Chia Sẻ Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) Tiếp theo- Sử 6 - Bút Nghiên

vàng

New member
Xu
0
Sau khi đánh bại quân xâm lược Lí Bí đã thi hành nhiều chính sách xây dựng và bảo vệ đất nước đưa nước ta phát triển. Thế nhưng nhà Lương vẫn không từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta, chung tiếp tục cho quân sang xâm lược. Nhân dân ta tiếp tục đứng lên kháng chiến bảo vệ nền tự chủ....Đến năm 630 đất nước ta lại rơi vào ách đô hộ của nhà Tuỳ, kết thúc sự tồn tai của nhà nước Vạn Xuân độc lập.


Lịch sử 6 - Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) Tiếp theo

5/545, vua Lương cử Dương Tiêu làm thứ sử Giao Châu và Trần Bá Tiên chỉ huy đạo quân thủy bộ tiến vào nước ta


cly_bi_chong_lng_500.jpg

Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược 545-550


3. Chống quân Lương xâm lược:
- 5/545, vua Lương cử Dương Tiêu làm thứ sử Giao Châu và Trần Bá Tiên chỉ huy đạo quân thủy bộ tiến vào nước ta.
- Lý Nam Đế lui về giữ thành Tô Lịch ( Hà Nội).
- Đầu năm 546, quân Lương chiếm thành Gia Ninh, Lý Nam Đế chạy đến Gia Ninh (Phú Thọ) ,hồ Điển Triệt( Vĩnh Phúc ) , rồi chạy vào Khuất Lão(Phú Thọ), cuối cùn glui về Thanh Hóa
Tô Lịch --> Gia Ninh (Phú Thọ)--> Điển Triệt(Vĩnh Phúc)--> Khuất Lão(Phú Thọ)-->Thanh Hóa


can_cu_dien_triet_500.jpg

Hồ Điển Triệt


chong_luong_545_500.jpg

Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược 545-550


4. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?
* Diễn biến:
- Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến.
- Ông dùng chiến thuật du kích để đánh quân Lương, ban ngày tắt hết khói lửa , đêm đến nghĩa quân chèo thuyền ra đánh úp trại giặc .
- Năm 550, nhà Lương có loạn , nghĩa quân Triệu Quang Phục phản công,cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.


* Nguyên nhân thắng lợi:
- Được nhân dân ủng hộ.
- Biết tận dụng địa thế hiểm yếu của Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh du kích và xây dựng lực lượng.
- Biết chớp thời cơ, mở cuộc phản công.


5. Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?
-
Triêu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương) và tổ chức lại chính quyền (550 – 570)
- Lý Phật Tử lên làm vua được hơn 30 năm (571 – 603)
- Năm 603, 10 vạn quân Tùy tiến vào Vạn Xuân. Lý Phật Tử bị bắt về Trung Quốc.


Bài viết trên đã khái quát kiến thức Lịch sử 6 - Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) Bút nghiên chúc các em học tập tốt. Hãy chia sẻ để cùng học tốt nhé.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
TRẮC NGHIỆM BÀI 22: KHỞI NCHĨA LÝ BÍ VÀ NƯỚC VẠN XUÂN
( 542 – 602 TIẾP THEO).

Câu 1: Lần thứ hai, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công quân của Lý Bí vào khoảng thời gian nào?

a> Vào khoảng đầu năm 542.
b> Vào khoảng đầu năm 543.
c> Vào khoảng giữa năm 543.
d> Vào khoảng cuối năm 543.

Câu 2: Sau hai lần đem quân tấn công quân của Lý Bí nhưng đều thất bại, nhà Lương đã dồn sức cho cuộc tấn công xâm lược lần thứ ba vào khoảng thời gian nào?

a> Vào khoảng tháng 3 năm 545.
b> Vào khoảng tháng 5 năm 545.
c> Vào khoảng tháng 4 năm 545.
d> Vào khoảng tháng 6 năm 545.

Câu 3: Tên tướng nào được vào nhà Lương cử chỉ huy quân đội xâm lược nước ta vào năm 545?

a> Nhà Lương cử tướng Lục Dận.
b> Nhà Lương cử tướng Trần Bá Tiên.
c> Nhà Lương cử tướng Tiêu Tư.
d> Nhà Lương cử tướng Dương Phiêu.

Câu 4: Trước thế mạnh của giặc, Lý Nam Đế đã thực hiện kế hoạch gì?

a> Thực hiện “ vườn không nhà trống” để gây cho giặc những khó khăn.
b> Dồn lực lượng để tấn công quân giặc.
c> Lui quân về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch ( Hà Nội).
d> Xây dựng phòng tuyến xung quanh thành.

Câu 5: Đầu năm 546, quân Lương chiếm được thành Gia Ninh,Lý Nam Đế đem quân ra đóng quân ở đâu?

a> Đóng quân ở hồ Điền Triệt ( Vĩnh Phúc).
b> Đóng quân ở Bạch Hạc ( Việt Trì).
c> Đóng quân ở Khuất Lão ( Tam Nông – Phú Thọ).
d> Đóng quân ở Dạ Trạch ( Hưng Yên).

Câu 6: Nguyên nhân thất bại của Lý Nam Đế là gì?

a> Do nước Vạn Xuân vừa mới thành lập, lực lượng còn rất yếu.
b> Lực lượng kẻ địch rất mạnh.
c> Lý Nam Đế không tập hợp được nhân dân ủng hộ cho cuộc kháng chiến.
d> Cả ba câu trên đúng.

Câu 7: Sau khi thất bại ở hồ Điền Triệt, Lý Nam Đế đã trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương cho ai?

a> Lý Nam Đến trao quyền cho Triệu Quang Phục.
b> Lý Nam Đến trao quyền cho Lý Thiên Bảo.
c> Lý Nam Đến trao quyền cho Triệu Túc.
d> Lý Nam Đến trao quyền cho Lý Phật Tử.

Câu 8: Sau khi nhà Lý thất bại, tình hình đất nước như thế nào?

a> Nhà nước Vạn Xuân sụp đổ.
b> Nhân dân Vạn Xuân tiếp tục kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục.
c> Nhân dân Vạn Xuân buộc phải chấp nhận sự đô hộ của nhà Lương.
d> Khởi nghĩa tan rã.

Câu 9: Để bảo vệ thành Tô Lịch, vị tướng nào của Lý Nam Đế đã anh dũng hy sinh?

a> Triệu Túc.
b> Tinh Thiều.
c> Phạm Tu.
d> Triệu Quang Phục.

Câu 10: Triệu Quang Phục là người như thế nào?

a> Là con Triệu Túc.
b> Là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa.
c> Là người được Lý Bí tin cậy và trao quyền chỉ huy cho cuộc kháng chiến.
d> Cả ba câu trên đúng.


Câu 11: Vùng Dạ Trạch ( Hưng Yên) nơi Triệu Quang Phục chọn làm căn cứ, bởi đây là:

a> Vùng núi hiểm trở.
b> Vùng đầm lầy, rộng mênh mông, lau sậy um tùm.
c> Vùng đồng bằng đi lại thuận tiện.
d> Vùng giáp ranh giữa đồng bằng và rừng núi.

Câu 12: Vì sao Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến?

a> Đây là nơi hiểm yếu, đi lại khó khăn.
b> Là nơi rất thuận lợi cho cuộc chiến du kích và phát triển lực lượng.
c> Là nơi địch khó phát hiện ra.
d> Là nơi dễ sử dụng lối đánh binh đao.

Câu 13: Trong cuộc kháng chiến chống quân Lương, Triệu Quang Phục đã sử dụng lối đánh gì?

a> Cho quân mai phục đánh bất ngờ.
b> Phản công quyết liệt.
c> Ban ngày ẩn nấp, ban đêm đánh úp quân giặc.
d> Xây dựng căn cứ theo lối phòng thủ.

Câu 14: Nhân dân thường gọi là Dạ Trạch Vương, ông là ai?

a> Ông là Lý Nam Đế.
b> Ông là Lý Thiên Bảo.
c> Ông là Triệu Quang Phục.
d> Ông là Triệu Túc.

Câu 15: Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương do Triệu Quang Phục lãnh đạo?

a> Biết tận dụng ưu thế vù Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh di kích và phát triển lực lượng.
b> Được nhân dân ủng hộ.
c> Quân Lương bị động trong chiến đấu, vì thế chúng chán nản.
d> Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 16: Chớp thời cơ nào Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân xâm lược?

a> Nhà Lương suy yếu.
b> Nhà Lương có loạn, tướng giặc Trần Bá Tiên bỏ về nước.
c> Tình thế kéo dài, kẻ thù suy yếu.
d> Nhà Lương sụp đổ.

Câu 17: Sau khi đánh bại quân xâm lược nhà Lương ( 550) Triệu Quang Phục lên làm vua, lấy hiệu là gì?

a> Triệu Việt Vương.
b> Triệu Nam Vương.
c> Dạ Trạch Vương.
d> Nam Việt Vương.

Câu 18: Ai là người họ hàng với Lý Nam Đế nổi lên chống lại Triệu Việt Vương từ năm 555 đến 571?




a> Triệu Việt Vương.
b> Lý Tự Tiên.
c> Lý Phật Tử.
d> Lý Phật Mã.


Câu 19: Chi tiết nào dưới đây nói lên ý thức chống xâm lược của Hậu Lý Nam Đế?

a> Không sang chầu nhà Tùy.
b> Tăng thêm quận ở những thành trọng yếu : Long Biên ( Bắc Ninh), Ô Diên ( Hà Nội).
c> Tự cầm quân giữ thành ở Cổ Loa ( Hà Nội).
d> Cả ba ý trên đúng.

Câu 20: Sau khi Lý Phật Tử thoái thác sang chầu, nhà Tùy đã có thái độ như thế nào?

a> Năm 603, đưa năm vạn quân sang tấn công Vạn Xuân
b> Năm 603, đưa mười vạn quân sang tấn công Vạn Xuân
c> Năm 603, đưa mười năm vạn quân sang tấn công Vạn Xuân
d> Năm 603, đưa hai mươi vạn quân sang tấn công Vạn Xuân

Câu 21: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp:

Dạ Trạch là một vùng ….(a)…….lau sậy um tùm. Ở giữa có một bãi đất cao khô ráo, có thể ở được. Đường vào bãi rất kín đáo, khó khăn, chỉ có thể dùng….(b0……chống sào, lướt nhẹ trên đám cỏ nước, theo mấy con lạch nhỏ mới có thể tới được. Theo sử cũ, Triệu Quang Phục đã bí mật đem quân đóng trên….(c)…….Ban ngày, nghĩa quân tắt hết……(d)……..im hơi lặng tiếng như không có người. Đêm đến, nghĩa quân chèo thuyền ra đánh ….(e)……, cướp vũ khí, lương thực.


KÍCH VÀO ĐÂY ĐỂ XEM ĐÁP ÁN

Đáp án: câu 1b, câu 2c, câu 3b, câu 4c, câu 5a, câu 6d, câu 7a, câu 8b, câu 9c, câu 10d, câu 11b, câu 12b, câu 13c, câu 14c, câu 15d, câu 16b, câu 17a, câu 18c, câu 19d, câu 20b, câu 21 (a) đầm lầy rộng mênh mông. (b) thuyền nhỏ, (c)bãi nổi, (d) khói lửa. (e) úp trại giặc.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài tập 1 trang 62 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.


1. Nhà Lương cử một đạo quân lớn theo hai đường thuỷ, bộ tiến đánh nước Vạn Xuân vào thời gian

A. tháng 5 năm 544. B. tháng 5 năm 545.

c. tháng 5 năm 546. D. tháng 5 năm 547.

2. Sau khi Lý Nam Đế mất

A. nước Vạn Xuân sụp đổ.

B. một số người trong họ và là tướng của Lý Nam Đế nổi lên tranh giành quyền lực.

C. Triệu Quang Phục tiếp tục chỉ huy kháng chiến.

D. tất cả các ý trên đều đúng.

3. Ý nào không phản ánh đúng lí do khiến Triệu Quang Phục quyết định rút quân về đóng ở Dạ Trạch (Hưng Yên)?

A. Đây là vùng Triệu Quang Phục rất thông thạo thuỷ thổ.

B. Đây là vùng có địa thế rất thuận lợi cho việc đánh du kích đế tiêu diệt lực lượng địch.

C. Đây là nơi rất gần để tấn công trị sở của chính quyền đô hộ.

D. Đây là địa bàn hoạt động cũ của Lý Bí thời kì đầu khởi nghĩa

Trả lời

1. B 2. C 3. D

Bài tập 4 trang 63 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược của nhân dân Vạn Xuân đã diễn ra như thế nào?

Trả lời

  • Thời kì do Lý Bí lãnh đạo:
    • Tháng 5—545, quân Lương tiên đánh Van Xuân, Lý Nam Đế chống cư không nổi phải rút lui...
    • Đầu năm 546, quân Lương chiếm thành Gia Ninh, Lý Nam Đế chạy lên miền núi Phú Thọ, rồi đem quân ra đóng ở hồ Điển Triệt (Lập Thạch - Vĩnh Phúc). Quân Lương đánh úp hồ Điển Triệt, Lý Nam Đế chạy vào động Khuất Lão (Tam Nông - Phú Thọ) và đến năm 548 thì mất.
  • Thời kì do Triệu Quang Phục lãnh đạo :
    • Triệu Quang Phục lui quân về Dạ Trạch (Hưng Yên) lợi dụng địa hình ở đây tiến hành cuộc kháng chiến, gây cho địch nhiều thiệt hại.
    • Năm 550, nhà Lương có loạn, Triệu Quang Phục chớp thời cơ tổ chức phản công, đánh tan quân xâm lược. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
Bài tập 5 trang 64 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Triệu Quang Phục là ai? Vì sao quân Lương bị đánh bại và nền đi lập của đất nước ta được giữ vững?

Trả lời

  • Triệu Quang Phục là con Triệu Túc, hai cha con ông có công lớn trong cuộc khởi nghĩa của Lý Bí năm 542. Triệu Quang Phục được Lý Bí rất tin cậy, sau thất bại ở hồ Điển Triệt, ông được Lý Bí giao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến.
  • Nguyên nhân thắng lợi:
    • Tinh thần chiến đấu kiên cường, bền bỉ của quân ta.
    • Sự chỉ huy tài giỏi của Triệu Quang Phục làm cho quân Lương chịu nhiều thiệt hại và nhụt chí chiến đấu. Khi thời cơ đến quân ta đã biết tận dụng chớp thời cơ tổ chức phản công và đã đánh tan quân xâm lược.
    • Được sự ủng hộ của nhân dân.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top