Kiến thức Hóa học THPT

vanhieu1995

New member
Xu
0
Theo đề nghị của một số thành viên mình lập pic này đưa lên 1 số kiến thức hóa câp 3
Mong mọi người ủng hộ............

Tổng hợp kiến thức Hóa từ lớp 10 đến 12

Môn Hoá tương đối quan trọng đối với các bạn thi khối A và khối B. Để "ăn điểm" ở môn học này, bạn phải nắm được phần kiến thức cơ bản sau:

1. Củng cố và bổ sung các nội dung trọng tâm của chương trình lớp 10 gồm các vấn đề sau:
a) Các vấn đề liên quan đến phản ứng oxy hóa khử:

- Quy tắc tính số oxy hóa.

- Các mức oxy hóa thường gặp và quy luật biến đổi chúng trên phản ứng của các nguyên tố quan trọng: Cl, Br, I, S, N, Fe, Mn.

- Phải biết cân bằng tất cả các phản ứng khi gặp (đặc biệt bằng phương pháp cân bằng điện tử; chú ý các phản ứng của sắt, ôxít sắt, muối sắt).

- Phải nắm thật chắc các công thức viết phản ứng gồm: ôxít; kim loại; muối phản ứng với axit; muối phản ứng với muối; kim loại phản ứng với muối; phản ứng nhiệt luyện.

b) Các phản ứng của nhóm nguyên tố halogen (Cl, Br, I); S

Chỉ cần đọc để viết được các phản ứng coi như là đủ.

c) Cấu tạo nguyên tử - Bảng hệ thống tuần hoàn:

- Yêu cầu phải nắm chắc đặc điểm cấu tạo; khái niệm về hạt; mối liên hệ giữa các loại hạt.

- Đặc điểm, nguyên tắc xếp nguyên tố; quy luật biến thiên tuần hoàn.

- Viết được cấu hình electron; xác định vị trí nguyên tố trên bảng hệ thống tuần hoàn.

- Sự tạo thành ion.
2. Các vấn đề ở chương trình lớp 11, ở phần này cần xem lại các vấn đề sau:

a) Các bài toán về nồng độ dung dịch, độ pH, độ điện ly, hằng số điện ly.

b) Nắm chắc bảng tính tan, để xây dựng các phản ứng xảy ra trong dung dịch theo cơ chế trao đổi ion (ví dụ phải nhớ trong dung dịch phản ứng giữa các ion với nhau phải thỏa điều kiện là sinh ra chất kết tủa hay chất bay hơi hoặc chất điện ly yếu).

c) Xem lại các quy luật giải toán bằng phương pháp ion: cách viết phương trình phản ứng dạng ion; biết dựa trên phương trình ion giải thích các thí nghiệm mà trên phân tử không giải thích được (ví dụ khi cho Cu vào dung dịch hỗn hợp gồm Cu (NO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB], HCl thấy có khí NO bay ra hay cho Al vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH, NaNO[SUB]3[/SUB], NaNO[SUB]2[/SUB], thấy sinh ra hỗn hợp 2 khí có mùi khai;...)

d) Các khái niệm axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính theo Bronsted:

Vì phần này các em thiếu dấu hiệu nhận biết chúng, nên khi gặp các em lúng túng và thường kết luận theo cảm tính, do đó chúng tôi gợi ý nhanh các dấu hiệu nhận biết axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính:

* Các gốc axit của axit mạnh (Cl[SUB2]-[/SUB2], NO3[SUB2]-[/SUB2], SO4[SUB2]2-[/SUB2] ,...) và các gốc bazơ của bazơ mạnh (Na[SUB2]+[/SUB2], Ka[SUB2]+[/SUB2], Ba[SUB2]2+[/SUB2], Ca[SUB2]2+[/SUB2]) được xem là trung tính.

* Các gốc axit của axit yếu (ClO[SUB2]-[/SUB2], NO2[SUB2]-[/SUB2], SO3[SUB2]2-[/SUB2] ,...) được xem là bazơ.

* Các gốc bazơ của bazơ yếu (NH4[SUB2][/SUB2]+ ) và các gốc axit (có H phân ly thành H[SUB2]+[/SUB2]) của axit mạnh được xem là axit.

* Các gốc axit (có H phân ly thành H[SUB2]+[/SUB2]) của axit yếu: lưỡng tính.

e) Cách áp dụng các định luật bảo toàn điện tích, định luật bảo toàn khối lượng trong các bài toán dung dịch.

f) Xem kỹ các phản ứng của nitơ và hợp chất nitơ; phốt pho (xem sách giáo khoa lớp 11 và các bài tập chương này ở quyển bài tập hóa học lớp 11).

g) Các phản ứng của hydrocacbon:

- Phản ứng cracking. - Phản ứng đề hydro hóa - Phản ứng hydro hóa.- Phản ứng cộng Br[SUB]2[/SUB].- Phản ứng cộng nước của anken, ankin.- Phản ứng của ankin -1 với Ag[SUB]2[/SUB]O/NH[SUB]3[/SUB]. - Phản ứng tạo P.E; P.V.C; T.N.T; cao su Buna; cao su.

Bu na-S.- Phản ứng của benzen; toluen; styren.
3. Các nội dung của chương trình 12:

a) Với các hợp chất chứa hữu cơ chứa C,H,O: Chủ yếu xem các phản ứng của rượu; andehyt; axit; este; phenol; gluxit.

b) Nhóm nguyên tố C, H, N: Các phản ứng của amin với axit, đặc biệt xem kỹ anilin, chú ý phenylamoniclorua.

c) Cuối cùng xem nhóm nguyên tố C, H, O, N gồm các hợp chất quan trọng sau đây:

- Axit amin: chủ yếu có phản ứng trung hòa, phản ứng tạo nhóm peptit; phản ứng thủy phân nhóm peptit.

- Este của axit amin: có 2 phản ứng chính.

- Muối amoni đơn giản (R-COO-NH[SUB]4[/SUB]) cũng viết 2 phản ứng chính.

- Muối của amin đơn giản R-COO-NH[SUB]3[/SUB]-R’.

- Hợp chất Nitro R-(NO[SUB]2[/SUB])[SUB]n[/SUB]: Xem phản ứng điều chế và chỉ có phản ứng tạo amin (phản ứng với [H}).

- Các hợp chất đặc biệt: Urê, Caprolactam; tơ nilon - 6,6; tơ caprôn.

d) Phần vô cơ: Xem các phản ứng của Al; Fe; Na, K; Mg, Ca.

e) Đặc biệt cần để ý thêm phần ăn mòn kim loại; nước cứng; điều chế kim loại; các bài toán áp dụng phản ứng nhiệt luyện, các bài toán kim loại phản ứng với axit; phản ứng với muối.
*Chú Ý:
Các dạng chủ để trong phân kim loại thường được ra nhiều trong các để thi đại học các năm tụ luận cũng như các năm trắc nghiệm là:

1. Kim loại tan nhiều : nhóm IA ( Na, K) và nhóm IIA (Ba, Ca)

2.Kim loại A

3. Kim loại sau Al: Chủ yếu là Fe, Mg, Cu.

4. Dang hỗn hợp kim loại tác dụng với 1 axit hoặc hỗn hợp axitƠ dạng náy chủ yếu chúng ta giải dựa vào định luất bảo toàn electron

5. Kim loại tác dụng với 1 muối


Cần chú ý đến bài học dãy điện hóa kim loai. Phải biết được quy tắc anpha: Chất khử mạnh phản ứng với chất oxi hóa mạnh cho ra chất khử yếu hơn và chất oxi hóa yếu hơn.

6. Kim loại tác dụng với hai muối

Phải biết được muối nào có tính oxi hóa mạnh hơn thì sẻ phản ứng trươc, khi muối này phản ứng hết mới đến muối thứ hai phản ứng.

7.Hỗn hợp kim loại tác dụng với 1 muối

Cần biết kim loại náo có tính khử mạnh hơn, chất khư mạnh phản ứng trươc, hết chất khử mạnh mới đến kim loại có tính khử yếu hơn.

8. Điên phân dung dịch điều chế ki loại

-Đối với kim loại trứoc Al: Cần điện phân nóng chảy dung dich chứ kim loại đó( thướng là muối)

-Đối với kim loại Al:Chỉ có duy nhất là điện phân nóng chảy Al2O3 với chất xúc tác là Cryolit

-Đối với kim loại sau nhôm: chỉ cần điện phân dung dịch, không nên điện phân nóng chảy vì rất tốn kém


Cách học hoá học cấp III
42.gif

Hóa học là một bộ môn khoa học có khối lượng lớn kiến thức cả
về phương diện thực nghiệm lẫn lý thuyết HSG Hóa học phải là người nắm vững bản
chất hiện tượng hóa học, nắm vững các kiến thức cơ bản đã được học, vận dụng
tối ưu các kiến thức cơ bản đã được học để giải quyết một hay nhiều vấn đề mới(do
chưa được học hoặc chưa thấy bao giờ)trong các kì thi đưa ra".
Nếu dựa vào kết quả bài thi để đánh giá thì bài thi đó phải hội tụ các yêu cầu
sau đây:
1. Có kiến thức cơ bản tốt; thể hiện nắm vững các khái niệm, các định nghĩa,
các định luật hay quy luật đã được quy định trong chương trình; không thể hiện
thiếu sót về công thức, phương trình hóa học.Số điểm phần này chiếm 50% toàn
bài.
2. Vận dụng sắc bén có sáng tạo các kiến thức cơ bản trên. Phần này chiếm
khoảng 40% số điểm toàn bài.
3. Tiếp thu hoặc dùng được ngay một số vấn đề mới nảy sinh do đề thi đưa ra. Số
điểm phần này chiếm 6% toàn bài.
4. Bài làm trình bày sạch đẹp, rõ ràng. Phần này chiếm 4% toàn bài.
Ngoài những bài thi lý thuyết, học sinh còn bắt gặp các bài thi thực hành. Đối
với các bài thi loại này, yêu cầu người học sinh phải có kĩ năng thực hành tốt,
khuyến khích các tài năng thực hành như sự kh*** l***, có sự quan sát hiện tượng
tốt và giải thích được bản chất các hiện tượng đó"
Để làm được điều đó, thì cách học như thế nào là có hiệu quả???
Chúng ta phải công nhận với nhau một điều rằng, một người có một cách học,
một phương pháp học khác nhau; không thể có một khuân mẫu chung cho mọi người.
Vấn đề mà có lẽ mọi người đều thống nhất là càn phải có một lòng hăng say học
tập cao độ và một ý chí vươn lên thật mạnh mẽ. Trong cách học, có lẽ trước hết
ta phải tìm cách nắm vững được kiến thức cơ bản. Có nghĩa là chúng ta phải lật
đi lật lại vấn đề với 3 câu hỏi lớn: "Đó là cái gì? Nó như thế nào?Tại sao
lại như thế?". Với ba câu hỏi ấy, bạn sẽ tìm được cách học tốt nhất cho
mình.
Thí dụ: ta muốn tìm hiểu về vấn đề điện phân ta có thể có các dạng câu hỏi
như sau:
- Loại pư hóa học nào xảy ra trong sự điện phân?
- Pư: NaCl —> Na + 1/2 Cl[SUB]2 [/SUB] có xảy ra được không?
- Bản chất hóa học của sự điện phân là gì? Tại sao lại như thế?
- Sự điện phân và sự nhiệt phân có khác nhau hay không? Tại sao?
Cùng với việc nắm vững bản chất, ta còn phải nhớ và vận dụng. Hai yếu tố này
phải đi liền với nhau, bổ sung cho nhau.
Với những yếu tố trên xem như bạn đã có một cách học rất khoa học song bạn
sẽ sử dụng những yếu tố đó để làm một bài thi hóa học như thế nào? Theo tôi, để
làm được trọn vẹn một bài thi hóa học với kết quả tốt nhất nhất thiết phải tuân
thủ các bước sau:
Bước 1: Nắm vững đề và ý đề bài muốn chúng ta giải quyết.(rất quan trọng)
Bước 2: Phân tích đề bài(cần thiết)
Bước 3: Thực hiện lời giải(đương nhiên là phải có)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Đây là Kiến thức Riêng cho từng khối.

LỚP 10
Hoá Đại CƯơng Lớp 10: Cấu Tạo Nguyên Tử

Thành phần nguyên tử, nguyên tố hoá học, đồng vị

Đây là dạng toán liên quan đến các loại hạt trong nguyên tử·

Biết tổng số hạt trong nguyên tử là X1, tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là X2

Tổng số hạt trong nguyên tử: P + N + E = 2Z + N → 2Z + N = X1 (1)

Tổng số hạt mang điện: P + E = 2Z

Tổng số hạt không mang điện: N

→ 2Z – N = X2 (2)

Giải hệ và tìm ra kết quả

· Nếu đề bài chỉ cho biết tổng số hạt (chỉ có một phương trình (1) thì sử dụng chú ý sau:

Đối với các đồng vị bền có: 2 ≤ Z ≤ 82 thì Z ≤ N ≤ 1,5Z (a)

Đối với các đồng vị có : 2 ≤ X ≤ 20 thì Z ≤ N ≤ 1,33N (b)

Thay (a) hoặc (b) vào (1), ta được hai bất đẳng thức và tìm được giới hạn của Z.


· Nếu đề bài cho biết số N gần bằng số P hoặc sự chênh lệch giữa số khối và khối lượng nguyên tử không vượt quá một đơn vị thì ta tìm Z dựa vào biểu thức sau:

(Chú ý chỉ lấy phần nguyên)

Dạng 2: Tính tỉ lệ các đồng vị , nguyên tử khối trung bình

Với bài toán dạng này, ta chỉ cần áp dụng công thức tính nguyên tử khối trung bình với chú ý rằng:

Nếu a1a2a3....an lần lượt là thành phần % của mỗi đồng vị thì:
a1+a2+a3.....+an=100%​
 
Cấu tạo vỏ nguyên tử, cấu hình electron của nguyên tử Dạng 1: Viết cấu hình electron của nguyên tử

Bước 1: Xác định số electron của nguyên tử

Bước 2: Các electron được phân bố theo thứ tự tăng dần các mức năng lượng Al, theo các nguyên lí và quy tắc phân bố electron trong nguyên tử

Bước 3: Viết cấu hình theo thứ tự các phân lớp trong một lớp và theo thứ tự của các lớp electron.

· Chú ý 1: Cần phân biệt electron lớp ngoài cùng và electron có năng lượng cao nhất (electron cuối cùng).

Ví dụ: 1s22s2sp63s23p63d64s2.

Electron có năng lượng cao nhất: electron thuộc AO 3d.

Electron lớp ngoài cùng là electron thuộc AO 4s

· Chú ý 2: Đối với một số nguyên tố (chủ yếu phân nhóm phụ nhóm I và VI) thường xảy ra hiện tượng "bão hòa gấp" và "bán bão hòa", đó là hiện tượng một số electron ở phân lớp s của lớp ngoài cùng chuyển vào phân lớp d của lớp phía trong gần kề để đạt được cấu trúc bão hòa hay bán bão hòa bền hơn.
Với nguyên tố có cấu hình electron ngoài cùng: (n- 1)dansb thì a = 1 ÷ 10; b = 2, trừ hai trường hợp:

a + b = 6 a = 5, b = 1.

a + b = 11 a = 10, b = 1.
· Chú ý 3: Khi viết cấu hình electron của ion bắt buộc phải xuất phát từ cấu hình của nguyên tử sau đó cộng thêm (với anion) hoặc làm bớt đi (với cation) một số electron ở lớp ngoài cùng (bằng trị số của điện tích) cấu hình ion. Ngược lại: Khi biết cấu hình ion mà yêu cầu viết cấu hình nguyên tử hoặc hỏi về cấu tạo nguyên tử thì ta phải tuân thủ các bước sau:

B1: Xác định số electron trong ion đó.

B2: Cộng thêm hoặc bớt đi một số electron để được tổng số electron trong nguyên tử.

B3: Viết cấu hình nguyên tử.

B4: Xác định cấu tạo nguyên tử.
Dạng 2: Dựa vào cấu hình, xác định nguyên tố là kim loại hay phi kim, khí hiếm.

Để làm được bài tập dạng này, chỉ cần nhớ đặc điểm electron lớp ngoài cùng:

Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử một nguyên tố chỉ có thể có nhiều nhất là 8e.

1->3 là kim loại
4->7 là Phi kim
8 Khí hiêm
 
Sự biến đổi tuần hoàn tính chất hoá học, ý nghĩa bảng tuần hoàn

Dạng 1: Biến thiên tính chất các nguyên tố và hợp chất của chúng

a) Bán kính, độ âm điện, tính kim loại, tính phi kim (Xem phần lí thuyết)

b) Về hóa trị các nguyên tố:

- Trong một chu kì (từ trái sang phải), hóa trị cao nhất với oxi tăng dần từ I đến VII, hóa trị với H của các phi kim giảm từ IV đến I.

- Đối với các phi kim: Hóa trị cao nhất với oxi + hóa trị với H = 8

Khi biết hoá trị cao nhất với oxi (hoặc oxit có hoá trị cao nhất) → hoá trị với H (hoặc công thức hợp chất khí với H) và ngược lại.

Dạng 2: Từ vị trí trong bảng, biết được tính chất nguyên tố.

Khi biết vị trí nguyên tố trong bảng HTTH, ta có thể dễ dàng xác định tính chất của một nguyên tố và hợp chất của nó:

- Tính kim loại, phi kim (Nhóm I, II, III A là kim loại trừ (H, B); nhóm V, VI, VII là phi kim).

- Hoá trị cao nhất với oxi, oxit cao nhất, hiđroxit tương ứng, tính axit - bazơ của hiđroxit này:

+ Hoá trị cao nhất với oxi = STT nhóm. Từ đó xác định được công thức oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng.

+ Các hiđroxit cao nhất của nguyên tố nhóm I, II, III có tính bazơ, của nguyên tố nhóm V, VI, VII có tính axit.

+ Hoá trị trong hợp chất với H và công thức hợp chất khí với H (nếu có).

Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron

Từ cấu hình electron xác định vị trí trong bảng tuần hoàn và ngược lại

Số TT ô = số đơn vị điện tích hạt nhân = tổng số electron

Số TT chu kỳ = số lớp electron.

Nhóm:

· Nếu cấu hình e ngoài cùng: thì nguyên tố thuộc nhóm A. STT nhóm = a + b.

· Nếu cấu hình e ngoài cùng: thì nguyên tố thuộc nhóm B và:

a + b < 8 thì Số TT nhóm = a + b.

a + b = 8, 9, 10 thì Số TT nhóm = 8.

a + b > 10 thì Số TT nhóm = a + b - 10

Chú ý: Không được dùng cấu hình ion để suy ra vị trí nguyên tố mà từ cấu hình ion phải xác định cấu hình nguyên tử rồi làm như trên để biết suy ra vị trí nguyên tố trong bảng HTTH.

Nếu bằng cách nào đó ta xác định được Z thì ta cũng có thể viết được cấu hình electron và từ đó xác định được vị trí nguyên tố trong bảng HTTH.
 
Những dạng toán hay gặp trong phần liện kết hoá học:

- Dự đoán loại liên kết, độ phân cực của liên kết

- Liên kết cộng hoá trị, cộng hoá trị

- Liên kết ion, điện hoá trị

- Xác định số oxi hoá

Dự đoán loại liên kết

Xét liên kết A – B trong hợp chất Am­Bn. Tính hiệu độ âm điện giữa A và B: D = |XA – XB|. Dựa vào giá trị của D ta có thể dự đoán loại liên kết, cụ thể như sau:

Nếu 0 ≤ D < 0,4 thì liên kết A – B là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Nếu 0,4 ≤ D < 1,7 thì liên kết A – B là liên kết cộng hoá trị phân cực

Nếu D ≥ 1,7 thì liên kết A – B là liên kết ion.

Khi cần phải so sánh độ phân cực của các liên kết, ta tính D của các liên kết. Liên kết nào có D lớn hơn thì phân cực hơn.

Liên kết cộng hoá trị, cộng hoá trị

Đây là bài toán viết công thức hợp chất cộng hoá trị:

- B1: Viết cấu hình electron, xác định số electron nguyên tử còn thiếu để có 8 electron lớp ngoài cùng.

- B2: Số electron còn thiếu chính là số liên kết cộng hoá trị nguyên tử tạo ra xung quanh nó (mỗi liên kết cộng hoá trị được tạo ra bằng một cặp electron, cặp electron này có thể do hai nguyên tử góp chung có hoặc do một nguyên tử bỏ ra).

Hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất cộng hoá trị gọi là cộng hoá trị và có giá trị bằng số liên kết cộng hoá trị xung quanh nguyên tử nguyên tố đó.

Liên kết ion, điện hoá trị

Đây là dạng bài tập giải thích sự hình thành liên kết ion.

- B1: Viết cấu hình electron của hai nguyên tử, xác định số electron mà nguyên tử đó nhường hoặc nhận (để đạt được 8 electron lớp ngoài cùng)

- B2: Viết các quá trình cho, nhận electron của các nguyên tử

- B3: Cân bằng số electron nhường và nhận.

- B4: Cộng hai quá trình trên.

Xác định điện hoá trị của một nguyên tử nguyên tố trong hợp chất ta chỉ cần thực hiện B1 như trên với chú ý:

- Nếu một nguyên tử đó nhường n electron thì nó có điện hoá trị n+

- Nếu một nguyên tử đó nhận n electron thì nó có điện hoá trị n-


Đối với bài toán yêu cầu xác định số oxi hoá của các nguyên tố cần áp dụng bốn quy tắc sau:

Quy tắc 1: Số oxi hoá của các nguyên tố trong đơn chất bằng không.

Quy tắc 2:

· Số oxi hoá của các kim loại luôn luôn có giá trị dương. Trong các hợp chất kiểu liên kết ion số oxi hoá của các kim loại bằng điện tích các ion của chúng.

Ví dụ: số oxi hoá của natri, đồng, nhôm lần lượt là +1, +2, +3.

· Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hoá của hiđro bằng +1 (trừ trong hiđrua kim loại như NaH, CaH2… thì hiđro có số oxi hoá là -1).

· Số oxi hoá của oxi trong các hợp chất bằng -2, trừ các hợp chất với Flo ( có số oxi hoá +2) và trong các peoxit (oxi có số oxi hoá -1).

Ví dụ: Trong phân tử , oxi có số oxi hoá +2. Hai cặp electron chung chuyển dịch từ nguyên tử oxi tới các nguyên tử flo âm điện hơn.

Quy tắc 3: Trong hợp chất tổng đại số các số oxi hoá của tất cả các nguyên tố (tính đến số nguyên tử) bằng 0.

Ví dụ:

Gọi số oxi hoá của Mn là x: 1 + x + 4.(-2) = 0 là x = + 7

Quy tắc 4: Đối với các ion phức tạp, tổng đại số các số oxi hoá của tất cả các nguyên tố (có tính đến số nguyên tử của chúng) phải bằng điện tích của ion.

Chú ý: Ngoài các quy tắc trên, khi xác định số oxi hoá của cacbon trong hợp chất hữu cơ thì cần lưu ý một số điểm sau:

· Có hai cách tính số oxi hoá của cacbon trong hợp chất hữu cơ:

- Cách 1: Xác định số oxi hoá trung bình của cacbon theo công thức phân tử (Áp dụng quy tắc 3).

- Cách 2: Xác định số oxi hoá của từng nguyên tử cacbon dựa theo công thức cấu tạo bằng cách cộng tổng đại số các số oxi hoá của cacbon trong bốn liên kết xung quanh nó.

· Cách tính số oxi hoá của cacbon trong từng liên kết.

- Nếu cacbon liên kết với nguyên tử có tính kim loại hơn (Mg, H, …) thì số oxi hoá của cacbon trong liên kết đó có giá trị âm.

- Nếu cacbon liên kết với nguyên tử phi kim (O, N, Cl,…) thì số oxi hoá của cacbon trong liên kết đó có giá trị dương.

- Số oxi hoá của cacbon trong liên kết cacbon - cacbon bằng 0.

Ví dụ:

Cách 1: Đặt số oxi hóa trung bình của cacbon là x, ta có: 2x + 6.(+1) + (-2) = 0 → x = -2

Cách 2: Vẽ công thức cấu tạo , ta có thể tính được số oxi hoá của từng nguyên tử cacbon

Đối với nguyên tử C thứ nhất, trong ba liên kết với các ba nguyên tử H, cacbon có số oxi hoá -1, trong liên kết C – C, nguyên tử C có số oxi hoá là 0. Vậy số oxi hoá của cacbon này là: 3.(-1) + 0 = -3

Đối với nguyên tử C thứ hai, trong hai liên kết với hai nguyên tử H thì cacbon có số oxi hoá -1, trong liên kết C – C thì cacbon có số oxi hoá là 0, trong liên kết với nhóm OH thì cacbon có số oxi hoá +1. Vậy số oxi hoá của nguyên tử cacbon này là: 2.(-1) + 0 + (+1) = -1

Số oxi hoá trung bình của cacbon: (-3 -1)/2 = -2
 
Tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, hiệu suất

Dạng 1: Tốc độ phản ứng
1. Công thức

Xét phản ứng:



Thì biểu thức tốc độ phản ứng: v = k.[A]mn

Trong đó k là hằng số tốc độ phản ứng, chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất phản ứng.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

a) Nồng độ: Khi nồng độ các chất phản ứng thay đổi, ta chỉ cần thay vào biểu thức tốc độ phản ứng là biết được sự thay đổi tốc độ phản ứng.

b) Áp suất: Khi áp suất tăng, nồng độ chất khí tăng theo nên đối với phản ứng có chất khí tham gia, áp suất có ảnh hưởng như với nồng độ.

c) Nhiệt độ: Thông thường khi tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng tăng.

Biểu thức cụ thể:

Trong đó g là hệ số nhiệt độ của tốc độ, cho biết tốc độ phản ứng tăng bao nhiêu lần khi tăng nhiệt độ lên 10 độ C

d) Bề mặt diện tích tiếp xúc của chất rắn tăng: Tốc độ phản ứng tăng.

e) Chất xúc tác: Làm tăng tốc độ phản ứng

Dạng 2: Hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch

Xét phản ứng



thì biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng:



Dạng 3: Chuyển dịch cân bằng hoá học

Đối với dạng bài toán này bắt buộc phải áp dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơsatơlie, ngoài ta cần chú ý:

a) Ảnh hưởng của nồng độ: khi tăng (hoặc giảm) nồng độ của các chất tham gia thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (hoặc nghịch). Khi tăng (hoặc giảm) nồng độ của các chất tạo thành thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (hoặc chiều thuận).

b) Ảnh hưởng của áp suất: Khi tăng (hoặc giảm) áp suất thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nào làm giảm (hoặc tăng) số mol khí.

c) Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều của phản ứng thu nhiệt. Khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều của phản ứng toả nhiệt.

d) Ảnh hưởng của chất xúc tác: Không làm chuyển dịch cân bằng mà chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch làm phản ứng nhanh chóng đạt tới trạng thái cân bằng.

Dạng 4: Hiệu suất phản ứng

Cách 1: Dựa vào lượng chất thiếu tham gia phản ứng:

<!--[if !vml]-->

Lượng thực tế phản ứng thường được tính qua phương trình phản ứng theo lượng sản phẩm thu được (đề bài cho biết).

Lượng thực tế phản ứng lượng tổng số đã lấy (tính theo chất thiếu)<!--[endif]-->

Cách 2: Dựa vào một trong các sản phẩm



Lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết được tính qua phương trình phản ứng theo lượng chất tham gia phản ứng (chất thiếu) với giả thiết H = 100%

Lượng sản phẩm thực tế thu được thường cho trong đề bài.

Lượng sản phẩm thực tế thu được lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết.

Chú ý:

Cần phân biệt % chất tham gia phản ứng và hiệu suất phản ứng. Chỉ với chất thiếu thì % chất tham gia phản ứng mới bằng hiệu suất phản ứng.

Nếu có một chuỗi các quá trình: A-->b(a%)-->c(b%)-->d(c%)--->e(D%)

Thì hiệu suất chung của quá trình là: e = a%.b%.c%.d%. 100%
75.gif
 
Điện phân
Nói chung bài tập điện phân mà chúng ta cần quan tâm thường không quá khó, để giải tốt bài toán điện phân chỉ cần

- Viết đúng các phản ứng, theo thứ tự xảy ra (Xem phần lí thuyết)

- Dựa vào các phản ứng hoá học và định luật Faraday rồi tính toán bình thường.

Ngoài ra, cần nắm vững một số điểm sau giúp giải nhanh và chính xác dạng toán này:

Các kiểu mắc bình điện phân:
- Nhiều bình điện phân mắc nối tiếp: Điện lượng qua mỗi bình là như nhau. Sự thu hoặc nhường electron ở các catot (hoặc các anot) là như nhau và các chất sinh ra ở điện cực cùng tên phải tỉ lệ mol với nhau.

- Nhiều bình mắc song song: Ví dụ hai bình mắc song song thì

Khi điện phân một dung dịch mà chỉ có nước tham gia điện phân thì bài toán điện phân được xét như bài toán cô cạn dung dịch.
Khi tính lượng sản phẩm điện phân thu được
- Nếu chất cần tính là đơn chất, ta dùng công thức Faraday (Xem phần lí thuyết)

- Nếu chất cần tính là hợp chất, ta tính lượng đơn chất trước sau đó dựa vào phương trình điện phân để tính lượng hợp chất.

Trong cùng một khoảng thời gian t, catot của bình điện phân nhường bao nhiêu electron thì anot của bình điện phân cũng thu bấy nhiêu elctron (thực chất đây chỉ là nguyên lí bảo toàn electron vì điện phân cũng là quá trình oxi hoá khử xảy ra trên hai điện cực, dưới tác dụng của dòng điện một chiều)
Khi tính toán liên quan đến dung dịch sau điện phân cần phải lưu ý đên khối lượng dung dịch có thể bị hao hụt do có một số ion đã kết tủa hoặc biến thành chất bay hơi.
 
trong những vấn để để học giỏi hoá không phải chú trọng quá vào vấn đề hình thức,ràn buộc bản thân tập trung nhiều thời gian để học môn này mà là cần xác định mục đích của học hóa là cái gì?Khi gặp một vấn đề khó mà liên quan đến hóa học thì nhất định cá nhân đó sẽ phải tìm hiểu về môn này.Bên cạnh bản thân tôi nghĩ muốn đạt đc thành tích cao ngoài ra còn phải có niềm đam mê môn học và chia sẽ đam mê đó với bạn bè.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top