Chia Sẻ Địa Lý Du Lịch -Tài liệu môn học

1.4 DI TÍCH VĂN HÓA NGHỆ THUẬT:​


Quảng Bình:

Chùa Hoằng Phúc:


Chùa ở làng Thuận Trạch, Lệ Thủy. Xưa kia Hoằng Phúc là một ngôi chùa lớn. Năm 1609, chùa được làm lại và có tên là Kính Thiên. Năm 1716, chùa tu sửa và được chúa Nguyễn Phúc Chu ban cho một biển đề tên chùa, một biển đề đại tự: “Vô song phúc địa” ( đất phúc khôn sánh) và 5 câu đối chữ Hán. Chùa có 5 quả chuông nặng hàng ngàn cân.

Quảng Bình Quan :

Quảng Bình Quan là công trình kiến trúc gồm có cổng và hệ thống thành lũy được xây dựng năm 1630 để bảo vệ từ xa kinh đô Phú Xuân của chúa Nguyễn. Do biến thiên của lịch sử và thời gian, Quảng Bình Quan đã bị hư hại nặng. Hiện nay, Quảng Bình Quan đã được phục chế lại như nguyên bản cách đây hơn 3 thế kỷ. Du khách ra Bắc vào Nam, ngang qua địa phận tỉnh Quảng Bình sẽ được chiêm ngưỡng Quảng Bình Quan, một di tích kiến trúc có giá trị lịch sử và nghệ thuật, đã đi vào văn thơ.

Thành Đồng Hới:

Thành được vua Minh Mạng cho xây dựng vào năm 1842. thành có chu vi 1872m, mặt tàhnh rộng 1,2m, cao 4,6m. tàhnh có 3 cửa: Tả, Hữu, Hậu xây bằng gạch. Dấu tích của thành Đồng Hới còn lại khoảng 500m.

QUẢNG TRỊ:

Âm vang La Vang:


Quảng trị, vùng đất chịu nhiều đau thương trong chiến tranh, đổi lại nơi này cũng có nhiều di tích thắng cảnh đẹp. Cầu Hiền Lương, Thành cổ Quảng Trị, hay Thánh địa La Vang….

Thánh đường La Vang được biết với tuổi thọ 200 tuổi. Cũng giống như Thánh địa Mecca của những người theo đạo Hồi, La vang rất đươc du khách mộ đạo tìm đến cầu nguyện.

Kiến trúc cổ xưa của ngôi thánh đường theo thời gian giờ chỉ còn lưu lại tháp chuông, đài cầu nguyện Đức Mẹ. Nhà Nguyện cũ đã được trùng tu lại bằng vật liệu tạm để đón khách hành hương. Du khách vẫn thích tìm đến La Vang để chiêm ngưỡng một trong những kiến trúc cổ xưa còn sót lại trên vùng đất này.

Chùa Sắc Tứ:


Chùa có tên chữ là Tịnh Quang tự, ở xã Ái Tử, huyện Triệu Phong. Chùa do hòa thượng Tu Pháp dựng vào năm 1739 đời vua Lê Ý Tông, đặt tên chùa là Tịnh Nghiệp. Đến đời vua Gia Long được đặt tên là Tịnh Quang. Chùa được trùng tu năm 1941 và đến năm 1975 được xây dựng lại. Hiện nay chùa chỉ còn lại một hiện vật cổ có giá trị nghệ thuật là pho tượng đức Phật A Di Đà.
 
Đà Nẵng:

Chùa Phổ Đà:


Tọa lạc tại 340 Phan Châu Trinh do Hòa thượng Thích Tôn Thắng khai sơn. Chùa được xây dựng vào năm 1932 với phong cách Đông- Tây kết hợp. Trong chánh điện thờ 3 tượng Phật bằng đồng đúc vào năm 1947 gồm tượng Phật Di Đà, tượng Quán Thế Âm và tượng Đại Thế Chí Bồ Tát. Đây còn là địa chỉ trường trung cấp Phật học Đà Nẵng- nơi nổi tiếng đào tạo tăng ni của Đà Nẵng và Quảng Nam hơn 3 thập kỷ qua.

Chùa Pháp Lâm:

Tọa lạc tại 574 Ông Ích Khiêm, chùa được xây dựng từ năm 1936 theo phong cách Á Đông trên diện tích khuôn viên 3.000m2, đầu tiên là nơi để Hội An Nam Phật học chi hội Đà Nẵng hoạt động, ngôi chùa có những nét kiến trúc đặc trưng của Phật giáo Việt Nam. Hiện nay chùa là trụ sở của Thành hội Phật giáo thành phố Đà Nẵng.

Chùa Tam Bảo:

Tọa lạc tại 323 Phan Châu Trinh. Đây là tổ đình đầu tiên của Phật giáo Quảng Nam- Đà Nẵng thuộc phái Tam Nông. Chùa được xây dựng vào năm 1953 với kiến trúc kết hợp hài hòa phong cáhc Đông Nam Á và đặc trưng Việt Nam. Chùa có tháp cao 5 tầng biểu tượng 5 màu sắc của Phật giáo, tháp chùa là nơi cất giữ Ngọc Xá Lợi ( xương của đức Phật) và là nơi có sức hấp dẫn đối với du khách phương Tây và nhiều nhà sư, phật tử trên đường hành hương từ các nước Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Myanma sang Việt Nam nghiên cứu về Phật giáo.

Chùa Quang Minh:

Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 7 km, nằm trên đường Tôn Đức Thắng thuộc phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu. Tiền thân của chùa là Niệm Phật đường có từ năm 1957.

Trong khuôn viên chùa có tượng Phật Thích Ca lộ thiên cao 20 m ngồi trên bệ cao 10m, rộng 8m, xậy theo hình lục giác tròn như một đài sen khổng lồ đang độ mãn khai, bên trong tượng có cầu thang đi lên, tại tầng trên cùng ( ngang với mặt tượng) du khách có thể ngắm nhìn được toàn cảnh thành phố Đà Nẵng.

Chùa Linh Ứng:

Nằm bên sườn ngọn Thủy Sơn trông ra biển. Dưới thời vua Lê Hiển Tông ( 1740- 1780) có vị Hòa thượng Quang Chánh đến tu hành tại động Tàng Chơn, lúc đầu chỉ có một thảo am bằng tranh tre. Sau khi lên ngôi, Gia Long cho lập lại chùa và lấy tên là Ứng Chơn Tự và đến triều Thành Thái thứ 3 đổi tên chùa là Linh Ứng tự. Hiện giờ chùa vẫn còn giữ 2 hiện vật quí là 2 biển vàng “ Ngự chế Ứng Chơn tự Minh Mạng lục niên” và “ Cải tử”. Chùa là điểm đến không thể thiếu đối với du khách tham quan Ngũ Hành Sơn.


Nhà Thờ Chính Tòa:

Người địa phương quen gọi là Nhà thờ Lớn hay là nhà thờ Con Gà ( vì trên nóc thánh giá có hình một chú gà trống Gaulois). Nhà thờ tọa lạc tại 156 Trần Phú, được xây dựng vào năm 1923 do linh mục Louis Vallet đảm trách, nhà thờ cao gần 70m, kiến trúc theo kiểu Gothique với những đường nét cao vút, những hình cửa quả trám. Cách bài trí theo theo dạng mỹ thuật nhà thờ Thiên Chúa giáo phương Tây thời Trung cổ, sau long nhà thờ là hang Đức Mẹ được bài trí phỏng theo hang đá Lourdes ở Pháp. Hàng ngày nhà thờ noun nhiều du khách đến tham quan, nhất là du khách Pháp.



Các Nhà Thờ Ở Hòa Sơn:
Cách Đà Nẵng khoảng 20 km trên đường đi Bà Nà, đến xã Hòa Sơn- nơi có 6 nhà thờ, 2 nhà nguyện tạo thành một quần thể kiến trúc Thiên Chúa giáo khá độc đáo. Các nhà thờ của các xứ đạo thuộc xã Hòa Sơn nằm rải rác trên một vùng quê êm ả. Lớn nhất là nhà thờ Phú Thượng, nhà thờ được xây dựng từ rất sớm ( năm 1887) do các linh mục dòng Thừa Sai xây dựng. Công trình kiến trúc khá hoành tráng, những họa tiết trang trí vẫn còn nguyên vein. Ngoài ra còn có nhà thờ Tùng Sơn được xây dựng vào năm 1904 với lối kiến trúc cổ như những nhà thờ ở đồng bằng Bắc Bộ.


Tòa Thánh Cao Đài:


Tọa lạc tại 63 Hải Phòng, là một trong những hội Thánh của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Năm 1956, các tín đồ đã khánh thành ngôi đền thánh Trung Hưng Bửu Tòa tại Đà Nẵng , đồng thời chính thức ra mắt Hội Thánh tuyên truyền giáo Cao Đài. Hội thánh được xây dựng theo mô hình tam đài lập pháp: Bát Quái Đài, Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài.

Hội Quán Chiêu Ưng:

Tọa lạc tại hẻm 47/16 Lý Thái Tổ, Hội quán do cộng đồng người Hoa ( bang Hải Nam) xây dựng từ năm 1966-1968 theo lối kiến trúc kết hợp giữa Đài Loan, Hồng Kông và Hàn Quốc. Trước sân có một tòa bảo tháp hình bát giác gọi là bát quái đình nối liền với thềm chính điện. Trong chính điện thờ 108 người Trung Quốc đã tử nạn vào năm 1831 tại vùng biển Thủ Xà- tỉnh Quảng Ngãi. Hàng năm vào ngày 14 và 15 tháng 6 âm lịch có tổ chức lễ tưởng niệm rất lớn, con cháu các thương nhân đã tử nạn khắp nơi về dự.
 
Quảng Nam:

Chùa cầu:


Chùa đồng thời là cây cầu bắc ngang con lạch chảy qua sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú. Chùa được xây dựng từ cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII do các thương gia Nhật Bản thực hiện.

Chùa Cầu là một di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu dài 12m. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son cam trỗ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu có tượng gỗ bằng thú đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Phần gian chính giữa(gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ- vị thần bảo hộ sứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gởi gấm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp. Chùa được trùng tu vào các năm 1763, 1817, 1865, 1915, 1986.

Chùa Quảng Triệu (Hội quán Quảng Đông):

Hội quán Quảng Đông do người Quảng Đông (Trung Quốc) sống ở Trung Quốc xây dựng năm1855 tại số 176 phố Trần Phu, thị xã Hội An. Hội quán đã được trùng tu lớn vào các năm 1915 và1990. Chùa có kiến trúc theo hình chữ “Quốc”, du khách khi đến đây sẽ bị choáng ngợp bởi sự đồ sộ hoành tráng vượt lên hẳn so với quang cảnh của hội quán. Bên trong còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ như 4 bức hoành phi lớn, 1 lư trầm lớn bằng đồng cao 1,6m rộng 0,6m, 1 cặp đôn sứ men ngọc Trung Quốc, … và nhiều tư liệu quý về cộng đồng người Hoa sống ở Hội An.


Chùa Ông:

Tọa lạc tại số 24 Trần Phú, thị xã Hội An, là một trong những chùa tiêu biểu ở phố cổ Hội An. Chùa Ông được xây dựng vào khoảng năm 1653 thờ Quan Thánh Đế (Quan Vân Trường) - một vị tướng thời Tam Quốc của Trung Quốc, một tấm gương về lòng trung hiếu tiết nghĩa .

Chùa Ông được xây theo kiểu chữ “Quốc” do nhiều nếp nhà hợp lại. Nhà có kết cấu vì kèo, các nếp nhà mái lợp ngói ống men màu, bờ nắp được gắn hoa chanh đắp hình rồng bằng các mảnh sứ màu. Chùa đã có nhiều lần được trùng tu vào các năm 1827, 1864, 1904, 1966. Hiện nay, chùa còn giữ được một số hiện vật quý như :biểu sắc phong, 33 bức hoành, 10 bộ câu đối, tượng Quan Công, Quan Bình, Châu Thương… chùa Ông là di tích kiến trúc tôn giáo có giá rtị lớn đồng thời là điểm tham quan lớn cho du khách trong và ngoài nước.

Chùa Phước Kiến (Hôi quán Phước Kiến):


Chùa Phước Kiến do nhóm người Phước Kiến (Trung Quốc) đến Hội An sinh sống xây dựng năm 1697 tại số 46 đường Trần Phú, trung tâm Hội An. Hội quán Phước Kiến là nơi thờ thần ,tiên hiền và hội họp đồng hương của người Phước Kiến tại đây.

Đến tham quan khu di tích này, du khách hẳn sẽ ngạc nhiên về bàn tay khéo léo của người xưa đã tạo nên một công trình nguy nga tráng lệ, vừa tinh xảo, vừa sâu lắng, hội quán có kiến trúc kiểu chữ “Tam” kéo dài từ thời đường trần phú tới phan chu trinh (sâu 120m) theo các trật tự : cổng sân hồ nước cây cảnh hai dãy nhà đông và tây chính diện và sân sau và hậu diện. Chính điện thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu (nữ thần cứu người đi biển gặp nạn ), Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài và ba Bà chúa sanh thai cùng 12 bà mu. Trong chùa còn có nhiều tượng thờ, Trống Đồng chuông đồng, lư hương lớn ,14 bức hoành phi và hiều hiễn vật có giá trị khác .

Chùa phước kiến là di tích tôn giáo tín ngưỡng ,là điểm tham quan thu hút hàng vạn du khách trong và ngòai nước .


Chùa Phước Lâm:

Tọa lạc tại xã Cẩm Hà, thị xã Hội An, thuộc hệ phái gốc Thiền Lâm Tế –Chúc Thánh. Chùa được xây theo phong cách Á Đông cổ, theo hình chữ “Môn” gồm 3 gian 2 chái, hai bên là 2 lầu chuông hình tháp. Trong chùa còn có nhiều tượng và cổ vật quý. Chùa còn là nơi đào tạo các danh tăng Việt Nam như Hòa thượng Thích Khiết, Thích Giác Nhiên, đệ I và đệ II tăng thống Phật giáo Việt Nam trước 1975. Chùa được trùng tu vào năm 1822, 1893.

Chùa Chúc Thánh:

Thuộc phường Cẩm Phô, thị xã Hội An, nằm cách trung tâm phố cổ Hội An chừng 2 km (theo đường Huỳnh Thúc Kháng). Chùa Chúc Thánh nỗi tiếng bởi là nơi khai sinh ra chi phái Thiền Chúc Thánh của Thiền Lâm Tế. Chùa được xây dựng khoảng cuối thế kỷ 17 theo mô hình chữ tam, có phong cách kiến trúc tổng hợp của truyền thống Trung Quốc và Việt Nam với nhiều tượng lớn, chạm trổ cầu kỳ. Ở chính điện thờ Tam Thế Phật, Di Lạc , 18 vị La Hán, trước sân có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngoài ra trong chùa còn có nhiều ngôi tháp của Tổ sư Minh Hải, Thiền sư Thiết Thọ ( đời 35), An Bích (đời 39), Thiện Quả… Trụ trì hiện nay là Hòa thượng Thích Trí Nhạn. Chùa được trùng tu vào các năm 1956, 1964.

Tháp Bằng An:

Tháp Bằng An thuộc xã Điện An, huyện Điện Bàn, cách thành phố Đà Nẵng chừng 30 km , cách Hội An chừng 14 km. Tháp được xây dựng vào thế kỷ thứ 12 có kiến trúc độc đáo mang hình Linga thẳng đứng giữa một khoảng không gian bao la thoáng mát. Tháp được xây dựng theo hình bát giác mỗi cạnh rộng 4 m (cạnh trong tháp rộng 2.2m). Tháp cao 21.5 m (gồm phần thân và mái tháp); thân cao 12.7m được bọc kính chỉ có một lối vào qua tiền sảnh dài 6m, rộng 1.55 m. Chóp tháp nhọn, thon, bên trong một Linga bằng đá-biểu tượng của thần Siva tượng trưng cho sức mạnh –(nay chỉ còn bệ thờ). Phía trước tháp có hai con vật bằng đá là sư tử và voi. Theo sự đánh giá của các nhà văn hóa Chăm thì tháp Bằng An là một di tích có giá trị cao về mặt lịch sử liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng của người Chăm. Vì vậy, tháp Bằng An ngày đón nhiều du khách đến thăm.

Tháp Chiên Đàn:

Thuộc xã Tam An thị xã Tam Kỳ cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 5km về phía bắc. Là nhóm tháp thờ 3 vị thần : Siva, Vishnu, Brahma của dân tộc Chămpa. Hiện nay ở khu tháp Chiên Đàn đã có phòng trưng bày hiện vật Chămpa với nhiều tượng có giá trị nghệ thuật cao được các nhà nghiên cứu và khách du lịch quan tâm. Tháp Chiên Đàn được xây dựng vào khoảng thế kỷ XII – XIII.


Tháp Khương Mỹ:


Thuộc xã Tam Xuân huyện Núi Thành cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 2 km về phía Tây Nam. Là công trình kiến trúc tôn giáo của dân tộc Chămpa, gồm 3 tháp liên hoàn nằm kề nhau. Tại đây đã phát hiện nhiều chum vại có niên đại khoảng vài trăm năm. Tháp được xây dựng khoảng đầu thế kỷ X.

Kinh thành Trà Kiệu (Sibapura):

Kinh thành Sư Tử ngày nay đã bị tàn phá nặng nề. Theo những ghi chép trong Thủy Kinh Chú (thế kỷ XV) chúng ta biết rằng kinh thành này được bao bọc bởi hệ thống thành quách, hào lũy đồ sộ xây dựng theo kỹ thuật Trung Hoa. Tại đây cũng có một số đền thờ lớn thờ thần linh (một phần lớn tác phẩm điêu khắc quan trọng hiện trưng bày tại bảo tàng điêu khắc quan trọng hiện trưng bày tại bảo tàng điêu khắc Chămpa- Đà Nẵng).

Trong những năm 80 nhân dân trong vùng đã tìm thấy một số lượng lớn những hiện vật bằng vàng. Đó là những đồ trang sức được chế tác rất tinh xảo. Những cứ liệu trên phần nào cho thấy sự phồn vinh của kinh đô này, mà tiếng tăm của nó đã có thời lừng lẫy trong vùng Đông Nam Á .

Nhà thờ Trà Kiệu :

Nhà thờ nằm ở khu vực Thành Cổ Trà Kiệu, cách Đà Nẵng 37km về hướng Nam. Nhà Thờ Trà Kiệu được xây dựng vào năm 1722, đến 1865 nhà thờ được di chuyển đến địa diểm hiện nay. Thánh đường hiện tại do linh mục Phê Rô Lê Như Hảo xây vào năm 1971 với kiến trúc nhà thờ phương Tây thời kỳ ánh sáng kết hợp những nét hoa văn mang đậm tính dân tộc.

Trước cổng vào thánh đường là hai con rồng dài 20m uốn lượn theo đường lên hành lang tầng trên vào chính điện nhà thờ .

Bên cạnh nhà thờ còn có tu viện Mến Thánh Giá (xây dựng năm 1867), nhà truyền thống và Nhà Thờ Đức Mẹ (xây năm 1898) trên đồi cao 60m.
 
Quảng Ngãi:

Chùa Thiên Ấn:


Chùa tọa lạc trên núi Thiên Ấn thuộc xã Tịnh Ấn, huyện Sơn Tịnh. Chùa do Hòa thượng Pháp Hoa vào thời Hậu Lê. Chùa còn chúa Nguyễn ban biển ngạch đặt tên “Thiên Ấn tự”. Trước chùa có giếng cổ nước trong. Tương truyền vị Hòa khi dựng xong chùa, thấy chùa hiếm nước, bèn tự minh khổ công đào giếng này trong suốt 20 năm. Giếng đào xong thì sư mất. Năm 1947, chùa bị hỏng hoàn toàn. Ngôi chùa hiện nay được xây dựng lại vào năm 1959 và hoàn thành năm 1961. Năm 1992 chùa được trùng tu.


Di tích chùa Hang :


Chùa Hang thuộc xã Lý Hải, ở phía đông nam huyện đảo Lý Sơn. Chùa Hang do các vị Tiền hiền họ Trần ra khai khẩn hoang đảo mở đất cách đây khoảng hơn 300 năm.

Gọi là chùa Hang bởi chùa nằm trong hang núi. Muốn đến chùa phải men theo con đường độc đạo cheo leo vách núi sát mép biển lên cao dần rồi xuống hơn 40 bậc mới đến. Trước sân chùa có tượng Quan Âm cao 7m đứng trên bệ giữa hồ sen nhìn ra biển cả mênh mông. Trước cửa chùa là những bãi đá san hô được sóng đẽo gọt. Sát mép biển là bãi cát vàng sạch tinh lấp lánh vỏ sò, vỏ ốc. Chùa còn được gọi là Thiên Không Thạch Tự ( Chùa đá trời sinh). Trong chùa có bàn thờ Phật Di Đà, Như Lai, Di Lặc, Sư Tổ Đạt Ma và các sư tổ trụ trì. Cạnh chùa Hang về phía Nam còn có nhiều hang động to nhỏ, cao thấp khác nhau, muôn hình kỳ thú. Chùa vừa là di tích kiếnt rúc nghệ thuật tôn giáo vừa là thắng cảnh đẹp trên đảo Lý Sơn.

Chùa Ông :

Chùa cách thị xã Quảng Ngãi 10km về hướng Đông, thuộc địa phận xã Nghĩa Hòa,. Huyện Tư Nghĩa. Chùa Ông được người Hoa sinh sống tại Quảng Ngãi đứng ra xây dựng năm 1821 (năm Minh Mạng thứ 2). Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo được làm công phu và đẹp. Tất cả các câu đầu, đòn bay, xà ngang đều được chạm trổ hình người, hoa lá, cỏ cây rất sinh động. Các tượng thờ đều được chạm khắc công phu tỉ mỉ. Chùa Ông nằm gần với khu phố cổ phụ cận, là điểm tham qua được du khách ưa thích.

Thừa Thiên Huế:

Chùa Từ Đàm :


Chùa Từ Đàm là một trong những ngôi chùa lớn ở Huế. Chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII (khoảng năm 1695). Hòa thượng Minh Hòang Tử Dung là người có công đầu trong việc sáng lập nên ngôi chùa này.

Chùa Từ Đàm thuộc khu vực phường Tràng An, nằm ngay trên khoảng đất có địa thế đẹp. Chùa chỉ cách trung tâm thành phố 2km. chùa Từ Đàm được xây theo kiểu cấu trúc “chùa Hội”. Cổng Tam Quan chùa cao và rộng, có mái ngói. Ngay trong cổng có cây bồ đề lớn, tỏa bóng mát quanh năm. Chùa chíng gồm tiền đường và nhà Tổ. Tiền Đường được xây trên nền móng bằng đá hoa cương cao 1,5m, mái xây theo kiểu cổ lầu tạo cho ngôi chùa dáng vẻ cao lớn, uy nghi. Trên các bờ mái và nóc chùa người ta đắp những cặp rồng uốn cong, mềm mại, đối xứng tạo nên vẻ đẹp hài hòa, cân đối. Dưới mái cổ lầu là những bức đắp nổi sự tích Đức Phật. Trên các trụ cột tiền đường có các bức đối dài. Trong điện có pho tượng đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni ngồi trên tòa sen. Hàng năm vào ngày lễ Phật Đảng, đây là một tụ điểm thường diễn ra lễ hội lớn và đông nhất của Phật tử Huế.
 
1.5 DANH LAM THẮNG CẢNH

Chùa Thiên Mụ:


Từ cấu Phú Xuân chạy đến cửa Kinh Thành Huế, ngang qua Ngọ Môn, thẳng đến một ngã ba, thẳng vào một con đường nhỏ thì đến chùa Thiên Mụ. Sauk hi qua khỏi ngã ba, chúng ta đi thẳng đến làng Kim LongTừ trung tâm đến chùa Thiên Mụ chúng ta có thể đi bằng thuyền . Làng Kim Long ngày xưa có tên là An Ninh Hạ, còn An Ninh thượng là nơi có chùa Thiên Mụ. Làng Kim Long ngày xưa đã nổi tiếng có nhiều cô gái đẹp. Vua Thành Thái và vua Duy Tân lấy vợ cũng là người làng này. Gai vị vua này là người duy nhất cho vợ ăn chung mâm và xưng hô là an hem. Dòng Hương buổi sáng sương mờ lan ảo như làn khói mỏng đó chính là thi hứng cho nhà thơ Hàn Mặc Tử sáng tác bài thơ nổi tiếng “ Đây thôn Vĩ Dạ”

Huế là nơi có nhiều chùa chiền nhất Việt Nam. Huế có hơn 100 ngôi chùa lớn nhỏ và hơn 200 niệm phật đường. Như vậy là gần 300 ngôi chùa cho 30 vạn dân Huế. Chùa Thiên Mụ, Diệu Đế, Báo Quốc, Giác Hòang, Linh Hựu là 5 ngôi chùa được xếp hàng quốc tự. Chùa Thiên Mụ gắn liền với lịch sử Nam tiến của Đại Việt. Nó là ngôi chùa đầu tiên ở đất thần kinh.,

Thời gian phát triển cực thịnh của chùa Thiên Mụ là thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Vào 1710 , chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc đại Hồng Chung nặng 2,5 tấn. Chuông này được đánh giá là chuông nặng thứ hai ở Việt Nam sau chuông ở chùa Cổ Lệ – Nam Định nặng 9 tấn.
Thời Triệu Thị , 1844 , cho xây dựng tháp cao 24m, 7 tầng, mỗi tầng thờ một tượng phật( số 7 là số linh thiêng của nhà Phật). Tầng trên cùng có tượng Phật bằng vàng. Năm 1942 tượng phật bằng vàng này bị mất đi cùng với hai chữ Ngọ Môn ở Huế.

Chùa Thiên Mụ được xếp vào hạng thứ 12 trong số 20 cảnh đẹp ở đất thần kinh. Trước mặt chùa là sông Hương , xa xa là núi Kim Phụng và lăng Minh Mạng làm tiền án cho chùa. Bên phải là dãy trường Sơn , nhìn xa hơn nữa là đồng bằng phía Nam của Huế. Năm 1714 nhà bia đối diện chuông được xây dựng, nói lên quá trình đúc chuông. Bia Rùa khắc bài bia ký của chúa Nguyễn Phúc Chu

Cuối thế kỷ 18 chùa bị chiến tranh tàn phá. Năm 1815 và 1831 vua Gia Long và Minh Mạng đã cho trùng tu chùa đẹp hơn. Năm 1904 có trận bão lớn làm chùa bị đổ nát. Năm 1907 vua Thành Thái cho trùng tu nhưng kiến trúc nhỏ hơn.


Đình Hương Nguyện:


Bước lên 13 bậc thang cấp từ cổng Tam Quan là đến đình Hương Nguyện, mà ngày nay chỉ còn lại cái nền ở trước tháp Phước Duyên. Đây là một công trình kiến trúc bằng gỗ của vua Thiệu Trị (1841 – 1847). Sau đó, đã bị bão đánh đổ. Đây là một ngôi nhà tứ giác của 150 năm trước. Đứng ở giữa nàh nhìn lên ta sẽ thấy hình bát quái được cấu trúc khéo léo ở giữa mái có một số bài thơ chữ Hán được chạm nổi.

Qua khỏi sân trước là cổng tam quan chùa, bên trên có đề là Thiên Mụ Tự. Có 3 cửa ra vào, cả 3 cửa này đều có Hộ Pháp trấn giữ. Ngay sau cổng Tam Quan là Lầu Chuông và Lầu Trống đối xứng nhau. Kế đó đối xứng 2 bên tả hữu Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng ngồi trên các con thú.
Điện Đại Hùng:

Tiếp tục đi vào trong ta đến điện Đại Hùng. Đây là nơi chính điện trong chùa. Kiến trúc kiểu trùng thiềm điệp ốc. Điện được phục chế năm 1959. các cột, kèo, lăng, bệ đều được xây bằng bêtông và phủ bên ngoài bằng một lớp sơn giả gỗ. Ở bức hoành trên cao có 4 chữ “ Linh Thử Cao Phong”. Người ta so sánh nơi chùa tọa lạc giống như đồi linh thửu ở đất Ấn Độ, nơi Phật đắc đạo. Ở cửa có bảng công nhận di tích văn hóa. Tháng 10/1993, chùa đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới cùng với kinh thành Huế.




Chùa Thuyền Tôn:


Chùa Thuyền Tôn nay thuộc thôn Ngũ Tây xã Thủy An. Chùa được xây dựng trên một ngọn đồi cao, bên phải là núi Thiên Thai nên ngày xưa có tên là Thiên Thai Thuyền Tôn tự hoặc Thiên Thai Nội Tự. Muốn đến thăm chùa, qua Đàn Nam Giao theo con đường vào nghĩa trang thành phố, qua chiếc cầu xây bắc ngang kênh Thủy Lợi nam sông Hương, rẽ bên phải 2,5 km là đến chùa.

Cổng chùa xây 4 trụ biểu lớn, bên cạnh có cây bồ đề cành lá xum xuê quanh năm tỏa bóng mát. Chùa được xây dựng theo kiểu chữ “ Khẩu”. Bên triền núi phía Đông Nam chùa là tháp của Tổ Liễu Quán- người sáng lập chùa. Trước cổng tháp có đề 7 chữ “Đàm hoa lạc khứ hữu dư hương” ý nói tuy ngài đã viên tịch nhưng đạo đứa ngài còn lưu truyền như hoa ưu đàm đã rã cánh mà hương thơm vẫn còn phản phất.

Chùa Thánh Duyên:

Chùa tọa lạc trên núi Túy Vân thuộc xã Vinh Hiếu, huyện Phú Lộc, cách Huế khoảng 30 km về phía Đông Nam.

Chùa do chúa Nguyễn Phúc Chu dựng vào thế kỷ thứ XVII. Năm 1825, vua Minh Mạng cho trùng tu lại chùa Thánh Duyên và đổi tên núi lại thành Túy Hoa. Chùa gồm có ba gian, hai chái, cao rộng thoáng đãng ở dưới chân núi. Phía sau là ngôi Đại Từ các, cũng có ba gian rộng rãi có nghị môn và la thành riêng. Ở đỉnh núi là bảo tháp Điều Ngự hình khối tứ giác 3 tầng cao khoảng 12m.

Án tiền thờ Phật Di Lặc, Quan Âm và Thị Gỉa. Hai án tả hữu tòng sự thiết trí tượng thập điện minh vương, Thập Bát La Hán Bồ Đề Đạt Ma, Bồ Tát Địa Tạng. Đặc biệt, 18 vị La Hán đều bằng đồng và lớn bằng cỡ người thật.

Chùa Tam Thai:

Nằm ở phía Tây ngọn Thủy Sơn, một trong 5 ngọn núi nổi tiếng của Ngũ Hành Sơn, thuộc xã Gòa Hải, huyện Hòa vang. Chùa được khởi dựng vào thời hậu Lê , khỏang năm 1630. Chùa Tam Thai từng là nơi xuất gia tu hành của một người em gái vua Minh Mạng. Chùa được trùng tu lớn vào các năm :1825, dưới thời vua Thành Thái và sau năm 1975. Tổng thể chùa được xây dựng theo hình chữ “ vương”, với nhiều đường nét mang tính mỹ thuật cao, là những di sản quý báu đặc trưng cho kiến trúc cung đình thời Nguyễn

Phía Bắc sân chùa, trước kia là hành cung với tên là Đông Thiên Phước – nơi vua ngồi nghỉ mỗi khi viếng cảnh chùa. Cạnh chùa còn có tháp Phổ Dồng, chùa Từ Tâm, vọng Giang Đài( đài ngắm cảnh sông) .Đứng trên vọing Giang Đài nhìn rõ con sông Cẩm Lệ lượn quanh cánh đồng trù phú của huyện Hòa Vang

Phía trái chùaTam Thai là động Huyền Thông. Lòng động cao, rộng, không khí mát lạnh. Động có nhiều nhũ đá đẹp. Kề bên động Huyền Thông là động Linh Nham , động Tàng Chơn và chùa Linh Ứng.
 
2. LỄ HỘI :

Dưới đây là một số lễ hội tiêu biểu của vùng:

Quảng Bình
Lễ hội làng Cảnh Dương:


Đây là lễ hội cầu mùa của người day Quảng Bình. Lễ hội diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 yháng tư âm lịch hàng năm tại xã Cảnh Dương, huyện QUảng Trạch. Đình làng thờ nhân thần(hai cha con người đánh cá và cá voi- cá ông) Phần lễ mở đầu có tục rước cốt Ông từ làng về đình, có diễn chèo khoan- hò cạn, múa bóng. Tiếp theo là ngày hội xuống biển có lễ thả thuyền giấy, cá giấy xuống biển, làm lễ cầu khan. Kết thúc lễ hội là rước Ông về làng. Lễ hội diễn ra trong không khí phấn khởi của một làng nghề đánh bắt cá với nhũng ước mơ về một vụ mùa bội thu
Hội làng Bảo Ninh tháng 7

Lễ hội mở ra hàng năm vào ngày 14/7 âm lịch hàng năm tại làng Bảo Ninh, thị xã Đồng Hới để nhớ ơn cá Voi đã cứu dân làng khỏi bị đắm thuyền trong một trận bảo. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày. Sáng 14 rước Ông từ làng về Đình mở hội. Sáng 15, Làng Hà thi bơi thuyền với các làng khác. Sáng 16 , rước Ông về làng. Trong các ngày hội còn có biểu diễn hò khoan, chèo cạn, múa bông, xếp hình rồng, hình cá.
Hội Đua Thuyền

Hội mở vào mùa nước tại Đồng Hới, kéo dài 3 ngày, 6 năm hội mở 1 lần. Đây là ngày hội đua thuyền, tìm ra những tay chèo giỏi. Đặc sắc nhất là phần kết thúc hội có tổ chức lễ buông phao là nghi thức tưởng nhớ những đồng nghiệp xấu số trong cuộc sống trên sông nước.




Quảng Trị:

Hội Thượng Phước:


Hội Thượng Phước thụôc xã Triệu Thượng, huyện triệu Phong. Lễ hội mở ra hàng năm vào 3 ngày từ 13 – 15/3 âm lịch để ghi nhớ công lao của Quan công Hòang Dũng, người đã có công lập làng Thượng Phước. Nàgy 13 -14/3 âm lịch cả làng đi săn, lấy đầu muôn thú để làm lễ vật dâng cúng. Sáng ngày 15/3 làng bắt đầu tổ chức tế lễ. Cuộc tế lễ, dâng cúng kéo dài đến hết ngày 15.

Hội cướp cù:

Đây là hội làng được tổ chức tại đình An Mỹ, Cẩm Phổ, Gio Mỹ, huyện Gio Linh vào ngày 4/1 âm lịch hàng năm. Lễ hội kéo dài 2 ngày. Sau phần lễ, tế cầu an là trò cướp cù. Nét độc đáo của lễ hội là bên àno huy động đu7ọc nhiều người tham gia thì càng dễ thắng cuộc. Người tham gia không kể gia, true, trai gái. Đây là một hình thức thể thao mang tính dân gian.

Lễ hội La Vang:


Hàng năm vào các ngày 15/8 đều có tổ chức “kiệu” . song kệiu tộ chức vào các năm chẵn lớn hơn “kiệu: tổ chức vào các năm lẽ, cứ 3 năm 1 lần gọi là kiệu “đại nội” và kiệu 100 năm thì lớn hơn kiệu 50 năm, 40 năm… Từ ngày 13 – 15/8/1998 vừa qua đã tổ chức cuộc hành hương kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện hình tại La Vang, có hơn 20 vạn lượt giáo dân và quan khách tham dự. Đây là lễ hội khá độc đáo ở Quảng Trị.

Thừa Thiên Huế:

Lễ hội Điện Hòn Chén:


Diễn ra một năm hai kỳ. Tháng hai ( lễ Xuân Tết) và tháng bảy ( lễ Thu Tế). Lễ hội Điện Hòn Chén được tổ chứa trên núi Ngọc Trản và đình làng Hải Cát, huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế. Lễ hội suy tên Thiên Y A Na Thánh Mẫu ( mẹ Xứ Sở) theo truyền thuyết Chăm là thần sáng tạo ra đất đai, cây cối, rừng gỗ quý… và dạy dân cách trồng trọt. Đây là lễ hội dân gian ở Huế với nhiều nghi thức hấp dẫn tạo nên một không khí tôn giáo thiêng liêng giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình nên thu hút hàng vạn khách thập phương đến tham dự.

Lễ hội cầu ngư ở Thái Dương Hạ:

Là lễ hội của nhân dân làng Thái Dương Hạ, huyện Phong Điền, tổ chức vào ngày 12 tháng giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ vị Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công ( biệt danh của Trương Thiều), người gốc miền bắc có công dạy cho dân làng nghề đánh cá và buôn bán ghe mành. Đặc biệt cứ 3 năm một lần làng tổ chức đại lễ hội rất linh đình, có tổ chức các trò diễn tả sinh hoạt nghề biển. Trò diễn “bủa lưới” là trò diễn trình nghề đậm đà tính lễ nghi.

Lễ hội Chợ xuân Gia Lạc:

Chợ xuân Gia Lạc ở làng nam phộ có từ thời minh mạng (1820 – 1840). Lúc đầu chỉ là nơi trao đổi hàng hoá, vui chơi, sau thu hút nhân dân quanh vùng đến để mua bán rồi bày các trò chơi nhân gian. Do vậy, chợ Gia Lạc trở thành một hình thức hội chợ xuân vui chơi, loại chợ phiên trong ngày tết. Chợ họp từ mồng một đến mồng ba tết. Chợ bày bán các loại sản phẩm của dân địa phương trong vùng. Cả người bán lẫn người mua ăn nói ứng xử lịch sự vui vẻ, không ồn ào, mang những nét văn hoá rất Huế từ cách ăn mặc đến ngôn ngữ. Trong những ngày diễn ra hội chợ có các cuộc chơi bài chòi, bài ghế, hát giã gạo, bài thái.


Vật võ làng Sình:

Làng Sình nằm ở bân bờ nam sông hương thuộc huyện hương phú. Hàng năm cứ đến ngày 10 tháng 1 âm lịch các lò vật trong vùng kéo đến hội vật võ làng Sình để tranh tài, giật giải. Lễ hội vật võ làng Sình diễn ra rất đông vui, nhộn nhịp, ngoài trai tráng trong làng còn có hàng ngàn nam nữ thanh niên từ các huyện thành phố kéo về. Vật võ làng Sình là truyền thống thượng võ đẹp của người dân Huế trong nhiều thế kỷ qua.

Đua trải:
Bơi trải là một trong những lễ hội dân gian được tổ chứa vào đầu mùa xuân. Tục đua trải có nguồn gốc từ tục cầu mưa từ thời cổ xưa của cư dân sống về nông nghiệp. Nó là một trong những bộ phận của nghi lễ cầu mưa, cầu ngư mong muốn có một vụ mùa thắng lợi.

Tục đua trãi hàng năm được tổ chức ở sông Hương ( bến Phu Văn Lâu) trước đây do triều đình tổ chức nay vẫn được duy trì. Nghi lễ cúng bái trước cuộc đua được cử hành rất trang nghiêm. Vào cuộc đua phải thực hiện các quy định rất nghiêm ngặt.

Đua trải cũng là một cuộc tranh tài thể lực. Cuộc đua này rất hấp dẫn thể hiện tài năng khéo léo cùng kinh nghiệm của người theo nghề sông biển ở Thừa Thiên Huế.
 
Quảng Nam

Lễ hội Bà Thu Bồn:


Hàng năm cứ đến ngày 12 tháng 2 âm lịch, dân làng Thu Bồn –Quảng Nam lại tổ chức lễ hội tưng bừng, náo nhiệt tại dinh bà Thu Bồn (còn gọi là Bô Bô phu nhân – người Chăm) để tưởng niệm Bà.

Lễ hội diễn ra trong không khí tưng bừng náo nhiệt từ sáng đến tối mịt mờ mới chấm dứt. Ngoài phần tế lễ còn có đua thuyền, rước cộ và hát bội. Người từ nhiều nơi khác tới đây dự đua để tranh tài. Theo tục lệ, thuyền thuộc lăng miếu nào thì được vị thần ở lăng miếu đó bảo hộ. Phía bên con sông Thu Bồn có thuyền bà Phường Chào – người Việt , cũng tham gia đua thuyền cùng bà Thu Bồn .trước khi trang giải cả đoàn trạo thủ phải đến làm lễ xuất phát. Mỗi thuyền đua cử ra một người ngồi ở đầu thuyền. Người đó có nhiệm vụ vừa hát vừa múa để khích lệ trạo thủ. Các trạo thủ khi nghe tiếng hô ấy sẽ cảm thấy mình được thần linh trợ lực nên bơi khỏe hơn. con sông thu bồn như cuộn sóng bởi tiếng hò reo của trạo thủ, tiếng cỗ vũ của nhân dân hai bờ.

Tiếp theo đó la lễ rước Cộ, người tham gai rước Cộ càng đông thì càng vui. Cộ là một bàn lớn hay có thể là một xe kéo được hóa trang lộng lẫy, bên trong để rất nhiều thức ăn như bánh, hoa quả, gạo thịt … Người rước Cộ mặc trang phục của làng. Dân làng quây quần bên nhau cùng hát bội.

Ngày hội đã đem đến cho mỗi người dân niềm vui,tin yêu cuộc sống.


Lễ vía Bà Thiên Hậu:
Lễ vía Bà Thiên Hậu của người Hoa sinh sống ở Hội An tổ chức tại hội quán Phúc Kiến (Hội An) và ngũ Bang vào ngày 23/3 âm lịch hàng năm để cúng một vị nữ thần chuyên cứu trợ tàu thuyền mỗi khi gặp nạn trên biểnt. Lễ hội gồm 2 phần: phần lễ được tổ chức theo nghi lễ truyền thống của người Hoa, sau đó phần bội có múa lân,xin xăm. Trong khuôn viên rộng,trang hoàng rực rở, con cháu và khách thập phương tham dự đông vui.


Lễ hội Long Chu:


Lễ hội Long Chu là lễ hội của các làng biển quanh thị xã Hội An. Đây là lễ hội của các cư dân vùng biển Hội An để tống ôn và dịch bệnh lúc chuyển mùa.

Lễ hội được tổ chức vào ngày 15/7 âm lịch hàng năm ở đình làng hoặc nhà chính quyền thôn , ấp. Trong dân gian Long Chu là thuyền rồng, một biêu tượng oai linh để trừ ôn , tống dịch. Lể hội có tục rước “Long Chu” (thuyền rồng) bằng cót tre, voi, giấy vải từ đình đến bến nước, đẩy bè, thuyền trôi ra sông biển…

Trước ngày lễ, các thầy pháp đặt hương án yểm bùa nơi có ma quỹ, theo sau là đoàn nam nữ thanh niên tay cầm giáo mác phát quang sạch sẽ đường làng, bờ bụi, miệng hát hò đối đáp trong không khí vui vẻ.Vào ngày lễ chính, thầy cả làm lễ tế và sau đó là lễ rước thuyền rồng đi trừ tà ma dịch tế quang làng. Trong lễ có hát bộ, hát hò khoan, xô cô, các trò chơi dân gian khác. Dân làng quần tụ ăn uống múa hát đến tận đêm khuya.


Lễ cúng tổ Minh Hải:


Tổ chức tại chùa chúc Thánh vào ngày 7/11 âm lịch hàng năm. Lễ cúng tổ Minh Hải bao gồm các nghi lễ liên hoan đến Phật giáo. Sau phần nghi lễ là các hoạt động vui chơi, giải trí như văn nghệ, cắm trại và các trò chơi dân gian.



Lễ hội Cầu Bông:

Lễ hội Cầu Bông được tổ chức vào một ngày đẹp trời,thuận tiện của mùa xuân hàng năm ở sông Hội An thuộc đoạn gần Cửa Đại. Lễ hội cầu Bông có ý nghĩa như một nghi lễ mở mùa cho một năm mới. Trong lễ hội luôn luôn có tiết mục đua ghe vừa là thi trí, vừa để cầu cho dân được mùa, nhà nhà bình an và thịnh vượng. Lễ hội Cầu Bông được nhiều người tham gia.

Lễ Nguyên Tiêu:

Tổ chức tại hội quán Triều Châu và Quảng Triệu vao ngày 16/1 âm lịch.Đây là lễ cúng đầu năm của bang Triều Châu và Quảng Đông của người Hoa tại Hội An. Ngoài phần nghi lễ truyền thống, trong lễ Nguyên Tiêu còn tổ chức múa lân, chơi xổ số.

Lễ hội đã thu hút con cháu người Hoa và khách thập phương về dự

Quảng Ngãi

Lễ hội Nghinh Ông:


Lễ hội nghinh Ông hay là lễ cúng cá Ông gắn liền với tục thờ cá Ông của ngư dân ven biển nước ta từ đèo Ngang đến Hà Tiên, đảo Phú Quốc, được tổ chức vào đầu mùa đánh cá ở hầu hết các làng chài.

Đây là loại lễ hội nước lớm nhất của ngư dân vùng biển tại tỉnh Quảng Ngãi. Đã tự lâu họ quan niệm rằng cá Ông là sinh vật thiêng liêng ở biển, là cứu tinh của những người đi biển.

Lễ hộ nghinh Ông được tổ chức tại các lăng, miếu thờ cá Ông không theo nàgy cố định, mà tùy đặc điểm của từng vùng. Tục thờ cá Ông vốn là một tín ngưỡng của người Chăm. Trong ngày lễ, lăng thờ được trang hòang rực rỡ , trang nghiêm, có giăng đèn, kết hoa. Các nhà dân đặt bàn hương án, nhang đèn, bánh trái, hoa, xôi… Ban đêm có treo đèn lồng. Các tàu thuyền của ngư phủ đều đậu ở bến. Lễ hội còn diễn ra trên biển ở ngoài khơi. Phần hội có tổ chức hát bả trạo và hát bội.
 
3. DÂN TỘC VÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

Ngoài người Việt chiếm đa số, ở đậy còn có nhiều thành phần dân tộc khác sinh sống như: Bru – Vân Kiều, Chứt, Hoa, Cơ Tu, Xđăng...

BRU-VÂN KIỀU:

Thuộc nhóm ngôn ngữ hệ Môn_khmer sinh sống tập trung ở miền núi và các tỉnh Quãng Bình, Quãng Trị, Thừa Thiên Huế. Kinh tế chủ yếu là nương rẫy và đã biết làm lúa nước, chăn nuôi gia súc và biết một số nghề thủ công như đan lát, đan gùi, đan chiếu lá, săn bắn, hái lượm, đánh cá vẫn được duy trì để cung cấp lương thực thực phẩm. Làng bản của những người Bru thường gọi là Wín hay Wel, nhà của người Bru là kiểu nhà sàn.

Phong tục: Trong lễ cưới nhà trai cho nhà gái một thanh kiếm, khi về nhà chồng cô dâu phải qua nghi lễ bắt buộc: bắc bếp rửa chân, ăn cơm chung với chồng.

Trang phục: Đàn ông đóng khố, ở trần, đàn bà đóng khố chăn có áo chui cổ rộng, không ống tay ngang ngực và gấu cổ có những đường trang trí màu đỏ.

CHỨT:

Thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường. Sinh sống ở một số xã ở hai huyện Mink Hoá và Tuyên Hoá thuộc tỉnh Quảng Bình.

Kinh tế: nông nghiệp chủ yếu là lúa nước, nương rẫy, ngoài ra còn có hái lượm, nghề thủ công đan lát, nghề mộc đang phổ biến.

Phong tục: ngoài thờ cúng giống người Kinh, người Chứt còn thờ nhiều ma như: ma rừng, ma núi, ma suối. Kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian phong phú như: làn điệu dân ca Ka Tum, Kà Lành, nhiều truyện kể, nhạc cụ có khèn bè, đèn ống, sáo trúc.

CO:

Thuộc nhóm ngôn ngữ Khmer, cư trú ở Trà My tỉnh Quảng Nam, Trà BẢn tỉnh quảng Ngãi. Kinh tế chủ yếu làm rẫy với láu ngô, sắn.

Sắc phục: nam ở trần đóng khố, nữ quấn váy mặc áo cộc tay, yếm, khi trời lạnh khoác thêm tấm vải, thích đeo trang sức, những hạt cườm được ưa thích nhất.

Tín ngưỡng: người Co tin vào vạn vật hữu linh, nhiều thần nhưng chủ yếu là thần lúa. Thanh niên nam nữ tự do tìm hiểu, cưới xin đơn giàn, cô dâu về nhà chồng. Nhưng trước đây, người Co chỉ được kết hôn trong cùng tộc người. Sinh hoạt văn nghệ dân gain phong phú, nhiều làn điệu dân ca như: A Giói, Klu, Xku và nhiều truyện cổ tích về nguồn gốc xa xưa của con người.

CƠTU:

Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer cư trú ở Quảng Nam, huyện A Lưới – Thừa Thiên Huế, kinh tế làm rẫy là chủ yếu.

Phong tục: theo chế độ phụ hệ, có nhiều dòng họ, mỗi dòng họ có một tên họ. Kiêng cữ một điều nhất định nào đó, theo phong tục thì con trai họ này lấy con gái họ kia, khi vợ hay chồng chết thì có thể lấy chị hay em vợ, người vợ có thể lấy em và anh của chồng.

Trang phục: đàn ông cởi trần đóng khố, đàn bà mặc váy áo, mùa lạnh khoác thêm tấm vải quanh mình. Đồ trang sức phổ biến là vòng tay, vòng cổ, khuyên tai có tập tục xâm mình, cưa răng. Sinh hoạt văn hóa dân gian như lối hát trữ tình, gọi là Tơ Len, có nhiều truyện cổ. Hàng năm, có nhiều lễ hội cầu mong cuộc sống bình an, mùa màng bội thu, lễ đâm trâu là mùa màng tiêu biểu nhất.

HOA:

Thuộc nhóm ngôn ngữ Hán. Nhà ở phổ biến là kiểu chữ Môn, ba gian hai chái, bằng vật liệu có sẵn trong vùng. Thừơng thì gia đình phụ hệ duy trì kiểu gia đình truyền thống với bốn đến năm đời.

Trang phục: phụ nữ vận quần, áo 5 thân cài lệch phía bên phải, trùm khăn mỏng áo cộc tay dài 5 phân, còn đàn ông mặc giống người Nùng, Mông, Giao.

Tập tục: “Môn đăng hộ đối” ma chay tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Sinh hoạt ca hát “Sơn ca” ca kịch, nhạc cụ, lễ tết múa Sư Tử, quyền thuật, nhiều trò chơi truyền thống.

HRÊ:

Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer. Cư trú huyện Ba Tơ – Ngũ Hành Sơn – Quảng Ngãi, Bình Định. Kinh tế chủ yếu là trồng lúa nước.

Trang phục: đàn ông trước kia đóng khố, áo cánh ngắn ở trần, đầu quấn khăn, đàn bà mặc váy hai tầng có năm thân trùm khăn. Nam nữ đều búi tóc cài trâm hoặc lông chim, thích đeo trang sức sinh hoạt văn nghệ dân gian phong phú nhiều thơ ca, thích ca hát làn điệu dân ca có tiếng La Ca Choi, Ka Lêu.

MNÔNG:

Ngôn ngữ thuộc Môn-Khmer, kinh tế chủ yếu là nương rẫy.

Trang phục: đàn ông đóng khố cởi trần, phụ nữ quấn váy ngang mắt cá chân. Khố và váy có màu chàm, có trang trí hoa văn, thanh niên mặc áo chui đầu.

Phong tục:đến tuổi trưởng thành con trai con gái phải cà răng mới được lấy vợ lấy chồng. Khi có người chết thường ca hát gõ chiêng trống bên quan tài suốt ngày.

XƠĐĂNG:

Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khmer, cư trú tập trung ở Quãng Namvà Quãng Ngãi. Kinh tế chủ yếu là nương rẫy.

Trang phục: đàn ông đóng khố đàn bà mặc váy đến dầu gối. Mùa lạnh đàn ông khoác lên người tấm “đồ” có nhiều sọc đỏ, đàn bà mặc áo ngắn tay có sọc dài ở ngực ở eo, thích đeo nhiều đồ trang sức.
Sinh hoạt van nghệ phong phú, lễ đâm trâu múa hát, tấu kồng chiêng......
 
Các làng nghề truyền thống- làng cổ:

Phường đúc đồng :

Phường nằm ở ven bờ nam sông Hương ở phía Long Thọ, cách thành phố Huế khoảng 3km về phía tây nam, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Nghề đđúc đồng là một trong những nghề thành công truyền thống lâu đđời và nổi tiếng ở Việt Nam. Phường đđúc ở Huế ra đđời có nguồn gốc từ tổ chức của những thợ thuyền có nghề đđúc thời Chúa Nguyễn. Vào thời Chúa Nguyễn, đã ra đời được một công tượng đúc đồng, những người thợ từ nhiều nơi làm việc trong những công trình của Chúa ở Trường Đồng.

Phường Đúc đồng gồm có 5 xóm, Trường Đồng, Kinh Nhơn, Bổn Bộ, Giang Dinh, Giang Tiền nhưng chỉ có Kinh Nhơn và Bổn Bộ là hai làng nghề đúc đồng lớn nhất và có danh tiếng.

Khi Chúa Trịnh về Tây Sơn chiêm Phú Xuân thì các công tượng đúc đồng bị tan rã. Riêng chỉ có họ Nguyễn ở Kinh Nhơn vẫn ở lại tại chỗ và tiếp tục nghề đúc của cha ông. Nhờ các anh em trong dòng họ Nguyễn, nghề đúc vẫn được duy trì và phát triển cho tới ngày nay.

Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Kinh Nhơn thì thuỷ tổ của nghề này là Nguyễn Văn Lương quê ở Kinh Bắc và nghề này được truyền thừa qua 13 đời, hiện nay đđang là đời thứ 14.
Những người thợ tài hoa phường đúc đã để lại cho cố đô Huế các tác phẩm danh tiếng như Đại Hồng Chung, chùa Thiên Mụ; những chiếc vạc đồng, nghi môn bằng đồng trong Đại Nội; Cửu Vị Thần Công đặt trước Ngọ Môn và đặc biệt là Cửu Đỉnh – bộ tác phẩm nghệ thuật với 162 hình khắc chạm nỗi. Đó là những thành tựu rực rỡ của nghệ thuật đúc đồng ở nước ta.

Làng cổ Phước Tích:

Ngôi làng cổ này nằm bên bờ sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều làm Phước Tích hấp dẫn mọi du khách là ngôi nhà cổ làm bằng gỗ mít.
Phước Tích có hơn 100 ngôi nhà cổ, trong đó có hơn 30 ngôi nhà được xếp vào loại cổ nhất của lành cổ Việt Nam. Ngày xưa để làm những ngôi nhà như thế này công thợ phải mất hàng năm trời. Thợ làm nhà không tính công, tính tháng.

Nhà cụ Trương Công Bậc được thiết kế theo kiểu ba gian hai chái. Mái lợp ngói liệt đã thắm nâu, tường gạch rêu phong cổ kính. Hàng cửa bảng khoá sậm đen màu thời gian tạo nét thâm nghiêm. Cái sân trước nhà rộng thênh thang được lót bằng gạhc bát tràng còn khá nguyên vẹn.

Cạnh nhà cụ Bậc là nhà ông nguyễn Đình lan. Làm quan, nhưng suốt đời ông sống thanh liêm trong sạch, không tham của công một cắc bạc nên khi về già được vua Duy Tân bức hoành ca ngợi công đức.

Sự phát hiện làng cổ phước tích được đánh giá ngang với sự phát hiện phố cổ Hội An vào những năm tám mươi của thế kỳ XX. Ngay lập tức, nhành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đưa vào khai thác các tour du lịch làng cồ Phương Tích và đã có nhiều đoàn khách du lịch quốc tế đến tham quan và họ đánh giá cao về làng cổ này.

Về Phương Tích, du khách thấy dân trong làng ai cũng thuộc lịch sử làng mình như bài học vỡ lòng và người dân nào trong làng làm được hướng dẫn viên du lịch. Bà Trương Thị Thú, con gái cụ bậc dù tuổi đã cao nhưng vẫn còn nói năng lưu loát. Trong nhà bà có đầy đủ bộ đồ gốm cổ của ngôi làng hơn 500 năm tuổi này.

Ngày xưa làng Phương Tích có một nghề làm gốm rất nổi tiếng. Gốm làm bằng đất sét pha bùn, có màu nâu đen. Sự giàu sang. Xây dựng lên ngôi nhà gỗ trong làng độc đáo bề thế, tồn tại đến bây giờ cũng nhờ vào nghề gốm.

Làng Dương Nỗ:
Làng Dương Nỗ thuộc xã Phú dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế, cách Thành phố Huế khoảng 8km.

Dương Nỗ là một làng người Việt khai phá xây dựng từ khá sớm. Thuở nhỏ, Hồ Chí Minh đã sống cùng cụ thân sinh khi còn dạy học ở đây. Tại đây hiện còn lưu giữ ngôi nhà kỉ niệm, cùng ngững kỷ vật gắn bó với tuổi thơ của Người.

Cách đây vài thế kỷ, dương Nổ là làng quê sầm uất, giàu có va là mảnh đất có truyền thống văn võ. Ngôi đình làng được xây cất từ lâu đời. Đình Dương Nỗ khá nỗi tiếng bởi kiến trúc quy mô đẹp và thâm niên, một di tích tiêu biểu cho mô hình làng cổ Việt Nam.

Năm 1898, cụ Nguyễn Sinh Huy (thân sinh của Bác Hồ) được ông Nguyễn Viết Tuyên, nhân viên bộ hình, người Làng Dương Nỗ mời về dạy cho con mình đang chuẩn bị kỳ thi hương. Thời gian ấy cậu bé Nguyễn Sinh Cung được theo cha về Làng Dương Nỗ. Tại đây, cậu bắt đầu học chữ hán cùng với những học sinh nhỏ của cha. Cha con cụ Huy đã được gia đình ông Nguyễn Văn Độ giao cho sử dụng một ngôi nhà năm gian để làm nơi ở và dạy học trò. Cậu Cung đã ở với với cha tại Làng Dương Nỗ cho đến năm 1900 khi cụ Huy phải đi nhận chức giám thị tại cuộc thi Hương ở Thanh Hoá, cậu trở lại sống với mẹ tại ngôi nhà 112 Mai Thúc Loan, Huế.

Ngôi nhà ở dương Nỗ dựng theo hướng đông nam, cách bờ sông Phố Lợi chừng 30m. ngôi nhà này sau bị hoả hoạn, ông Độ cho dựng lại một gian hai chái. Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, nhyân dân địa phương đã bảo trì và phục chế lại theo kiến trúc xưa để làm khu lưu niệm thể hiện tấm lòng kính yêu và ngưỡng mộ của dân tộc đối với Bác Hồ.

Làng đá mỹ nghệ Non Nước:
Làng đá nằm dưới chân Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, được hình thành vào thế kỷ XVIII do một nghệ nhân đến từ Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát sáng lập. Nguyên liệu làm ra là đá cẩm thạch có nhiều vân ngũ sắc rất đẹp và sang trọng. Tham quan làng đá, du khách khỏi tán phục trước các tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ đá qua đôi tay tài ba của các nghệ nhân, mỗi tác phẩm mang một nét hài hòa và độc đáo riêng của nó. Các tác phẩm có hình dáng các vị Phật, vị Thánh, Chúa, thần Vệ Nữ, các con vật trong huyền thoại như lân, rồng; rồi đến các đồ trang sức bằng đá. Những năm gần đây làng nghề phát triển nhanh chóng; sản xuất kinh doanh đã mang tính chuyên nghiệp cao hơn. Khách đến Đà Nẵng thường rất thích mua những sản phẩm làm từ đá về làm quà. Hiện nay ngoài những cơ sở điêu khắc đá do chính các nghệ nhân làm chủ, còn có “ Trung tâm điêu khắc đá Đà Nẵng” từ Dự án điêu khác Đà Nẵng do một người Na Uy tên Stobakken Oyvin đứng ra quyên góp từ các tổ chức quốc tế tài trợ. Trung tâm đứng ra hỗ trợ thiết bị và đào tạo tay nghề cho những thiếu niên có năng khiếu điêu khắc nhằm duy trì và phát triển làng nghề truyền thống này.


Làng bánh khô mè Cẩm Lệ:

Ngôi làng nằm bên dòng sông Cẩm lệ hiền hòa, cách trung tâm thành phố 6 km về phía nam thuộc phường Khuê Trung- quận Hải Châu. Loại bánh khô mè của làng nổi tiếng khắp nơi. Bánh được làm từ bột gạo, bột neap, đường kính, gừng và mè; đặc biệt bánh ở đây vẫn giữ được độ giòn của ruột bánh, độ dẻo của đường kính và mùi thơm của gừng, mè. Đối với người dân Quãng Nam, Đà Nẵng thì bánh khô mè đã đi vào tiềm thức. Nó không chỉ là món quà được ưa thích mà còn là phẩm vật dâng cúng ông bà tổ tiên trong dịp lễ, tết.

Làng chiếu Cẩm Nê:

Cách trung tâm thành phố 14 km về phía tây nam, thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang. Cẩm Nê từ lâu đã nổi tiếng khắp vùng với các loại chiếu hoa truyền thống. Được làm từ nguyên liệu thảo mộc là lát và đay với khung dệt kết cấu tinh tế sẽ cho ra đời những chiếc chiếu có các kích thước khác nhau, hoa văn trang trí đẹp mắt, giữ được ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Ngoài ra làng nghề nằm bên con sông Yên thơ mộng này còn có nghề làm nong rổ Yến Nê và nón lá La Bông.
 
4. ĐỐI TƯỢNG VĂN HÓA, THỂ THAO KHÁC:

Các bảo tàng:

Phân viện bảo tàng Hồ Chí Minh:


Được đặt trong toà nhà hai tầng nằm trên đường Lê Lợi, nhìn ra sông Hương. Tại đây trưng bày nhiều hiện vật, tranh ảnh nói về sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt giới thiệu Người 10 năm ở Huế.

Tới thăm phân viện bảo tàng Hồ Chí Minh tại Huế sẽ giúp cho du khách hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh _ vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và tình cảm kính trọng vô bờ bến của người dân Thừa Thiên Huế đối với Người.


Bảo Tàng Cổ Vật – Điện Long An:


Bảo tàng có diện tích 6.330 m2. bao gồm tòa nhà chính ở giữa và một số nhà kho, nhà ở cho nhân viên. Tòa nhà chính từng là điện Long An trong cung Bảo Định được xây dựng vào năm 1845 thời Thiệu Trị. Nơi đây là chống vuyi chơi giải trí cho vua Thiệu Trị khi đi làm lễ Định Điền hàng năm. Năm 1847, vua Thiệu Trị qua đời, nơi đây dùng để thờ vua. Năm 1885, quân Pháp đóng quân ở đây nên vua Thành Thái cho dời việc thờ cúng về điện Phụng Tiên. Năm 1913, Hội Đô Thành Hiếu Cổ của người Pháp được thành lập, nên năm 1923 bảo tàng Khải Định được thành lập và tồn tại cho đến thời Bảo Đại. Năm 1947, bảo tàng Khải Định được đổi thành Tàng Cổ Viện. Đến năm 1958, Tàng Cổ Viện được gọi là Bảo Tàng Huế. Sau ngày 30/4/1975 có thể gọi là nàh trưng bày cổ vật hay bảo tàng Huế. Hiện nay gọi là Bảo Tàng Mỹ Thuật Cung Đình Huế.

Đây là một công trình kiến trúc bằng gỗ quí với nghệ thuật cung điện độc đáo. Tòa nhà được làm theo kiểu “Trùng thiềm điệp ốc”. Có tất cả 128 cột và cách trang trí nội ngoại thất vô cùng phong phú. Trên tường gỗ của tòa nhà trang trí trên 1000 bài thơ văn bằng chữ Hán và hàng trăm hình ảnh cổ vật theo mô típ cổ điển với những đường nét chạm trổ rất tinh tế và khảm nổi bằng những vật liệu quí giá như xương, xà cừ, đồi mồi. Đặc biệt nhất có hai bài thơ của Thiệu Trị, mỗi bài 56 chữ theo kiểu “Hồi văn kiếm liên hoàn”, sắp xếp theo hình bát quái, có thể đọc thành 64 bài thơ thất ngôn và ngũ ngôn khác nhau. Trước đây có hơn 10.000 hiện vật được trưng bày nhưng đã bị thất lạc và mất mát nhiều.

Tòa nhà này là tòa nhà kép gồm bộ mái của nhà trước và nhà sau liên kết nhau chặt chẽ. Cách này còn gọi là chính doanh – tiền doanh, tiền điện – hậu điện. Nàh trước có 7 gian với 8 bộ, hai bên có hai chái đơn. Nhà sau chỉ có 5 gian với 6 bộ, hai bên có hai chái kép.

Chung quanh tòa nhà là cửa bảng khoa lồng kính thu ánh sáng tự nhiên. Điện có nền cao để tránh lụtm mái làm thấp để tránh gió bão. Các nàh kiến trúc xưa đã khéo léo tạo ra ảo giác chiều cao: cắt phần mái che bao xung quanh ra làm 3 tầng, tầng giữa là hàng cổ diêm để trang trí. Chuốt nhỏ các cột hiên đứng xuống mặt sân chứ không tựa lên nền. Trang trí hình lưỡng long tranh châu và hình hồi long ở hai đầu trong tư thế muốn bay bổng lên không trung. Mái ở đây thẳng không cong lên như chùa ở miền Bắc. Trên sân dưới mái hiên trước tòa nàh có trưng bày khoảng 20 hiên vật bằng đá và kim loại gồm bia đá, súng thần công, tượng quan, vạc đồng, chuông đồng. Nội thất có chừng 30 hiện vật được trưng bày thành 6 khu trưng bày bao gồm: Bộ (chiên) biên chung dùng để tế giao (1846); Hộc, đấu là những đơn vị đo lường lúa gạo; súng điểu thương (TK XVII – XIX); Đồ tự khí bằng đồng; áo vua, án thư của vua Tự Đức; Long Sàn; Sập Gụ; Đầu Hồ; Bình Phong; Qủa cầu chạm cửu long; chậu sứ; bộ dụng cụ uống rượu hình lồng đèn: ấm chén bằng ngà voi của vua Đồng Khánh ( 1885- 1889); gương soi bằng đồng; bàn ủi đồng; lò đồng; vá múc, áo, ủng, hài của vua và hoàng hậu; bát bảo binh khí, đồ pháp lam... Ngòai những hiện vật đu7ọc trưng bày, bảo tàng còn có hàng ngàn đồ sứ men lam, đây là đồ sứ làm bằng đất nung do triều đình Huế đặt làm ở các lò gốm sứ bên Trung Quốc. Điều đáng lưu ý là bảo tàng còn hơn 80 hiện vật Chàm sưu tập được tại Quảng Trị và mang ra từ Trà Kiệu sau những cuộc khảo cổ năm 1927.

Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chămpa:


Nằm góc đường Trưng Nữ Vương và đường 2/9, Bảo tàng được xây dựng vào năm 1915 theo môtíp Chămpa dưới sự bảo trợ của Viện nghiên cứu Viễn đông bác cổ Pháp. Hầu hết các tác phẩm Chămpa được trưng bày tại đây đều có nguồn gốc xuất xứ từ Quãng Nam, Quãng Ngãi, Quãng Bình, Quãng Trị, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Kontum. Đây là những tác phẩm nguyên bản thể hiện trên chất liệu sa thạch, đất nung và đồng có niên đại từ thế kỷ thứ VII đế thế kỷ XV, thuộc nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau và có tính nối tiếp theo lịch đại như phong cách Mỹ Sơn E1, Đồng Dương, Chánh Lộ, Tháp Mẫm. Trong bảo tàng có các lọai hình điêu khắc như : tượng, đài thờ và vật trang trí. Các tượng liên quan đến các thần Ấn Độ giáo thời kỳ Vê Đa như thần Sấm sét Indra, thần Siva, thần Brama, thần Skanda, thần Genesa, Laksmi, Sarasvati, Uma, tượng vũ nữ Apsara, thần hộ pháp… Tất cả đều thể hiện sức sống mãnh liệt của nền văn minh Chămpa một thời phát triển rực rỡ ở miền Trung Việt Nam trong nhiều thế kỷ qua.

Bảo tàng luôn được đầu tư nâng cấp và bổ sung thêm các hiện vật mới được phát hiện.

Thư viện Khoa học tổng hợp Đà Nẵng:


Tiền thân của Thư viện Khoa học tổng hợp Đà Nẵng là Thư viện tỉnh Quảng Nam, được thành lập vào ngày 02/09/1975; đến ngày 18/10/1986 được đổi tên là Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Sau khi chia các tỉnh thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, Thư viện được mang tên là Thư viện Khoa học tổng hợp Đà Nẵng cho đến ngày hôm nay.

Chức năng và nhiệm vụ của thư viện là chọn lọc, thu thập, bổ sung và tàng trữ các loại hình tài liệu, các xuất bản phẩm trong và ngoài nước về các nàgnh khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội; quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn ngiệp vụ cho các thư viện quận, huyện của thành phố. Hỗ trợ nghiệp vụ cho các thư viện các ngành trong thành phố khi có yêu cầu.

Thư viện có 120.000 bản sách thuộc nhiều ngành khoa học, ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp, Nga…, 180 loại báo và tạp chí xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Ngòai ra còn có các loại tài liệu khác như: tranh, ảnh, nhạc, bản đồ, đĩa, băng từ, CD-ROM…

Bảo Tàng Đà Nẵng:

Địa chỉ: 24 phố Lê Duẩn – Đà Nẵng. Bảo tàng thành phố được đặt trong toà nhà ba tầng rộng rãi, khang trang, trước đó là thư viện của UBKH – KT tỉnh.

Bảo tàng được trưng bày theo 5 chuyên đề ớn: văn hóa các dân tộc miền núi, nền văn hóa Sa Huỳnh, còn lại ở Quảng Nam – Đà Nẵng; những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc Chàm phát hiện sau 1975, những di tích chiến tranh trong thời kỳ chống Mỹ, giới thiệu lịch sử cận đại từ trước 1930 – 1975 của địa phương.
 
5. TÁC ĐỘNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA VIỆC KHAI THÁC

Thuận lợi:

 Vùng có nhiều di sản văn hóa thế giới như : cố đô Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, động Phong Nha – vườn quốc gia Kẻ Bàng, nhã nhạc cung đình Huế. Ngoài ra trong vùng còn có nhiều di tích lịch sử - văn hóa- nghệ thuật có giá trị cao , thuận lợi cho việc phát triển lọai hình du lịch văn hóa.

 Có nhiều lễ hội phong phú, trải dài suốt năm, đặc biệt là lễ hội cá Ông – đây là lễ hội lớn và tiêu biểu cho các tỉnh ven biển miền Trung.

 Cộng đồng dân tộc khá đa dạng và kèm theo đó là bản sắc văn hóa đặc trưng độc đáo càng với các làng nghề truyền thống và làng cổ.

 Các đối tượng thể thao – văn hóa khác cũng khá đa dạng với hệ thống các bảo tàng có sức hút du khách cao, ví dụ như Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm.

Khó khăn:

 Đối với các di sản văn hóa thế giới thì nhiều hạng mục đang bị xuống cấp bởi tác động của thiên nhiên và của con người. Ví dụ: Phố cổ Hội An hiện nay đang bị xuống cấp trầm trọng bởi lũ lụt. Nếu không được trùng tu thì có thể trong một vài tới có thể bị biến mất hòan toàn.
Một vấn đề đặt ra nữa là hiệu quả sử dụng hình ảnh của các di sản văn hóa thế giới vào việc thu hút du khách trong và ngoài nước. Ví dụ như Thánh địa Mỹ Sơn tuy được công nhận là di sản văn hóa thế giới nhưng lại rất vắng khách, chính vì vậy hiệu quả đem lại là chưa cao.

 Một số lễ hội, làng nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một bởi sự tác động của đời sống kinh tế.

 Đời sống của các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn vì thế Đảng và Nhà nước cần quan tâm đến họ nhiều hơn nữa.

 Quy mô các bảo tàng , thư viện chưa lớn .
 
III. CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT,DỊCH VỤ DU LỊCH, DỊCH VỤ DU LỊCH

CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ VẬT CHẤT KỶ THUẬT:


A- CƠ SỞ HẠ TẦNG:

Được ví như chiếc đòn gánh, gánh hai vựa lúa lớn của hai đầu đất nước. Dải đất Bắc Trung Bộ dài và hẹp có tuyến đường huyết mạch Bắc – Nam chạy qua, trung tâm của vùng là Huế – đà Nẵng cách hà nội khoảng 700km và thành phố Hồ Chí Minh gần 900 km. vùng du lịch này có điều kiện để phát triển mạng lưới giao thông rộng khắp phục vụ cho các hoạt động của vùng với hệ thống giao thông: đường sắt, đường sông và đường hàng không.

Hệ thống đường bộ và đường sắt phát triển, song song đường biển. Quốc lộ 1A chạy qua vùng khá khang trang và tốt. Đường Quốc lộ 9 dài 89 km từ Quảng trị đến cửa khẩu lao Bảo đã được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế vào năm 1993 càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đón khách từ Thái Lan sang.

Ngày 1/4/1989, sân bay Đà nẵng được nâng cấp thành sân bay Quốc tế. Đây là sân bay thứ ba của cả nước được trực tiếp noun khách quốc tế sau Nội bài (Hà Nội), và tân Sơn Nhất (thành phố Hồ Chí Minh). Sự kiện sân bay quốc tế Đà Nẵng được mở là một điểm nhấn quan trọng trong sị* phát triển du lịch của địa phương, giúp địa phương trở thành một trung tâm giao lưu quốc tế của miền Trung. Ngoài sân bay quốc tế Đà Nẵng còn có sân bay Phú Bài (Huế), một số sân bay quân sự cũ ở Quảng Trị, Quảng Ngãi.

Đường giao thông đến các huyện lị trong vùng cũng được nâng cấp tương đối hoan chỉnh. Đường sắt xuyên việt chạy song song với quốc lộ 1A và đi qua phần lớn các điểm du lịch trong vùng.

Hệ thống điện và nước trong vùng tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng đang được chú trọng và được sự quan tâm của các cấp chính quyền. Trong vùng không có lấy một nhà máy điện cở trung bình. Trung tâm công nghiệp Đà Nẵng có sản lượng điện hàng năm chỉ đạt 100triệu kwh. Bình quân rên đầu người chỉ đạt 58kwh, thấp hơn mức trung bình của cả nước.

Mạng lưới thông tin liên lạc, điện thoại, điện báo tương đối tốt trong việc giao dịch với các vùng trong cả nước, tuy nhiên hệ thống thông tin liên lạc này chưa thông suốt đến mọi nơi, so với nhu cầu hiện nay thì đang ở mức thấp.

Đường hầm xuyên đèo Hải Vân

Từ đầu tháng 6/2005 chúng ta sẽ chỉ mất 10 phút xuyên qua đèo Hải Vân , thay vì 45 phút leo đèo như trước đây. Sau 5 năm thi công, hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân nối thành phố Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế là một trong 30 hần đường bộ dài và hiện đại nhất Đông Nam Á sẽ được chính thức đưa vào sử dụng
]
Hệ thống đường hầm Hải Vân gồm : hầm chính(hầm giao thông) và hầm phụ (hầm lánh nạn), Hầm chính có chiều dài 6280m, rộng 11,9m, cao 7,5m , tĩnh không thông xe 4,95 mt. Trong hầm có hai làn xe, mỗi làn rộng 3,75 m được ngăn cách bởi hàng cọc cao su. Phía Tây của hầm có đường đi bộ dành cho người đi bộ rộng 1 m, cao 1m. Dọc theo đường hầm có 18 điểm mở rộng dành cho mục đích đổ xe khẩn cấp.

Hầm phụ rộng 4,7 m , cao 3,8 m , nằm về phía Đông chạy song song hầm chính, cách hầm chính 30m, mỗi hầm cách nhau cách nhau 400m. Có 15 hầm ngang nối hầm chính và hầm phụ, mỗi hầm cách nhau 400m. trong đó 11 hầm ngang dành cho người đi bộ có kích thước cửa vào là 2,25m, cao 2m, và 4 hầm dành cho cứu hộ( và cả người đi bộ) có cửa vào rộng 45m, cao 3m. trong trường hợp vận hành bình thường các hầm ngang được đóng kín bằng cửa kéo. Trong trường hợp khẩn cấp ( có tai nạn ) người tham gia giao thông rời ôtô chạy bộ đến hầm ngang, tự kéo cửa để vào hầm thóat hiểm theo biển chỉ dẫn ở ngòai. Sau khi thả tay ra cửa này sẽ tự động đóng lại để ngăn khói từ hầm chính lan sang.

B. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT:

Nếu như Bắc Bộ có cơ sở vật chất kỷ thuật hùng hậu, vững chắc, Nam Bộ có hệ thống tiên tiến hiện đại thì bắc Trung Bộ là kém hơn cả. Các khách sạn đang sử dụng hầu hết là được cải tạo từ cư xá của lính Mỹ. Các trung tâm lưu trú chính của vùng là Huế và Đà Nẵng, trung tâm phụ là Đông Hà vì đây là vị trí đầu mối giao thông quốc tế.
Nhìn chung cơ sờ hạ tầng kỹ thuật của miền Bắc Trung Bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhành du lịch, đóng góp GDP phần trăm cả nước.

Cơ sở lưu trú:
Do yêu cầu tổ chức họat động du lịch của vùng cần có sự liên kết chặt chẽ giữa Thừa Thiên Huế và Quãng Nam Đà Nẵng, nên trung tâm lưu trú chính của vùng là Huế và Đà Nẵng.

Thừa Thiên Huế:

Khách Sạn Century:
DT. 823390 Fax: 823394
Khách sạn Hương Giang:
DT: 822122 -823958 Fax: 823102
Nhà hàng nổi Sông Hương:
ĐT: 823738
Khách sạn Sài Gòn
ĐT: 821007

Đà Nẵng:

Khách sạn Bamboo Green
ĐT: 822996-822997 Fax:822998
Khách sạnSài Gòn Tourane
ĐT: 821021 Fax: 895285
Khách sạn Faifo
ĐT: 827901
Khách Sạn Furama
ĐT:847333-847888 Fax :847666

Cơ sở kinh doanh ăn uống:

Thừa Thiên Huế:

Cơm hến Trương Định
7b Trương Định
Nhà hàng Thiên Đường
17 Lê Lợi
Nhà hàng Quê Hương
75 Nguyễn Sinh Cung

Đà Nẵng:

Nhà hàng Đà Nẵng Seafood
3 Hoàng Văn Thụ
ĐT 826320 Fax 823769
Nhà hàng Phì Lũ
225 Nguyễn Chí Thanh
ĐT 823547 Fax 823574
Nhà Hàg Kim Đô
174 Trần Phú
ĐT 821846 Fax 891029
 
IV. LOẠI HÌNH DU LỊCH VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH

Sản phẩm du lịch:

Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch tham quan, các di tích lịch sử, cách mạng kết hợp với du lịch biển, hang động và du lịch quá cảnh.

Các sản phẩm chủ yếu:


Tham quan nghiên cứu các di sản văn hóa thế giới và truyền thống.
Tham quan các di tích chống Mỹ cứu nước.
Nghỉ dưỡng, giải trí cảnh quan ven bien, hồ và núi, hang động.
Tham quan các vườn quốc gia, các khu dự trữ tự nhiên.
Các hình thức du lịch biển.
Các loại hình du lịch:
Du lịch sinh thái:
Du lịch biển:
Du lịch tắm biển.
Du lịch nghỉ dưỡng.
Du lịch thể thao.

Các điểm du lịch chủ yếu:

Bãi đá Nhảy:

Bãi đá Nhảy là một quần thể núi ở ngay bãi biển, dưới chân đèo đá Nhảy; cách thị xã Đồng Hới khoảng 20 km về phía Bắc.

Bãi đá Nhảy là một bãi biển cát trắng, sạch và có nhiều núi đá, những cột đá cao nhỏ, cao thấp với những hình thù như những con thú ngộ nghĩnh, phải chăng vì thế mà bãi đá này được dân gian gọi tên là đá Nhảy.

Khu du lịch Mỹ Cảnh- Bảo Ninh :

Khu du lịch Mỹ Cảnh nằm trong hệ thống du lịch miền Trung mang tên con đường di sản thế giới. Toàn bộ khu du lịch này nằm chính ở mũi cát Mỹ Cảnh, cận kề cửa sông Nhật Lệ với diện tích 29 ha. Có 9 khu chức năng tại khu du lịch Mỹ Cảnh – Bảo Ninh: khu trung tâm, khu đại lộ xanh và đài Mỹ Cảnh vọng, khu khách sạn cao tầng, khu resort, khu nghỉ dưỡng, khu công viên công cộng, khu văn hóa thể thao, giải trí, khu du lịch lữ hành, khu phụ trợ và kỹ thuật.


Cửa Tùng:

Là một bãi biển đẹp, nơi nghỉ mát lý tưởng của tỉnh Quảng Trị và là cửa sông Bến Hải đổ ra biển. Bãi tắm Cửa Tùng không rộng và dài nhưng mang mộ vẻ đẹp rất riêng. Bãi biển bằng phẳng, nước trong xanh, cát mịn. Biển lúc nào cũng lộng gió.



Cửa Tùng như một bức tranh sinh động, thay đổi màu sắc từng giờ dưới ánh nắng mặt trời. Thất thú vị khi được ngồi trên thuyền xuôi dòng Bến Hải ngắm nhìn cảnh sắc nơi đây. Cửa Tùng là một nơi du lịch đầy tiềm năng và đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách gần xa.


Biển Cảnh Dương:

Cảnh Dương là một trong những bãi biển đẹp của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm cách thành phố Huế 45 km về phía Đông Nam và cách đường quốc lộ 1A 4 km. Bãi biển Cảnh Dương dài 8 km, rộng 200m, có hình vòng cung được giới hạn bởi mũi Chân Mây Tây và mũi Chân Mây Đông, dải cát trắng mịn tạo nên độ dốc thoai thoải và mặt nước phẳng lặng khác thường khiến cho Cảnh Dương là nơi tắm biển lý tưởng và tổ chức các lọai hình thể thao dưới nước. Ngoài ra tại đây còn có cửa biển Tư Hiền nối với đầm cầu Hai, có cửa sông Bu- so và chùa Túy Vân là những thắng cảnh nổi tiếng từ xa xưa có sức hấp dẫn cao đối với du khách.

Biển Lăng Cô:

Dài khoảng 10km, thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm cạnh đường quốc lộ 1A, gần đèo Hải Vân. Với bờ biển thoai thoải, cát trắng, nước biển trong xanh, và nhiệt độ trung bình khoảng 25oC vào mùa hè, Lăng Cô là nơi lý tưởng cho những ai đam mê tắm biển. Ngoài việc tận hưởng những món ăn đặc sản tuyệt vời, du khách có thể đến thăm thắng cảnh Chân Mây và làng chài Lăng Cô gần bãi biển.


Biển Thuận An:

Thuộc thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thuận An là nơi tắm biển thú vị cho du khách sau một ngày tham quan kinh thành, lăng tẩm, chùa chiền, phong cảnh Huế. Bãi biển Thuận An nằm bên cạnh cửa biển Thuận An, nơi dòng sông Hương đổ ra Phá Tam Giang rồi thông ra biển. Bãi biển cách thành phố Huế 15km, du khách có thể đến đó bằng ô tô.

Chuyến đi bằng ô tô vừa nhanh vừa thú vị với một bên là cảnh dòng sông còn bên kia là quang cảnh nhà cửa, am miếu, đền chùa và những cánh đồng lúa.
Thuận An là nơi thu hút rất đông người dân xứ Huế về hóng mát và tắm biển vào dịp hè. Thời kỳ tấp nập nhất ở đây thường kép dài từ tháng 4 đến tháng 9 lúc tiết trời nóng bức nhát.

Ngoài ra, du khách có thể tham quan miếu Thái Dương ở gần đó với sự tích Nữ thần Thái Dương được dân làng hết sức sùng bái, hoặc thăm miếu Am Linh thờ thần cá voi, con vật linh thiêng của dân miền biển.



Bãi biển Cửa Đại:

Cửa Đại còn gọi là Đại Chiêm, cách Hội An 4km, đi thẳng theo đường Trần Hưng Đạo, đường Cửa Đại. Đây là một bãi biển đạp thu hút nhiều khách. Xa xa ngoài khơi là 7 hòn đảo của cù lao Chàm. Trên đảo có 2.500 dân sinh sống bằng nghề biển và khai thác tổ yến.

Bãi tắm Mỹ Khê:

Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 2 km, không gian bãi tắm rộng kéo dài đến Nam Thọ. Mỹ Khê có phong cảnh đẹp, các dịch vụ khá đầy đủ. Mỹ Khê còn có khu biệt thự sang trọng hơn 100 phòng nằm sát biển, thích hợp cho những chuyến du lịch nghỉ biển của du khách phương xa. Bãi tắm thuộc loại nhộn nhịp nhất thành phốm nhưng công tác an ninh, trật tự cũng như công tác cứu hộ tại bãi biển đều đảm bảo an toàn.

Bãi tắm Bắc Mỹ An:

Cách trung tâm thành phố khoảng 7 km về phía Đông Nam, thuộc phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn. Khu Bắc Mỹ An có 5 bãi tắm đẹp là T18, Mỹ Đa Đông 2, Mỹ Đa Đông 3, Bắc Mỹ An và khu vực khách sạn Furama- bãi tắm được đánh giá cao với nước biển trong xanh, cát trắng mịn. Tùy theo khả năng và sở thích mà du khách có thể lựa chọn cho mình một chuyến nghỉ biển phù hợp tại đây. Ngoài khu nghỉ mát Furama Resort đạt tiêu chuẩn 5 sao, trong khu vực còn có các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng sẵn sàng phục vụ du khách các nơi.


Bãi tắm Thanh Bình- Xuân Thiều- Nam Ô:


Từ Thanh Bình đến Liên Chiểu dài hơn 12 km có những bãi tắm sát đường lộ. Đường du lịch biển Nguyễn Tất Thành vừa đưa vào sử dụng vào năm 2003 đã mở ra cơ hội tốt để khai thác thế mạnh của các bãi tắm này. Cả khu vực nói chung còn hoang sơ và đẹp, nước trong xanh soi rõ tận đáy, có độ thoải, cát mịn. Các dịch vụ khách sạn, nhà hàng, mô tô nước, dù bay… cũng đã được đưa vào khai thác, từng bước đáp ứng nhu cầu giải trí biển của người dân địa phương và du khách các nơi.


Các bãi tắm thuộc bán đảo Sơn Trà:

Quanh Sơn Trà có nhiều bãi tắm đẹp rất đẹp và vẫn giữ được nét hoang sơ như: bãi Tiên Sa, bãi Bụt, bãi Rạng, bãi Con, bãi Nam, bãi Bắc… các bãi tắm này có điểm chung là độ dốc khá lớn, nước trong xanh soi rõ tận đáy, phù hợp với các loại hình du lịch biển như: nghỉ dưỡng, lặn biển, leo núi, câu cá… Đến với các bãi tắm này, ngoài thú vui ngâm mình trong nước, du khách còn được thưởng thức các món hải sản do ngư dân đánh bắt tại chỗ.
 
V. MẠNG LƯỚI ĐIỂM DU LỊCH VÀ TUYẾN DU LỊCH (NỘI VÙNG)

Các điểm du lịch có ý nghĩa quốc tế và quốc gia:

A- Tiểu vùng du lịch phía Bắc:


1. Động Phong Nha:
Động Phong Nha còn gọi là động Trốc hay chùa Hang, nằm ở vùng núi đá vôi kẻ Bàng, cách thị xã Đồng Hới 50 km vế phía Tây Bắc. Từ Đồng Hới có thể đi thweo con đường ô tô đến thị xã Sơn Trạch, sau đó đi thuyền trên sông Son khoảng 30 phút thì đến động.
2. Điểm du lịch Quảng Trị:

Bao gồm các cụm di tích lịch sử, đặc biệt à các di tích chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc trong thờikỳ chjiến tranh chống Mỹ chiếm một vị trí quan trọng. Trong số các điều kiện tích thành cổ Quảng Trị có ý nghĩa đặc biệt.
3. Đường mòn Hồ Chí Minh:

B – Tiểu vùng du lịch phía Nam:


1. Các điểm du lịch ở Cố đô Huế:
• Kinh thành Huế và Đại Nội.
• Lăng tẩm của 7 đời vua triều Nguyễn.
• Khu đàn Nam Giao.
• Chùa Thiên Mụ.
• Sông Hương.
• Núi Ngự Bình.
• Đồi Vọng Cảnh.

2. Điểm du lịch vườn quốc gia Bạch Mã:


Nằm ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 40 km. là một trong những khu vực có khí hậu dễ chịu của những nơi nghỉ núi ở Đông Dương.
3. Điểm du lịch Cảnh Dương.
4. Điểm du lịch A Lưới.
5. Bãi biển Thuận An.
6. Bãi tắm Lăng Cô.
7. Bà Nà- Suối Mơ.
8. Đèo Hải Vân.
9. Đường hầm xuyên đèo Hải Vân.
10. Dải ven biển từ bán đảo Sơn Trà đến Non Nước, Ngũ Hành Sơn.
• Bán đảo Sơn Trà
• Ngũ Hành Sơn.

11. Cù lao Chàm.

12. Phố cổ Hội An.
Phố cổ Hội An là một di tích kiến trúc đô thị nằm cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Nam. Đây là một điểm du lịch độc đáo, đặc biệt qýi hiếm ở nước ta và cả khu vực Đông Nam Á.

13. Thánh địa Mỹ Sơn và kinh đô Trà Kiệu.
Thánh địa Mỹ Sơn nằm cách Đà Nẵng 70km về hướng Tây Nam, trong một thung lũng hẹp kín, được bao bọc bởi núi non hiểm trở.
Trên đường từ Mỹ Sơn về thành phố Đà Nẵng khoảng 10km là đền Trà Kiệu, kinh đô cũ của vương quốc Chămpa.

14. Viện bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chàm:
Bảo tàng được xây dựng trong 21 năm từ 1915 đến 1936. Nơi đây hiện lưu giữ rất nhiều tượng thần và tượng vũ nữ, tất cả những tác phẩm này đều bằng đá hay bằng đất nung.

Các tuyến du lịch chính của vùng:

• Hành trình "cung đường di sản" (6 ngày 5 đêm)
Ngày 1: tham quan Hội quán Phước Kiến, Quảng Đông, nhà cổ Tân Ký.
Tham quan phố cổ- phố đèn lồng bên dòng sông Hoài.

Ngày 2: Hội An – Mỹ Sơn – Đà Nẵng.

Tham quan thánh địa Mỹ Sơn.
Tham quan chùa Cầu Nhật Bản, chùa Ong.
Tham quan bán đảo Sơn Trà, Suối Đá, Bãi Bụt, cảng Tiên Sa.

Ngày 3: Đà Nẵng- Huế.

Tham quan bãi biển Non Nước, Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân, chụp ảnh Lăng Cô.
Dạo phố đêm ở Huế

Ngày 4: Huế.

Tham quan chùa Thiên Mụ, hoàng cung của 13 triều vua Nguyễn.
Ghé Duyệt Thị Đường. Xem ca múa nhạc cung đình Huế.
Tham quan lăng Tự Đức, Khải Định, Minh Mạng, thưởng thức đặc sản Huế.
Đi thuyền trên sông Hương, nghe ca Huế.

Ngày 5: Huế- Phong Nha.
Mua sắm ở chợ Đông Ba.
Tham quan nhà thờ thánh địa La Vang, sông Bến Hải, cầu Hiền Lương.
Tham quan động Phong Nha- VQG Kẻ Bàng.

Ngày 6: Phong Nha- Huế- TPHCM.

Xe đưa khách ra sân bay.

Tour "Cung đường di sản" là tour chính và quan trọng nhất vùng, ngoài ra vùng còn có các tour đặc biệt như: "Về thăm chiến trường xưa", " Chinh phục Bà Nà".

Thêm vào đó, vùng còn có các tuyến du lịch xuất phát – nối kết từ Đà Nẵng, Hội An.
o Đà Nẵng- Ngũ Hành Sơn- Hội An: Tham quan bảo tàng Chàm, Ngũ Hành Sơn với các hang động, chùa, tháp Xá Lợi, làng đá mỹ nghệ Non Nước, tắm biển Mỹ Khê, tham quan cầu quay trên sông Hàn, viếng phố cổ Hội An.
Tour đặc biệt của công ty du lịch cộng đồng Đà Nẵng:

 Chương trình chinh phục đỉnh Bạch Mã.
 Chương trình tham quan Bà Nà- Núi Chúẵ
 Chương trình khám phá cù lao Chàm
 Chương trình tham quan hệ thống động Phong Nha- Vườn quốc gia Kẻ Bàng.

Hội An- Mỹ Sơn- sông Thu Bồn:

Tham quan và ăn trưa tại Mỹ Sơn, về bằng thuyền máy dọc sông Thu Bồn, thăm làng gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng và xưởng đóng tàu hay thăm làng đúc đồng Phước Kiều, làng lụa Duy Châu, kinh đô cổ Trà Kiệu.

Hội An – Cù lao Chàm:

Xe đưa ra cửa biển Đại Chiêm, từ đây dùng tàu ra cù lao Chàm, thăm làng chài bãi Láng, chùa Hải Tạng, Âu Thuyền. Ă trưa nghỉ ngơi, tắm biển ở bãi Chồng. Đi tàu quanh đảo nhìn các hang yến. Ă tối trên đảo với hải sản bắt tại chỗ.
Xem ca nhạc dân tộc giữa trời, ngu qua đêm tại nhà nghỉ hay lều trại ở bãi Chồng.
Ngày hôm sau đi bộ tham quan đảo, đến bãi Hương,viếng miếu tổ nghề yến, đền Ngọc Hương.

Hội An – Mỹ Sơn – Bà Nà – Đà Nẵng:

Tham quan bảo tàng Chàm, Ngũ Hành Sơn. Tham quan phố cổ Hội An, du thuyền trên sông Thu Bồn, tham quan các làng nghề truyền thống. Tự do dạo phố cổ Hội An về đêm. Nghỉ qua đêm ở Hội An.
Tham quan Mỹ Sơn, ăn trưa ở Hội An, tham quan khu Bà Nà. Tham quan chùa Linh Ứng, vườn Tịnh Tâm, Thích ca Phật Đài. An tối nghỉ đêm tại Bà Nà.
Tham quan núi Chúa, thác Cầu Vòng, cầu treo Bà Nà. Chiều tham quan thành phố Đà Nẵng.

Phố đèn lồng Hội An-Đà Năng-Huế.

Buổi tối ngày đầu tham quan phố cổ Hội An toả sáng với hàng ngàn đèn lồng đủ màu sắc rực rỡ và cổ kính. Tham gia hoạt động vui chơi: Hội bài chòi, thi đấu võ thuật, cờ tướng, cờ người, hát hò khoan trên sông.
Ngày thứ hai, tham quan các chùa cổ và hội quán, chùa Cầu, bảo tàng Chăm, khu du lịch Non Nứoc, Ngũ Hành Sơn.
 
VI. ẨM THỰC:

Bánh tráng cuốn thịt heo( Đà Nẵng):


Đây là món ăn mà thựa khách tự cuốn lấy cho mình những chiếc nem (theo cách gọi của miền Bắc) hay gỏi cuốn ( theo cách gọi của người miền Nam) với thành phần chủ yếu là thịt heo luộc và các thức gia như rau sống, bánh mì ướt, bánh đa chấm với nước mắm nêm thật cay.
.
Bò tái Cầu Mống ( Đà Nẵng)

Đây là món ăn đặc sản ngon và khá quen thuộc với hầu hết ácc khách sành ăn mỗi khi có dịp về Quảng Nam – Đà Nẵng. Cầu Mống là một địa danh ở bên quốc lộ 1A, cách Đà Nẵng 15km thuộc địa phận xã Điện Phương, huyện Điện Bàn. Nơi đây có hàng chục quán phục vụ món bò tái ăn với mắm nêm pha tương, ớt, tỏi, đường, chanh và các loại rau kèm theo như chuối chát, khế chua, rau thơm… bánh tráng mè nướng giòn.

Thịt bò ở đây từ những con bò nuội trên vùng đất Gò Nổi, vì bò an cỏ ở trên đó cho thịt có vị ngọt và thơm. Trước khi thui bò, người ta nhét vào bụng nó một số lá thơm: ổi, chanh… thui cả con trong thời gian nhất định sao cho thịt có màu hồng đào, hương thơm từ lá cây thắm vào từng thớ thịt cho một mùi thơm đặc trưng.

Tôm chua Huế:

Những người Huế tha hương sau chuyến thăm nhà thường không quên mang theo một vài thứ hương vị quê hương và trong những thứ đó không thể thiếu thẩu tôm chua. Du khách trước khi rời Huế đều muốn mua vài thẩu tôm chua về cho người thân.

Tất cả các loại tôm đềm làm được, tôm càng tươi càng ngon, đặc biệt là tôm rằn. Chọn tôm tươi sống, đều con, cắt râu, rửa sạch để ráo, ngâm với rượu cho đến khi hết mùi rượu, vớt ra để ráo nước. Măng vòi ( phần non), tỏi sắc lát mỏng, củ riềng sắc rối, ớt thái lát dài. Trộn đều tôm, xôi, măng vòi, tỏi, ớt, riềng, nước mắm ngon hoặc muối, cho vào thẩu thủy tinh lấy vài thanh tre mỏng gài lại và đậy nấp, để nơi có nắng ấm độ 3 ngày. Sau đó đưa vào nơi khô ráo và mát mẻ.

Cơm Hến:

Người Việt Nam ăn cơm kiểu nào cũng là cơm nóng chỉ cá cơm Hến nhất thiết là phải ăn nguội.

Hến ở Huế ngon nhất là hến Cồn. Hến có vị chủ của cơm Hến, xào kèm theo bún tàu (miến), măng khô và thịt heo thái chỉ. Món thứ ba trong cơm Hến là rau sống. Rau sống làm bằng thân chuối hoặc bắp chuối sắc mỏng trộn lẫn với bạc hà, khế và rau thơm thái nhỏ, có khi còn điểm thêm những cánh bông vạn thọ vàng.
Nước luộc hến được múc ra cho vào đầy một cái tô đã có đủ cơm nguội, hến xào, rau sống và được gia thêm đủ vị đồ màu. Nước hến có giã thêm gừng, màu trắng đùng đục.
Bộ đồ màu của cơm Hến gồm 10 vị: ớt tương, ớt màu, ruốc sống, bánh tráng nướng bóp vụn, muối rang, đậu phộng rang, mè rau, da heo rang giòn, tóp mỡ, vị tinh.

Kẹo gương (Quảng Ngãi):

Tại thị xã Quảng Ngãi có đủ các loại đường ngon nổi tiếng như: đường phổi, đường phèn, mạch nha, nhưng ngọt ngào và có quên nhất có lẽ là món kẹo gương.

Kẹo gương xuất phát từ thị trấn Thu Xà cách thị xã Quảng Ngãi chừng 10 km về hướng Đông. Kẹo gương từng được vua Lê Trang Tông, thời nhà Lê trùng hưng dùng làm món tráng miệng trong triếu nội. Tại Quảng Ngãi nghề làm kẹo gương được phổ biến khắp nơi, nhưng chỉ có kẹo gương Thu Xà là đặc sản tiêu biểu cho địa phương. Kẹo gương được làm từ đường cát trắng, mạch nha, mỡ heo, mè và đậu phộng… Miếng kẹo trong suốt như pha lê, giòn, có vị ngọt thanh lẫn vị béo. Ăn kẹo gương dùng với nước trà thì rất thú vị. Tuy ngon nhưng kẹo gương không để lâu được. Nếu để quá 10 ngày, kẹo sẽ có vị chua và mất đi hương vị thơm ban đầu.

Cao lầu Faifo(Quảng Nam)

Cao lầu- món ăn gắn liền với phố cổ Hội An (Faifo là tên người Pháp đặt cho vùng thương cảng xưa), được biết đến qua nhiều lời kể.

Sợi cao lầu được chế biến công phu. Dùng gạo tại địa phương, chọn gạo không cũ không mới ( tar1nh quá khô hoặc quá dẻo). Gạo ngâm với nước tro lấy từ củi tràm ở cù lao Chàm. Dùng nước giếng ở khu Bá Lễ để làm bột mì thì sợi cao lầu mới dai và chắc. Sau đó gạo được xây, bồng, rã nước, nhồi bột, hấp sơ qua rồi xắt sợi và hấp chin. Sợi cao lầu chỉ giữ được trong ngày, khi ăn trụn với nước sôi để ráo. Sợi cao lầu có màu gạo lout hoặc nhuộm vàng.

Để làm nhân ăn với sợi cao lầu, chọn thịt đùi heo nạt, ướp gia vị và ngũ vị hương để làm xá xíu. Dùng sợi cao lầu xắt từng đọan dài cỡ ngón tay, phơi khô rồi chiên giòn. Đậu phộng rang giã nhỏ phi lấy tỏi. Các thứ này đặt trên sợi cao lầu. Nước sốt khi làm xá xíu rưới lên, nếu cần thì thêm nước mắm thấm.

Cao lầu ăn kèm với rau húng lủi. Kèm theo có báng đa nướng và một ít nước cốt dừa. Cũng không thể thiếu rau đắng họăc cải non đi theo cho đủ bộ.

Ngày nay cao lầu được cải tiến thêm chén nước súp nấu từ xương gà, phần nhân thêm thịt gà nạt xắt vuông xào cho thắm vào tép bạc luộc, lột vỏ đặt lên.

Mì Quảng ( Quảng Nam):

Mì Quảng là kiểu phở nước được chế biến theo cách riêng của người Quảng Nam. Mì Quảng có nguyên liệu chính từ gạo, nhưng có hương vị sắc thái riêng, khá đặc biệt. sợi mì đất Quảng hơi dày, vẻ chất phác nhưng đậm đà tình ý. Đây là món phục vụ bình dân, cho người ít tiền ở khắp mọi nơi. Mì Quảng ăn cùng với rau sống, gồm 7 loại rau khác nhau như rau đắng, diếp cá, hung quế, cải, hành, ngò, bắp chuối. Trên mặt tô mì còn có mấy miếng bánh tráng cùng đậu phộng rang giã nhỏ. Một tô mì Quảng ngon miệng còn nhờ tôm rim, thịt gà xé, thịt heo luộc và nhất là vị béo của nước lèo.

Cơm gà Tam Kỳ ( Quảng Nam):

Sở dĩ cơm gà Tam Kỳ nổi tiếng chẳng thua gì cơm gà Thượng Hải, có lẽ còn hơn nữa do phổ biến rộng trong xã hội người Việt, là vì gà ở đây là gà vườn, gà ta, chẳng phải gà công nghiệp. Lọai gà này săn chắc, thịt mềm và ngọt.

Cơm gà Tam Kỳ là món dùng gà phải map, với cơm được tẩm bọc một lớp mỡ gà káh bóng, cơm lại mềm, phía trên thịt gà chặt nhỏ hay xé mỏng và một ít rau râm trộn, dùng với muối tiêu và lá chanh.

Nước mắm Nam Ô(Đà Nẵng):

Nam Ô là một làng đánh cá nhỏ bé nằm ngay quốc lộ 1A, sát biển. Với một vùng biển giàu có với nhiều loại hải sản quý hiếm đã chế biến ra một loại nước mắm tuyệt hảo với danh xưng nước mắm Nam Ô.

Nguồn nguyên liệu chính của nước mắm Nam Ô là cá cơm than, ngòai ra phải kể đến muối. Muốn nước mắm ngon, hương vị đậm đà người ta chọn muối Cà Ná hạt to, từ hai đến ba năm tuổi. Còn cá cơm phải được lựa chọn thật kỹ: bỏ những con không được tươi, quá to và rửa lại bằng nước biển. Dụng cụ đựng làm nước mắm phải là chum, vại làm bằng gỗ mít, bời lời, bằng lăng. Người dân Nam Ô trộn cá theo tỷ lệ 10 cá 4 muối, lúc trộn cá phải trộn thật đều không được mạnh tay vì dễ làm nát cá. Để chum trong phòng tối, khô ráo, nhiệt độ trung bình… Khỏang 6 – 7 tháng sau người ta trộn cá muối lại, khỏang 1 tháng sau thì dùng được, lúc đó căn phòng sẽ nức thơm mùi nước mắm. Người ta lấy vĩ ra, trộn đều lên và lọc mắm bằng vải mịn để mắm nhỉ nhỉ ra, có màu đỏ đậm đến màu cánh gián với chất lượng phải nói là tuyệt hảo.
 
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
CỦA VÙNG NAM TRUNG BỘ - NAM BỘ


I. RANH GIỚI:

Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ:
- Phía Bắc giáp với vùng du lịch Bắc Trung Bộ
- Phía Tây giáp Lào và Campuchia
- Phía Đông và Đông Nam nằm trọn trong vòng tay của Biển Đông.
Với vị trí trên rất thuận lợi cho vùng giao thoa với các vùng khác và đất nước Campuchia cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới.

II. ĐƠN VỊ HÀNH CHÁNH
Toàn bộ vùng nằm trên lãnh thổ của 30 tỉnh thành, trong đó có :
Có 6 tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ (Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận),
Có 5 tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đak Lâk, Đak Nông, Lâm Đồng),
Có 6 tỉnh Đông Nam Bộ (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu),
Có 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau).
Trung tâm du lịch của vùng là Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang - Đà Lạt.

III. QUY MÔ DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN

Diện tích tự nhiên của Vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ : 149.221,81 km2 chiếm hơn 44% diện tích cả nước
Trong đó:
- Vùng Tây Nguyên: 28.805,99 km2 chiếm 19,3% của Vùng
- Vùng Nam Trung Bộ: 33.067 km2 chiếm 22,2 % của Vùng
- Vùng Đông Nam Bộ: 34.733 km2 chiếm 23,3 % của Vùng
- Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: 52.615,82 km2 chiếm 35,2 % của Vùng

IV. QUY MÔ DÂN SỐ:

Dân số vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ :41.251.872
Trong đó
Vùng Nam Trung Bô: 6.899.800 người
Vùng Tây Nguyên : 4.582.672 người
Vùng Đông Nam Bộ : 12.891.500 người
Vùng Đông Bằng Sông Cửu Long : 16.877.900 người

V. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1.Thuận lợi:


Là vùng du lịch đa dạng về tự nhiên, phong phú về sắc thái dân tộc, kinh tế phát triển.

Là vựa lúa lớn nhất nằm trên đồng bắng sông Cửu Long, vùng cây công nghiệp trù phú ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ với một số sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước.

Đặc biệt là có mặt của Thành phố Hồ Chí MInh, một Thành phố lớn nhất nước, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả vùng, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối vơi viẹc phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.
Mạng lưới giao thồng tương đối phát triển, vùng có thể liên hệ trực tiếp với nhiều vùng trong và ngoài nước. Quốc lộ 1A như là một huyết mạch lớn chạy theo chiều dài của vùng từ Bắc đến Nam nối liền với nhiều thủ đô và nhiều Thành phố lớn trong cả nước. Và từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể tiếp tục giao lưu trực tiếp với thủ đô Campuchia. Tuyến đường sắt có vai trò tương tự. Các tuyến đường khác (nđường hàng không) và hệ thống sân bay, bến cảng như chắp thêm đôi cánh cho vùng có thể bay xa hơn nữa.

2) Khó khăn:

Là vùng đất nằm cuối đất nước, có một lãnh thổ rộng lớn nhưng vùng phát triển kinh tế không đều. Phần lớn các trung tâm công nghiệp nằm ở các Thành phố lớn, các tỉnh có điều kiện giao thông thuận lợi: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương,...

Mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc ở các tỉnh phát triển không đều, vị trí các tỉnh nằm ở nơi đi lại không thuận lợi, hệ thống khách sạn – nhà hàng phục vụ du lịch phân bổ không đều, chủ yếu tập trung ở một số thành phố lớn. Chính điểm này đã ít nhiều góp phần tạo nên sự phân hoá lãnh thổ trong hoạt động của vùng.
 
VI. VỊ TRÍ PHÂN CHIA VÙNG


1. Vùng du lịch Nam Trung Bộ

Đặc điểm chung của các vùng này là lưng dựa vào dãy núi Trường Sơn, mặt nhìn ra Biển Đông bao la. Đặc điểm này đã tạo cho vùng những nét khác biệt so với các vùng khác.

1.1 Vị trí địa lý:

Ranh giới:
Tiểu vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ: Phía Bắc giáp vùng du lịch Bắc Trung Bộ, phía Tây giáp Campuchia, phía Đông và Đông Nam giáp vùng du lịch Nam Bộ và Biển Đông.

Số đơn vị hành chính:

Bao gồm 6 tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận,
Diện tích: 33.067 km2 chiếm 22,2 % của Vùng
Dân số: 6.899.800 người
Dân tộc: Kinh, Chăm, Ba na, Ê đê, Hoa,...

1.2) Tác Động của Thuận Lợi Và Khó Khăn:

Thuận lợi:
Có những hải cảng và bờ biển đẹp như : Quy Nhơn, Ninh Chữ, bãi biển Cà ná, Nha Trang, ngoài khơi có nhiều đảo nhỏ. Các suối nước nóng: Hội Vân 760C, nguồn nước nóng Vĩnh Hảo tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách, nhất là những người tới nghỉ dưỡng và chữa bệnh.

Là sứ sở của những rừng dừa bạt ngàn (Tam Quan, Bình Định). Là trung tâm sản xuất muối ví những cánh đồng muối trải dài ven biển là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc, đặc biệt là dân tộc Chăm, nổi tiếng và lâu đời với nền năn hoá Chăm pa, có nhiều tháp Chàm cổ kính, di tích quí báu của nền văn hoá Chăm. Vùng có thể tổ chức những tou’r tìm hiểu văn hoá Chăm, thám hiểm miệng núi lửa, chữa bệnh bằng nước khoáng và tắm biển.

Có quốc lộ 1A, con đường huyết mạch nối liền Bắc – Nam, tuyến đường sắt cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc vận chuyển và đi lại của du khách

Có sân bay Phù Cát, cảng Cam Ranh là một trong 3 cảng có điều kiện tự nhiên tốt nhất, xung quanh có núi bao bóc bốn bề vùng vịnh luôn kín gió, cách đường hàng hải quốc tế 1giờ tàu biển, nơi đay đón những tàu thuyền có trọng tải lớn. Đây là một cửa ngõ lớn của nước ta, nơi xuất khẩu các sản phẩm của Tây Nguyên và miền Trung.

Có các ngư trường cá chế biến hải sản phục vụ cho vùng và xuất khẩu.
Có cơ sở vật chất phục vụ tương đối tốt.

Là vùng kết hợp cả núi và biển rât đẹp. Ở đây du khách có thể đứng trên núi nhìn ra biển và có thể nhìn thấy đèo Cả và đèo Cổ Mã, có biển Đại Lãnh.

Khó khăn

Do vị trí của các tỉnh, lưng dựa vào dãy núi Trường Sơn, mặt nhìn ra Biển Đông bao la, việc đi lại không thuận tiện.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch qui mô và chất lượng chưa cao, mạng lưới giao thông vận tải phát triển chưa tốt.

2. Vùng du lịch Tây Nguyên

Vùng đất tây nguyên đày huyền thọai này còn chứa đựng bao điều bí ẩn về thực vật động vật cũng như về sự sống của các dân tộc ít người như Ba Na, Xơ Đăng, Vân Kiều, Ê Đê, Cơ Ho, M’ nông….. có thành phố Ñà Lạt được phát hiện cách đây 100 năm là nơi nghỉ mát lý tưởng của việt nam.

2.1 vị trí địa lý

-ranh giới

Tiểu vùng du lịch Tây Nguyên. Phía bắc giáp với Bắc Trung Bộ, phía Nam giáp với Đông Nam Bộ, phía Đông giáp với Nam Trung Bộ, phía Tây giáp với Lào, Campuchia.

-các đơn vị hành chính

gồm 5 tỉnh: Kom Tum, Gia Lai, Dắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng

- diện tích: 28.805,99 km2 chieám 19,3% cuûa Vuøng
- dân số: 4.582.672 ngöôøi


2.2 tác ñoäng cuûa thuaän lôïi vaø Khoù khaên

-Thuận lợi

Các tỉnh Taây Nguyên nằm chủ yếu trên các cao nguyên xếp tầng có giá trị về du lịch. Có ba cao nguyên lớn: cao nguyên Kom Tum- Plây Ku, cao nguyên Dắk Lắk, cao nguyên Langbiang. Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc nên có những phong tục tập quán mang bản sắc riêng hấp dẫn với du khách.
Có nhiều lễ hội: hội xuân, hội đua voi Tây Nguyên, lễ ăn ttrầu… tài nguyên động thực vật phong phú thu hút du khách đến tham quan. Bên ngôi nhà rông, du khách sẽ được thưởng thức các điệu múa cồng chiêng, với tiếng khèn, sáo bên ánh lửa bập bùng hòa quyện vào nhau làm say đắm lòng người.
Có rất nhiều sử thi: Đam San, Đăm Bri…
Cóa sân bay Liên Khương thuận lợi cho du khách từ xa tới. Thành phố Đà Lạt, thành phố đẹp ngàn hoa đang phát triển rất nhanh thu hút khách du lịch từ xa tới trong tương lai có thể trở thành thành phố du lịch được ưa chuộng nhất ở miền núi nước ta. Có hệ thống lưới điện ngang tầm quốc tế , nhà máy thủy điện Thác Mơ đã được đầu tư trên 13 tỷ đồng để sửa chữa và nâng cấp 27 hạng mục công trình của 2 tổ máy đạt công suất 150 MW có tác dụng bù đắp cho nguồn điện thành phố và các tỉnh Đông Nam Bộ khi xảy ra hiện tượng quá tải.

- khó khăn

Tiềm năng du lịch tương đối phong phú, nhưng nói chung cơ sở vật chất kỹ thuaät phục vụ du lịch nghèo nàn.
Công nghiệp chưa phát triển do nằm ở vị trí di lại khó khăn.


3.vùng du lịch Đông Nam Bộ:

Đông Nam Bộ là vùng đất cao nằm sát đoạn cuối dẫy trường sơn, mang dáng dấp cao nguyên nên nhiều đát đỏ.
Đông nam bộ là vùng du lịch đang phát triển mạnh mẽ thu hút du khách rất lớn.

3.1 vị trí địa lý:

- ranh giới:

Tiểu vùng du lịch Đông Nam Bộ, phía bắc giáp với du lịch và tây nguyên, phía Tây giáp với Campuchia, phía Nam giáp với tiểu vùng du lịch đồng bằng Sông Cửu Long, phía đông giáp với Biển Đông.

- số đơn vị hành chính
Bao gồm 6 tỉnh: TP.HCM, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu
- Diện tích: 34.733 km2 chieám 23,3 % cuûa Vuøng
-Dân số: 12.891.500 ngöôøi
- Dân Tộc: Kinh, Hoa, Khmer, Nùng, Chăm….

3.2 Tác động Thuận lợi và khó khăn

thuận lợi:

Là vùng đát phì nhiểu rất tốt cho cây công nghiệp với những vùng đát đổ trồng bạt ngàn cao su, cà phê, đất xám trồng cây ăn quả: sầu riêng, măng cụt ….
Có những cảnh đẹp như: Núi Bà Đen, Núi bà Rá, Núi Chứa Chan. Hệ thống sông ngòi , kênh rạch thuận lợi cho du khách bơi thuyền trên các con sông thưởng thức cảnh đẹp: sông Đồng Nai, sông Sài Gòn. Có nhiều di tích lịch sử văn hóa: chùa Vĩnh Nghiêm, Trung Ương Cục Miền Nam ….
Phát triển công nghiệp và noâng nghiệp đảm bảo cung cấp đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
Có các khu du lịch dã ngoại sinh thái : vường quốc gia Các Tiên, Cần Giờ……….
Mạng lưới giao thông rất phát triển nhất là sự có mặt của thành phố Hồ Chí Minh là đàu mối giao thông lớn nhất từ đaây tỏa đi các vùng trong và ngoài nước.
Có sân bay Tân Sơn Nhất, caûng Quốc Tế Sài Gòn và dặc biệt có tuyến đường xuyên Á từ Phuômpênh - Sài Gòn- Vũng Tàu thuận lợi cho việc đi lại từ các nước bạn sang.
Thành Phố Hồ Chí Minh một trung tâm kinh tế văn hóa chính trị của cả nước.

- khó khăn:
Là nơi tập trung nhiều dân cư nhất là thành phố Hồ Chí Minh do tập trung quá nhiều máy xí nghiệp dẫn đến ô nhiễm môi trường, taát ngheõn giao thoâng

4.Vuøng đồng bằng Sông Cửu Long

4.1. vị trí địa lý:

- ranh giới:

Tiểu vùng du lịch đồng bằng Sông Cửu Long. Phiá bắc giáp tiểu vùng du lịch Đông Nam Bộ, phía Tây giáp với Campuchia, phiá Đông giap với biển Đông.

- số đơn vị hành chính:
Bao gồm 13 tỉnh: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kieân Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Caø Mau.

- diện tích: : 52.615,82 km2 chieám 35,2 % cuûa Vuøng
- dân số: 16.877.900 ngöôøi
- dân tộc: Kinh, Chăm, Khmer, Hoa…


1.2 Tác động thuận lợi và khó khăn

- thuận lợi

Là vựa lúa lớn nhất Việt Nam với hang ngàn kênh rạch và đaát đai màu mở rất thuận lợi cho nông nghiệp và cây ăn quả.
Là vuøng ñaát mới , luôn giữ trong mình nhiều dáng dấp từ xa xưa của thiên nhiên.
Hệ thống động thực vật phong phú: rừng u minh, rừng đước ngập mặn, tràm chiêm, vườn cò, những cây ăn quả bát ngát, dặc biệt là đến các cù lao giữa soâng Mê Kông du khách như được trở về với thiên nhiên.

Là nơi có thể đáp ứng cho những du khách ưa thích du lịch sinh thái , du lịch song nước hay những du khách thích đắm mình trong yên tĩnh của các miệt vườn.

Là nơi chan hòa ánh nắng thiên nhiên rất thuận lợi cho đi du lịch.
Có mạng lưới sông ngòi tương đối phát triển, thành phố cần thơ là trung tâm giao tiếp của đồng bằng Sông Cửu Long, nối liền với Campuchia có cảng Cái Cui rất thuận lợi cho viêc vận chuyển bằng đường thủy .

Có nhiều lễ hội của người khmer, người chăm, với loại sân khấu đặc trưng là đờn ca tài tử.

- khó khăn

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chưa phát triển

Mạng lưới giao thoâng chủ yếu vẫn là đường sông nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

Nằm cách cách xa các trung tâm lớn, chủ yếu vẫn phátt triển về nông nghiệp còn công nghiệp và các nghành dịch vụ khác chưa phát triển.
(còn nữa ).


Tài liệu từ bạn
Victory050885
Nguồn : vietnamtourism.edu.vn

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top