1) Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối Lượng hơi nứơc trong không khí tạo ra độ ẩm của không khí a) Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm bão hoà - Độ ẩm tuyệt đối: Là lượng hơi nước được tính bằng gam trong 1m3không khí ở một thời điểm nhất định. - Độ ẩm bão hoà: là lượng hơi nước tối đa mà 1m3 không khí có thể chứa được. - Độ ẩm không khí bão hoà thay đổi theo nhiệt độ không khí. b) Độ ẩm tương đối: Là tỉ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối của không khí với độ ẩm bão hoà ở cùng nhiệt độ.
2) Sương mù và mây a) Ngưng đọng hơi nước - Điều kiện: Hơi nước sẽ ngưng tụ khi có hạt nhân ngưng đọng như: Bụi, khói, muối…và một trong hai điều kiện: Không khí đã bão hoà mà vẫn tiếp tục thêm hơi nước hoặc gặp lạnh. - NHiệt độ không khí giảm do: Khối không khí bị bốc lên cao, di chuyển tới vùng lạnh hơn, có sự tranh chấp giữa hai khối khí có nhiệt độ và độ ẩm khác nhau. =>Gây ra sương mù, mây, mưa. b) Sương mù. - Điều kiện: Độ ẩm không khí cao, khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng và có gió nhẹ. c) Mây Hơi nước ngưng đọng thành những hạt nước nhỏ và nhẹ tụ thành đám ở trên cao đó là mây.
3) Mưa - Các hạt nước ngưng tụ lại thành từng đám - Khi các hạt nước trong mây có kích thước lớn thành các hạt nước rơi xuống mặt đất đó là mưa. - Tuyết rơi: Nước rơi gặp t˚0độ trong điều kiện không khí yên tĩnh. - Mưa đá: Xảy ra trong điều kiện thời tiết nóng oi bức về mùa hạ rơi xuống dưới dạng băng. Không khí đối lưu mạnh hạt nước trong mây bị đẩy lên đẩy xuống nhiều lần gặp lạnh => hạt băng lớn dần rơi xuống đất tạo thành mưa đá.
Bài tập nâng cao về khí quyển, hơi nước lục địa và mưa
BÀI TẬP NÂNG CAO HƠI NƯỚC, KHÍ QUYỂN LỤC ĐỊA VÀ LƯƠNG MƯA
Câu 1a: Vào thời gian đầu đông nước ta chịu ảnh hưởng của khối khí:
a. Địa cực lục địa
b. Ôn đới lục địa
c. Ôn đới hải dương
d. Chí tuyến lục địa
Câu 1b: Frông khí quyển là:
a. Mặt tiếp xúc với mặt đất của 1 khối khí
b. Mặt tiếp xúc giữa 2 khối không khí ở vùng ngoại tuyến
c. Mặt tiếp xúc của 2 khối khí có nguồn gốc khác nhau
d. Mặt tiếp xúc giữa 1 khối khí hải dương với 1 khối khí lục địa
Câu 2: Không khí nằm 2 bên của Frông có sự khác biệt cơ bản về:
a. Tính chất vật lí
b. Thành phần không khí
c. Tốc độ di chuyển
d. Độ dày
Câu 3: Frông ôn đới(FP) là frông hình thành do sự tiếp xúc của 2 khối khí:
a. Địa cực và ôn đới
b. Địa cực lục địa và địa cực hải dương
c. Ôn đới lục địa và ôn đớihải dương
d. Ôn đới và chí tuyến
Câu 4: Dải hội tụ nhiệt đới hình thành từ 2 khối khí:
a. Chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa
b. Chí tuyến hải dương và xích đạo
c. Bắc xích đạo và Nam xích đạo
d. Chí tuyến lục địa và xích đạo
Câu 5: Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho bề mặt Trái Đất là:
a. Từ các vụ phun trào của núi lửa
b. Bức xạ Mặt Trời
c. Năng lượng từ sự phân huỷ các chất phóng xạ trong lòng đất
d. Ý a và b đúng
Câu 6: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:
a. Khoảng 1/3 bức xạ từ Mặt Trời bị khí quyển phản hồi ngược trở lại vào không gian sau khi xâm nhập qua khí quyển
b. Khoảng 1/5 nguồn bức xạ Mặt Trời được khí quyển hấp thụ
c. Gần một nữa nguồn bức xạ Mặt Trời bị mặt đất hấp thụ
d. Chỉ có một phần nhỏ bức xạ từ Mặt Trời sau khi đến mặt đất bị phản hồi vào không gian
Câu 7: Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là:
a. Nhiệt độ từ các tầng khí quyển trên cao đưa xuống
b. Nhiệt của bề mặt đất được Mặt Trời đốt nóng
c. Nhiệt bên trong lòng đất
d. Bức xạ trực tiếp từ Mặt Trời được không khí tiếp nhận
Câu 8: Nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất có đặc điểm:
a. Cao nhất ở vùng chí tuyến và thấp dần về hai phía
b. Cao nhất ở xích đạo và giảm dần về hai cực
c. Chênh lệch trong vùng nội tuyến là không đáng kể
d. Ý a và c đúng
Câu 9: Nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất có xu hướng giảm dần từ vùng vĩ thấp về các vĩ độ cao chủ yếu do:
a. Càng về vùng vĩ độ cao thời gian được Mặt Trời chiếu sáng trong năm càng ít
b. Càng về vùng vĩ độ cao thì góc nhập xạ trong năm càng nhỏ
c. Tầng đối lưu ở vùng vĩ độ cao mỏng hơn ở vùng vĩ độ thấp
d. Tất cả các ý trên
Câu 10: Khu vực có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên Trái Đất không phải là ở xích đạo (mà ở vùng chí tuyến bán cầu Bắc ) chủ yếu do:
a. Xích đạo là vùng có nhiều rừng
b. Xích đạo quanh năm có góc nhập xạ lớn
c. Tỉ lệ diện tích lục địa ở khu vực xích đạo nhỏ, mưa nhiều
d. Khu vực xích đạo có tầng đối lưu dày
Câu 11: Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ sẽ giảm:
a. 0,6[SUP]oC[/SUP]
b. 1[SUP]oC[/SUP]
c. 1,6[SUP]oC[/SUP]
d. 0,06[SUP]oC
[/SUP] Câu 12: Các dãy núi chạy theo hướng Đông – Tây ở bán cầu Bắc sẽ có sườn đón nắng ở phía sườn:
a. Đông
b. Tây
c. Nam
d. Bắc
Câu 13: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:
a. Các đai khí áp phân bố liên tục theo các đường vĩ tuyến
b. Trên Trái Đất có 7 đai khí áp chính
c. Hai đai áp cao được ngăn cách với nhau bởi 1 đai áp thấp
d. Gió thường xuất phát từ các áp cao
Câu 14: Khi nhiệt độ tăng sẽ dẫn đến khí áp:
a. Tăng lên
b. Giảm đi
c. Không tăng, không giảm
d. Chỉ giảm khi nhiệt độ tăng lên chưa đạt đến 30[SUP]oC
[/SUP] Câu 15: Nguyên nhân khiến khí áp giảm khi nhiệt độ tăng là do:
a. Không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi
b. Các phân tử chuyển động với vận tốc lớn hơn
c. Không khí co lại
d. Ý a và b đúng
Câu 16: Hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ giảm là:
a. Không khí co lại, tỉ trọng giảm nên khí áp tăng
b. . Không khí nở ra, tỉ trọng giảm nên khí áp tăng
c. Không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng
d. Không khí nở ra, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng
Câu 17: Khi không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp sẽ:
a. Giảm do không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô
b. Tăng do mật độ phân tử trong không khí tăng lên
c. Tăng do không khí chứa nhiều hơi nước nặng hơn không khí khô
d. Ý b và c đúng
Câu 18: Trong năm, các đai khí áp có sự dịch chuyển theo vĩ độ thể hiện:
a. Dịch chuyển về phía Bắc vào tháng 7 và về phía Nam vào tháng 1
b. Dịch chuyển về phía Nam vào tháng 7 và về phía Bắc vào tháng 1
c. Các đai áp thấp luôn có xu hướng dịch chuyển về phía Bắc
d. Các đai áp cao luôn có xu hướng dịch chuyển về phía Bắc
Câu 19: Sự dịch chuyển các đai áp trên Trái Đất chủ yếu là do nguyên nhân:
a. Sự thay đổi độ ẩm
b. Sự thay đổi của hướng gió mùa
c. Sự thay đổi nhiệt độ giữa lục địa và đại dương
d. Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm
Câu 20: Gió Tây ôn đới có nguồn gốc xuất phát từ:
a. Các khu áp thấp ở 2 chí tuyến về phía vùng áp thấp ôn đới
b. Các khu áp cao ở 2 chí tuyến về phía vùng áp thấp xích đạo
c. Các khu áp cao ở 2 chí tuyến về phía vùng áp thấp ôn đới
d. Các khu áp thấp ở 2 chí tuyến về phía vùng áp thấp xích đạo
Các bạn đưa ra đáp án nào. Mình sẽ đưa đáp án sau nhé...