Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Hồ Gươm có Tháp Rùa xưa cũ, nhưng hoa hồ Gươm lại không bao giờ cũ. Hoa Hồ Gươm, bốn mùa đi, bốn mùa đổi màu, ra nụ, đơm hoa, nảy mầm, thay lá, kết trái, toả hương dưới nắng, trong mưa, qua dông tố, bão bùng, bụi cát ồn ào, xô đẩy.
Hoa vẫn tưng bừng hoà ca cùng giọng nói con người, cùng tiếng chim, tiếng con cuốc cuốc, cùng sương sớm, mù đêm, cùng mưa dầm, gió bấc, cùng mặt trời, trăng sao, tinh tú. Hoa hồ Gươm là nhạc, là thơ, là nét vẽ bên trời, là công trình kiến trúc Á - Âu, được sinh ra bởi con người, được nuôi dưỡng bởi cha Trời, mẹ Đất. Hoa Hồ Gươm là món quà tặng từ hỗn mang, rọi ánh sáng tới miền tăm tối, dâng niềm vui tới kẻ u sầu...
Chuyện kể rằng hồi đầu thế kỷ XX, xung quanh hồ Gươm, cây cối rậm rịt, hoang tàn, u tịch, nhà mái tranh xiêu vẹo. Bỗng một đêm , những mái nhà bốc cháy. Người Pháp đô hộ, lấy cớ di dân và xây lại phố. Đường quanh hồ được xây thành chu vi gần hai cây số, có vườn hoa kiểu Pháp, vừa có cây xanh um tùm che nắng, vừa có thảm cỏ xanh , thêm thảm hoa rực rỡ màu đỏ, vàng, tím, hồng, nâu, lục lam, chàm... như dạo nhạc cho những cụ Báng Súng khổng lồ của châu Phi, nhẫn nại, chung tình, hàng thế kỷ nay hút bụi và toả bóng râm xanh lành vào phố, pha gam màu lá cây trầm lặng, u hoài cho hồ Gươm.
Các cụ Đa, cụ Si bên tháp Hoà Phong, trong đền Ngọc Sơn, ngoài đền Bà Kiệu... hiến tặng hồ Gươm vẻ linh thiêng hào hoa của Thăng Long- Hà Nội gần nghìn năm tuổi. Nếu không có những bộ râu hiền như tiên ông khề khà xoà xuống lòng hồ Gươm xanh của những cụ Si, nếu không có những cội đa rễ chồng, rễ đống thành hầm, thành hố, điểm quanh hồ Gươm, chắc khó ai đếm được tuổi của cụ Rùa. Búp đa, quả Đa là mầm nụ, là sự sinh nở của cội cành, là hoa tô sắc cho lá biếc.
Còn cụ Lộc Vừng chín nhánh, choãi chân bám vào mẹ Đất, để cành xoã xuống ôm choàng lấy mặt nước như dáng mẹ hiền trải lòng mình tới các con, sợ một mai phải lìa xa mãi mãi. Cả hồ Gươm chỉ có hai cây Lộc Vừng đẹp như Hoàng thái hậu đứng nơi đầu đường Trần Nguyên Hãn, năm hai lần nở hoa, nên gọi là hoa Nhị Độ. Hoa Lộc Vừng nứt từ đầu cành nhánh thành từng dây rủ xuống như chiếc trâm cài tóc, những cánh hoa mỏng tang, nhỏ li ti, màu đỏ trái tim đính vào dây.
Mùa xuân mưa phùn phủ bụi mờ, không khí ẩm mát, Lộc Vừng nở rộ. Từng dây, từng dây hoa đỏ rung rinh như ngàn chiếc trâm trang hoàng lên đầu mỹ nữ, công chúa, hoàng hậu, hoàng thái hậu, lộng lẫy, kiêu sa, vương dả, mà gần gũi, giản dị, bởi kẻ ăn mày qua đây cũng được hả hê ngắm nghía. Khi tàn, cánh hoa rơi, còn tụ lại muôn hình sắc, màu đỏ loang lên nền đất nâu, hay chơi vơi theo làn sóng nước hồ xanh, mà ngời lên sắc đỏ của trái tim tình yêu, chẳng nỡ ra đi. Nhớ phố, mùa Thu khi gió se se lạnh, Lộc Vừng lại bừng nở dưới bầu trời thu Hà Nội, khoe sắc đỏ mơn man cùng màu xanh lưu ly của cốm. Mùa Thu, mùa Xuân, qua hồ Gươm ngắm muôn vạn cánh Lộc Vừng đỏ tươi, tan lan man cùng làn sóng biếc, ai đó cùng ai vấn vương câu quan họ: "Bèo dạt mây trôi", chạnh lòng thoảng nhớ về thân phận con người...
Qua hồ Gươm ai cũng đắm đuối bên cụ Gạo khổng lồ, gốc sù những mố, những cục tròn lăn lóc xếp chồng nhau, trơn bóng và cứng như những hòn đá cuội. Cụ Gạo từ làng lên phố từ lâu lắm rồi, bao phen binh lửa, bao cuộc biến đổi, bao triều đại đổ vỡ, bao kiếp giành giật ngai vàng, bao người vô danh ngã xuống... cụ đều nhìn thấy cả. Mà sao cụ cứ bình chân như vại, cứ vững chãi như núi đá vậy? Đầu hè hoa Gạo nở đỏ, tung những chùm bông trắng cho người nhặt về làm gối, là lúc cụ Gạo cười lớn mà trả lời rằng:
Ta mang nghề cổ truyền của cha ông về kinh đô lập nên ba mươi sáu phố phường. Tre già măng mọc, con cháu ta đời nọ nối đời kia, cứ nảy từ gốc ta ra mà sống, chẳng cần cầu cạnh, bon chen, chẳng bao giờ chịu thất nghiệp, cho dù vật đổi sao rời cũng chẳng sợ hãi điều chi. Này sờ vào gốc của ta mà xem, vững như thạch, rắn như kim cương, ta đã sống ở đây gần ngàn năm rồi đấy.
Và còn bao nhiêu cây, bao nhiêu hoa hồ Gươm là bấy nhiêu miền đất, miền trời tụ về dâng hương sắc. Hoa Ban khắc khoải nhắn đừng quên bà bủ chập chờn bếp lửa, những dáng thanh xuân uốn lợn múa xoè, những chiến hào Điện Biên đánh giặc... Hoa Sấu từ làng cổ bên sông Cầu chở dân ca về phố. Hoa Vông Vang, Vàng Anh, Muồng vàng, Chà Là, Cơm Nguội, cây Muỗm, cây Quéo, Dâm Bụt, hoa Cúc, Thợc Dợc, hoa Phăng, hoa Ngâu, hoa Sói, khóm Trúc, bụi Tre, cây Quất, cành Đào, ngày Tết, cả đám hoa dại không tên... đều là hương đồng gió nội ngàn phương tụ về...
Đến cây Sung mọc trên tầng đá của núi Độc Tôn ôm lấy chân Tháp Bút, chẳng thấy hoa mà sao quả nó cứ thơm mê man mùi thơm quyến rũ của cây quả Việt Nam, nó thơm cả hương va-ni bánh kẹo phương Tây, quấn vào mũi, vào môi. Quả Sung chín tím đỏ rụng xuống, hương vẫn bay ngon ngọt. Hương quả Sung rung dìu dịu, xa mà gần, toả nhè nhẹ trong không gian một vẻ thanh bình tĩnh lặng, gợi nhớ một góc ao làng hay khoảng vườn hoang sâu thẳm, nhớ mối tình đầu ai nỡ đánh rơi...
Còn những bóng Liễu tha thớt thả tóc mềm như mây, nhẹ như gió thoảng thơm bên hồ, luôn ám ảnh những chàng hiệp sĩ thế kỷ XXI. Liễu yếu non tơ, có bàn tay vạm vỡ nào cùng sẻ chia đắp xây hạnh phúc? Liễu yếu non tơ ngả nghiêng sau đêm bão, vẫn vươn mình về phía mặt trời. Liễu yếu non tơ, tưởng như lặng câm, mà đã vạch mặt, chỉ tên lũ Sở Khanh "Đầu trâu mặt ngựa" giữa thanh thiên bạch nhật. Hỏi có nhục nhã nào hơn thế?
Bên cạnh Liễu yếu non tơ còn có bốn cụ hoa Sữa khổng lồ từ rừng sâu núi thẳm về đây, thân to thẳng sừng sững giữa trời hồ Gươm, âm thầm chắt chiu hương bốn mùa hoa nắng, thành hương hoa Sữa ngào ngạt sưởi ấm gió mùa Đông Bắc lạnh khô người... Hè tới, gần một trăm bác Phượng già sau một đời chinh chiến lặng lẽ tụ về ngả bên sóng nước hồ Gươm, cháy cạn mình, gọi cháu con mở sách... Bên bao nhiêu bác Phượng là bấy nhiêu cô Bằng Lăng, tím đỏ màu thương nhớ... làm cho hồ Gươm bừng sáng, rạo rực một trời hoa, thắm như máu, đỏ như son, nồng nàn như lửa...
Qua cầu Thê Húc , vào đền Ngọc Sơn là thế giới của các cụ Si. Muôn chòm râu bạc rung rung xoã xuống mặt hồ Gươm, dâng ngàn lá biếc, tô nước hồ thêm xanh...
Hoa vẫn tưng bừng hoà ca cùng giọng nói con người, cùng tiếng chim, tiếng con cuốc cuốc, cùng sương sớm, mù đêm, cùng mưa dầm, gió bấc, cùng mặt trời, trăng sao, tinh tú. Hoa hồ Gươm là nhạc, là thơ, là nét vẽ bên trời, là công trình kiến trúc Á - Âu, được sinh ra bởi con người, được nuôi dưỡng bởi cha Trời, mẹ Đất. Hoa Hồ Gươm là món quà tặng từ hỗn mang, rọi ánh sáng tới miền tăm tối, dâng niềm vui tới kẻ u sầu...
Chuyện kể rằng hồi đầu thế kỷ XX, xung quanh hồ Gươm, cây cối rậm rịt, hoang tàn, u tịch, nhà mái tranh xiêu vẹo. Bỗng một đêm , những mái nhà bốc cháy. Người Pháp đô hộ, lấy cớ di dân và xây lại phố. Đường quanh hồ được xây thành chu vi gần hai cây số, có vườn hoa kiểu Pháp, vừa có cây xanh um tùm che nắng, vừa có thảm cỏ xanh , thêm thảm hoa rực rỡ màu đỏ, vàng, tím, hồng, nâu, lục lam, chàm... như dạo nhạc cho những cụ Báng Súng khổng lồ của châu Phi, nhẫn nại, chung tình, hàng thế kỷ nay hút bụi và toả bóng râm xanh lành vào phố, pha gam màu lá cây trầm lặng, u hoài cho hồ Gươm.
Các cụ Đa, cụ Si bên tháp Hoà Phong, trong đền Ngọc Sơn, ngoài đền Bà Kiệu... hiến tặng hồ Gươm vẻ linh thiêng hào hoa của Thăng Long- Hà Nội gần nghìn năm tuổi. Nếu không có những bộ râu hiền như tiên ông khề khà xoà xuống lòng hồ Gươm xanh của những cụ Si, nếu không có những cội đa rễ chồng, rễ đống thành hầm, thành hố, điểm quanh hồ Gươm, chắc khó ai đếm được tuổi của cụ Rùa. Búp đa, quả Đa là mầm nụ, là sự sinh nở của cội cành, là hoa tô sắc cho lá biếc.
Còn cụ Lộc Vừng chín nhánh, choãi chân bám vào mẹ Đất, để cành xoã xuống ôm choàng lấy mặt nước như dáng mẹ hiền trải lòng mình tới các con, sợ một mai phải lìa xa mãi mãi. Cả hồ Gươm chỉ có hai cây Lộc Vừng đẹp như Hoàng thái hậu đứng nơi đầu đường Trần Nguyên Hãn, năm hai lần nở hoa, nên gọi là hoa Nhị Độ. Hoa Lộc Vừng nứt từ đầu cành nhánh thành từng dây rủ xuống như chiếc trâm cài tóc, những cánh hoa mỏng tang, nhỏ li ti, màu đỏ trái tim đính vào dây.
Mùa xuân mưa phùn phủ bụi mờ, không khí ẩm mát, Lộc Vừng nở rộ. Từng dây, từng dây hoa đỏ rung rinh như ngàn chiếc trâm trang hoàng lên đầu mỹ nữ, công chúa, hoàng hậu, hoàng thái hậu, lộng lẫy, kiêu sa, vương dả, mà gần gũi, giản dị, bởi kẻ ăn mày qua đây cũng được hả hê ngắm nghía. Khi tàn, cánh hoa rơi, còn tụ lại muôn hình sắc, màu đỏ loang lên nền đất nâu, hay chơi vơi theo làn sóng nước hồ xanh, mà ngời lên sắc đỏ của trái tim tình yêu, chẳng nỡ ra đi. Nhớ phố, mùa Thu khi gió se se lạnh, Lộc Vừng lại bừng nở dưới bầu trời thu Hà Nội, khoe sắc đỏ mơn man cùng màu xanh lưu ly của cốm. Mùa Thu, mùa Xuân, qua hồ Gươm ngắm muôn vạn cánh Lộc Vừng đỏ tươi, tan lan man cùng làn sóng biếc, ai đó cùng ai vấn vương câu quan họ: "Bèo dạt mây trôi", chạnh lòng thoảng nhớ về thân phận con người...
Qua hồ Gươm ai cũng đắm đuối bên cụ Gạo khổng lồ, gốc sù những mố, những cục tròn lăn lóc xếp chồng nhau, trơn bóng và cứng như những hòn đá cuội. Cụ Gạo từ làng lên phố từ lâu lắm rồi, bao phen binh lửa, bao cuộc biến đổi, bao triều đại đổ vỡ, bao kiếp giành giật ngai vàng, bao người vô danh ngã xuống... cụ đều nhìn thấy cả. Mà sao cụ cứ bình chân như vại, cứ vững chãi như núi đá vậy? Đầu hè hoa Gạo nở đỏ, tung những chùm bông trắng cho người nhặt về làm gối, là lúc cụ Gạo cười lớn mà trả lời rằng:
Ta mang nghề cổ truyền của cha ông về kinh đô lập nên ba mươi sáu phố phường. Tre già măng mọc, con cháu ta đời nọ nối đời kia, cứ nảy từ gốc ta ra mà sống, chẳng cần cầu cạnh, bon chen, chẳng bao giờ chịu thất nghiệp, cho dù vật đổi sao rời cũng chẳng sợ hãi điều chi. Này sờ vào gốc của ta mà xem, vững như thạch, rắn như kim cương, ta đã sống ở đây gần ngàn năm rồi đấy.
Và còn bao nhiêu cây, bao nhiêu hoa hồ Gươm là bấy nhiêu miền đất, miền trời tụ về dâng hương sắc. Hoa Ban khắc khoải nhắn đừng quên bà bủ chập chờn bếp lửa, những dáng thanh xuân uốn lợn múa xoè, những chiến hào Điện Biên đánh giặc... Hoa Sấu từ làng cổ bên sông Cầu chở dân ca về phố. Hoa Vông Vang, Vàng Anh, Muồng vàng, Chà Là, Cơm Nguội, cây Muỗm, cây Quéo, Dâm Bụt, hoa Cúc, Thợc Dợc, hoa Phăng, hoa Ngâu, hoa Sói, khóm Trúc, bụi Tre, cây Quất, cành Đào, ngày Tết, cả đám hoa dại không tên... đều là hương đồng gió nội ngàn phương tụ về...
Đến cây Sung mọc trên tầng đá của núi Độc Tôn ôm lấy chân Tháp Bút, chẳng thấy hoa mà sao quả nó cứ thơm mê man mùi thơm quyến rũ của cây quả Việt Nam, nó thơm cả hương va-ni bánh kẹo phương Tây, quấn vào mũi, vào môi. Quả Sung chín tím đỏ rụng xuống, hương vẫn bay ngon ngọt. Hương quả Sung rung dìu dịu, xa mà gần, toả nhè nhẹ trong không gian một vẻ thanh bình tĩnh lặng, gợi nhớ một góc ao làng hay khoảng vườn hoang sâu thẳm, nhớ mối tình đầu ai nỡ đánh rơi...
Còn những bóng Liễu tha thớt thả tóc mềm như mây, nhẹ như gió thoảng thơm bên hồ, luôn ám ảnh những chàng hiệp sĩ thế kỷ XXI. Liễu yếu non tơ, có bàn tay vạm vỡ nào cùng sẻ chia đắp xây hạnh phúc? Liễu yếu non tơ ngả nghiêng sau đêm bão, vẫn vươn mình về phía mặt trời. Liễu yếu non tơ, tưởng như lặng câm, mà đã vạch mặt, chỉ tên lũ Sở Khanh "Đầu trâu mặt ngựa" giữa thanh thiên bạch nhật. Hỏi có nhục nhã nào hơn thế?
Bên cạnh Liễu yếu non tơ còn có bốn cụ hoa Sữa khổng lồ từ rừng sâu núi thẳm về đây, thân to thẳng sừng sững giữa trời hồ Gươm, âm thầm chắt chiu hương bốn mùa hoa nắng, thành hương hoa Sữa ngào ngạt sưởi ấm gió mùa Đông Bắc lạnh khô người... Hè tới, gần một trăm bác Phượng già sau một đời chinh chiến lặng lẽ tụ về ngả bên sóng nước hồ Gươm, cháy cạn mình, gọi cháu con mở sách... Bên bao nhiêu bác Phượng là bấy nhiêu cô Bằng Lăng, tím đỏ màu thương nhớ... làm cho hồ Gươm bừng sáng, rạo rực một trời hoa, thắm như máu, đỏ như son, nồng nàn như lửa...
Qua cầu Thê Húc , vào đền Ngọc Sơn là thế giới của các cụ Si. Muôn chòm râu bạc rung rung xoã xuống mặt hồ Gươm, dâng ngàn lá biếc, tô nước hồ thêm xanh...
Theo nguoihanoi.com.vn