Học cái gì sẽ đạt được mục tiêu đó

Chien Tong

New member
Xu
33
Bút Nghiên không chỉ là nơi học tập rèn luyện và trau rồi kiến thức thực tế mà còn định hướng cho mọi người một hướng đi rõ ràng. Trong chuyên đề này mình xin đặt một vấn đề là: "Học cái gì sẽ đạt được mục tiêu đó".

truc%20tuyen.jpg

Học cái gì sẽ đạt được mục tiêu đó
Học không phải là học tràn lan, đụng đâu học đó, học để biết mà không hiểu, học để tác nghiệp chứ không nắm được bản chất, căn nguyên của vấn đề.
Ý thức được “Học để làm gì”để từ đó tìm ra những cái còn yếu, còn thiếu để bổ sung kiến thức, hoàn thiện kỹ năng và có cách nghĩ đúng đắn hơn chỉ có như vậy mới phát triển được bản thân, trau dồi được hiểu biết và quan trọng hơn là đi đúng con đường đã định. Cá nhân muốn thành công, chắc chắn phải đặt sự học ở mục tiêu tự thân, tức là việc học là của mình, do mình, vì mình thì mới có đủ đam mê, nhiệt tình và nỗ lực để đi đến cùng với ngọn nguồn của sự học.
Tổ chức muốn thành công thì phải xây dựng được văn hóa học tập không ngừng để khuyến khích mỗi thành viên không ngừng cố gắng để “làm tốt” chính mình từ đó góp phần “làm tốt”, nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức.
Dân tộc muốn thành công nhất định phải đi từ những cá nhân thành công và những tổ chức thành công. Những phần tử, tế bào tiến bộ này sẽ là nội lực vững mạnh, cứng cáp để dân tộc mạnh dạn “dấn thân” vào cuộc chơi toàn cầu. Để làm được điều này thì bản thân dân tộc đó phải phát huy được tinh thần hiếu học, thực học dựa trên nền tảng truyền thống, chứ không phải chạy theo hình thức, hòa tan theo xu hướng mà không giữ được cái gốc của chính mình.
 
Sửa lần cuối:
Bài viết của add thật hay, thíc nhất là câu: Học không phải là học tràn lan, đụng đâu học đó, học để biết mà không hiểu, học để tác nghiệp chứ không nắm được bản chất, căn nguyên của vấn đề.:)
 
“Học như thế nào?” cũng là một điều cần lưu ý. Xác định được mục tiêu học, nội dung học mà không có cách thức, phương pháp học thì cũng không đạt được hiệu quả như mong muốn. Sự học thực chất là một quá trình trong đó nguyên liệu, nhà sản xuất và sản phẩm cuối cùng đều là con người. Câu hỏi về cách học liên quan đến vai trò “nhà sản xuất” trong quá trình này.
 
Nhà sản xuất phải nắm sự chủ động, tuân thủ định hướng, thấu hiểu bản thân “nguyên liệu” để có cách chế biến, lắp ráp các mảnh ghép phù hợp trong biển học vô vàn để có được “sản phẩm” như mong muốn. Bản thân người học phải ý thức được vị trí trung tâm, vị trí “làm chủ” của mình để biết yêu cầu, “đòi hỏi” chính mình, xã hội đáp ứng nhu cầu học hỏi này.

Học từ sách vở, học từ cuộc sống, học từ kinh nghiệm và những trải nghiệm của bản thân, của mọi người. Chỉ với cách tiếp cận tích cực như vậy thì sự học mới giải quyết được tất cả các vấn đề chưa thông suốt, chưa rõ ràng. Đối với tổ chức, cũng cần xây dựng cơ chế học tập linh hoạt (học trong giao tiếp, ứng xử, trong công việc…) để mỗi thành viên có thể thỏa mãn mong muốn học hỏi, “nâng cấp” bản thân mọi lúc, mọi nơi.

Còn ở góc độ dân tộc, để phát triển sự học đòi hỏi sự tôn trọng người học, khuyến khích mỗi cá nhân phát huy tính sáng tạo của bản thân, tạo điều kiện tốt nhất cho người học được phát biểu ý tưởng, thử nghiệm vào thực tế để chứng minh lý thuyết, khám phá ra những khoa học mới. Để “sản xuất” ra những “sản phẩm” ít “lỗi”, nền giáo dục, đào tạo cũng phải xây dựng trên cơ sở tiến bộ, phù hợp với năng lực người học cũng như điều kiện sở tại.
 
Ngay từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, tổ chức UNESCO đã nêu lên 4 trụ cột của cải cách giáo dục đó là:

Học để biết (Nắm được những công cụ để “hiểu”)

Học để làm (Có khả năng sáng tạo, tác động vào môi trường của mình)

Học để cùng chung sống (Tham gia và hợp tác với người khác)

Học để làm người (Sự tiến triển quan trọng nảy sinh từ 3 trụ cột trên)

Và ngạn ngữ Trung Hoa cách đây nghìn năm đã có câu: “Sự học như con thuyền ngược nước, không tiến ắt thoái”. Như vậy, có thể thấy rằng sự học có một ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng con người mới, tổ chức thành công và một dân tộc tiến bộ nhưng là một chặng đường thật sự gian nan, đòi hỏi nhiều khổ luyện và sự kiên định. Sẽ là rất dễ để bỏ cuộc, sẽ là rất khó để đi đến cùng với hành trình này. Chỉ đến lúc nào công tác giáo dục thật sự đi vào thực học, để tạo ra những giá trị thực, những con người thực với đầy đủ phẩm chất cần có để “làm người” thì khi đó, sự học mới thể hiện được đầy đủ vai trò và ý nghĩa của nó. Bắt đầu từ những điều nhỏ, làm thật tốt, biến những điều tốt thành những điều vĩ đại, sự học giúp cho cá nhân, tổ chức, dân tộc gìn giữ được những bản sắc riêng, tiếp thu tinh hoa của cộng đồng, nhân loại để làm ĐẸP, làm THƠM và RẠNG DANH cho chính mình.

Gia nhập WTO, mọi điều kiện đã sẵn sàng để Việt Nam có thể mở rộng kết nối, giao lưu, giao thương. Dân tộc Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam, con người Việt Nam sẽ “cất cánh” bao cao, bao xa tất cả tùy thuộc vào kết quả của sự học mà mỗi con người, mỗi tổ chức và cả đất nước đầu tư ngay từ hôm nay!
 
Ý thức được “Học để làm gì”để từ đó tìm ra những cái còn yếu, còn thiếu để bổ sung kiến thức, hoàn thiện kỹ năng và có cách nghĩ đúng đắn hơn chỉ có như vậy mới phát triển được bản thân, trau dồi được hiểu biết và quan trọng hơn là đi đúng con đường đã định. Cá nhân muốn thành công, chắc chắn phải đặt sự học ở mục tiêu tự thân, tức là việc học là của mình, do mình, vì mình thì mới có đủ đam mê, nhiệt tình và nỗ lực để đi đến cùng với ngọn nguồn của sự học.
==> Cần phải có mục tiêu đã. Mục tiêu là thứ đặt ra hàng đầu và không thể thiếu được nha. Có mục tiêu sẽ có sự nỗ lực phấn đấu, nhiệt huyết, đam mê.... Nên em thích đoạn này nhất.
 
Ngay từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, tổ chức UNESCO đã nêu lên 4 trụ cột của cải cách giáo dục đó là:

Học để biết (Nắm được những công cụ để “hiểu”)

Học để làm (Có khả năng sáng tạo, tác động vào môi trường của mình)

Học để cùng chung sống (Tham gia và hợp tác với người khác)

Học để làm người (Sự tiến triển quan trọng nảy sinh từ 3 trụ cột trên)

+ Bốn trụ cột chính cải cách giáo dục hay còn gọi là 4 mục tiêu chính mà giáo dục hướng đến. Nhưng không biết người học đã thật sự hướng tới 4 mục tiêu chính này chưa.
 
Ngay từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, tổ chức UNESCO đã nêu lên 4 trụ cột của cải cách giáo dục đó là:

Học để biết (Nắm được những công cụ để “hiểu”)

Học để làm (Có khả năng sáng tạo, tác động vào môi trường của mình)

Học để cùng chung sống (Tham gia và hợp tác với người khác)

Học để làm người (Sự tiến triển quan trọng nảy sinh từ 3 trụ cột trên)

+ Bốn trụ cột chính cải cách giáo dục hay còn gọi là 4 mục tiêu chính mà giáo dục hướng đến. Nhưng không biết người học đã thật sự hướng tới 4 mục tiêu chính này chưa.

Thế mà hiều người hô hào học mà chỉ để khoe mẽ. Hãy đọc bài này để cảm nhận rằng ta đã đúng hay chưa
 
Butnghien chưa đủ các điều kiện và tư cách để đưa ra những phát ngôn như thế.
Bút Nghiên không chỉ là nơi học tập rèn luyện và trau rồi kiến thức thực tế mà còn định hướng cho mọi người một hướng đi rõ ràng. Trong chuyên đề này mình xin đặt một vấn đề là: "Học cái gì sẽ đạt được mục tiêu đó". " Vấn đề đang được nói đến đó chính là định hướng"
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top