Bé nhà bạn bao nhiêu tuổi? Con đi ngủ tối lúc mấy giờ? Và thức dậy vào sáng hôm sau lúc mấy giờ?
Có khi nào bạn gặp khó khăn trong việc giục giã con đi ngủ mỗi đêm? Hay cảm thấy bất lực mỗi sáng phải gọi con thức giấc?
Buổi sáng bạn thong dong hay quàng chân lên cổ chạy mà vẫn muộn? Đã bao giờ bạn dành được 15 phút mỗi sáng chơi với con trước khi bạn đi làm và con đi học?
Hãy thật nghiêm túc trả lời câu những câu hỏi trên của tôi. Tôi cũng sẽ làm việc đó y như bạn nhưng ở cuối bài viết này. Còn trước nhất, tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện:
Khi con trai tôi được tầm 8 tháng, người sếp trực tiếp của chồng tôi từ Mỹ qua Việt Nam làm việc và đến nhà tôi ăn tối. Ông rất muốn được gặp mặt Tee nhưng chẳng bao giờ có cơ hội vì khi ông và chồng tôi trở về từ nhà máy cũng là lúc tôi đã cho Tee ngủ xong. Hồi đó, Tee vẫn thường lên giường đi ngủ khoảng tầm 6 rưỡi tối.
Người sếp của chồng tôi không hề tỏ ra khó chịu, ngược lại ông vô cùng vui vẻ và ủng hộ việc vợ chồng tôi cho con đi ngủ sớm. Ông kể ở Mỹ, trẻ em dưới 12 tuổi đều đi ngủ từ tầm 8 giờ - 8 rưỡi tối. Nhiều gia đình sau khi con ngủ xong, bố mẹ mới ăn tối hoặc làm việc riêng của mình.
Lợi ích của việc cho trẻ đi ngủ sớm rất nhiều như:
- Phát triển trí não: Các nhà khoa học cho rằng “bộ não buổi sáng” (thuật ngữ chỉ việc để trẻ được dậy sớm và não hoạt động bắt đầu từ sáng sớm) rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
- Tăng sức đề kháng: Trẻ con ngủ sớm dậy sớm luôn cảm thấy khỏe khoắn, vui tươi, tràn đầy năng lượng. Cũng nhờ đó mà con có sức đề kháng tốt hơn, ít ốm đau hơn.
- Tránh béo phì, trầm cảm, các bệnh về não bộ khi trưởng thành: Khi ngủ sớm, cơ thể trẻ sản sinh ra chất serotonin, một chất giúp con luôn tích cực. Khoa học đã nghiên cứu, những em bé ngủ muộn có nhiều khả năng bị các chứng bệnh khi trưởng thành, trong đó có chứng bệnh mất trí Alzheimer.
- Cao hơn do tiếp nhận nhiều hooc môn tăng trưởng. Hooc môn tăng trưởng chiều cao của cơ thể người được kích thích trong giai đoạn 21 giờ tối – 1 giờ đêm. Trong đó, khoảng thời gian 22 giờ - 22 giờ 30 là tuyến yên tiết hoocmon đỉnh điểm. Tuy nhiên, chúng chỉ làm việc khi và chỉ khi bé đã ngủ say. Vì lẽ đó, trẻ em nên lên giường trước 8 rưỡi tối để kịp chìm vào giấc ngủ say kịp cho hoocmon tăng trưởng làm việc.
- Cuối cùng, là bố mẹ hoàn toàn có thời gian cho riêng mình: Không ít bố mẹ than phiền từ lúc có con chẳng còn thời gian dành cho riêng mình. Bởi lẽ bố mẹ không biết tận dụng khoảng thời gian quý báu nếu cho con ngủ sớm. Đây là lúc bố mẹ nghỉ ngơi, dành thời gian cho công việc yêu thích của mình. Kịp sạc đầy pin năng lượng để chuẩn bị cho một ngày mới.
Tôi dám cá chắc phần đông bố mẹ đều biết được những lợi ích từ việc cho con đi ngủ sớm, nhưng không phải ai cũng chịu thực hiện.
Ở Việt Nam, có những cuộc vui lúc 11 giờ đêm vẫn thấy bóng dáng những em bé gà gật trên tay mẹ hoặc bà. Có những chốn vốn chỉ dành cho người lớn như quán bia, quán nhậu, quán nước, nơi mùi thuốc lá nồng nặc váng cả đầu nhưng vẫn thi thoảng có đứa trẻ ngồi im lìm một góc tay cầm điện thoại xem gì đó.
Ở Việt Nam, có những gia đình mỗi buổi sáng cuống cuồng như ong vỡ tổ. Bố vội đi làm không kịp ăn sáng. Mẹ muộn giờ vì gọi như hò đò mà con không dậy. Con đến lớp vội trao trên tay cô, mắt vẫn còn nhắm ngủ tít thò lò.
Ở Việt Nam, trẻ em 9- 10 giờ tối lên giường là bình thường, còn 11-12 giờ đêm cũng chẳng khó bắt gặp.
Ở Việt Nam, dễ dàng thấy những đứa trẻ vật vờ mỗi buổi sáng, đôi mắt thâm quầng. Những đứa trẻ thiếu vitamin D vì chẳng bao giờ dậy đủ sớm để tắm nắng. Cuộc sống luôn trong trạng thái thiếu ngủ và nghiện ngủ.
Và cũng chỉ có ở Việt Nam, khi bạn cho con đi ngủ từ 7-8 giờ tối sẽ bị cười phê phán: Sao bắt nó ngủ sớm thế?
Quay trở lại với những câu hỏi tôi đã đưa ra ở đầu bài, tôi – một bà mẹ Việt cho con đi ngủ từ 6 giờ tối (trong giai đoạn bé từ 0-8 tháng tuổi), 6 rưỡi tối (8-18 tháng), 7 giờ tối ( 18-28 tháng). Kể từ ngày qua Canada, tôi buộc lòng phải cho bé ngủ muộn hơn (8 giờ tối) vì ở đây 9 rưỡi mặt trời mới lặn nên 8 giờ trời vẫn sáng như 5-6 giờ chiều Việt Nam.
Con ngủ một mạch đến 6 giờ sáng hôm sau tự tỉnh dậy. Con vui vẻ, con thoải mái, con tràn đầy năng lượng cho một ngày mới. Thậm chí con có thể tự chơi một mình để chờ bố mẹ 6 rưỡi mới bình minh.
Mỗi buổi sáng, vợ chồng tôi có thoải mái thời gian để nấu bữa sáng và ăn sáng ở nhà. Thậm chí sau khi sửa soạn đi làm, đi học, chúng tôi vẫn dành ra được 15 phút cùng chơi đùa với nhau.
Buổi sáng của chúng tôi luôn thư thả và vui vẻ!
Buổi tối, sau khi con ngủ là lúc vợ chồng chúng tôi dành thời gian cho sở thích của mình. Cùng nhau dọn dẹp, cùng nhau xem một bộ phim hoặc cùng thưởng thức một ấm trà. Không nôn nóng, không khó chịu, không phải đùn đẩy nhau trông con vì đã quá mệt. Đây là giây phút chúng tôi sạc lại pin cho cuộc sống sau một ngày ồn ã.
Và tôi chưa bao giờ hối hận vì đã rèn cho con ngủ sớm!
Tuy nhiên, việc rèn con ngủ sớm là cả một quá trình mà có rất nhiều lý do khiến các ông bố bà mẹ Việt nản chí buông tay.
Mẹ còn phải cơm nước, giặt giũ, dọn dẹp. Làm xong cũng đã 7- 8 giờ, sao kịp cho con đi ngủ sớm?
Bố thì đi làm về muộn. Cả ngày mới được chơi với con chút buổi tối. Nó ngủ sớm thì nhớ chịu sao nổi?
Rồi nếu lỡ buổi tối có tiệc, có hội họp, nó ngủ ở nhà ai trông?
Mà ngủ sớm, không được đi chơi tối như thể đánh mất cả tuổi thơ?
Xin thưa, nếu mẹ thực sự quá bận bịu, hãy dành nửa tiếng cho con ăn cơm trước. Thực ra đồ ăn cho bé mới ăn dặm hay đã lớn đều không cần quá cầu kỳ. Trẻ con chẳng bao giờ ăn cả mâm cơm bốn năm món như người lớn. Hãy ngồi xuống bên cạnh ăn một chút cùng bé, tâm sự với bé, chơi đùa với bé. Và sau đó, khi con ngủ, mẹ hẵng làm nốt việc còn lại.
Trong suốt khoảng thời gian Tee đi học mẫu giáo ở Việt Nam, tôi vẫn thường xuyên đón con về nhà lúc 5 rưỡi, tắm rửa đến 6 giờ, ăn tối đến 6 rưỡi và chuẩn bị đi ngủ. Sau khi con ngủ mới là lúc mẹ tắm rửa, ăn cơm tối và đó cũng là lúc tôi dành thời gian cho sở thích của mình như viết bài trên Tee Bros.
Có thể bố sẽ vẫn kịp về nhà với con nếu biết từ chối những cuộc nhậu nhẹt của bạn bè. Hoặc không, hãy thu xếp và dành thời gian chơi với con buổi sáng. Thời gian chơi với con là của con, đừng để bị xao nhãng bởi bất cứ thiết bị điện tử nào. Để con chơi một mình bên cạnh, bố gác chân xem ti vi hoặc cắm mặt vào điện thoại, đó không gọi là chơi cùng con. Hãy tận dụng toàn bộ thời gian cuối tuần dành cho bé và gia đình.
Có một giai đoạn chồng tôi đi làm về lúc 6 rưỡi là con đã ngủ. Tôi hiểu đôi lúc anh cảm thấy khá hụt hẫng. Thi thoảng tôi cũng muốn trì hoãn giấc ngủ của con muộn lại 10-15 phút chờ bố về, nhưng đa phần những hôm đó Tee đều tỏ ra gắt gỏng, khó chịu, chơi cũng không được vui vì con buồn ngủ. Phương án đó không có tác dụng. Chồng tôi quyết định đi ngủ sớm và sẽ dậy chơi với con vào mỗi buổi sáng. Mỗi sáng Tee thức dậy lúc 6 giờ sẽ luôn có bố chơi cùng, mẹ vì thế cũng được ngủ nướng thêm một chút.
Trong những bữa tiệc sinh nhật, gặp gỡ bạn bè buổi tối, bé nhà tôi ít được góp mặt hoặc chỉ đến trong chớp nhoáng rồi về kịp đi ngủ. Đôi lúc tôi ngậm ngùi thủ thỉ với chồng: “Nghĩ ra cũng tội con mình, những đứa trẻ khác đều được đi chơi tối…”. Chồng tôi gạt phắt đi: “Chẳng tội gì cả! Nó còn cả cuộc đời sau này để đi chơi tối. Còn giờ nó cần sức khỏe. Cả cuối tuần anh sẽ đưa con đi chơi bù!”.
Bạn có thấy như vậy còn thiệt thòi không? Còn tôi chỉ thấy con tôi luôn vui vẻ, hoạt bát, sinh hoạt điều độ, phát triển chiều cao và trí thông minh. Vậy là đủ.
Đúng vậy! Con còn cả cuộc đời sau này để đi chơi tối!
Và dĩ nhiên, cho con đi ngủ sớm đồng nghĩa với việc bố mẹ sẽ phải hi sinh một chút.
Nếu không có ai trông con ngủ, bạn hoặc chồng bạn sẽ là người phải ở nhà.
Nếu không có phòng riêng, bạn và chồng bạn cũng sẽ phải tắt điện hoặc sinh hoạt trong đèn mờ để con ngủ.
Nếu không muốn sáng hôm sau không dậy được cùng bé, bạn cũng phải đi ngủ sớm.
Nhưng như phương châm mà tôi vẫn luôn nhắc: “Con chỉ lớn một lần!”. Những gì bạn làm bây giờ sẽ mang lại kết quả cho đứa con của bạn sau này. Tôi mong muốn bạn sẽ cân nhắc để trao cho con một cơ thể, một trí óc và trái tim khỏe mạnh, đầy đủ nhất.
Xin đừng cố tình cướp mất giấc ngủ của con!
Có khi nào bạn gặp khó khăn trong việc giục giã con đi ngủ mỗi đêm? Hay cảm thấy bất lực mỗi sáng phải gọi con thức giấc?
Buổi sáng bạn thong dong hay quàng chân lên cổ chạy mà vẫn muộn? Đã bao giờ bạn dành được 15 phút mỗi sáng chơi với con trước khi bạn đi làm và con đi học?
Hãy thật nghiêm túc trả lời câu những câu hỏi trên của tôi. Tôi cũng sẽ làm việc đó y như bạn nhưng ở cuối bài viết này. Còn trước nhất, tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện:
Hãy trả lại giấc ngủ cho con
.
Khi con trai tôi được tầm 8 tháng, người sếp trực tiếp của chồng tôi từ Mỹ qua Việt Nam làm việc và đến nhà tôi ăn tối. Ông rất muốn được gặp mặt Tee nhưng chẳng bao giờ có cơ hội vì khi ông và chồng tôi trở về từ nhà máy cũng là lúc tôi đã cho Tee ngủ xong. Hồi đó, Tee vẫn thường lên giường đi ngủ khoảng tầm 6 rưỡi tối.
Người sếp của chồng tôi không hề tỏ ra khó chịu, ngược lại ông vô cùng vui vẻ và ủng hộ việc vợ chồng tôi cho con đi ngủ sớm. Ông kể ở Mỹ, trẻ em dưới 12 tuổi đều đi ngủ từ tầm 8 giờ - 8 rưỡi tối. Nhiều gia đình sau khi con ngủ xong, bố mẹ mới ăn tối hoặc làm việc riêng của mình.
Lợi ích của việc cho trẻ đi ngủ sớm rất nhiều như:
- Phát triển trí não: Các nhà khoa học cho rằng “bộ não buổi sáng” (thuật ngữ chỉ việc để trẻ được dậy sớm và não hoạt động bắt đầu từ sáng sớm) rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
- Tăng sức đề kháng: Trẻ con ngủ sớm dậy sớm luôn cảm thấy khỏe khoắn, vui tươi, tràn đầy năng lượng. Cũng nhờ đó mà con có sức đề kháng tốt hơn, ít ốm đau hơn.
- Tránh béo phì, trầm cảm, các bệnh về não bộ khi trưởng thành: Khi ngủ sớm, cơ thể trẻ sản sinh ra chất serotonin, một chất giúp con luôn tích cực. Khoa học đã nghiên cứu, những em bé ngủ muộn có nhiều khả năng bị các chứng bệnh khi trưởng thành, trong đó có chứng bệnh mất trí Alzheimer.
- Cao hơn do tiếp nhận nhiều hooc môn tăng trưởng. Hooc môn tăng trưởng chiều cao của cơ thể người được kích thích trong giai đoạn 21 giờ tối – 1 giờ đêm. Trong đó, khoảng thời gian 22 giờ - 22 giờ 30 là tuyến yên tiết hoocmon đỉnh điểm. Tuy nhiên, chúng chỉ làm việc khi và chỉ khi bé đã ngủ say. Vì lẽ đó, trẻ em nên lên giường trước 8 rưỡi tối để kịp chìm vào giấc ngủ say kịp cho hoocmon tăng trưởng làm việc.
- Cuối cùng, là bố mẹ hoàn toàn có thời gian cho riêng mình: Không ít bố mẹ than phiền từ lúc có con chẳng còn thời gian dành cho riêng mình. Bởi lẽ bố mẹ không biết tận dụng khoảng thời gian quý báu nếu cho con ngủ sớm. Đây là lúc bố mẹ nghỉ ngơi, dành thời gian cho công việc yêu thích của mình. Kịp sạc đầy pin năng lượng để chuẩn bị cho một ngày mới.
Tôi dám cá chắc phần đông bố mẹ đều biết được những lợi ích từ việc cho con đi ngủ sớm, nhưng không phải ai cũng chịu thực hiện.
Ở Việt Nam, có những cuộc vui lúc 11 giờ đêm vẫn thấy bóng dáng những em bé gà gật trên tay mẹ hoặc bà. Có những chốn vốn chỉ dành cho người lớn như quán bia, quán nhậu, quán nước, nơi mùi thuốc lá nồng nặc váng cả đầu nhưng vẫn thi thoảng có đứa trẻ ngồi im lìm một góc tay cầm điện thoại xem gì đó.
Ở Việt Nam, có những gia đình mỗi buổi sáng cuống cuồng như ong vỡ tổ. Bố vội đi làm không kịp ăn sáng. Mẹ muộn giờ vì gọi như hò đò mà con không dậy. Con đến lớp vội trao trên tay cô, mắt vẫn còn nhắm ngủ tít thò lò.
Ở Việt Nam, trẻ em 9- 10 giờ tối lên giường là bình thường, còn 11-12 giờ đêm cũng chẳng khó bắt gặp.
Ở Việt Nam, dễ dàng thấy những đứa trẻ vật vờ mỗi buổi sáng, đôi mắt thâm quầng. Những đứa trẻ thiếu vitamin D vì chẳng bao giờ dậy đủ sớm để tắm nắng. Cuộc sống luôn trong trạng thái thiếu ngủ và nghiện ngủ.
Và cũng chỉ có ở Việt Nam, khi bạn cho con đi ngủ từ 7-8 giờ tối sẽ bị cười phê phán: Sao bắt nó ngủ sớm thế?
Quay trở lại với những câu hỏi tôi đã đưa ra ở đầu bài, tôi – một bà mẹ Việt cho con đi ngủ từ 6 giờ tối (trong giai đoạn bé từ 0-8 tháng tuổi), 6 rưỡi tối (8-18 tháng), 7 giờ tối ( 18-28 tháng). Kể từ ngày qua Canada, tôi buộc lòng phải cho bé ngủ muộn hơn (8 giờ tối) vì ở đây 9 rưỡi mặt trời mới lặn nên 8 giờ trời vẫn sáng như 5-6 giờ chiều Việt Nam.
Con ngủ một mạch đến 6 giờ sáng hôm sau tự tỉnh dậy. Con vui vẻ, con thoải mái, con tràn đầy năng lượng cho một ngày mới. Thậm chí con có thể tự chơi một mình để chờ bố mẹ 6 rưỡi mới bình minh.
Mỗi buổi sáng, vợ chồng tôi có thoải mái thời gian để nấu bữa sáng và ăn sáng ở nhà. Thậm chí sau khi sửa soạn đi làm, đi học, chúng tôi vẫn dành ra được 15 phút cùng chơi đùa với nhau.
Buổi sáng của chúng tôi luôn thư thả và vui vẻ!
Buổi tối, sau khi con ngủ là lúc vợ chồng chúng tôi dành thời gian cho sở thích của mình. Cùng nhau dọn dẹp, cùng nhau xem một bộ phim hoặc cùng thưởng thức một ấm trà. Không nôn nóng, không khó chịu, không phải đùn đẩy nhau trông con vì đã quá mệt. Đây là giây phút chúng tôi sạc lại pin cho cuộc sống sau một ngày ồn ã.
Và tôi chưa bao giờ hối hận vì đã rèn cho con ngủ sớm!
Tuy nhiên, việc rèn con ngủ sớm là cả một quá trình mà có rất nhiều lý do khiến các ông bố bà mẹ Việt nản chí buông tay.
Mẹ còn phải cơm nước, giặt giũ, dọn dẹp. Làm xong cũng đã 7- 8 giờ, sao kịp cho con đi ngủ sớm?
Bố thì đi làm về muộn. Cả ngày mới được chơi với con chút buổi tối. Nó ngủ sớm thì nhớ chịu sao nổi?
Rồi nếu lỡ buổi tối có tiệc, có hội họp, nó ngủ ở nhà ai trông?
Mà ngủ sớm, không được đi chơi tối như thể đánh mất cả tuổi thơ?
Xin thưa, nếu mẹ thực sự quá bận bịu, hãy dành nửa tiếng cho con ăn cơm trước. Thực ra đồ ăn cho bé mới ăn dặm hay đã lớn đều không cần quá cầu kỳ. Trẻ con chẳng bao giờ ăn cả mâm cơm bốn năm món như người lớn. Hãy ngồi xuống bên cạnh ăn một chút cùng bé, tâm sự với bé, chơi đùa với bé. Và sau đó, khi con ngủ, mẹ hẵng làm nốt việc còn lại.
Trong suốt khoảng thời gian Tee đi học mẫu giáo ở Việt Nam, tôi vẫn thường xuyên đón con về nhà lúc 5 rưỡi, tắm rửa đến 6 giờ, ăn tối đến 6 rưỡi và chuẩn bị đi ngủ. Sau khi con ngủ mới là lúc mẹ tắm rửa, ăn cơm tối và đó cũng là lúc tôi dành thời gian cho sở thích của mình như viết bài trên Tee Bros.
Có thể bố sẽ vẫn kịp về nhà với con nếu biết từ chối những cuộc nhậu nhẹt của bạn bè. Hoặc không, hãy thu xếp và dành thời gian chơi với con buổi sáng. Thời gian chơi với con là của con, đừng để bị xao nhãng bởi bất cứ thiết bị điện tử nào. Để con chơi một mình bên cạnh, bố gác chân xem ti vi hoặc cắm mặt vào điện thoại, đó không gọi là chơi cùng con. Hãy tận dụng toàn bộ thời gian cuối tuần dành cho bé và gia đình.
Có một giai đoạn chồng tôi đi làm về lúc 6 rưỡi là con đã ngủ. Tôi hiểu đôi lúc anh cảm thấy khá hụt hẫng. Thi thoảng tôi cũng muốn trì hoãn giấc ngủ của con muộn lại 10-15 phút chờ bố về, nhưng đa phần những hôm đó Tee đều tỏ ra gắt gỏng, khó chịu, chơi cũng không được vui vì con buồn ngủ. Phương án đó không có tác dụng. Chồng tôi quyết định đi ngủ sớm và sẽ dậy chơi với con vào mỗi buổi sáng. Mỗi sáng Tee thức dậy lúc 6 giờ sẽ luôn có bố chơi cùng, mẹ vì thế cũng được ngủ nướng thêm một chút.
Trong những bữa tiệc sinh nhật, gặp gỡ bạn bè buổi tối, bé nhà tôi ít được góp mặt hoặc chỉ đến trong chớp nhoáng rồi về kịp đi ngủ. Đôi lúc tôi ngậm ngùi thủ thỉ với chồng: “Nghĩ ra cũng tội con mình, những đứa trẻ khác đều được đi chơi tối…”. Chồng tôi gạt phắt đi: “Chẳng tội gì cả! Nó còn cả cuộc đời sau này để đi chơi tối. Còn giờ nó cần sức khỏe. Cả cuối tuần anh sẽ đưa con đi chơi bù!”.
Bạn có thấy như vậy còn thiệt thòi không? Còn tôi chỉ thấy con tôi luôn vui vẻ, hoạt bát, sinh hoạt điều độ, phát triển chiều cao và trí thông minh. Vậy là đủ.
Đúng vậy! Con còn cả cuộc đời sau này để đi chơi tối!
Và dĩ nhiên, cho con đi ngủ sớm đồng nghĩa với việc bố mẹ sẽ phải hi sinh một chút.
Nếu không có ai trông con ngủ, bạn hoặc chồng bạn sẽ là người phải ở nhà.
Nếu không có phòng riêng, bạn và chồng bạn cũng sẽ phải tắt điện hoặc sinh hoạt trong đèn mờ để con ngủ.
Nếu không muốn sáng hôm sau không dậy được cùng bé, bạn cũng phải đi ngủ sớm.
Nhưng như phương châm mà tôi vẫn luôn nhắc: “Con chỉ lớn một lần!”. Những gì bạn làm bây giờ sẽ mang lại kết quả cho đứa con của bạn sau này. Tôi mong muốn bạn sẽ cân nhắc để trao cho con một cơ thể, một trí óc và trái tim khỏe mạnh, đầy đủ nhất.
Xin đừng cố tình cướp mất giấc ngủ của con!