• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi cuối mỗi bài sinh học (cơ bản)

be_ngoc_2011

New member
Xu
0
BÀI 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ



Câu 1: Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng?

- Rễ thực trên cạn sinh trưởng nhanh, lan tỏa hướng tới nguồn nước, đặc biệt, hình thành liên tục với số lượng khổng lồ các lông hút, tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và đất. Nhờ vậy, sự hấp thụ nước và các ion khoáng được thuận lợi

Câu 2: Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước, với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?

- Cơ chế hấp thụ nước: Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế thụ động (theo cơ chế thẩm thấu): nước xâm nhập từ môi trường đất, từ nơi có nồng độ chất tan thấp (môi trường nhược trương) vào tế bào rễ, nơi có nồng độ chất tan cao (dịch bào ưu trương, áp suất thẩm thấu cao)

- Cơ chế hấp thụ ion khoáng : Các ion khoáng xâm nhập từ đất vào tế bào rễ 1 cách chọn lọc theo 2 cơ chế:

+ Cơ chế thụ động: các ion khoáng xâm nhập từ đất (hoặc môi trường dinh dưỡng) vào rễ theo gradien nồng độ: từ môi trường ngoài (nơi nồng độ của ion cao) vào rễ (nơi nồng độ của ion đó thấp).

+ Cơ chế chủ động: Đối với 1 số ion mà cây có nhu cầu cao (ví dụ như ion kali) thì có thể xâm nhập ngược chiều gradien nồng độ. Sự di chuyển ngược nồng độ như vậy đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng sinh học ATP được tạo ra trong hô hấp (phải dùng bơm ion, ví dụ: bơm natri: Na+ -ATPaza, bơm kali:K+ -ATPaza..)

Câu 3: Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?

- Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng thì rễ cây thiếu oxi. Thiếu oxi sẽ phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích lũy các chất độc có hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành được lông hút mới. Không có lông hút thì cây không hấp thụ được nước, cân bằng nước trong cây bị phá hủy và cây sẽ bị chết

Nguồn: Sách giáo viên
 

kt1996

New member
Xu
0
BÀI 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ



Câu 1: Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng?

- Rễ thực trên cạn sinh trưởng nhanh, lan tỏa hướng tới nguồn nước, đặc biệt, hình thành liên tục với số lượng khổng lồ các lông hút, tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và đất. Nhờ vậy, sự hấp thụ nước và các ion khoáng được thuận lợi

Câu 2: Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước, với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?

- Cơ chế hấp thụ nước: Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế thụ động (theo cơ chế thẩm thấu): nước xâm nhập từ môi trường đất, từ nơi có nồng độ chất tan thấp (môi trường nhược trương) vào tế bào rễ, nơi có nồng độ chất tan cao (dịch bào ưu trương, áp suất thẩm thấu cao)

- Cơ chế hấp thụ ion khoáng : Các ion khoáng xâm nhập từ đất vào tế bào rễ 1 cách chọn lọc theo 2 cơ chế:

+ Cơ chế thụ động: các ion khoáng xâm nhập từ đất (hoặc môi trường dinh dưỡng) vào rễ theo gradien nồng độ: từ môi trường ngoài (nơi nồng độ của ion cao) vào rễ (nơi nồng độ của ion đó thấp).

+ Cơ chế chủ động: Đối với 1 số ion mà cây có nhu cầu cao (ví dụ như ion kali) thì có thể xâm nhập ngược chiều gradien nồng độ. Sự di chuyển ngược nồng độ như vậy đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng sinh học ATP được tạo ra trong hô hấp (phải dùng bơm ion, ví dụ: bơm natri: Na+ -ATPaza, bơm kali:K+ -ATPaza..)

Câu 3: Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?

- Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng thì rễ cây thiếu oxi. Thiếu oxi sẽ phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích lũy các chất độc có hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành được lông hút mới. Không có lông hút thì cây không hấp thụ được nước, cân bằng nước trong cây bị phá hủy và cây sẽ bị chết

Nguồn: Sách giáo viên

những phần này giải thích rất rõ trong SGK 11 tại những câu hỏi cuối bài, cũng như nội dung bài học :biggrin:
đây là những câu hỏi GV thường hỏi và cho điểm miệng đấy nhé!!!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

be_ngoc_2011

New member
Xu
0
BÀI 2: VẬN CHUYỂN NƯỚC TRONG CÂY​



Câu 1: Chứng minh cấu tạo mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá?

- Mạch gỗ gồm các quản bào và mạch ống đều là những tế bào chết. Khi chúng thực hiện chức năng mạch dẫn, chúng trở thành các ống rỗng, không có màng, không có các bào quan. Các đầu cuối và thành bên đục thủng lỗ. Thành được linhin hóa bền chắc, chịu được áp lực của dòng nước bên trong. Chúng nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên đến tận các tế bào nhu mô của lá, tạo thuận lợi cho dòng vận chuyển nước và ion khoáng di chuyển bên trong. Các ống xếp xít nhau cùng loại (quản bào - quản bào, mạch ống - mạch ống) hay khác loại (quản bào - mạch ống) theo cách lỗ bên của một ống sít khớp với lỗ bên của ống bên cạnh, đảm bảo cho dòng vận chuyển bên trong được liên tục (kể cả trong trường hợp 1 số ống nào đó bị hư hỏng hay bị tắc) và cũng là con đường cho dòng vận chuyển ngang.

Câu 2: Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét?

- Lực đẩy (động lực dưới), lực hút do sự thoát hơi nước ở lá (động lực đầu trên) và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ.

Câu 3: Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống có thể tiếp tục đi lên được không, vì sao?

- Vẫn có thể tiếp tục đi lên được bằng cách di chuyển ngang qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục di chuyển lên trên

Câu 4: Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?

- Sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, hạt, quả,..)
 

be_ngoc_2011

New member
Xu
0
BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC​


Câu 1: Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?

- Vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm cho nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh lá. Nhờ vậy, không khí dưới bóng cây vào những ngày hè nóng bức mát hơn so với không khí dưới mái che bằng vật liệu xây dựng

Câu 2: Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?

- Cây trong vườn (cây dưới tán) vì cây trong vườn có lớp cutin phát triển yếu do ánh sáng ở vườn yếu (ánh sáng tán xạ). Cây ở đồi do ánh áng mạnh nên cutin phát triển mạnh

Câu 3: Tác nhân chủ yếu nào điều tiết độ mở của khí khổng?

- Hàm lượng nước tỏng tế bào khí khổng
 

be_ngoc_2011

New member
Xu
0
Bài 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG​



Câu 1: Vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lý tùy thuộc vào loại đất, loại phân bón. giống và loài cây trồng?

- Cần phải bón phân với liều lượng hợp lý, tùy thuộc vào loại đất, loại phân bón, giống và loài cây trồng để cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao, hiệu quả của phân bón cao, giảm chi phí đầu vào, không gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường. Đối với cây trồng cụ thể ở từng địa phương thì phân bón theo chỉ dẫn của cơ quan khuyến nông.

Câu 2: Hãy liên hệ với thực tế, nêu 1 số biện pháp giúp cho quá trình chuyển hoá các muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây?

- Các biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các muối khoáng khó hòa tan (cây không hấp thụ được) thành dạng ion cây dễ hấp thụ là: làm cỏ sục bùn, phá váng sau khi đất bị ngập úng, cày phơi ải đất, cày lật úp rạ xuống, bón phân cho đất chua,...
 

be_ngoc_2011

New member
Xu
0
BÀI 5: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT​


Câu 1: Vì sao thiếu nito trong môi trường dinh dưỡng , cây lúa không thể sống được?

- Vì nito là 1 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu ( không chỉ với cây lúa mà nito là 1 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu với tất cả các loài cây)

Câu 2: Vì sao trong mô thực vật xảy ra quá trình khử nitrat?


- Vì trong 2 dạng nito cây hấp thụ vào môi trường bên ngoài có dạng NO3- là dạng oxi hóa, nhưng trong cơ thể thực vật. nito chỉ tồn tại ở dạng khử do đó nitrat cần được khử thành amoniac để tiếp tục được đồng hóa thành axit amin, amit và protein.

Câu 3: Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH4+ đầu độc?


- Hình thành amit
 

be_ngoc_2011

New member
Xu
0
BÀI 6: DINH DƯỠNG NITO Ở THỰC VẬT (tt)​


Câu 1: Nêu các dạng nito có trong đất và các dạng nito mà cây hấp thụ được

- Nito vô cơ trong các muối khoáng và nito hữu cơ trong xác sinh vật (vi sinh vật, thực vật, động vật). Dạng nito cây hấp thụ được là dạng nito khoáng NH4+ và N03-

Câu 2: Trình bày vai trò của quá trình cố định nito phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nito của thực vật

- Biến đổi nito phân tử sẵn có trong khí quyển( nhưng thực vật không hấp thụ được ) thành dạng nito khoáng NH3 (NH4+ trong môi trường nước) cây dễ dàng hấp thụ. Nhờ có quá trình cố định nito phân tử bằng con đường sinh học xảy ra trong điều kiện bình thường ở hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất mà lượng nito bị mất hằng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại đảm bảo nguồn cung cấp dinh dưỡng nito bình thường của cây.

Câu 3: Thế nào là bón phân hợp lý và biện pháp đó có tác dụng gì đối với năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường


- Bón đúng nhu cầu của cây theo đặc điểm di truyền của giống, loài cây, theo pha sinh trưởng và phát triển, theo đặc điểm lý, hóa tính của đất và theo điều kiện thời tiết. Phân bón phải đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ các thành phân dinh dưỡng hợp lý

- Bón phân khôn đúng thì năng suất sẽ thấp, hiệu quả kinh tế thấp. Bón phân vượt quá liều lượng cần thiết sẽ làm giảm năng suất, chi phí phân bón cao dẫn tới hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường, đe dọa sức khỏe của con người.
 

be_ngoc_2011

New member
Xu
0
BÀI 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT​


Câu 1: Quang hợp ở thực vật là gì? Viết phương trình quang hợp tổng quát.


- Quang hợp ở thực vật là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được diệp lục trong lục lạp hấp thụ để tạo ra cacbohidrat và oxi từ khí cacbonic và nước. Phương trình tổng quát

6CO2 + 12H2O----- diệp luc, ánh sáng mặt trời ---->C6H12O6 +602 + 6H2O

Câu 2: Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên Trái Đất

- Vì sản phầm của quang hợp là nguồn khởi nguyên nguồn cung cấp thức ăn, năng lượng cho sự sống trên Trái Đất và là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và dược liệu cho con người

Câu 3: Nêu đặc điểm của lá cây xanh thích nghi với chức năng quang hợp

*Lá cây xanh có cấu tạo bên ngoài và bên trong phù hợp với chức năng quang hợp như sau:

- Bên ngoài

+ Diện tích bề mặt lớn để hấp thụ các tia sáng

+ Phiến lá mỏng thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng

+ Trong lớp biểu bì của lá có khí khổng giúp khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp

- Bên trong:

+ Tế bào mô dậu chứa nhiều diệp lục phân bố ngay bên dưới lớp biểu bì mặt trên của lá để trực tiếp hấp thụ được các tia sáng chiếu lên mặt trên của lá

+ Tế bào mô xốp chứa ít diệp lục hơn so với mô dậu, nằm ở mặt dưới của phiến lá. Trong mô xốp có nhiều khoảng rỗng tạo điều kiện cho khí O2 dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa sắc tốt quang hợp

+ Hệ gân lá phát triển đến tận từng tế bào nhu mô của lá, chứa các mạch gỗ (là con đường cung cấp nước cùng các ion khoáng cho quang hợp) và mạch rây (là con đường dẫn sản phẩm quang hợp ra khỏi lá)

+ Trong lá có nhiều tế bào chứa lục lạp (với hệ sắc tố quang hợp bên trong) là bào quan quang hợp.

Câu 4: Nếu thành phần và chức năng của hệ sắc tố quang hợp trong lá cây

- Diệp lục và carotenoit. Diệp lục gồm diệp lục a và diệp lục b. Diệp lục là sắc tố chủ yếu của quang hợp, tron đó diệp lục a (P700 và P 680) tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. Các phân tử diệp lục b và diệp lục a khác hấp thụ năng và truyền năng lượng đã hấp thụ được cho diệp lục a (P700 và P680) ở trung tâm phản ứng quang hợp. Các carotenoit gồm caroten và xantophin là các sắc tố phụ quang hợp ( sắc tố phụ quang hợp ở tảo là phicobilin). Chức năng của chúng là hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được cho diệp lục b và diệp lục này truyền tiếp cho diệp lục a. Ngoài ra, carotenoit còn có chức năng bảo vệ bộ máy quang hợp vè tế bào khỏi bị nắng cháy khi cường độ ánh sang quá cao.

Câu 5: Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh

A. Diệp lục a

B. Diệp lục b

C. Diệp lục a, b

D. Diệp lục a,b và carotenoit

Câu 6: Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào sau đây thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng ?

A. Có cuống lá

B. Có diện tích bề mặt lá lớn

C. Phiến lá mỏng

D. Các khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên không chiếm mất diện tích hấp thụ ánh sáng
 

be_ngoc_2011

New member
Xu
0
BÀI 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM



1. Nêu khái niệm và điều kiện cần có của pha sáng trong quang hợp

- Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. Pha sáng chỉ xảy ra ở tilacoit khi có ánh sáng chiếu vào diệp lục

2. Ôxi trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu?

- Nước (qua quá trình phân li nước).

3. Sản phẩm của pha sáng là gì?

- ATP, NADPH và 02

4. Những hợp chất nào mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbohidrat?

- ATP và NADPH

5. Quan sát các hình 9.2, 9.3 và 9.4 , nêu sự giống nhau và khác nhau giữa các con đường C3, C3 và CAM.

- Giống nhau:

Cả 3 con đường đều có chu trình Canvin tạo ra AlPG rồi từ đó hình thành nên các hợp chất cacbohidrat, axit amin, protein, lipit...

- Khác nhau:

+ Chất nhận của con đường C3 là ribulozo-1,5-diphophat

Chất nhận của con đường C4 và CAM là PEP(axit photphoenolpiruvic).

+ Sản phẩm ổn định đầu tiên của con đường C3 là hợp chất 3 cacbon: APG

Sản phẩm ổn định đầu tiên của con đường C4 là các hợp chất 4 cacbon: (AOA và axit malic/aspactic)

+ Tiến trình của con đường C3 chỉ có một giai đoạn là chu trình canvin chỉ xảy ra ở tế bào mô dậu.

Tiến trình của con đường C4 gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn I là chu trình C4 xảy ra trong các tế bào mô dậu và giai đoạn II là chu trình canvin xảy ra trong các tế bào bao bó mạch.

Ở thực vật CAM, cả giai đoạn cố định CO2 lần đầu và chu trình canvin đều xảy ra trong cùng 1 tế bào.

6. Pha sáng quang hợp cung cấp cho pha tối sản phẩm nào sau đây?

A- CO2 và ATP

B- Năng lượng ánh sáng

C- Nước và CO2

D- ATP và NADPH

7. Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào?

A- Quang phân li nước.

B- chu trình canvin

C- Pha sáng.

D- Pha tối
 

be_ngoc_2011

New member
Xu
0
BÀI 10: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP



1. Cường độ ánh sáng ảnh hưởng thế nào đến quang hợp?

- Sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với quang hợp phụ thuộc vào nồng đôh CO2. Khi nồng độ CO2 thấp, tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng không nhiều, nhưng khi nồng độ CO2 tăng lên thì tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng rất mạnh (SGK hình 10.1). Tại trị số nồng độ CO2 thích hợp, khi cường độ ánh sáng đã vượt qua điểm bù, cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến điểm bão hòa (no) ánh sáng. Tại điểm bão hòa ánh sáng, nếu tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng.

2. Vai trò của nước trong pha sáng của quang hợp?

- Nước là nguyên liệu cho quá trình quang phân li nước ở pha sáng của quang hợp. Nước là môi trường duy trì điều kiện bình thường cho toàn bộ bộ máy quang hợp hoạt động.

3. Trình bày sự phụ thuộc của quang hợp vào nhiệt độ.

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quan hợp. Các nhiệt độ cực tiểu, cực thuận và cực đại đối với quang hợp tùy thuộc vào đặc điểm sinh thái, xuất xứ, pha sinh trưởng, phát triển của loài cây. Trong giới hạn nhiệt độ sinh học đối với từng giống, loài cây, pha sinh trưởng và phát triển, cứ tăng nhiệt độ thêm 10 độ C thì cường độ quang hợp tăng lên khoảng 2-2,5 lần.

4. Cho ví dụ về vai trò của các nguyên tố khoáng trong hệ sắc tố quang hợp.

- Fe tham gia vào quá trình tổng hợp pocfirin nhân diệp lục. Mg, N tham gia vào cấu trúc của phân tử diệp lục.
 

be_ngoc_2011

New member
Xu
0
Bài 11: QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG



1. Tại sao nói quang hợp quyết định đến năng suất của cây trồng ?

- Đúng, vì quang hợp quyết định 90-95% năng suất cây trồng (xem mục I bài 11)

2. Phân biệt năng suất sinh học với năng suất kinh tế

- Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích lũy được trong mỗi ngày trên 1 hecta gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

- Năng suất kinh tế chỉ là một phần của năng suất sinh học chứa trong các cơ quan có giá trị kinh tế như hạt, củ, quả, lá...tùy vào mục đích đối với từng loại cây trồng

3. Nêu các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp.

- Cung cấp nước, phân bón hợp lý, tuyển chọn giống cây có cường độ quang hợp cao.
 

be_ngoc_2011

New member
Xu
0
BÀI 12: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT




1. Hô hấp ở cây xanh là gì?

- Hô hấp là quá trình oxi hóa nguyên liệu hô hấp (glucozo...) đến CO2. H2O và tích lũy năng lượng ở dạng dễ sử dụng là ATP.

2. Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí?

- Hô hấp hiếu khí tích lũy được nhiều năng lượng hơn. Từ một phân tử glucozo được sử dụng trong hô hấp: phân giải hiếu khí / phân giải kị khí = 38/2 = 19 lần.

3. Trong những trường hợp nào thì diễn ra lên men ở cơ thể thực vật?

- Khi thiếu oxi, rễ không hô hấp được nên không cung cấp đủ năng lượng cho quá trình sinh trưởng của rễ dẫn đến lông hút chết nên cây mất cân bằng nước và bị chết. Ví dụ: Khi cây bị ngập úng.

4. Hãy khái quát về ảnh hưởng của môi trường đối với hô hấp của cây xanh.

- Các nhân tố môi trường ảnh hưởng nhiều mặt đến hô hấp tùy thuộc vào giống cây, pha sinh trưởng và phát triển cá thể.
 

be_ngoc_2011

New member
Xu
0
BÀI 15: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT



1. Cho biết sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào.

- Tiêu hóa nội bào là tiêu hóa thức ăn bên trong tế bào. Thức ăn được tiêu hóa hóa học trong không bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzim do lizoxom cung cấp.

- Tiêu hóa ngoại bào là tiêu hóa thức ăn bên ngoài tế bào. Thức ăn có thể được tiêu hóa hóa học trong túi tiêu hóa hoặc được tiêu hóa cả về mặt cơ học và hóa học trong ống tiêu hóa.

2. Ống tiêu hóa phân hóa thành những bộ phân khác nhau có tác dụng gì?

- Ống tiêu hóa phân thành các bộ phận khác nhau để thực hiện các chức năng khác nhau nhất định. Sự chuyên hóa về chức năng giúp quá trình tiêu hóa đạt hiệu quả cao. Ví dụ: Ở khoang miệng, cơ nhai tham gia vào quá trình tiêu hóa cơ học, làm thức ăn nhỏ lại, làm tăng diện tích tác dụng ezim tiêu hóa lên thức ăn

3. Tại sao lại nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào?

- Thức ăn được tiêu hóa bên ngoài tế bào, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong lòng ống tiêu hóa.

4. Cho biết những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa.

-Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải còn thức ăn trong túi tiêu hóa bị trộn lẫn với chất thải.

Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng còn trong túi tiêu hóa dịch tiêu hóa bị hòa loãng nhiều với nước.

- Nhờ thức ăn đi theo một chiều nên hình thành các bộ phân chuyển hóa, thực hiện các chức năng khác nhau như tiêu hóa hóa học, hấp thụ thức ăn, trong khi túi tiêu hóa không có sự chuyển hóa như trong ống tiêu hóa
 

be_ngoc_2011

New member
Xu
0
BÀI 16: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT (tiếp theo)




1. Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và ăn thực vật.

- Khác nhau về cấu tạo: Khác nhau về răng, khớp hàm, dạ dày 4 túi, chiều dài ruột, ruột tịt

- Khác nhau về quá trình tiêu hóa:

+ Thú ăn thịt xé thịt và nuốt, thú ăn thực vật nhai nghiền nát thức ăn, một số loài nhai lại thức ăn.

+ Thú ăn thực vật nhai kỹ hoặc nhai lại thức ăn, vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng tham gia vào tiêu hóa thức ăn.

2. Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn?

- Do thức ăn thực vật nghèo chất dinh dưỡng và khó tiêu hóa nên phải ăn số lượng lớn thức ăn mới đáp ứng được nhu cầu của cơ thể.

3. Đánh dấu X vào ô vuông cho ý trả lời đúng về tiêu hóa xenlulozo

A- Không được tiêu hóa nhưng được phá vỡ ra nhờ co bóp mạnh của dạ dày.

B- Được nược bọt thủy phân thành các thành phân đơn giản

C- Được tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và dạ dày

D- Được tiêu hóa hóa học nhờ các enzim tiết ra từ ống tiêu hóa​
 

be_ngoc_2011

New member
Xu
0
BÀI 17: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT



1. Hãy liệt kê các hình thức hô hấp của động vật ở nước và ở cạn.

- Có 4 hình thức hô hấp chủ yếu đó là: hô hấp qua bề mặt cơ thể, hô hấp bằng hệ thống ống khí, hô hấp bằng mang và hô hấp bằng phổi. Động vật dưới nước hô hấp bằng mang và qua bề mặt cơ thể. Động vật trên cạn hô hấp bằng phổi, hệ thống ống khi và qua bề mặt cơ thể. Một số động vật có vú thích nghi với môi trường nước như cá heo, cá voi vẫn hô hấp bằng phổi. Sau vài chục phút trong nước chúng phải ngoi lên mặt nước để hít thở không khí.

2. Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở động vật đơn bào và động vật đa bào có tổ chức thấp ( ví dụ thủy tức) được thực hiện như thế nào?

- Động vật đơn bào trao đổi khí qua màng tế bào. Động vật đa bào có tổ chức thấp trao đổi khí qua bề mặt cơ thể, Khí CO2 khuếch tán vào cơ thể và CO2 khuếch tán từ trong cơ thể ra ngoài là do có chênh lệch về phân áp 02 và CO2. Qúa trình chuyển hóa bên trong cơ thể luôn tiêu thụ O2 làm cho phân áp O2 trong tế bào thấp hơn bên ngoài cơ thể. Qúa trình chuyển hóa bên trong cơ thể cũng liên tục sinh ra CO2 làm cho phân áp CO2 trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài cơ thể.

3. Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết. Tại sao?

- Để lên mặt đất khô ráo, giun đất sẽ nhanh chết do khí O2 và CO2 không khuếch tán qua da được vì da bị khô.

4. Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở côn trùng, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú được thực hiện như thế nào?

- Dựa vào các câu trả lời trao đổi khí bằng hệ thống ống khí (côn trùng), bằng phổi (bò sát, thú), bằng cả da và phổi (lưỡng cư) để trả lời cho câu hỏi này. Chim hô hấp nhờ phổi và hệ thống túi khí. Phổi của chim cấu tạo từ hệ thống ống khí trong phổi, bao quanh các ống khí là hệ thống mao mạch dày đặc. Hệ thống túi khí giúp cho không khí lưu thông qua phổi. Phổi luôn giàu O2 cả khi hít vào và thở ra. Phổi chim không thay đổi thể tích khi hít vào và thở ra.

5. Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây trao đổi khí hiệu quả nhất? Trả lời bằng cách đánh dấu X vào ô vuông cho ý trả lời đúng:

A- Phổi của động vật có vú

B- Phổi và da của ếch nhái

C- Phổi của bò sát

D- Da của giun đất

6. Tại sao bề mặt trao đỏi khí của chim, thú phát triển hơn của lưỡng cư và bò sát?

- Vì nhu cầu trao đổi khí ở chim và thú cao hơn lưỡng cư và bò sát. Chim và thú là động vật hằng nhiệt nên cần năng lượng để giữ cho thân nhiệt ổn định. Hơn nữa, chim và thú hoạt động tích cực nên nhu cầu về năng lượng cao hơn. Vì vậy, bề mặt trao đổi khí của chim và thú phát triển hơn của lưỡng cư và bò sát để đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí.
 

be_ngoc_2011

New member
Xu
0
BÀI 18: TUẦN HOÀN MÁU



1. Tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở?


- Hệ tuần hoàn của côn trùng là hệ tuần hoàn hở vì có 1 đoạn máu đi ra khỏi mạch máu, đi vào khoang cơ thể.

2. Tại sao hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú được gọi là hệ tuần hoàn kín?

- Hệ tuần hoàn của cá , lưỡng cư, bò sát, chum và thú được gọi là hệ tuần hoàn kín vì máu lưu thông liên tục trong mạch kín (qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch và về tim)

3. Đánh dấu X vào ô vuông cho ý đúng về nhóm động vật KHÔNG có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim

A- Cá xương, chim, thú.

B- Lưỡng cư, thú

C- Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú.

D- Lưỡng cư, bò sát, chim.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top