Hệ thống kiến thức môn Ngữ văn 6 học kì 1 được chia làm ba phần lớn: Văn học, tiếng Việt và tập làm văn. Đối với mảng văn học chúng ta cùng ôn tập lại kiến thức về thể loại truyện (truyện truyền thuyết, truyện cổ tích và thể loại thơ (thơ lục bát). Đối với mảng tiếng Việt, chúng ta cùng nhớ lại các kiến thức về từ loại và biện pháp tu từ...
A. PHẦN VĂN HỌC
I. Truyện:
1.Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích.
- Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân.
VD: Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm, …
- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch, người mang lốt vật… nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, …
VD: Thạch Sanh, Sọ Dừa, …
2. Chi tiết, cốt truyện, nhân vật
- Chi tiết là những sự việc nhỏ trong văn bản, tạo nên sự sinh động của tác phẩm.
VD: Cậu bé lên ba mà vẫn không biết nói, biết cười (Thánh Gióng)
- Cốt truyện là một hệ thống sự kiện được sắp xếp theo một ý đồ nhất định nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.
VD: Thánh Gióng: sự ra đời kì lạ → đòi đi đánh giặc → đánh tan giặc → bay về trời.
- Nhân vật là người, con vật, đồ vật, … được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học. Đặc điểm của nhân vật thường bộc lộ qua hình dáng, cử chỉ, hoạt động, lời nói, ý nghĩa…
VD: Thánh Gióng trong Thánh Gióng; Thạch Sanh, Lý Thông trong Thạch Sanh;…
II. Thơ
1. Một số yếu tố hình thức của bài thơ
- Dòng thơ gồm các tiếng được sắp xếp thành hàng; các dòng thơ có thể giống hoặc khác nhau về độ dài, ngắn.
- Vần là phương tiện tạo tính nhạc cơ bản của thơ dựa trên sự lặp lại (hoàn toàn hoặc không hoàn toàn) phần vần của âm tiết. Vần có vị trí ở cuối dòng thơ gọi là vần chân, ở giữa dòng thơ gọi là vần lưng.
- Nhịp là những điểm ngắt hơi khi đọc một dòng thơ. Nhắp nhịp tạo ra sự hài hòa, đồng thời giúp hiểu đúng ý nghĩa của dòng thơ.
2. Thơ lục bát
- Lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mỗi bài thơ ít nhất gồm hai dòng với số tiếng cố định: dòng 6 tiếng (dòng lục) và dòng 8 tiếng (dòng bát). Thơ lục bát gieo vần chân và vần lưng. Tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sau của dòng lục tiếp theo.
VD:
B/ PHẦN TIẾNG VIỆT
I. Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy)
- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.
VD: bàn, học, đẹp, …
- Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng.
VD: ông bà, ăn nói, hợp tác xã, sạch sành sanh,…
+ Từ ghép là từ phức có hai hay nhiều tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau tạo thành.
VD: cha mẹ, hiền lành, hoa hồng, xanh rì,…
+ Từ láy là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành. Các tiếng tạo thành từ láy, chỉ có một tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa (phân biệt với từ ghép có sự trùng lặp về ngữ âm).
VD: chăm chỉ, thật thà, nho nhỏ, long lanh, …
II. Biện pháp tu từ là việc sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt (về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, văn bản) làm cho lời văn hay hơn, đẹp hơn, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người đọc.
Biện pháp tu từ ẩn dụ
- Ẩn dụ (so sánh ngầm) là biện pháp tu từ, theo đó, sự vật, hiện tượng này được gọi bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD:
C/ TẬp Làm Văn
I. Người kể ngôi thứ nhất và người kể ngôi thứ ba
- Người kể ngôi thứ nhất trong truyện hoặc kí thường xưng “tôi”, trực tiếp kể lại những gì đã chứng kiến, trải qua; trực tiếp thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình,…
- Người kể ngôi thứ ba là người ngoài cuộc, không tham gia câu chuyện, nhưng biết hết mọi việc, vì vậy có thể kể lại một cách tự do, linh hoạt toàn bộ những gì đã diễn ra.
II. Dàn bài chung của bài văn tự sự:
1. Dàn bài của bài văn tự sự: thường có 3 phần:
- Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
- Thân bài: kể lại diễn biến của sự việc (mở đầu, diễn biến, kết thúc)
- Kết bài: kể kết thúc của sự việc
2. Nội dung kiểu bài văn tự sự đã học:
- Kể chuyện truyền thuyết, cổ tích: Phải bám sát chủ đề, bố cục, nội dung cốt truyện, có thể lựa chọn ngôi kể, kể bằng lời văn của mình.
HỆ THỐNG KIẾN THỨC HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 6
A. PHẦN VĂN HỌC
I. Truyện:
1.Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích.
- Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân.
VD: Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm, …
- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch, người mang lốt vật… nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, …
VD: Thạch Sanh, Sọ Dừa, …
2. Chi tiết, cốt truyện, nhân vật
- Chi tiết là những sự việc nhỏ trong văn bản, tạo nên sự sinh động của tác phẩm.
VD: Cậu bé lên ba mà vẫn không biết nói, biết cười (Thánh Gióng)
- Cốt truyện là một hệ thống sự kiện được sắp xếp theo một ý đồ nhất định nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.
VD: Thánh Gióng: sự ra đời kì lạ → đòi đi đánh giặc → đánh tan giặc → bay về trời.
- Nhân vật là người, con vật, đồ vật, … được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học. Đặc điểm của nhân vật thường bộc lộ qua hình dáng, cử chỉ, hoạt động, lời nói, ý nghĩa…
VD: Thánh Gióng trong Thánh Gióng; Thạch Sanh, Lý Thông trong Thạch Sanh;…
II. Thơ
1. Một số yếu tố hình thức của bài thơ
- Dòng thơ gồm các tiếng được sắp xếp thành hàng; các dòng thơ có thể giống hoặc khác nhau về độ dài, ngắn.
- Vần là phương tiện tạo tính nhạc cơ bản của thơ dựa trên sự lặp lại (hoàn toàn hoặc không hoàn toàn) phần vần của âm tiết. Vần có vị trí ở cuối dòng thơ gọi là vần chân, ở giữa dòng thơ gọi là vần lưng.
- Nhịp là những điểm ngắt hơi khi đọc một dòng thơ. Nhắp nhịp tạo ra sự hài hòa, đồng thời giúp hiểu đúng ý nghĩa của dòng thơ.
2. Thơ lục bát
- Lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mỗi bài thơ ít nhất gồm hai dòng với số tiếng cố định: dòng 6 tiếng (dòng lục) và dòng 8 tiếng (dòng bát). Thơ lục bát gieo vần chân và vần lưng. Tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sau của dòng lục tiếp theo.
VD:
Bình Định có núi Vọng Phu
Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh
Em về Bình Định cùng anh
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.
(Ca dao)
- Thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn. Lục bát là thể thơ có sức sống mãnh liệt, mang đậm vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam.Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh
Em về Bình Định cùng anh
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.
(Ca dao)
B/ PHẦN TIẾNG VIỆT
I. Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy)
- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.
VD: bàn, học, đẹp, …
- Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng.
VD: ông bà, ăn nói, hợp tác xã, sạch sành sanh,…
+ Từ ghép là từ phức có hai hay nhiều tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau tạo thành.
VD: cha mẹ, hiền lành, hoa hồng, xanh rì,…
+ Từ láy là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành. Các tiếng tạo thành từ láy, chỉ có một tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa (phân biệt với từ ghép có sự trùng lặp về ngữ âm).
VD: chăm chỉ, thật thà, nho nhỏ, long lanh, …
II. Biện pháp tu từ là việc sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt (về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, văn bản) làm cho lời văn hay hơn, đẹp hơn, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người đọc.
Biện pháp tu từ ẩn dụ
- Ẩn dụ (so sánh ngầm) là biện pháp tu từ, theo đó, sự vật, hiện tượng này được gọi bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD:
Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng
→ Sử dụng hình ảnh “mưa-bão” để ngầm chỉ những khó khăn, vất vả trong cuộc đời.Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng
C/ TẬp Làm Văn
I. Người kể ngôi thứ nhất và người kể ngôi thứ ba
- Người kể ngôi thứ nhất trong truyện hoặc kí thường xưng “tôi”, trực tiếp kể lại những gì đã chứng kiến, trải qua; trực tiếp thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình,…
- Người kể ngôi thứ ba là người ngoài cuộc, không tham gia câu chuyện, nhưng biết hết mọi việc, vì vậy có thể kể lại một cách tự do, linh hoạt toàn bộ những gì đã diễn ra.
II. Dàn bài chung của bài văn tự sự:
1. Dàn bài của bài văn tự sự: thường có 3 phần:
- Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
- Thân bài: kể lại diễn biến của sự việc (mở đầu, diễn biến, kết thúc)
- Kết bài: kể kết thúc của sự việc
2. Nội dung kiểu bài văn tự sự đã học:
- Kể chuyện truyền thuyết, cổ tích: Phải bám sát chủ đề, bố cục, nội dung cốt truyện, có thể lựa chọn ngôi kể, kể bằng lời văn của mình.