khó.
- Quan liêu, lãng phí. Chuyện này cũng quá cũ và cũng như tham nhũng, đây là hậu quả không thể tránh của cách quản lý tài chính tiền tệ luộm thuộm, và chế độ lương phi lý, khiến cho các cơ quan hành chính, thay vì phục vụ dân, đã vi phạm quyền làm chủ của dân. Do đó phải coi cải cách hành chính là việc cấp bách để có thể thực hiện thuận lợi các cuộc cải cách khác. Vấn đề chỉ ở chỗ cải cách như thế nào cho có hiệu quả vì sau mấy năm thực hiện, dư luận chung cho rằng chính công tác này cũng chưa làm tốt: chưa ổn, tiêu tốn nhiều tiền của, công sức, thì giờ, mà kết quả chẳng được mấy.
6. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện toàn cầu hóa và kinh tế tri thức phải bắt đầu từ việc nâng cao sức cạnh tranh ở các lĩnh vực công nghiệp thấp và vừa của nông, công nghiệp truyền thống. Tình trạng hiện nay là ngay trong các lĩnh vực này, năng suất lao động của ta quá thấp, không đủ sức cạnh tranh với các nước vì làm ăn kém thông minh, thể hiện ở sự thiếu tính toán hiệu quả, không có tư duy so sánh (mía đường, xi-măng là thí dụ). Ta băn khoăn cân nhắc giữa tư nhân hay Nhà nước, tập thể hay cá nhân, mà không thấy điều quan trọng hơn là phân phối của cải làm ra sao cho công bằng để kích thích được kinh tế phát triển lành mạnh.
7. Phát triển kinh tế tri thức hiển nhiên đòi hỏi phải xây dựng kết cấu hạ tầng thích hợp. Tuy nhiên, đi đôi với kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật sờ mó được, và hơn nữa có tiền là xây dựng được, phải hết sức chú trọng kết cấu hạ tầng tâm lý xã hội, trước hết là giáo dục và khoa học, là những thứ mà chỉ có tiền thôi cũng chưa đủ để xây dựng tốt.
Chúng ta đã bàn nhiều về giáo dục, đã có Nghị quyết T.Ư, đã có luật Giáo dục, chẳng còn thiếu thứ gì, mà vẫn ì ạch, tại sao? Tôi đã có nhiều dịp phát biểu và kiến nghị cụ thể, ở đây chỉ xin nhấn mạnh thêm: muốn tiến nhanh và vững trong thời đại kinh tế tri thức, ưu tiên hàng đầu phải đặt vào việc chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa giáo dục, và hơn nữa, phải nhanh chóng tiến tới phổ cập đại học - chứ không chỉ dừng ở trung học cơ sở (THCS) hay trung học phổ thông (THPT). Mới nghe tưởng chừng là một mục tiêu quá xa vời, nhưng suy nghĩ kỹ hơn và nhìn xu thế ở các nước ngay trong khu vực, chứ chưa nói tới các nước tiên tiến trên thế giới, tôi tin rằng đối với Việt Nam không có cách lựa chọn nào khác nếu thật sự muốn vươn lên nhanh bằng con đường trí tuệ. Phổ cập đại học sẽ giải quyết được nạn thất học, nhu cầu học tập chính đáng của nhân dân, sẽ có điều kiện tốt hơn để phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ, mở rộng các cánh cửa vào kinh tế tri thức, đồng thời là biện pháp gián tiếp giải quyết nhiều vấn đề bức xúc: phát triển dân chủ, hạn chế và chống tội phạm, tạo công ăn việc làm ổn định.
Câu hỏi đặt ra là: giáo dục THCS và THPT còn chưa xong thì làm sao phổ cập đại học? Để trả lời câu hỏi đó nên dựa vào kinh nghiệm chống mù chữ và phát triển giáo dục phổ thông ngay trong kháng chiến trước đây. Sự thật là nếu cải tổ giáo dục, sử dụng hợp lý hơn đội ngũ trí thức và thầy giáo các cấp, sửa đổi cách thi cử, tránh được những lãng phí cực kỳ to lớn trong quản lý giáo dục hiện nay, đồng thời tận dụng các thành tựu công nghệ thông tin thời đại Internet thì sẽ đủ khả năng vật chất đi nhanh đến phổ cập đại học. Tất nhiên có nhiều khó khăn, nhưng chắc không thể khó hơn phát triển giáo dục trong hai cuộc kháng chiến. Mà cần nhớ rằng chính nhờ có người lính, người dân có trình độ học vấn khá cao so với thời kỳ trước đó, mà ta đã đánh thắng được kẻ địch mạnh hơn gấp nhiều lần về vũ khí tối tân.
Theo Chúng Ta
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa là bước tất yếu, có những mặt tiêu cực cần đấu tranh chống lại, nhưng vẫn phải chấp nhận nó, chịu chơi với nó, hơn nữa tuân thủ các luật chơi mới để tìm cách vươn lên. Mà luật chơi mới là: ganh đua, cạnh tranh trí tuệ. Nói cách khác, sân chơi mới là kinh tế tri thức.
Vì vậy không thể phát triển kinh tế tri thức mà từ chối toàn cầu hóa, cũng như không thể cạnh tranh nổi trong nền kinh tế toàn cầu hóa nếu không mở được cánh cửa vào kinh tế tri thức. Những diễn biến gần đây cho thấy ta hội nhập quốc tế mà không theo kịp họ trong kinh tế tri thức thì sẽ thua thiệt.
2. Khái niệm kinh tế tri thức xuất hiện vào đầu những năm 80 của thế kỷ 20, nhưng chỉ gần đây mới rộ lên, nhất là từ khi phát triển máy tính cá nhân, rồi Internet và xa lộ thông tin. Hiện nay chúng ta đang đứng giữa cơn lốc nên cũng chưa xác định được gió sẽ ngả theo chiều nào. Cách đây khoảng một năm thị trường chứng khoán ở Mỹ bốc lên đột ngột theo sự bùng nổ các công ty dot.com, nhiều người tưởng thế giới này chỉ có đầu tư vào đó mới là khôn ngoan nhất. Nhưng rồi cũng xẹp xuống như bong bóng. Thất bại dẫn đến thất vọng. Sau một thời các ngành kinh doanh dựa vào công nghệ thông tin phát đạt chưa từng thấy, nay bóng ma suy thoái lại rình rập. Thị trường vi tính chững lại, hàng loạt công ty công nghệ cao, kinh doanh điện tử, ngay cả ở Silicon Valley, bắt đầu những cuộc sa thải, co cụm lại để chống đỡ luồng khí lạnh có cơ lan tràn (riêng cổ phiếu Microsoft đã sụt hàng chục tỷ USD). Tuy nhiên, nhiều người đánh giá, đây chỉ là thời kỳ tạm lắng để chuẩn bị bùng lên theo một hướng mới. Chính vì thế mà Chính phủ Nhật Bản, mặc dù kinh tế còn ảm đạm, vẫn dự định đầu tư 30 tỷ USD vào công nghệ thông tin trong vài năm tới, coi đó là một trong các hướng chính để thoát ra khỏi thế trì trệ kéo dài mấy năm nay. Nói cho đúng, Nhật Bản đã gặp khó khăn vì đã ngủ quên trên những thành tựu công nghiệp điện tử dân dụng trong thập kỷ 80, cho nên chậm bước trong cách mạng số hóa qua Internet. Hiện nay, đến lượt Mỹ hình như cũng đã quá say sưa với những thành công theo hướng số hóa nên có nguy cơ sắp tới sẽ bị các đối thủ qua mặt khi tiến vào thời đại hậu vi tính.
Các bộ óc lớn đang chuẩn bị cho một bước ngoặt công nghệ mới: Sau máy tính cá nhân là gì? Phải chăng là Truyền thông đa phương tiện không dây, từ điện thoại di động 3G, 4G, phát triển lên truyền thông đa phương tiện gọn nhẹ, nhanh chóng mà không cần dây nhợ lòng thòng, cho phép không chỉ điện thoại, thư điện tử và fax, mà cả kết nối Internet, truy cập Web, thực hiện mọi dịch vụ điện tử hai chiều, ở đâu cũng nhận được và gửi đi được mà không cần đến máy tính cá nhân hay để bàn cố định như hiện nay. Có nghĩa là xã hội đa phương tiện không dây đang tới gần. Các hãng Nokia (Phần Lan), Ericsson (Thụy Điển), DoCoMo (NTT Nhật Bản) hiện đã đi trước Motorola của Mỹ trong cuộc chạy đua về cái đích đó. Trong khi chờ đợi, mọi việc bớt ồn ào, không khí trầm lắng hồi hộp trước những thay đổi lớn có phần dự đoán được nhưng cũng nhiều phần chưa thể lường hết. Bên cạnh đó, nào là bản đồ gen người, nhân bản người vô tính, thực phẩm biến đổi gen, rồi bệnh bò điên, dịch súc vật lở mồm long móng, v.v..., biết bao nhiêu chuyện rắc rối nảy sinh từ cách mạng công nghệ và toàn cầu hóa. Kinh tế tri thức không phải chỉ có mầu hồng. Tình hình không phải chỉ sôi động một chiều có những cơ hội phất lên hiếm có, mà cũng lắm bước thăng trầm ẩn chứa không ít rủi ro bất trắc. Đây không phải là thứ trận địa cứ ào ào xông lên xung phong và chiếm lĩnh được, mà cần có chiến lược thông minh, chuẩn bị kỹ và tổ chức tốt.
3. Vì là sự vật lộn trí tuệ nên cần có quyết tâm, dũng cảm, nhưng đầu óc và tài năng mới thật sự quan trọng. Phải thực hiện cuộc cách mạng tư duy, thay đổi hẳn cách nghĩ trong hàng loạt vấn đề đời sống kinh tế, xã hội cũng như khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục. Có người gọi kinh tế tri thức là kinh tế mạng, để nhấn mạnh rằng chưa bao giờ thế giới tràn ngập những tổ chức mạng như bây giờ, cho nên cách nghĩ, cách quản lý, cách làm việc theo một hệ thống có trên có dưới, tôn ti trật tự theo kiểu phong kiến hay tư bản thời công nghiệp hiện đại cũng đã lỗi thời. Nói theo thuật ngữ khoa học, chưa bao giờ thế giới bộc lộ tính hệ thống phức tạp cao như bây giờ. Không gian mở rộng, thời gian rút ngắn, thông tin dồn dập, các loại hiệu ứng dây chuyền (kiểu như khủng hoảng tài chính châu á vừa qua), hiệu ứng phụ (kiểu như các hiệu ứng môi trường), hiệu ứng cộng năng (như Internet), ngày càng tác động mạnh. Sự vật biến hóa theo những quy luật phi tuyến (cấp số nhân hay hàm mũ: chẳng hạn cứ 18 tháng, tính năng máy tính tăng gấp đôi nhưng giá thành còn bằng nửa), với độ ngẫu nhiên và phức tạp không ngừng tăng lên. Nhiều vấn đề quản lý kinh tế xã hội đều không thể nhìn nhận theo tầm mắt và quan niệm cũ. Hơn bao giờ hết, thành công trên các lĩnh vực kinh doanh hay khoa học, công nghệ thường bắt nguồn ở những ý tưởng mới, ngược lại thất bại thường do tư duy xơ cứng, không chuyển kịp tình hình. Đã bước sang kỷ nguyên kinh tế tri thức với những đột biến công nghệ liên tục thì trên mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, đối với từng người hay từng cộng đồng sự thành bại được quyết định trước hết bởi khả năng nhận thức được kịp thời những thay đổi và thích ứng mau lẹ với những thay đổi đó, kể cả bằng cách tự thay đổi và hoàn thiện bản thân. Nhìn lại xã hội Việt Nam ta cũng thấy rõ mọi thành công hay hư hỏng đều có nguồn gốc sâu xa là tư duy có đổi mới kịp tình hình hay không.
Toàn cầu hóa chỉ mới biểu hiện tính hệ thống của thế giới trên phương diện kinh tế, thương mại. Còn có những biểu hiện khác của tính hệ thống của thế giới, nhất là trong quan hệ thiên nhiên - con người mà ta phải chú ý để đối phó kịp thời trong thời đại kinh tế tri thức. Chẳng hạn, tin tức cho biết nếu các nước giàu không thay đổi chính sách phát triển công nghiệp của họ thì tới giữa thế kỷ 21, với mực nước biển dâng cao dần do nhiệt độ quả đất tăng lên bởi hiệu ứng nhà kính, Ai Cập, Việt Nam và Ba Lan sẽ là ba nước bị thiên tai nặng nề nhất. Trước viễn cảnh đó, các nước nghèo không thể khoanh tay ngồi đợi thảm họa đến để rồi kêu gọi sự giúp đỡ nhân đạo của thế giới mà phải nhanh chóng chủ động thu hẹp khoảng cách trí tuệ với các nước giàu. Chỉ có như thế mới ngăn được xu thế các nước giàu độc quyền phát triển các ngành công nghiệp cao, vừa sạch sẽ vừa thu lời nhiều, sử dụng toàn cầu hóa và khoảng cách số để chuyển tất cả các ngành công nghiệp năng lượng và chế biến ô nhiễm sang cho các nước nghèo hứng chịu hậu quả.
4. Trong bối cảnh vừa có sáng có tối, có thuận có nghịch đó ta cần làm gì, cần có những cải cách gì, để mở đường cho xã hội Việt Nam gỡ lại sự chậm trễ thời gian qua, nhanh chóng tiến kịp thế giới trong kỷ nguyên trí tuệ?
Trước hết và căn bản nhất là phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý (thể chế, chính sách, luật pháp, bộ máy). Nói theo thuật ngữ thông tin, đây chính là phần mềm hệ thống để vận hành xã hội. Người Việt Nam thường được coi là thông minh, nhưng đó mới chỉ là thông minh cá nhân, chưa phải thông minh cộng đồng. Ta cũng thường nói dân tộc ta có tiềm năng trí tuệ lớn, nhưng từ lâu chúng ta cứ tự hào mãi về cái tiềm năng ấy mà đất nước vẫn cứ lạc hậu, Việt Nam vẫn thuộc những nước nghèo nhất thế giới, GDP bình quân của Việt Nam mới bằng 1/14 Malaysia, 1/30 Hàn Quốc, tại sao như vậy? Tại sao cái tiềm năng ấy chưa được phát huy, điều gì ngăn trở giải phóng cái tiềm năng ấy? Giải đáp nghịch lý này chỉ có một cách trả lời: vì cơ chế quản lý chưa thuận, vì trí tuệ cộng đồng chưa cao, vì cái phần mềm hệ thống còn nhiều trục trặc, vì trí tuệ và tài năng đang bị vướng mắc bởi một cơ chế tự thân mâu thuẫn, thiếu nhất quán. Do đó vấn đề cốt tử là nên tập trung trí tuệ cải cách quản lý, xây dựng một môi trường kinh tế xã hội lành mạnh và thoáng đãng, tự nó khuyến khích mọi sáng kiến chủ động, tự nó phát huy mọi tài năng sáng tạo, đồng thời tự nó hạn chế, loại trừ những yếu tố và xu hướng tiêu cực.
Nhiều thí dụ lịch sử đã cho thấy tầm quan trọng của vấn đề này, tưởng không cần nhắc lại vì ai cũng đã biết rõ:
- Khoảng cách công nghệ giữa Tây Âu và Mỹ những năm 60 không phải do người Mỹ tài giỏi gì hơn mà chủ yếu do cách quản lý của Mỹ thuận lợi hơn cho tài năng nảy nở và phát triển.
- Singapore, Hàn Quốc, Hồng Công lên nhanh đâu phải vì các dân tộc họ thông minh hơn Việt Nam.
- Ngẫm lại bản thân ta cũng thấy quá rõ: nếu 15 năm trước, Việt Nam không đổi mới thì bây giờ Việt Nam đang ở đâu trên thế giới này?
5. Trong cơ chế quản lý thì bộ phận lạc hậu cần cải cách nhất là quản lý tài chính, tiền tệ và quản lý hành chính. Tài chính tiền tệ là lĩnh vực nhạy cảm nhất trong kinh tế thời nay, còn hành chính là bộ máy trực tiếp hàng ngày với người dân. Riêng đối với chúng ta, có hai căn bệnh kinh niên trầm trọng, mà nếu không khắc phục được thì có bàn tới kinh tế tri thức cũng vô ích:
- Tham nhũng. Chuyện này quá cũ, quá nhàm, nếu cứ tiếp tục cách chống tham nhũng như chúng ta đã làm từ hàng chục năm nay thì có lẽ mười năm nữa tình hình cũng chẳng sáng sủa gì hơn. Cần phải thay đổi cách nhìn, đi sâu vào những nguyên nhân gì đưa đẩy cả một xã hội vốn rất tốt đến chỗ một bộ phận tham nhũng, dối trá xuất hiện ở mọi ngành, mọi nơi. Trong y tế có thời chúng ta đã đề ra một khẩu hiệu cực kỳ sáng suốt: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Khẩu hiệu ấy cũng đúng cho mọi lĩnh vực. Chống tham nhũng tất nhiên phải trừng trị và trừng trị nghiêm, song điều quan trọng hơn là phải phòng tham nhũng, và muốn vậy phải có phương thức quản lý tài chính và chế độ phân phối thu nhập hợp lý. Trong khi tiền lương không đủ sống thì chống tham nhũng thế nào đây? Do đó, nếu không khẩn trương cải cách quản lý tài chính tiền tệ như các nước văn minh thì mọi cải cách khác đều khó.
- Quan liêu, lãng phí. Chuyện này cũng quá cũ và cũng như tham nhũng, đây là hậu quả không thể tránh của cách quản lý tài chính tiền tệ luộm thuộm, và chế độ lương phi lý, khiến cho các cơ quan hành chính, thay vì phục vụ dân, đã vi phạm quyền làm chủ của dân. Do đó phải coi cải cách hành chính là việc cấp bách để có thể thực hiện thuận lợi các cuộc cải cách khác. Vấn đề chỉ ở chỗ cải cách như thế nào cho có hiệu quả vì sau mấy năm thực hiện, dư luận chung cho rằng chính công tác này cũng chưa làm tốt: chưa ổn, tiêu tốn nhiều tiền của, công sức, thì giờ, mà kết quả chẳng được mấy.
6. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện toàn cầu hóa và kinh tế tri thức phải bắt đầu từ việc nâng cao sức cạnh tranh ở các lĩnh vực công nghiệp thấp và vừa của nông, công nghiệp truyền thống. Tình trạng hiện nay là ngay trong các lĩnh vực này, năng suất lao động của ta quá thấp, không đủ sức cạnh tranh với các nước vì làm ăn kém thông minh, thể hiện ở sự thiếu tính toán hiệu quả, không có tư duy so sánh (mía đường, xi-măng là thí dụ). Ta băn khoăn cân nhắc giữa tư nhân hay Nhà nước, tập thể hay cá nhân, mà không thấy điều quan trọng hơn là phân phối của cải làm ra sao cho công bằng để kích thích được kinh tế phát triển lành mạnh.
7. Phát triển kinh tế tri thức hiển nhiên đòi hỏi phải xây dựng kết cấu hạ tầng thích hợp. Tuy nhiên, đi đôi với kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật sờ mó được, và hơn nữa có tiền là xây dựng được, phải hết sức chú trọng kết cấu hạ tầng tâm lý xã hội, trước hết là giáo dục và khoa học, là những thứ mà chỉ có tiền thôi cũng chưa đủ để xây dựng tốt.
Chúng ta đã bàn nhiều về giáo dục, đã có Nghị quyết T.Ư, đã có luật Giáo dục, chẳng còn thiếu thứ gì, mà vẫn ì ạch, tại sao? Tôi đã có nhiều dịp phát biểu và kiến nghị cụ thể, ở đây chỉ xin nhấn mạnh thêm: muốn tiến nhanh và vững trong thời đại kinh tế tri thức, ưu tiên hàng đầu phải đặt vào việc chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa giáo dục, và hơn nữa, phải nhanh chóng tiến tới phổ cập đại học - chứ không chỉ dừng ở trung học cơ sở (THCS) hay trung học phổ thông (THPT). Mới nghe tưởng chừng là một mục tiêu quá xa vời, nhưng suy nghĩ kỹ hơn và nhìn xu thế ở các nước ngay trong khu vực, chứ chưa nói tới các nước tiên tiến trên thế giới, tôi tin rằng đối với Việt Nam không có cách lựa chọn nào khác nếu thật sự muốn vươn lên nhanh bằng con đường trí tuệ. Phổ cập đại học sẽ giải quyết được nạn thất học, nhu cầu học tập chính đáng của nhân dân, sẽ có điều kiện tốt hơn để phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ, mở rộng các cánh cửa vào kinh tế tri thức, đồng thời là biện pháp gián tiếp giải quyết nhiều vấn đề bức xúc: phát triển dân chủ, hạn chế và chống tội phạm, tạo công ăn việc làm ổn định.
Câu hỏi đặt ra là: giáo dục THCS và THPT còn chưa xong thì làm sao phổ cập đại học? Để trả lời câu hỏi đó nên dựa vào kinh nghiệm chống mù chữ và phát triển giáo dục phổ thông ngay trong kháng chiến trước đây. Sự thật là nếu cải tổ giáo dục, sử dụng hợp lý hơn đội ngũ trí thức và thầy giáo các cấp, sửa đổi cách thi cử, tránh được những lãng phí cực kỳ to lớn trong quản lý giáo dục hiện nay, đồng thời tận dụng các thành tựu công nghệ thông tin thời đại Internet thì sẽ đủ khả năng vật chất đi nhanh đến phổ cập đại học. Tất nhiên có nhiều khó khăn, nhưng chắc không thể khó hơn phát triển giáo dục trong hai cuộc kháng chiến. Mà cần nhớ rằng chính nhờ có người lính, người dân có trình độ học vấn khá cao so với thời kỳ trước đó, mà ta đã đánh thắng được kẻ địch mạnh hơn gấp nhiều lần về vũ khí tối tân.
Theo Chúng Ta