Không gian, thời gian trong " Tương tư" của Nguyễn Bính

Bài “Tương tư” nằm trong “ Lỡ bước sang ngang” ăm ắp tình yêu. Yêu người, yêu đời, khát khao hạnh phúc, mơ ước và ước mơ nhưng cuộc đời toàn là hụt hững, lỡ bước và lỡ làng. Người yêu thương nhớ nhau mà không gặp được nhau, họ tương tư đó là lẽ thường tình, nhưng nếu một người thương nhớ một người mà không được đáp lại thì mới gọi là tương tư.
Với bốn câu thơ đầu:


Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

Một người chín nhớ mười mong một người.

Gió mưa là bệnh của trời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông”- nỗi nhớ mở rộng ra theo chiều rộng của
không gian. “Một người chín nhớ mười mong một người” - nỗi nhớ được mở ra theo chiều dài của thời gian, tương tư nghĩ cho cùng là một ám ảnh day dứt về không gian và thời gian.


“ Nhớ nhau người ta đếm từng khoảng cách.
Nhớ nhau người ta đếm từng khoảnh khắc”.

Thơ về tương tư xưa nay từ Đông chí tây đều chập chùng những sông và núi đâu đâu cũng có tiếng đồ gõ nhịp và những bước mùa đi.

Thôn Đoài và thôn Đông khoảng cách địa lí gần gũi nhau nhưng về khoảng cách tâm lí thì cách xa nhau vời vợi

Nếu nói một nhớ một mong, gợi lên nỗi nhớ đơn chiếc, nhưng
chín nhớ mười mong gợi lên tam tứ núi, ngũ lục sông, thập bát đèo cùng với việc phối âm “ơ” “uơ” nhẹ như hơi thở. Liên tiếp nhau bồng bềnh bên nhau càng làm cho dòng sông tương trong câu thơ trở thành mịt mù xa khơi.



“Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”

Cảm giác cái tôi rụt rè xuất hiện sau một loạt các địa danh về đại từ “ Một người”. Như vậy cái tôi ở đây còn che giấu và cố tình hoà tan cái bệnh tương tư của đất trời. Giọng điệu của cả đoạn này chỉ mới thấy đau đáu chưa thấy xót xa. Sự thương nhớ hãy còn mơ hồ.

Nếu như cái tôi đã pha loãng vào đất trời rụt rè che giấu nỗi lòng của mình thì tại sao tác giả lại trách lại than thở về sự hờ hững của đối phương.


“Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?”

Như vậy bằng lí trí, anh biết rõ bi kịch của anh là sự phi lí vì khoảng cách thực tiễn giữa anh và người yêu có xa xôi gì lắm đâu vì “hai thôn một làng”và liên từ “cớ sao”đã bộc lộ sự trách móc, giận hờn, hờn giận sự hờ hững của “ bên ấy” vì “bên này” “ngày qua ngày lại qua ngày, lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”

Không những cả hai chiều không gian và thời gian đưa đến một kết cục lỡ làng như “định mệnh”. Người ta không sang, “ ngày qua ngày lại” anh đến từ ngày ròng rã, quan sát mùa xuân sang mùa thu, từ lá xanh chuyển sang lá vàng là quá trình chuyển mùa, giữa hai mùa xuân và mùa thu là đôi mắt của người con trai không ngừng khắc hoạ ngóng trong mà cõi lòng thì mõi mòn tàn úa.

“Bảo rằng cách trở đò giang
Không sang là chẳng đường sang đã đành”

Từ khoảng cách vời vợi của không gian đến khoảng cách đằng đẳng của thời gian. Lòng chàng trai trách móc. Đâu ròi đình làng, ngã nón, đâu rồi dòng sông bến đợi bến chờ, tất cả chỉ là ảo ảnh, lòng chàng trai đau đáu một nỗi niềm.


“ Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!

Câu thơ tuyệt vời, biện pháp lặp lại, đại từ ai và sử dụng câu hỏi tu từ, hỏi không cần đáp vì chàng trai thừa biết rằng, ai người biết cho về nỗi lòng tương tư của mình.

Như vậy chàng trai khắc khoải trách móc, đợi chờ, rồi hi vọng,


“Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?

Cặp từ “bến” “đò” “hoa bướm” đã rút ngắn khoảng cách, sự rút ngắn này bằng chủ quan bằng nổ lực của cá nhân, chàng trai hi vọng những điều tốt đẹp.

Nếu như ở đầu bài khoảng cách kẽ ở đầu câu, kẽ ở cuối câu như là định mệnh. E chẳng bao giờ gặp nhau thì đến đây khoảng cách như rút ngắn lại dù thực ra chỉ vẫn là chàng trai. Mình nói với mình, ngóng trong khắc khoải. Chờ mà không đến, chờ mà không gặp, hỏi mà không có trả lời, đi mà chẳng tới. Vì vậy một loạt các câu hỏi tu từ vừa nghi vấn vừa khẳng định vừa tự an ủi. Và có cảm giác như chàng trai chới với hụt hẩng. Thế nhưng cái tôi “tương tư” đã mở ra một chân trời hi vọng về hạnh phúc của tình yêu, với các cặp từ sóng đôi: Nhà em có giàn giầu

"Nhà tôi - cau gặp giầu”

Đến đoạn cuối cách xưng hô thay đổi từ ẩn dụ mơ hồ chuyển sang cụ thể - Từ xưng “ em- tôi” xoá nhoà khoảng cách. Câu kết là một câu hỏi tu từ đã khẳng định một sự thực hiển nhiên, một sự thực tràn đầy hi vọng, đó là tình yêu bền vững của cả hai. Tác giả đã nhắc đến “ cau-giầu” ngầm nhắc đến chuyện hôn nhân.

Nếu giọng điệu của cả hai đoạn đầu là giọng điệu hờn giận, day dứt thì đoạn cuối chuyển sang giọng điệu “thầm thì”, “ngọt ngào”, “gần gũi”, “yêu thương”.Cả bài thơ được kết cấu theo quan hệ sóng đôi.

Đông - Đoài
Một người - Một người.
Hoa -Bướm.
Bến - Đò
Cau - Giầu
Nhà em - Tôi


Khoảng cách thời gian không gian không thay đổi thậm chí khoảng cách này tăng tiến, khoảng cách tâm trạng thì rút ngắn lại bằng hi vọng và bằng cả ảo vọng. Chàng trai muốn xoá nhoà mọi khoảng cách và hi vọng đến mức được trở thành quan hệ vợ chồng.Với việc sử dụng một loạt các liên từ, “cớ sao” “bảo rằng” “ đã đành” “ như”. Sử dụng điệp từ: Bệnh của trời.

Tác giả đi đến khẳng định sự thắng thế . Chính vì vậy có thể khẳng định những câu hỏi tu từ là những câu hỏi day dứt không mùa của việc tương tư là một trạng thái tâm lý thường xuyên, bất ổn, lúc nào cũng trăn trở day dứt không nguôi



(sưu tầm)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top