• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Giúp mình giải toán ôn thi hsg với!

Cả nhà giúp mình nhé (Sẽ được tks đó )
1. Phân tích đa thức thành nhân tử:
a) \[ (x^2 - x + 1)(x^2 - x + 2) - 12 \]
b) \[ (x^2 + x)^2 + 4(x^2 + x) - 12 \]

a.Đặt \[{x}^{2}-x+1=t\]

Đa thức trở thành \[t(t+1)-12\]

\[={t}^{2}+t-12\]

\[=(t-3)(t+4)\]

b.Đặt \[{x}^{2}+x=t\]

Đa thức trở thành:\[{t}^{2}+4t-12\]

\[=(t-2)(t+6)\]
 
2. BIết số \[ 7^{17} + 17.3 -1 \] chia hết cho 9. Hỏi số \[ 7^{18} + 18.3 - 1 \] có chia hết cho 9 không ?

Ta có số 18.3 chia hết cho 9.

Xét số \[{7}^{18}-1={\left({7}^{3} \right)}^{6}-1={\left(343 \right)}^{6}-1={\left(342+1 \right)}^{6}-1={\left(BS9+1 \right)}^{6}-1=BS9+{1}^{6}-1=BS9\] chia hết cho 9.

Vậy số \[{7}^{18}+18.3-1\] chia hết cho 9.

*Trong đó: BS9 là bội số của 9.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
ta có : \[ {7}^{18} +18*3-1 \]
\[7 \equiv -2 \Rightarrow {7}^{3}= -8 \equiv 1\]
\[\Rightarrow {7}^{15} \equiv 1\]
\[\Rightarrow {7}^{18} \equiv {7}^{3} \]
\[\Rightarrow {7}^{18} +18*3-1 =396 \equiv 0\]
\[ \Rightarrow {7}^{18} +18*3-1\] chia hết cho 9
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Vì đa thức chia là x^2-1 có bậc 2 nên đa thức dư là đa thức bậc nhất và r(x)=ax+b
Gọi thương của phép chia là đa thức p(x) ta có
x^54+x^45+x^36+....+x^9+1=(x-1)(x+1)*p(x)+ax+b (1)
đẳng thức (1) đúng với mọi x. cho x lần lượt nhận giá trị là x = 1 và x = -1 ta có
a + b =7
-a + b =1 ( 2 dòng này dùng dấu và)
giải ra ta được a = 3, b = 4
vậy đa thức dư là 3x+4
có chỗ nào sai thì bảo tớ!
 
Giúp mình nhé! Mình sẽ tks
1. Cho \[\triangle \ \mathit{ABC}\] vuông tại A; đường phân giác AD. Vẽ DH vuông góc với AB. Đặt DH = d, AB = c, AC = b. Chứng minh rằng:
\[\frac{1}{b} + \frac{1}{c} = \frac{1}{d}\]
2. Cho \[\triangle \ \mathit{ABC} (AB < AC), M \in BC\]. Vẽ BI vuông góc với AM, CK vuông góc với AM. Xác định vị trí của M để tổng BI + CK nhỏ nhất.
 
Giúp mình nhé! Mình sẽ tks
1. Cho \[\triangle \ \mathit{ABC}\] vuông tại A; đường phân giác AD. Vẽ DH vuông góc với AB. Đặt DH = d, AB = c, AC = b. Chứng minh rằng:
\[\frac{1}{b} + \frac{1}{c} = \frac{1}{d}\]

Vì DH song song với AC(cùng vuông góc với AB) nên áp dụng định lí Ta-let trong \[\Delta \]ABC ta có
\[\frac{DH}{AC}=\frac{BH}{AB}\]
\[\Rightarrow \frac{d}{b}=\frac{BH}{AB}(1)\]
Vì AD là đường phân giác của BAC nên DAC= HAD =45[độ
\[\Rightarrow \Delta ADH\] vuuong cân
\[\Rightarrow AH = DH =d\]
\[\Rightarrow \frac{d}{c}=\frac{AH}{AB}(2)\]
cộng vế với vế của (1) và (2) ta được
\[\frac{d}{b}+\frac{d}{c}=\frac{AH+BH}{c}=1\]
\[\Rightarrow \frac{1}{b}+\frac{1}{c}=\frac{1}{d}\]
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Giúp mình nhé! Mình sẽ tks
2. Cho \[\triangle \ \mathit{ABC} (AB < AC), M \in BC\]. Vẽ BI vuông góc với AM, CK vuông góc với AM. Xác định vị trí của M để tổng BI + CK nhỏ nhất.
Vì \[BI \perp AM\] nên theo tính chất của đường xiên và hình chiếu ta có
\[BI\leq AM\]
Tươg tự : \[CK\leq CM\]
\[\Rightarrow (BI+CK)\leq AM+CM = BC\]
\[\Rightarrow max(BI+CM) = BC \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} BI\perp AM & \\ CI\perp AM & \end{matrix}\right.\]
\[\Leftrightarrow AM\perp BC \Leftrightarrow\] M là chân đường vuông góc hạ từ A xuống BC
 
1.cách khác
kẻ đường vuông góc từ D có DI vuông góc AC
xét tam giác HAD và tam giác IAD ta có
góc DHA= góc DIA =90*
chung cạnh AD
gócA1=gócA2(gt)
vậy tam giác HAD = tam giác IAD(cạnh huyền góc nhọn)
=> HD=DI(cạnh tương ứng) (1)
lại có: SBDA+SDAC=SABC
mà SBDA=DH*AB/2 (2)
SDAC=DI*AC/2 (3)
SABC=AB*AC/2 (4)
từ (2), (3), (4) => DH*AB + DI*AC = AB*AC
từ (1) => DH*AB + HD*AC = AB*AC
thay HD =d , AB = c , AC = b ta có
bd + dc = bc
giả sử 1/b+1/c=1/d <=> dc/bcd + bd/bcd = bc/bcd
=> cd + bc = bc
=>dpcm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Vì DH song song với AC(cùng vuông góc với AB) nên áp dụng định lí Ta-let trong \[\Delta \]ABC ta có
\[\frac{DH}{AB}=\frac{BH}{AC}\]
\[\Rightarrow \frac{d}{b}=\frac{BH}{AC}(1)\]
Vì AD là đường phân giác của BAC nên DAC= HAC =45[độ
\[\Rightarrow \Delta ADH\] vuuong cân
\[\Rightarrow AH = DH =d\]
\[\Rightarrow \frac{d}{c}=\frac{AH}{AC}(2)\] *
cộng vế với vế của (1) và (2) ta được
\[\frac{d}{b}+\frac{d}{c}=\frac{AH+CH}{c}=1\] *
\[\Rightarrow \frac{1}{b}+\frac{1}{c}=\frac{1}{d}\]
Những phần đánh * là những phần e ko hiểu. Chị có thể giải thích cho e đk ko ạk? Tks chị nhìu nhìu
 
kẻ AH vuông góc vs BC
ta có SABC=SABM + SAMC = 1/2AM(BI+CK)
hay AM(BI+CK)=2SABC ko đổi nên
BI + CK nhỏ nhất <=> AM lớn nhất
<=> AM lơn nhất và bằng AC; M trùng vs C, khi đó BI + CK = độ dài đường cao hạ từ đỉnh B xuống AC
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Gợi ý bạn câu 3 nhé
Đặt a-4= b thì bt sẽ thành (b-3)(b+3)(b-1)(b+1)+15=(b^2-9)(b^2-1)+15
Đặt tiếp b^2-5=c ->(c-4)(c+4)+15=c^2-1=(c-1)(c+1)
Thay ngược c,b,a trở lại. Thôi bạn làm tiếp đi
sao đặt nhiu ẩn thế bạn
A=(a+1)(a+3)(a+5)(a+7)+15 = (a^2 +8a +7 ) ( a^2 + 8a + 15) + 15
đặt x= a^2 + 8a + 7
=> A= x. (x+8) + 15= x^2 + 8x +15= (x+3 ) (x+5)
thay lại x=a^2 + 8x +7 ta có
A=(a^2 + 8x +10)( a^2 +8x +12)= (a^2 +8x + 10)(a+6)(a+2)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top