Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Gương thành công trong bài học của bạn ấy là hãy phát huy nguồn lực của quê hương. Và gắn nó với nhu cầu thời đại.
-------
Những hạt muối to chắc được chở đến một lò chế biến muối bán với giá 2.000 đồng/ký, tức cao hơn gần 7 lần so với giá muối được các thương lái khác mua vào lúc này. Tại đây, nhân viên thu mua sẽ lấy một nhúm muối hòa vào chậu nước ấm để xem mức độ cặn đất rồi đưa đi sàng lọc thành sản phẩm muối tươi hoặc tiếp tục nung trong nồi đất thành muối hầm mang tên thương hiệu SAHU. Những gói muối tự nhiên, nguyên chất được chuyển đến các cửa hàng chuyên bán thực phẩm sạch ở Hà Nội, TPHCM, Vũng Tàu, Đà Nẵng với giá 52.000 đồng/ký muối hầm và 16.000 đồng/ký muối tươi.
Khởi đầu của SAHU
“Muối Sa Huỳnh liên tục rớt giá trong nhiều năm liền, theo dõi thông tin trên các phương tiện truyền thông mà tôi không khỏi xót xa cho người dân quê mình. Tháng 10 năm ngoái, sau một thời gian làm ở một cửa hàng nông sản sạch và mày mò nghiên cứu thực dưỡng, tôi gọi về nhà nói sẽ đi bán muối. Mẹ tôi mắng, bảo tốt nghiệp đại học không đi làm việc văn phòng lại đi bán muối...”, Phạm Thị Hồng Thắm - người sáng lập thương hiệu SAHU kể về những ngày đầu đi bán muối như thế.
Nhờ có thời gian làm việc ở cửa hàng thực phẩm và sinh hoạt trong một nhóm nông nghiệp hữu cơ nên Thắm biết được thị trường thực phẩm sạch hiện đang vắng bóng những thương hiệu muối biển tự nhiên trong khi nhu cầu về sản phẩm này bắt đầu tăng lên. Khác với muối công nghiệp, muối biển nguyên chất qua quá trình bốc hơi tự nhiên dưới nắng sẽ giữ lại được những chất cần thiết cho cơ thể con người như khoáng chất đa lượng: sodium, chloride, canxi cũng như các khoáng chất vi lượng: lưu huỳnh, kẽm, đồng,...
Đó cũng là nguyên cớ để thương hiệu muối SAHU ra đời với tiêu chí “muối tự nhiên, không hóa chất, được làm bằng phương pháp thủ công truyền thống”.
Hành trình xây dựng thương hiệu cho hạt muối Sa Huỳnh
Sự phản đối ban đầu từ phía gia đình, hay chuyện thiếu vốn kinh doanh không phải là khó khăn lớn nhất của SAHU. Bởi sau khi thấy rõ sự quyết tâm của con gái, gia đình Thắm đã vào cuộc cùng cô. Ở thời điểm hiện tại, mẹ Thắm là người chuyên lo kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào và quá trình sản xuất. Còn Thắm sẽ phụ trách đầu ra cho sản phẩm và các giấy tờ liên quan đến thương hiệu.
Theo Thắm, những ngày đầu, khó khăn nhất là tìm được nguồn nguyên liệu sạch, sản xuất theo đúng quy trình truyền thống có từ hơn một trăm năm nay ở Sa Huỳnh.
Vì được làm trên nền đất nên để muối sạch, ít cặn, diêm dân phải chăm chút, kỹ lưỡng từ khâu nện đất, dẫn nước vào ô phơi. Muối phải được phơi tầm 4 nắng (mỗi nắng tương đương một ngày) mới thu hoạch. Nếu vì ham số lượng thì chỉ cần một nắng rưỡi là có một lứa muối nhưng hương vị sẽ không đậm đà. Hôm nào đang phơi nước mà mưa đổ thì cũng coi như bỏ, đợi nắng lên làm lại từ đầu.
Đó là quy trình làm muối truyền thống nhưng giá muối xuống quá thấp, chỉ còn 300 đồng/ký khiến diêm dân lần lượt bỏ nghề hoặc nản lòng cắt giảm quy trình. Một ô muối diện tích khoảng 200 mét vuông, phơi qua 3-4 nắng thu được 250 ký. Nếu bán giá thông thường 200-300 đồng/ký, người dân gần như trắng tay nên đã giảm xuống còn một nắng rưỡi đến hai nắng đã thu hoạch. Hạt muối thu được chưa đủ ngày kết tinh nên dễ bị chảy nước.
Để có được hạt muối to chắc, chất lượng, Thắm cùng mẹ đi thuyết phục người quen trong vùng quay lại sản xuất theo kiểu truyền thống với cam kết sẽ mua với giá 2.000-3.000 đồng/ký khi SAHU có đơn hàng. Diêm dân ký vào hợp đồng cam kết sản xuất muối theo đúng quy trình, còn SAHU sẽ mua muối với giá trên nếu hàng đạt chất lượng.
Khi chúng tôi thắc mắc hỏi tại sao không cam kết mua bao tiêu sản phẩm, Thắm trả lời một phần vì thời điểm hiện tại, lượng hàng bán ra chưa nhiều nên không thể mua bao tiêu cả ruộng muối, nhưng đồng thời đây còn là cách để trao trách nhiệm cho diêm dân.
“SAHU lập ra với mong muốn tìm được đầu ra đúng với giá trị của muối Sa Huỳnh, nhưng trách nhiệm đảm bảo chất lượng ở đây không phải chỉ nằm ở doanh nghiệp mà còn ở cả người sản xuất nữa. Diêm dân cũng phải thay đổi, muốn muối tăng giá thì họ phải tăng chất lượng. Như một vòng tròn vậy, chất lượng tăng, mình bán được nhiều, diêm dân cũng sẽ bán được giá cao”, Thắm lý giải.
Hành trình đi đến hạt muối biển tự nhiên của SAHU không chỉ dừng lại ở việc kiểm soát đầu vào mà còn ở công đoạn chế biến. Muối hầm theo cách truyền thống phải được nung trong nồi làm từ đất sét không bị nhiễm kim loại nặng, có vậy mới giữ được mùi hương và độ an toàn của muối. Thắm đã phải tìm đến cơ sở gốm của một nghệ nhân ở Bửu Long (Đồng Nai) để mua hàng. Từ đây, những chiếc nồi đất được làm bằng đất sét dẻo vàng được chuyển về Quảng Ngãi.
“Trung bình nung 6 ký muối tươi trong một nồi đất sẽ cho ra khoảng 4 ký muối hầm và tốn 3 ký than. Cứ hầm được 50-80 ký muối, nồi sẽ bị nứt, phải thay cái mới. Chưa kể, than hầm muối phải là than củi, không phải than đá, nếu không muối sẽ ám mùi khói. Giá than củi lên đến 10.000 đồng/ký. Trong phần tính giá, chi phí than củi chiếm nhiều nhất”, Thắm cho hay.
Nhưng làm thế nào để người tiêu dùng tin rằng đây là hạt muối sạch thuần tự nhiên?
“SAHU luôn minh bạch thông tin sản phẩm từ chứng nhận mẫu nước biển vùng làm muối đến chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm... và chúng tôi cũng sẵn lòng giới thiệu cho khách hàng xem quy trình sản xuất”, Thắm chia sẻ.
Đường còn dài
Sau gần một năm ra đời, SAHU đã có mặt tại hơn 15 cửa hàng thực phẩm sạch từ Bắc đến Nam và được nhiều Việt kiều chọn làm quà tặng khi mang ra nước ngoài. Hiện lượng hàng bán ra mỗi tháng khoảng 600 ký.
Về nhu cầu muối biển tự nhiên, tuy chưa có những con số thống kê cụ thể nhưng theo Thắm, đây là thị trường còn nhiều tiềm năng. Khi còn làm việc ở cửa hàng thực phẩm sạch, Thắm đã từng thấy không ít người tiêu dùng ở TPHCM do không tìm được thương hiệu muối Việt ưng ý đã sẵn sàng mua muối nhập từ nước ngoài về.
Thế nhưng, dẫu sao đây vẫn là một thị trường ngách, thị phần còn hẹp và như Thắm chia sẻ, một thách thức mà SAHU đang vướng phải là thói quen tiêu dùng của người Việt. Khác với rau quả hay thịt cá vốn là thực phẩm chủ yếu của bữa ăn, muối - trong quan niệm của rất nhiều người Việt - vẫn chỉ là một loại gia vị, chỉ cần mặn là đủ, không có nhiều người quan tâm đến việc muối chứa những chất dinh dưỡng nào, được chế biến tự nhiên hay công nghiệp. Những quan niệm này khiến cho SAHU dù có được nhiều lợi thế cạnh tranh về chất lượng, lại chưa thể biến những lợi thế ấy thành doanh thu tương xứng. Hơn nữa, do đặc thù của sản phẩm nên lượng hàng bán ra cho mỗi đơn hàng không thể nhiều như các loại thực phẩm khác làm cho chi phí vận chuyển tính trên đầu mỗi sản phẩm cao lên.
Theo Thắm, hiện doanh nghiệp mới chỉ tập trung vào muối tươi và muối hầm chứ chưa khai thác sản xuất các dòng sản phẩm khác từ muối như muối tôm, dược liệu chăm sóc da... Có thể thấy, doanh nghiệp còn nhiều việc phải làm, từ chuyện làm truyền thông, tiếp thị sản phẩm đến việc quản lý chi phí cũng như tìm ra một chiến lược dài hạn.
Ở Sa Huỳnh, chúng tôi hỏi những diêm dân, muối Sa Huỳnh khác với muối các vùng khác như thế nào?- “Muối Sa Huỳnh có vị ngọt. Vị ngọt hậu sau cái mặn đậm đà của sự kết tinh từ biển - nắng - đất - gió”, các diêm dân ở đây khẳng định như thế. Còn với Thắm, kết cấu của những hạt muối Sa Huỳnh đẹp như những công trình kiến trúc nghệ thuật.
Nhưng có lẽ để vị ngọt và vẻ đẹp của hạt muối Sa Huỳnh lan tỏa nhiều hơn trên thị trường, trước mắt SAHU là cả một chặng đường dài...
Nguồn thesaigontime
-------
Những hạt muối to chắc được chở đến một lò chế biến muối bán với giá 2.000 đồng/ký, tức cao hơn gần 7 lần so với giá muối được các thương lái khác mua vào lúc này. Tại đây, nhân viên thu mua sẽ lấy một nhúm muối hòa vào chậu nước ấm để xem mức độ cặn đất rồi đưa đi sàng lọc thành sản phẩm muối tươi hoặc tiếp tục nung trong nồi đất thành muối hầm mang tên thương hiệu SAHU. Những gói muối tự nhiên, nguyên chất được chuyển đến các cửa hàng chuyên bán thực phẩm sạch ở Hà Nội, TPHCM, Vũng Tàu, Đà Nẵng với giá 52.000 đồng/ký muối hầm và 16.000 đồng/ký muối tươi.
Khởi đầu của SAHU
“Muối Sa Huỳnh liên tục rớt giá trong nhiều năm liền, theo dõi thông tin trên các phương tiện truyền thông mà tôi không khỏi xót xa cho người dân quê mình. Tháng 10 năm ngoái, sau một thời gian làm ở một cửa hàng nông sản sạch và mày mò nghiên cứu thực dưỡng, tôi gọi về nhà nói sẽ đi bán muối. Mẹ tôi mắng, bảo tốt nghiệp đại học không đi làm việc văn phòng lại đi bán muối...”, Phạm Thị Hồng Thắm - người sáng lập thương hiệu SAHU kể về những ngày đầu đi bán muối như thế.
Nhờ có thời gian làm việc ở cửa hàng thực phẩm và sinh hoạt trong một nhóm nông nghiệp hữu cơ nên Thắm biết được thị trường thực phẩm sạch hiện đang vắng bóng những thương hiệu muối biển tự nhiên trong khi nhu cầu về sản phẩm này bắt đầu tăng lên. Khác với muối công nghiệp, muối biển nguyên chất qua quá trình bốc hơi tự nhiên dưới nắng sẽ giữ lại được những chất cần thiết cho cơ thể con người như khoáng chất đa lượng: sodium, chloride, canxi cũng như các khoáng chất vi lượng: lưu huỳnh, kẽm, đồng,...
Đó cũng là nguyên cớ để thương hiệu muối SAHU ra đời với tiêu chí “muối tự nhiên, không hóa chất, được làm bằng phương pháp thủ công truyền thống”.
Hành trình xây dựng thương hiệu cho hạt muối Sa Huỳnh
Sự phản đối ban đầu từ phía gia đình, hay chuyện thiếu vốn kinh doanh không phải là khó khăn lớn nhất của SAHU. Bởi sau khi thấy rõ sự quyết tâm của con gái, gia đình Thắm đã vào cuộc cùng cô. Ở thời điểm hiện tại, mẹ Thắm là người chuyên lo kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào và quá trình sản xuất. Còn Thắm sẽ phụ trách đầu ra cho sản phẩm và các giấy tờ liên quan đến thương hiệu.
Theo Thắm, những ngày đầu, khó khăn nhất là tìm được nguồn nguyên liệu sạch, sản xuất theo đúng quy trình truyền thống có từ hơn một trăm năm nay ở Sa Huỳnh.
Vì được làm trên nền đất nên để muối sạch, ít cặn, diêm dân phải chăm chút, kỹ lưỡng từ khâu nện đất, dẫn nước vào ô phơi. Muối phải được phơi tầm 4 nắng (mỗi nắng tương đương một ngày) mới thu hoạch. Nếu vì ham số lượng thì chỉ cần một nắng rưỡi là có một lứa muối nhưng hương vị sẽ không đậm đà. Hôm nào đang phơi nước mà mưa đổ thì cũng coi như bỏ, đợi nắng lên làm lại từ đầu.
Đó là quy trình làm muối truyền thống nhưng giá muối xuống quá thấp, chỉ còn 300 đồng/ký khiến diêm dân lần lượt bỏ nghề hoặc nản lòng cắt giảm quy trình. Một ô muối diện tích khoảng 200 mét vuông, phơi qua 3-4 nắng thu được 250 ký. Nếu bán giá thông thường 200-300 đồng/ký, người dân gần như trắng tay nên đã giảm xuống còn một nắng rưỡi đến hai nắng đã thu hoạch. Hạt muối thu được chưa đủ ngày kết tinh nên dễ bị chảy nước.
Để có được hạt muối to chắc, chất lượng, Thắm cùng mẹ đi thuyết phục người quen trong vùng quay lại sản xuất theo kiểu truyền thống với cam kết sẽ mua với giá 2.000-3.000 đồng/ký khi SAHU có đơn hàng. Diêm dân ký vào hợp đồng cam kết sản xuất muối theo đúng quy trình, còn SAHU sẽ mua muối với giá trên nếu hàng đạt chất lượng.
Khi chúng tôi thắc mắc hỏi tại sao không cam kết mua bao tiêu sản phẩm, Thắm trả lời một phần vì thời điểm hiện tại, lượng hàng bán ra chưa nhiều nên không thể mua bao tiêu cả ruộng muối, nhưng đồng thời đây còn là cách để trao trách nhiệm cho diêm dân.
“SAHU lập ra với mong muốn tìm được đầu ra đúng với giá trị của muối Sa Huỳnh, nhưng trách nhiệm đảm bảo chất lượng ở đây không phải chỉ nằm ở doanh nghiệp mà còn ở cả người sản xuất nữa. Diêm dân cũng phải thay đổi, muốn muối tăng giá thì họ phải tăng chất lượng. Như một vòng tròn vậy, chất lượng tăng, mình bán được nhiều, diêm dân cũng sẽ bán được giá cao”, Thắm lý giải.
Hành trình đi đến hạt muối biển tự nhiên của SAHU không chỉ dừng lại ở việc kiểm soát đầu vào mà còn ở công đoạn chế biến. Muối hầm theo cách truyền thống phải được nung trong nồi làm từ đất sét không bị nhiễm kim loại nặng, có vậy mới giữ được mùi hương và độ an toàn của muối. Thắm đã phải tìm đến cơ sở gốm của một nghệ nhân ở Bửu Long (Đồng Nai) để mua hàng. Từ đây, những chiếc nồi đất được làm bằng đất sét dẻo vàng được chuyển về Quảng Ngãi.
“Trung bình nung 6 ký muối tươi trong một nồi đất sẽ cho ra khoảng 4 ký muối hầm và tốn 3 ký than. Cứ hầm được 50-80 ký muối, nồi sẽ bị nứt, phải thay cái mới. Chưa kể, than hầm muối phải là than củi, không phải than đá, nếu không muối sẽ ám mùi khói. Giá than củi lên đến 10.000 đồng/ký. Trong phần tính giá, chi phí than củi chiếm nhiều nhất”, Thắm cho hay.
Nhưng làm thế nào để người tiêu dùng tin rằng đây là hạt muối sạch thuần tự nhiên?
“SAHU luôn minh bạch thông tin sản phẩm từ chứng nhận mẫu nước biển vùng làm muối đến chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm... và chúng tôi cũng sẵn lòng giới thiệu cho khách hàng xem quy trình sản xuất”, Thắm chia sẻ.
Đường còn dài
Sau gần một năm ra đời, SAHU đã có mặt tại hơn 15 cửa hàng thực phẩm sạch từ Bắc đến Nam và được nhiều Việt kiều chọn làm quà tặng khi mang ra nước ngoài. Hiện lượng hàng bán ra mỗi tháng khoảng 600 ký.
Về nhu cầu muối biển tự nhiên, tuy chưa có những con số thống kê cụ thể nhưng theo Thắm, đây là thị trường còn nhiều tiềm năng. Khi còn làm việc ở cửa hàng thực phẩm sạch, Thắm đã từng thấy không ít người tiêu dùng ở TPHCM do không tìm được thương hiệu muối Việt ưng ý đã sẵn sàng mua muối nhập từ nước ngoài về.
Thế nhưng, dẫu sao đây vẫn là một thị trường ngách, thị phần còn hẹp và như Thắm chia sẻ, một thách thức mà SAHU đang vướng phải là thói quen tiêu dùng của người Việt. Khác với rau quả hay thịt cá vốn là thực phẩm chủ yếu của bữa ăn, muối - trong quan niệm của rất nhiều người Việt - vẫn chỉ là một loại gia vị, chỉ cần mặn là đủ, không có nhiều người quan tâm đến việc muối chứa những chất dinh dưỡng nào, được chế biến tự nhiên hay công nghiệp. Những quan niệm này khiến cho SAHU dù có được nhiều lợi thế cạnh tranh về chất lượng, lại chưa thể biến những lợi thế ấy thành doanh thu tương xứng. Hơn nữa, do đặc thù của sản phẩm nên lượng hàng bán ra cho mỗi đơn hàng không thể nhiều như các loại thực phẩm khác làm cho chi phí vận chuyển tính trên đầu mỗi sản phẩm cao lên.
Theo Thắm, hiện doanh nghiệp mới chỉ tập trung vào muối tươi và muối hầm chứ chưa khai thác sản xuất các dòng sản phẩm khác từ muối như muối tôm, dược liệu chăm sóc da... Có thể thấy, doanh nghiệp còn nhiều việc phải làm, từ chuyện làm truyền thông, tiếp thị sản phẩm đến việc quản lý chi phí cũng như tìm ra một chiến lược dài hạn.
Ở Sa Huỳnh, chúng tôi hỏi những diêm dân, muối Sa Huỳnh khác với muối các vùng khác như thế nào?- “Muối Sa Huỳnh có vị ngọt. Vị ngọt hậu sau cái mặn đậm đà của sự kết tinh từ biển - nắng - đất - gió”, các diêm dân ở đây khẳng định như thế. Còn với Thắm, kết cấu của những hạt muối Sa Huỳnh đẹp như những công trình kiến trúc nghệ thuật.
Nhưng có lẽ để vị ngọt và vẻ đẹp của hạt muối Sa Huỳnh lan tỏa nhiều hơn trên thị trường, trước mắt SAHU là cả một chặng đường dài...
Nguồn thesaigontime
Sửa lần cuối: