[Giúp] Tìm tài liệu về phèn chua

Tham khảo thêm: Nguồn vi.wikipedia.org

Kali alum
là muối sulfat kép của kali và nhôm. Tên Việt Nam là "phèn chua". Công thức hóa học của nó là KAl(SO[SUB]4[/SUB])[SUB]2[/SUB] và thông thường được tìm thấy ở dạng ngậm nước là KAl(SO[SUB]4[/SUB])[SUB]2[/SUB]·12H[SUB]2[/SUB]O. Nó được sử dụng rộng rãi để làm tinh khiết nước, thuộc da, vải chống cháy và bột nở. Phèn chua đó là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục. Phèn chua tan trong nước, không tan trong cồn.

Phèn chua có nhiều tên gọi khác nhau như trong Hán việt gọi là vũ nát, vũ trạch, mã xĩ phàn, nát thạch, minh thạch, muôn thạch, trấn phong thạch, tất phàn, sinh phàn, khô phàn, minh phàn, phàn thạch...

Đặc trưng


  • Điểm nóng chảy: 92-93°C
  • Điểm sôi: 200°C (phân hủy)
  • Tỷ trọng: 1.760 kg/m[SUP]3[/SUP]
  • Phân tử gam: 258,207 g/mol
  • Màu: Không màu (với các vết trắng)

Dạng khoáng và phổ biến

Kali alum là khoáng chất sulfat có nguồn gốc tự nhiên, chủ yếu có ở dạng đóng cặn trong đá ở các khu vực bị phong hóa và ôxi hóacủa các khoáng chất sulfua và có chứa gốc kali. Alunit là nguồn chứa kali và nhôm. Nó được tìm thấy ở Vesuvius, Italy và hang Alum (Tennessee), khe Alum (Arizona) ở Hoa Kỳ.

Các bài thuốc về Phèn chua

Phèn chua được sử dụng trong trị liệu rất phong phú như các bệnh ngứa âm hộ, đới hạ, ngứa lở (tán bột rắc hoặc sắc rửa), cổ họng sưng đau, đờm dãi nhiều, động kinh... Dùng uống từ 1-2 chỉ (khoảng 4-8g) cho thang thuốc uống, sức ngoài tùy theo mục đích trị liệu.

Để tham khảo và áp dụng phèn chua trong trị liệu các chứng bệnh theo truyền thống, xin giới thiệu những phương cách tiêu biểu.

Trị đinh nhọt phát bối (nhọt độc ở lưng), nhọt độc ở đầy người. Phương này có công hiệu như nhọt chưa thành sẽ làm tan đi, có mủ thì vỡ mủ, làm mau lành miệng. Dùng Hoàng lạp hoàn gồm bạch phàn sống 1 lượng (40g) luyện với sáp ong nóng chảy thành hoàn bằng hạt đậu đen, mỗi lần uống từ 10-20 viên chiêu với nước nóng.

Trị trúng phong cấm khẩu: Dùng bạch phàn 1 lượng (40g), tạo giác 5 chỉ (20g), tán bột riêng từng vị, sau đó trộn đều với nhau. Mỗi lần uống 1 chỉ (tức 3,75g hay lấy tròn 4g) chiêu với nước sôi để nguội. Uống dần đờm ra, bệnh sẽ lui.

Trị nhức đầu không muốn ăn do đờm kết: Lấy bạch phàn 1 lượng (40g), cho vào 2 bát nước, sắc còn lại 1 bát, trộn với mật ong uống sẽ nôn đờm ra, nếu chưa nôn được cần uống thêm nước cho nôn ra.

Trị động kinh bởi phong đờm: Dùng hóa đờm hoàn. Lấy bạch phàn 40g, tế trà (chè tàu) loại nhỏ cánh để lâu năm càng tốt, tán bột tất cả rồi trộn với mật ong làm hoàn to bằng hạt đậu đen. Trẻ con uống từ 5 – 6 viên mỗi lần. Người lớn uống 15 viên mỗi lần chiêu với nước nóng.

Trị sản hậu bị cấm khẩu: Dùng bạch phàn sống 1 chỉ (4g) tán bột hòa với nước lạnh và cho uống làm 2 – 3 lần.

Trị trẻ em bị miệng lưỡi trắng không bú được: Phèn chua 1 chỉ (4g) tán bột mịn, lấy lông gà rà vào miệng nơi bị bệnh.

Trị đại tiểu tiện không thông: Dùng bạch phàn 5 chỉ (20g) tán bột, người bệnh nằm ngửa bỏ vào rốn khiến cho khí lạnh tác động một lúc sẽ đi tiêu, tiểu được.

Trị rắn độc cắn (chỉ dùng kết hợp hoặc lâm vào hoàn cảnh không phương cứu chữa): Lấy 1 cục bạch phàn cho lên dao sắt nướng trên lửa cho bạch phàn chảy ra rồi dùng nó nhỏ ngay 1 giọt vào chỗ vết rắn độc cắn.

Trị hôi nách: Lấy phèn phi tán bột mịn, rồi dùng khăn lụa hoặc khăn mỏng bọc bột phèn phi hay bông sạch chấm vào bột phèn phi đã tán, xát vào hố nách, làm nhiều lần trong ngày.

Trị tai chảy nước mủ hay miệng lưỡi lở, da ngứa: Dùng phèn phi tán bột mịn rắc vào chỗ đau hoặc hòa vào nước để rửa nhiều lần sẽ khỏi.
Ngoài ra còn một số phương hiện thường được sử dụng:

Trị đinh nhọt sưng đau do thấp chẩn: Lấy minh phàn và hùng hoàng hai vị lượng bằng nhau. Lấy xác trà trộn vào cùng hai vị này rồi đắp vào nơi đau.
Trị xuất huyết ở phổi (phương có tác dụng liễm huyết, chỉ huyết, trong nôn ra máu, chảy máu cam, đi ngoài ra máu, băng lậu xuất huyết do dao cắt). Dùng phương chỉ huyết tán gồm bạch phàn, hài nhi trà, các vị lượng như nhau, tán bột. Mỗi lần uống 3-4 phân (khoảng 1-1,5g) chiêu với nước ấm.
Trị hoàng đản (trong chứng vàng da do thấp nhiệt): minh phàn, thạch đai, tán bột cả 2 vị, trộn đều. Mỗi lần uống từ 5 phân đến 1 chỉ tức khoảng 2-4g. Chiêu với nước ấm, ngày uống 2-3 lần. Hoặc dùng phương Tiêu thạch phàn, thạch phàn tán gồm hai vị tiêu thạch và phàn thạch lượng bằng nhau, tán bột mịn trộn đều rồi lấy uống với nước cháo đại mạch. Mỗi lần uống 1 chỉ (xấp xỉ 4g), ngày uống 3 lần.

Trị lở ngứa: Dùng khô phàn, lưu huỳnh, xà xàng tử mỗi thứ đều 1 lượng (40g), tán bột mịn trộn với dầu vừng để xức (bôi) lên nơi lở ngứa nhiều lần bệnh sẽ khỏi.
 
Mấy admin ơi !!!
Giúp e tìm tài liệu về Phèn Chua đc ko ạ
e xin cám ơn :))


Ở Sài gòn bây giờ xài nước sát trùng hết rồi mà nhà em còn lóng phèn sao ? hihi
Phèn chua kể ra có nhiều loại như phèn nhôm phèn crom và phèn sắt.
Trong đó phèn nhôm được phổ biến , tác dụng chủ yếu là lắng cặn hay gọi là trợ lắng trong CN xử lý nước.
Công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O là tinh thể màu trắng or trong suốt ( nếu có tạp chất thì màu trắng ) có vị chua tan tốt trong nước.
Ion Al[SUP]3+[/SUP] thủy phân trong nước tạo ra kết tủa keo Al(OH)[SUB]3 [/SUB]hợp chất này hơi âm tính nên có thể hút các cặn , đất , vi trùng tụ lại và sao đó trở thành một khối nặng nề ---> chìm xuống.
Ngoài ra sự thủy phân làm xuất hiện ion H[SUP]+[/SUP] cũng tăng tính axit trong nước chúng ta nếm có vị chua chát.
Ngoài ra phèn nhôm còn được sd trong những chuyên ngành khác như , cầm màu thuộc da...

1359683141-trihoinach-lamdep-eva.jpg
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top