Khải Định, vị vua thứ 12 của triều Nguyễn một ông vua thân Pháp

Trang Dimple

New member
Xu
38
Thân Thế Vua Khải Định

Vua Khải Định tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Đảo nhưng sau đổi tên là Nguyễn Phúc Tuấn, ông là con trưởng của Vua Đồng Khánh và Hòa Tần Dương Thị Thục ( tức Hựu Thiên Thuần hoàng hậu hay còn được gọi là Đức Tiên Cung)

Sau khi kinh đô thất thủ 7/5/1885 vua Hàm Nghi chạy ra vùng rừng núi Quảng Bình-Hà Tĩnh, phát chiếu Cần Vương chống Pháp. Không chiêu dụ được vua Hàm Nghi trở về, người Pháp đưa người con nuôi thứ hai của vua Tự Đức là Hoàng tử Chánh Mông lên làm vua (19/9/1885), lấy hiệu là Đồng Khánh. vua Đồng Khánh Ở ngôi được hơn ba năm ( 19/9/1885- 25/1/1889) thì băng hà lúc mới 25 tuổi, lúc này con trưởng của vua Đồng Khánh là Hoàng tử Bửu Đảo mới hơn 3 tuổi do còn quá nhỏ nên không được đưa lên nối ngôi vua cha.

vua-khai-dinh-dang-lam-viec.jpg

Nǎm 1906, Bửu Đảo được phong là Phụng Hóa công, nên còn được gọi là Hoàng thân Phụng Hóa. Trong khoảng thời gian giữ tước vị Phụng Hóa Công, Khải Định rất ham mê cờ bạc, nhưng thường xuyên bị thua, có khi phải cầm bán cả những đồ dùng và những người hầu hạ. Thậm chí, vợ ông là con gái của quan đại thần Trương Như Cương, luôn luôn bị buộc về xin tiền của bố mẹ để gán nợ cho chồng.


Sau khi phế truất Thành Thái (9/1907),thực dân Pháp định đưa Bửu Đảo lên ngôi vua nhưng vấp phải sự phản đối của phần đa triều thần nên đành chấp nhận Duy Tân.

Sau khi Duy Tân bị đi đày vì thái độ bất hợp tác và chống đối người Pháp, ngày 18 tháng 5 năm 1916 hoàng tử Bửu Đảo lên ngôi lấy niên hiệu là Khải Định ngôi vị mà đáng ra đã thuộc về ông 16 năm về trước

Khải Định, vị vua thứ 12 của triều Nguyễn

Khải Định là một ông vua thân Pháp nên không có được cảm tình của nhân dân. Nhân dân xứ Huế đã lưu truyền câu ca dao chế giễu sự đớn hèn của vị vua này:

“Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây,

Nghề này thì lấy ông này tiên sư”

Ngày 20-5-1922, Khải Định sang Pháp dự hội chợ thuộc địa ở Marseille (Mác-xây). Lần đầu tiên trong lịch sử triều Nguyễn có một ông vua ra nước ngoài. Và chuyến công du này như một trò lố làm nhục quốc thể. Sự kiên này đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của những người Việt Nam yêu nước, vạch lên bộ mặt phản nước hại dân của Khải Định trước công luận Pháp. Nhà chí sĩ Phan Chu Trinh đã gửi một bức thư dài vạch tội Khải Định – Thất điều trần, chỉ ra 7 tội đáng chem. Của vị vua này. Trong thư ấy, Phan Chu Trinh gọi thẳng tên húy Bửu Đảo, chứ không gọi là vua Khải Định. Tại Pháp, trên tờ báo Người cùng khổ, những bài viết đanh thép của Nguyễn Ái Quốc được đăng đàn, nổi bật là vở kịch “Con rồng tre”, diễn ở ngoại ô Paris, vạch rõ bản chất bù nhìn của Khải Định.

vua-khai-dinh-va-hoang-tu-vinh-thuy-tren-duong-pho-paris.jpg




au khi về nước, tháng 9 nǎm 1924, Khải Định còn lo tổ chức lễ tứ tuần đại khánh rất lớn và xa hoa, sách nhiễu dân chúng khắp nơi gửi quà mừng. Sau lễ mừng thọ, ngân sách Nam triều kiệt quệ, Khải Định cho tǎng thêm 30% thuế . Ngô Đức Kế đã thẳng thắn đả kích:

Ai về địa phủ hỏi Gia Long

Khải Định thằng này phải cháu ông?

Một lễ tứ tuần vui lũ trẻ

Trǎm gia ba chục khổ nhà nông

Mới rồi ngoài Bắc tai liền đến

Nǎm ngoái sang Tây ỉa vãi cùng?

Bảo hộ trau rồi nên tượng gỗ

Vua thời còn đó, nước thời không !

le-vat-trong-le-mung-tho-40-tuoi-cua-vua-khai-dinh.jpg


Lễ vật trong lễ mừng thọ tuổi 40 của vua Khải Định hay còn gọi là lễ tứ tuần đại khánh



Gần một năm sau Khải Định qua đời (6/11/1925), lễ tang kéo dài đến tận 31 tháng 1 năm 1926. Trong thời gian trị vì, Khải Định xây cất nhiều công trình như cho Hoàng tộc như điện Kiến Trung, cung An Ðịnh, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Ðức, nổi tiếng nhất là lăng mộ của chính mình – Ứng Lăng. Lăng Khải Định lộng lẫy, xa hoa, kết hợp giữa kiến trúc Tây phương và truyền thống, tuy nhiên cũng có một số nhận xét đây là sự lai căng.

Hôn nhân
Vua Khải Định có 12 bà vợ nhưng theo một số tài liệu, vua mắc chứng vô sinh , không thích gần đàn bà, chỉ hứng thú với đàn ông, nên việc cung nữ Hoàng Thị Cúc có được “long thai” đã dấy lên thị phi chốn hậu cung.


Dù bị tra khảo nhiều lần , thậm chí bị ép phải nằm úp bụng bầu xuống đất và đánh, bắt bà phải khai đó là thai của ai và tại sao lại dám đặt điều, bà Hoàng Thị Cúc vẫn một mực khẳng định con (hoàng tử Vĩnh Thụy- tức Bảo Đại sau này) là của Bửu Bảo.

duc-tu-cung-va-vua-bao-dai.jpg


Bà Hoàng Thị Cúc hay còn gọi là Đức Từ Cung và vua Bảo Đại khi còn nhỏ



Điểm lại các dấu mốc lịch sử có thể thấy, trong 9 năm trị vì, vua Khải Định đã không có một cống hiến gì, mà nối tiếp dòng vua bù nhìn Đồng Khánh, nhũng nhiễu nhân dân, được liệt vào danh sách hôn quân trong các triều đại phong kiến Việt Nam!


nguồn :lichsunuocvietnam.com
 
Sửa lần cuối:
Lễ mừng thọ 40 tuổi của Vua Khải Định


loi-vao-dai-noi.jpg


Lễ mừng thọ 40 tuổi của vua Khải Định (hay còn gọi lễ tứ tuần đại khánh) được tổ chức vào khoảng tháng 9 tháng 10 năm 1924, sau chuyến công du sang Pháp dự hội chợ thuộc địa Marseille
Vua Khải Định tổ chức lễ tứ tuần đại khánh rất lớn và tốn kém, bắt nhân dân khắp nơi trong nước phải gửi quà mừng. Sau lễ mừng thọ, ngân sách triều đình kiệt quệ thâm hụt nghiêm trọng, Vua Khải Định phải cho tăng thêm 30% thuế điền. Bấy giờ Ngô Đức Kế đã làm bài thơ liên châu (4 bài liên tiếp) để đả kích, trong đó có một bài như sau:
“Ai về địa phủ hỏi Gia LongKhải
Định thằng này phải cháu ông?
Một lễ tứ tuần vui lũ trẻ
Trǎm gia ba chục khổ nhà nông


Mới rồi ngoài Bắc tai liền đến
Nǎm ngoái sang Tây ỉa vãi cùng?
Bảo hộ trau rồi nên tượng gỗ
Vua thời còn đó, nước thời không !”

Nhờ những hình ảnh được chụp trong dịp này mà chúng có được một cái nhìn khác về cố đô Huế vào thời xa xưa, lúc chưa bị chiến tranh tàn phá.
toan-canh-co-do-hue-xua.jpg

Toàn cảnh cố đô Huế xưa
ben-dong-song-huong.jpg


Bên dòng sông hương trong ngày lễ mừng thọ của vua Khải Định
phia-sau-ngo-mon.jpg


Quang cảnh phía sau ngọ môn, phía xa là kỳ đài
cung-dien-nhin-tu-tren-cao.jpg


Đại nội nhìn từ trên cao
cong-vao-dai-noi.jpg



Một cổng vào trong đại nội
loi-vao-dai-noi.jpg




Một lối đi khác vào đại nội
loi-di-trong-dien-can-chanh.jpg


Lối đi trong điện Cần Chánh
noi-trung-bay-le-vat-cua-quan-khach.jpg


Nơi trưng bày lễ vật của quan khách
le-vat-trong-le-mung-tho-40-tuoi-cua-vua-khai-dinh.jpg


Lễ vật trong lễ mừng thọ tuổi 40 của vua Khải Định
le-vat-2.jpg


Lễ vật của quan khách
le-vat-3.jpg



Lễ vật của quan khách
le-vat-4.jpg



Lễ vật của quan khách
doan-hat-tu-nam-dinh.jpg



Đoàn hát từ Nam Định vào
doan-nhac-dan-toc-thieu-so.jpg


Đoàn nhạc dân tộc thiểu số
doan-vu-cong-tu-mien-nam-ra.jpg



Đoàn vũ công từ miền nam ra dự lễ
doan-vu-cong-cua-vinh-va-thanh-hoa.jpg



Đoàn vũ công của Vinh và Thanh Hóa
phia-sau-cua-ngo-mon.jpg
 
Phía sau cửa Ngọ Môn
ba-quan-lay-khi-vao-dien-can-chanh.jpg



Bá quan lạy khi vào điện Cần Chánh
ba-quan-quy-lay-o-dien-can-chanh.jpg



Bá quan quỳ lạy ở điện Cần Chánh
ba-quan-quy-lay-khi-vao-toi-dien-thai-hoa.jpg


Bá quan quỳ lạy khi vào tới điện Thái Hòa
vua-khai-dinh-dung-com.jpg


Vua Khải Ðịnh dùng cơm trưa ở điện Cần Chánh
vua-khai-dinh-dai-com-chieu-.jpg



Vua Khải Định đãi cơm chiều cho các quan khách ở điện Cần Chánh
dien-thai-hoa.jpg



Hình ảnh điện Thái Hòa được lưu lại trong dịp này
thuyen-thai-hau-va-cac-ba-phi.jpg



Thuyền Thái Hậu và các bà phi của vua Khải Định coi đua thuyền trên sông Hương
thai-tu-vinh-thuy.jpg


Thái tử Vĩnh Thụy vua Bảo Đại sau này đứng cạnh một viên quan
 
vua-khai-dinh.jpg



Vua Khải Định (năm 1916)
  • Vua thứ 12 nhà Nguyễn
  • Tên Húy: Nguyễn Phúc Bửu Đảo
  • sinh: 8/10/1885
  • Mất: 6/11/1925
  • Tiền Nhiệm: Vua Duy Tân
  • Kế Nhiệm: Vua Bảo Đại
  • Trị vì: 18/5/1916
  • Hoàng Qúy Phi: Trương Như Thị Tịnh
  • Thân Phụ: Vua Đồng Khánh
  • Thân Mẫu: Hựu Thiên Thuần Hoàng Hậu
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top