Tongthieugia
New member
- Xu
- 0
MẶT TRỜI CHẾCH HƯỚNG VÀO THÁNG RIÊNG TẠI VIỆT NAM - HIỆN TƯỢNG GÌ?
Có nhiều bạn ở Việt Nam gọi điện đến chuyên gia Địa Lý của diễn đàn kiến thức hỏi rằng:
"Vì sao ở Việt Nam về mùa đông (ví dụ: tháng giêng) vào lúc giữa trưa Mặt Trời không đứng bóng mà nằn chếch về phương Nam. Chỉ về mùa hạ mới có hiện tượng Mặt Trời đứng bóng hai lần?"
TRẢ LỜI
Xin giải đáp thắc mắc của các bạn như sau:
Khi Mặt Trời đứng bóng là lúc các tia sáng Mặt Trời chiếu thành góc vuông với mặt đất vào lúc giữa trưa. Trên bề mặt Trái Đất, hiện tượng mặt trời đứng bóng chỉ xảy ra ở vùng giữa hai chí tuyến (cũng gọi là nội chí tuyến).
Trong một năm, Mặt Trời chiếu thẳng góc hai lần ở xích đạo vào ngày 21 tháng 3 và 23 tháng 9. Vào ngày 22 tháng 6 và 22 tháng 12, Mặt Trời chiếu thẳng góc ở chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
View attachment 12327
Chênh lệch Mặt Trời và Trái Đất
Nước ta nằm ở vùng giữa xích đạo và chí tuyến Bắc từ vĩ độ 8[SUP]0[/SUP]30’ Bắc (mũi Cà Mau) đến vĩ độ 23[SUP]0[/SUP]22’B (cao nguyên Đồng Văn), vì vậy ở bất cứ nơi nào trên đất nước ta trong một năm cũng thấy Mặt Trời đứng bóng hai lần vào mùa hạ từ ngày 23 – 24 tháng tư đến 20 - 21 tháng 8. Đó là thời kì Mặt Trời di động biểu kiến từ mũi Cà Mau lên chí tuyến Bắc. Từ 20 – 21 tháng 8 đến 23 – 24 tháng 4 là thời kì mặt trời di động biểu kiến từ mũi Cà Mau đến chí tuyến Nam. Vào thời kì này, ở bất kì nơi nào trên đất nước ta cũng thấy mặt trời chếch về phương Nam lúc giữa trưa. Mặt trời càng di động biểu kiến xuống gần chí tuyến Nam thì độ chếch đó càng lớn.