Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Tâm lý học đám đông là một nhánh của Tâm lý học xã hội nghiên cứu về tâm lý và hành xử của một người bình thường trong những hoạt động mang tính chất tập thể.
Theo Gustave Le Bon, những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thuỷ, người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng, họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất. Vả lại, do thể tạng của mình, những đám đông ấy cần có một thủ lĩnh, một người cầm đầu, kẻ có thể dẫn dắt họ và cho bản năng của họ một ý nghĩa.
"Những người cầm đầu hiện nay càng có khuynh hướng thay thế quyền lực công thì quyền lực công càng bị chất vấn và suy yếu đi. Sự bạo ngược của những ông chủ mới này làm đám đông ngoan ngoãn vâng lời họ hơn cả khi họ đã từng vâng lời chính quyền"[1]
Vậy nên, thời hiện đại được định tính bằng sự lên ngôi của những đám đông được người cầm đầu dẫn dắt. Và trong thời đại hỗn loạn và lo âu ấy, bằng việc đánh mất lí tưởng của mình, chủng tộc đã đánh mất tâm hồn mình và lại trở thành đám đông.
"Nền văn minh chẳng có sự cố định nào, bị phó mặc cho mọi ngẫu nhiên. Bọn tiện nhân thành bà hoàng và những kẻ dã man tiến lên"[2]
Ngày nay, lí thuyết của Le Bon vẫn chịu một số chỉ trích. Ông được coi là người đặt nền móng cho chủ nghĩa quốc gia hiện đại. Nhưng dù thế nào đi nữa thì Le Bon cũng chỉ là "con đẻ" của thời đại ông. Nỗi lo sợ về nạn bạo lực, sự hoành hành, chứng khủng bố của những đám đông thể hiện rất rõ trong lí thuyết của ông. Ông dường như đã quá phóng đại về nguy cơ bạo lực và sự vô lí của đám đông. Tuy vậy, cuốn sách này thực sự là tác phẩm quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng thời đại của Le Bon nói chung cũng như tâm lí học hiện đại nói riêng.
-------
Sách : Tâm lý học đám đông.
Tâm lý học đám đông
Gustave Le Bon (1841-1931) là nhà tâm lý học xã hội người Pháp nghiên cứu về đám đông, đủ để hình thành một lý thuyết về "đám đông". Ngoài những công trình về "đám đông", ông còn viết về nhiều lĩnh vực khác, tác động không nhỏ đến cung cách hành xử của con người trong xã hội. Điểm qua những tác phẩm đó, ta đều nhận biết được những công trình có ý nghĩa xã hội sâu sắc: Quy luật tâm lý về sự phát triển của các dân tộc (1894), Cách mạng Pháp và tâm lý học về các cuộc cách mạng (1912) và Tâm lý học đám đông (1895). Các tác phẩm khác nữa của Le Bon bao gồm: Tâm lý học về chủ nghĩa xã hội (1898), Bài học tâm lý từ cuộc chiến tranh Châu Âu (1915), Tâm lý học thời đại mới (1920) và Một thế giới mất cân bằng (1924)...
Tại sao Le Bon (và nhiều tác giả đương thời khác) lại tập trung nghiên cứu và hình thành lý thuyết về tâm lý đám đông và công trình đó hiện nay còn có giá trị gì khiến chúng ta cần đọc?
Thời đại Le Bon sống chứng kiến một sự thay đổi rất lớn về bố trí cư dân. Đó là thời kỳ công nghiệp hóa cực kỳ mạnh mẽ. Trước công nghiệp hóa, xã hội vẫn có những con người đó, nhưng cuộc sống có vẻ lặng lẽ hơn, thanh bình hơn. Giả sử có biến động trong cuộc sống, thì tình trạng thiếu thông tin cũng làm cho những sục sôi nhất cũng thành bằng lặng. Công nghiệp hóa đã tạo ra một dòng chảy người nông dân bỏ làng quê ra thành thị lập nghiệp. Các nhà nghiên cứu gọi đó là một cuộc hành hương ra thành thị, thúc đẩy nhanh thêm quá trình đô thị hóa. Chỉ tới khi đó, cái khối quần chúng gốc gác chân quê xưa mới bắt đầu có một uy lực mới trong xã hội. Chí ít thì Le Bon cũng gần như được thấy tận mắt những cuộc nổi dậy hoặc cách mạng vào những năm bùng nổ Cách mạng Pháp năm 1789 và 1848 và sau đó là Công xã Paris (1871), những trải nghiệm giúp hình thành tư tưởng về đám đông để cấu tạo thành tác phẩm Tâm lý học đám đông.
Phương pháp nghiên cứu đám đông của Le Bon như thế nào?
Vào thời đại của Le Bon, cung cách nghiên cứu vẫn còn đi từ những sự kiên tiêu cực để hệ thống hóa, khái quát hóa thành lý luận. Trong giáo dục chẳng hạn, thấy hình thành những nghiên cứu trẻ khuyết tật, những đối tượng không đủ sức phổ cập giáo dục tiểu học (để đi vào sản xuất có hiệu quả), trong nghiên cứu đám đông, cũng xuất hiện chẳng hạn cách nghiên cứu đám đông tội phạm... trước khi nghiên cứu sang trẻ em bình thường lành mạnh, hoặc đám đông bình thường lành mạnh.
Cái yếu tố bệnh lý để Le Bon nghiên cứu đám đông là tin đồn. Qua tin đồn, ta sẽ hiểu đám đông theo nghĩa là hiểu sự bí ẩn của cách hình thành đám đông để từ đó mà biết cách chi phối đám đông, hoặc theo nghĩa là hiểu tâm lý đám đông không phải để cai trị đám đông, mà để không bị đám đông cai trị. Trên tinh thần đó, Le Bon giúp nghiên cứu tin đồn hình thành ra sao, tin đồn lan truyền thế nào, và nếu nhìn bằng con mắt tích cực, ta sẽ thấy trong tin đồn có tâm lý đám đông, có cái Le Bon gọi là linh hồn đám đông, có cái gọi bằng cuộc thảo luận rộng rãi trong xã hội, khiến cho tin đồn, dù không xuất phát từ cái có thật nhưng lại có thể dẫn đến cái có thật.
Le Bon giải thích hiện tượng tâm lý đám đông bằng so sánh với tâm lý cá nhân con người, ông tìm hiểu đám đông qua tin đồn bằng cách phân biệt tâm lý con người cá nhân và đám đông. Theo Le Bon, tâm lý cá nhân có đặc trưng là có tính lý trí, có tính phê phán, có tính mục đích, trong khi tâm lý đám đông lại đặc trưng bằng ký ức, ám thị và trong đám đông, trình độ trí tuệ bị hạ thấp đi, nhân cách ít khác biệt đi, nói cách khác, cá nhân mang nặng dấu ấn của cái ý thức trong khi đám đông mang nặng tính vô thức. Chính vì lẽ đó mà đám đông luôn luôn bị cuốn hút theo những thủ lĩnh, mà thủ lĩnh chẳng qua cũng chỉ là người nhiệt tình cuồng loạn hơn cả trong đám đông mà thôi. Cái đám đông vô thức đó không phải là hiện tượng tốt. "Những người cầm đầu hiện nay càng có khuynh hướng thay thế quyền lực công thì quyền lực công càng bị chất vấn và suy yếu đi. Sự bạo ngược của những ông chủ mới này làm đám đông ngoan ngoãn vâng lời họ hơn cả khi họ đã từng vâng lời chính quyền" (Tâm lý học đám đông, tr.177).
Dĩ nhiên, dù đã gạn đục khơi trong để nhận lấy những khía cạnh tích cực trong các lập luận của Le Bon, cách nghiên cứu đám đông của ông vẫn sẽ bị cách nghiên cứu đương đại thay thế. Phương diện cùng tham gia, đồng thuận, ý thứ( của đám đông hiện đại (học sinh, hội viên, cử tri...) có thể thành yếu tố tích cực khi các đối tượng đó được chủ động huấn luyện để thành những người làm chủ thực sự trong các xã hội dân sự. Đó sẽ là nội dung những tác phẩm khác.
Theo Gustave Le Bon, những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thuỷ, người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng, họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất. Vả lại, do thể tạng của mình, những đám đông ấy cần có một thủ lĩnh, một người cầm đầu, kẻ có thể dẫn dắt họ và cho bản năng của họ một ý nghĩa.
"Những người cầm đầu hiện nay càng có khuynh hướng thay thế quyền lực công thì quyền lực công càng bị chất vấn và suy yếu đi. Sự bạo ngược của những ông chủ mới này làm đám đông ngoan ngoãn vâng lời họ hơn cả khi họ đã từng vâng lời chính quyền"[1]
Vậy nên, thời hiện đại được định tính bằng sự lên ngôi của những đám đông được người cầm đầu dẫn dắt. Và trong thời đại hỗn loạn và lo âu ấy, bằng việc đánh mất lí tưởng của mình, chủng tộc đã đánh mất tâm hồn mình và lại trở thành đám đông.
"Nền văn minh chẳng có sự cố định nào, bị phó mặc cho mọi ngẫu nhiên. Bọn tiện nhân thành bà hoàng và những kẻ dã man tiến lên"[2]
Ngày nay, lí thuyết của Le Bon vẫn chịu một số chỉ trích. Ông được coi là người đặt nền móng cho chủ nghĩa quốc gia hiện đại. Nhưng dù thế nào đi nữa thì Le Bon cũng chỉ là "con đẻ" của thời đại ông. Nỗi lo sợ về nạn bạo lực, sự hoành hành, chứng khủng bố của những đám đông thể hiện rất rõ trong lí thuyết của ông. Ông dường như đã quá phóng đại về nguy cơ bạo lực và sự vô lí của đám đông. Tuy vậy, cuốn sách này thực sự là tác phẩm quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng thời đại của Le Bon nói chung cũng như tâm lí học hiện đại nói riêng.
-------
Sách : Tâm lý học đám đông.
Tâm lý học đám đông
Gustave Le Bon (1841-1931) là nhà tâm lý học xã hội người Pháp nghiên cứu về đám đông, đủ để hình thành một lý thuyết về "đám đông". Ngoài những công trình về "đám đông", ông còn viết về nhiều lĩnh vực khác, tác động không nhỏ đến cung cách hành xử của con người trong xã hội. Điểm qua những tác phẩm đó, ta đều nhận biết được những công trình có ý nghĩa xã hội sâu sắc: Quy luật tâm lý về sự phát triển của các dân tộc (1894), Cách mạng Pháp và tâm lý học về các cuộc cách mạng (1912) và Tâm lý học đám đông (1895). Các tác phẩm khác nữa của Le Bon bao gồm: Tâm lý học về chủ nghĩa xã hội (1898), Bài học tâm lý từ cuộc chiến tranh Châu Âu (1915), Tâm lý học thời đại mới (1920) và Một thế giới mất cân bằng (1924)...
Tại sao Le Bon (và nhiều tác giả đương thời khác) lại tập trung nghiên cứu và hình thành lý thuyết về tâm lý đám đông và công trình đó hiện nay còn có giá trị gì khiến chúng ta cần đọc?
Thời đại Le Bon sống chứng kiến một sự thay đổi rất lớn về bố trí cư dân. Đó là thời kỳ công nghiệp hóa cực kỳ mạnh mẽ. Trước công nghiệp hóa, xã hội vẫn có những con người đó, nhưng cuộc sống có vẻ lặng lẽ hơn, thanh bình hơn. Giả sử có biến động trong cuộc sống, thì tình trạng thiếu thông tin cũng làm cho những sục sôi nhất cũng thành bằng lặng. Công nghiệp hóa đã tạo ra một dòng chảy người nông dân bỏ làng quê ra thành thị lập nghiệp. Các nhà nghiên cứu gọi đó là một cuộc hành hương ra thành thị, thúc đẩy nhanh thêm quá trình đô thị hóa. Chỉ tới khi đó, cái khối quần chúng gốc gác chân quê xưa mới bắt đầu có một uy lực mới trong xã hội. Chí ít thì Le Bon cũng gần như được thấy tận mắt những cuộc nổi dậy hoặc cách mạng vào những năm bùng nổ Cách mạng Pháp năm 1789 và 1848 và sau đó là Công xã Paris (1871), những trải nghiệm giúp hình thành tư tưởng về đám đông để cấu tạo thành tác phẩm Tâm lý học đám đông.
Phương pháp nghiên cứu đám đông của Le Bon như thế nào?
Vào thời đại của Le Bon, cung cách nghiên cứu vẫn còn đi từ những sự kiên tiêu cực để hệ thống hóa, khái quát hóa thành lý luận. Trong giáo dục chẳng hạn, thấy hình thành những nghiên cứu trẻ khuyết tật, những đối tượng không đủ sức phổ cập giáo dục tiểu học (để đi vào sản xuất có hiệu quả), trong nghiên cứu đám đông, cũng xuất hiện chẳng hạn cách nghiên cứu đám đông tội phạm... trước khi nghiên cứu sang trẻ em bình thường lành mạnh, hoặc đám đông bình thường lành mạnh.
Cái yếu tố bệnh lý để Le Bon nghiên cứu đám đông là tin đồn. Qua tin đồn, ta sẽ hiểu đám đông theo nghĩa là hiểu sự bí ẩn của cách hình thành đám đông để từ đó mà biết cách chi phối đám đông, hoặc theo nghĩa là hiểu tâm lý đám đông không phải để cai trị đám đông, mà để không bị đám đông cai trị. Trên tinh thần đó, Le Bon giúp nghiên cứu tin đồn hình thành ra sao, tin đồn lan truyền thế nào, và nếu nhìn bằng con mắt tích cực, ta sẽ thấy trong tin đồn có tâm lý đám đông, có cái Le Bon gọi là linh hồn đám đông, có cái gọi bằng cuộc thảo luận rộng rãi trong xã hội, khiến cho tin đồn, dù không xuất phát từ cái có thật nhưng lại có thể dẫn đến cái có thật.
Le Bon giải thích hiện tượng tâm lý đám đông bằng so sánh với tâm lý cá nhân con người, ông tìm hiểu đám đông qua tin đồn bằng cách phân biệt tâm lý con người cá nhân và đám đông. Theo Le Bon, tâm lý cá nhân có đặc trưng là có tính lý trí, có tính phê phán, có tính mục đích, trong khi tâm lý đám đông lại đặc trưng bằng ký ức, ám thị và trong đám đông, trình độ trí tuệ bị hạ thấp đi, nhân cách ít khác biệt đi, nói cách khác, cá nhân mang nặng dấu ấn của cái ý thức trong khi đám đông mang nặng tính vô thức. Chính vì lẽ đó mà đám đông luôn luôn bị cuốn hút theo những thủ lĩnh, mà thủ lĩnh chẳng qua cũng chỉ là người nhiệt tình cuồng loạn hơn cả trong đám đông mà thôi. Cái đám đông vô thức đó không phải là hiện tượng tốt. "Những người cầm đầu hiện nay càng có khuynh hướng thay thế quyền lực công thì quyền lực công càng bị chất vấn và suy yếu đi. Sự bạo ngược của những ông chủ mới này làm đám đông ngoan ngoãn vâng lời họ hơn cả khi họ đã từng vâng lời chính quyền" (Tâm lý học đám đông, tr.177).
Dĩ nhiên, dù đã gạn đục khơi trong để nhận lấy những khía cạnh tích cực trong các lập luận của Le Bon, cách nghiên cứu đám đông của ông vẫn sẽ bị cách nghiên cứu đương đại thay thế. Phương diện cùng tham gia, đồng thuận, ý thứ( của đám đông hiện đại (học sinh, hội viên, cử tri...) có thể thành yếu tố tích cực khi các đối tượng đó được chủ động huấn luyện để thành những người làm chủ thực sự trong các xã hội dân sự. Đó sẽ là nội dung những tác phẩm khác.