Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VÙNG
I. TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN
1. ĐỊA HÌNH :
1.1 Địa hình đồng bằng:
Có địa hình nhỏ hẹp: Quảng Bình 640 km2, Quảng Trị 610 km2, Huế 900 km2, Quảng Nam 1450 km2, Quảng Ngãi 1200 km2.
Các đồng bằng này phân bố thành một chuỗi dọc theo chân Trường Sơn Đông, do đó cũng có dạng uốn thành vòng cánh cung như bản thân dãy núi.
Địa hình đồng bằng ít gây cảm hứng cho du lịch. Song đồng bằng là nơi thuận lợi cho hoạt động kinh tế, canh tác nông nghiệp, tập trung đông đúc dân cư nên nó có ảnh hưởng gián tiếp đến du lịch.
Sự hình thành các đồng bằng tất nhiên là có liên quan đến sự bồi đắp của các con sông nhưng phải nói rằng vai trò của chúng ở đây không lớn lắm. Những yếu tố đã giúp cho đồng bằng Bắc Trung Bộ được hình thành là do các cuộc vận động kiến tạo nâng lên làm chao đảo dãy Trường Sơn về phía Tây đã nâng rìa nền đá gốc lên, làm đứt gãy một phần rìa đó, tạo điều kiện cho phù sa bồi thành đồng bằng.
Sử dụng kinh tế các đồng bằng Bắc Trung Bộ:
Các đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ có nguồn gốc phát sinh phức tạp, có địa hình, khí hậu, đất đai, dòng chảy… rất thay đổi. Không có một địa phương nào lại giống địa phương nào, do đó không thể sử dụng chúng vền mặt kinh tế mà không chú ý đến các địa điểm địa phương. Khi nghiên cứu để sử dụng các đồng bằng về mặt kinh tế, điều có lẽ cần phải thấy là chúng tồn tại không tách rời với các đồi núi và cao nguyên phía trong đặc biệt với các bồn lưu vực sông và với vùng biển- thềm lục địa ở ngoài. Do vị trí của chúng, các đồng bằng này trở thành cửa ngõ của dãy Trường Sơn và các cao nguyên nói chung để thông ra biển, đồng thời lại là bàn đạp đất liền để khai thác biển khơi và thềm lục địa dưới biển. Hoạt động kinh tế của các đồng bằng duyên hải vì vậy trở thành phong phú và đa dạng nếu các điều kiện thuận lợi nói trên được tận dụng.
Cảng Đà Nẵng do đó đóng một vai trò hết sức quan trọng không những trong sự phát triển kinh tế của vùng mà còn trở thành những hạt nhân kinh tế chủ yếu nhờ có hậu phương miền núi đứng bên sau.
Về mặt nông nghiệp, tất cả các đồng bằng đều có một vấn đề chung cần phải giải quyết là vấn đề nước tưới cho các đồng ruộng, đặc biệt là các chân ruộng cao và ở những khu vực mà tình trạng khô hạn kéo dài nhiều tháng trong năm như là ở Quảng Ngãi là 1 ví dụ. Tình trạng thiếu lương thực nguyên thống trị triền miên một số nơi trong thực tế là do thiếu nước tưới, chứ không phải thiếu đất và vì vậy vấn đề thủy lợi phải được đặt ra hàng đầu. Nếu có nước tưới đầy đủ, trên cơ sở của những điều kiện khí hậu và đất đai của từng vùng, người ta có thể tạo ra một nền nông nghiệp đa canh. Nhiều lọai cây công nghiệp giá trị có thể mọc rất thích hợp ở một số vùng: lạc trên những diện tích rộng lớn từ Thanh Hóa đến Phú Yên, mía ở các đồng bằng Nam- Ngãi- Phú- Khánh, dừa ở Bồng Sơn- Tam Quan ( nói chung là ở ven biển), bông và thuốc lá ở thung lũng Cheo Reo, quế ở vùng đồi Nam Ngãi và các cây ăn quả ở khắp nơi. Vấn đề đặt ra là bảo quản và chế biến. Thí dụ, không ai không nhớ đến đường phổi và đường phèn trong như hổ phách của Quảng Ngãi, đến các bánh dừa của Tam Quan. Thiếu phương tiện bảo quản và chế biến làm cho loại tài nguyên nông nghiệp phong phú nói trên bị hư hỏng và lãng phí nhiều. Cũng không nên quên rằng các tỉnh vùng này có thế mạnh nổi bật về chăn nuôi gia súc có sừng. Thế nhưng cả thế mạnh này trong quy hoạch phát triển kinh tế thường ít được chú ý .
Người ta thường nói về cái nghèo ( xét về điều kiện tự nhiên ) của một vùng về phương diện này, ví dụ như vùng đồng bằng Bình- Trị- Thiên. Nhưng nếu chúng ta hiểu sự tận dụng các điều kiện tự nhiên một cách rộng rãi thì không có điều kiện nào mà lại không sử dụng được về mặt này hay mặt khác : các cồn cát của Quảng Bình, Quảng Trị có thể biến thành các rừng phi lao lấy gỗ, các bàu và đồng để nuôi cá, các đồi đất đỏ để trồng hồ tiêu, cây ăn quả, cà phê, thậm chí cao su, các đồng cỏ để chăn nuôi, biển để đánh cá và các sản phẩm được tạo ra sẽ được đổi lấy những sản phẩm khác trong mối liên hệ giữa vùng này với vùng khác.
Về các điều kiện không thuận lợi của tự nhiên, có lẽ cần phải nêu lên 3 trở ngại lớn là : nạn bão, lũ, hạn hán và cát bay.
Nạn lụt thường do các cơn bão lớn gây ra làm cho lượng nước rơi trong 24 giờ có thể lên đến 300- 500mm, nước ứ lại trong đồng ruộng có khi lên đến tuần lễ. Vì vậy cần tăng cường trồng rừng ở các khu vực núi tiếp giáp với đồng bằng và hòan thiện các hệ thống cống tiêu nước ra phía biển. Các cơn bão có khi kèm theo các đợt sóng thần làm phá hủy các vùng đất ven biển, bão thường đổ bộ nhiều nhất ở dải bờ biển từ Thanh Hóa đến Quy Nhơn (trung bình 3- 4 cơn một năm từ tháng 5 đến tháng 7). Về mặt nhận thức, cần thấy rằng đấy là những thiên tai theo quy luật tự nhiên, cho nên con người phải luôn có biện pháp đối phó thường trực với chúng.
Nạn hạn hán về nguyên nhân gây ra ngoài chế độ mùa khô và mùa mưa, có còn có nguyên nhân nữa là tính bất thường trong chế độ mưa. Do đó người ta không thể căn cứ vào lượng mưa trung bình năm mà phán đoán về hạn. Một năm nếu căn cứ theo lượng mưa thì có vẻ là bình thường, nhưng nếu lượng mưa tháng không có đủ như trị số trung bình của tháng đó trong năm thì lập tức có hạn hán, dù là sự bất thường chỉ xảy ra trong 10- 12 ngày. Chỉ có thể phát triển hệ thống tưới nước thì vấn đề hạn mới được giải quyết một cách căn bản.
Nạn cát bay rất phổ biến ở suốt miền duyên hải, là một tai họa đáng kể, nhất là ở Quảng Bình là nơi các cồn cát có khả năng di động với một tốc độ khá lớn, làm cho nhiều khu vực ruộng đất phì nhiêu ở Quảng Khê và Lệ Thủy bị phá hoại. Việc trồng rừng phi lao chống sự di động của cồn cát và cát bay đã mang lại sự hiệu quả, nhưng cần phải tiến hành trồng rừng trên quy mô lớn hơn nữa.
Các đồng bằng này có khả năng sản xuất một phần lương thực, ngoài ra còn có những nguồn lợi lớn về muối, cá, cây công nghiệp các loại, cây dược liệu và cây đặc sản cũng là thế mạnh đáng kể. Các tài nguyên khoáng sản đa dạng- một số có quy mô quốc gia- còn có thể đóng góp để làm giàu thêm cho lãnh thổ này.
1.2 Địa hình vùng đồi:
Vùng đồi ở Bắc Trung Bộ không được rõ nét như vùng Bắc Bộ với những đồi cọ, đồi chè bạt ngàn mà ở đây đồi rất hẹp xen lẫn với núi. Trên những quả đồi với thời tiết khắc nghiệt ở mảnh đất miền Trung này, loại cây được thích nghi nhất là sắn ( khoai mì).
Vùng đồi ven chân núi của Quảng Trị và Thừa Thiên đều là bậc thềm phù sa cổ. Đất ở đây đã nghèo đi nhiều, có nơi trơ sỏi đá và vì vậy chỉ còn mọc được những bụi gai hay các bụi giỏi chịu hạn như : sim, mua, chổi sành, chàm. Sự có mặt của cây chàm dù chỉ cao 0,5 - 0,7 m có một ý nghĩa đặc biệt, có thể làm chứng cho một thời kỳ nước biển đã bao phủ các dải đất hiện nay là bậc thềm nằm sâu trong đất liền.
Khác với vùng đồi chân núi Bình – Trị - Thiên, vùng đồi sau lưng Quảng Nam - Tam Kỳ không có vẻ hoang vu và cằn cỗi tí nào. Ở đây có những đồi cao từ 200- 600m, có sườn thoải và thung lũng rộng được cấu tạo bằng phù sa cổ và phù sa mới của các huyện Quế Sơn, Hiệp Đức và Tiên Phước. Những đồn điền trồng cây ăn quả và cây công nghiệp phủ hết sườn đồi này đến sườn đồi khác, còn ruộng lúa nước thì nằm trật trong các thung lũng. Diện tích toàn vùng đồi này lên đến 1400 km2, quang cảnh trông chẳng khác gì vùng trung du Bắc Bộ và dân cư sống ở đây cũng đông đúc như thế.
1.3 Địa hình vùng núi:
Các núi cao nhất đều được cấu tạo bằng đá granit, có đỉnh nhọn và sườn dốc. Ví dụ: Đỉnh núi Mang cao 1708m phía sau Bạch Mã.
Dãy Trường Sơn Bắc đột ngột chấm dứt ở phía nam Thừa Thiên Huế bằng một mạch núi cao lên đến 1000m đâm thẳng ra biển và kết thúc bằng bán đảo Sơn Trà ở phía đông núi Hải Vân.
Có đỉnh Bạch Mã, đây là khu du lịch lí tưởng cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh. Trên đỉnh núi có một thị trấn nghỉ mát đã được xây dựng- một thị trấn đẹp giữa rừng nhiệt đới ẩm. Ở đó người ta hưởng được một loại khí hậu rất giống khí hậu ôn đới.
Điểm cuối cùng nói đến là dãy Hải Vân, đây là một bức thành khí hậu quan trọng: các đợt gió mùa Đông Bắc dường như không đủ sức vượt qua ngọn núi này.
1.4 Địa hình Karstơ:
Có ý nghĩa và giá trị lớn trong tổ chức du lịch. Đây là kiểu địa hình được tạo thành do lưu thông của nước trong đá dễ hòa tan ( đá vôi, polomit, đá phấn, thạch cao, muối mỏ…). Ở Việt Nam chủ yếu là đá vôi.
Một trong các kiểu Karstơ được quan tâm nhất đối với du lịch là hang động Karstơ. Hang động ở Việt Nam tuy dài, sâu nhưng đẹp. Động Phong Nha ( Bố Trạch- Quảng Bình) dài gần 8 km, cửa vào rộng 25m và cao gần 10m, được coi là hang nước đẹp nhất thế giới.
1.5 Địa hình ven bờ:
Rất hấp dẫn với những bãi tắm nắng quanh năm: Cảnh Dương, Mỹ Khê, Lăng Cô… ngoài ra còn có lọai hình du kịch cũng khá hấp dẫn là du lịch ven những con sông : Sông Hương, Bến Hải, Trà Khúc…
Đầm phá là một trong 4 loại hình thủy vực ven bờ. Đây là một trong những hệ sinh thái ven biển đặc thù, là nơi phát triển các loài thủy sinh có nguồn gốc hỗn hợp nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Tiêu biểu trong hệ thống các đầm phá ở Việt Nam là đầm phá Tam Giang - cầu Hai nằm trong tổng thể cụm du lịch Huế và vùng phụ cận. Đầm phá này có dạng tuyến với chiều dài 68 km, chiếm phần lớn chiều dài đường bờ của tỉnh Thừa Thiên Huế có chiều rộng 0,5 - 0,9 km. Độ sâu trung bình 1,5 - 2 m, sâu nhất là 6 -7m ở cửa thông ra biển. Với diện tích 21.600ha, Tam Giang- cầu Hai là đầm phá lớn nhất Đông Nam Á. Là nơi giao lưu giữa môi trường nước ngọt và nước mặn nên đầm phá này có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn nhờ tính đa dạng và đặc sắc của tài nguyên.
Với nguồn gen khá phong phú khoảng 600 loài sinh vật, trong đó nhiều loại thủy sản có giá trị đáp ứng nhu cầu ẩm thực của khu du lịch như: cua, ghẹ, cá Dày, cá Dìa, đối mục… Đây còn là nơi có cảnh quan hấp dẫn với nhiều loại chim nước cư trú. Trong đầm phá Tam Giang- Cầu Hai, với ưu thế mặt thoáng rộng, có thể tổ chức lặn tham quan, khám phá các hệ sinh thái rong biển ( có khoảng 44 loài đã được phát hiện). Hoặc tổ chức các hình thức vui chơi giải trí như đua thuyền, lướt ván, câu cá…, tham quan các làng chài, các bè nuôi sinh vật cảnh bán tự nhiên … Ven đầm phá có các bãi biển đẹp nổi tiếng như Thuận An, Vinh Hiền rất thích hợp cho loại hình du lịch nghỉ ngơi, tắm biển.