“Sóng là một trong hàng trăm bài thơ tình nổi tiếng Việt Nam thế kỉ 20. Bài thơ được viết những năm 1967, trong khí thế của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Vì vậy, sóng được ví là “một bông lạ mà Xuân Quỳnh hái dọc chiến hào”. Sóng là lời bộc bạch của tâm hồn người phụ nữ về những cung bậc, sắc màu tâm trạng khi đang yêu: khát khao, trăn trở, lo âu, thủy chung và mong mỏi hoàn thiện mình trong tình yêu. Tất cả đều được thể hiện sinh động qua hình tượng ẩn dụ xuyên suốt bài thơ: hình tượng Sóng
Bài thơ mở ra những trạng thái tâm hồn của chủ thể trữ tình, tìm thấy sự tương hợp giữa cảm xúc trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu với những đặc tính vô cùng phức tạp của sóng biển
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
Nhân vật trữ tình đã thổ lộ một cách chân thành những cảm nhận về tính khí của sóng. Sóng – hình tượng thiên nhiên với muôn vàn trạng thái đối cực: khi thì dữ dội, ồn ào xô vào bờ cát, lúc lại lặng lẽ, dịu êm. Hai trạng thái đối cực nhưng thống nhất trong một bản thể. Từ “và” kết nối hai vế thơ đã nói lên điều ấy. Một loạt hình ảnh tương phản đã vẽ nên trước mắt tôi vô vàn con sóng bao la của đại dương. Ở nơi này sóng có thể lăn tăn dịu dàng vỗ vào bờ cát, ở nơi kia sóng lại cồn lên với sức mạnh vô cùng. Đó cũng là trạng thái tâm hồn của người phụ nữ đang yêu. Lắng nghe trong nhịp điệu từng con sóng là nhịp điệu tâm hồn người phụ nữ: phong phú, phức tạp, đầy mâu thuẫn. Quy luật tình yêu ấy đã được không ít các nhà thơ trên thế giới nói đến: “Khi chưa yêu em / Anh mới sống cuộc đời một nửa / Chưa biết nỗi đắng cay ngọt ngào và sự lạnh lung bốc lửa” (Pneruda), Puskin cũng từng triết lý “Trái tim có những quy luật riêng mà lí trí không thể nào hiểu nổi”. Như vây, cảm xúc con người khi yêu luôn chứa đựng những trạng thái phong phú và phức tạp. Chính ở bàu thơ Thuyền và biển, Xuân Quỳnh cũng khẳng định “Những đêm trăng hiền từ / Biển như cô gái nhỏ / Thầm thì gửi tâm tư / Qua mạn thuyền sóng vỗ / Cũng có khi vô cớ / Biển ào ạt xô thuyền / Bởi tình yêu muôn thuở / Có bao giờ đứng yên”. Thơ Xuân Quỳnh là vậy, luôn là sự đối lập giữa bình yên và bão tố, ngọt ngào và đắng cay, đối lập nhưng thống nhất trong sóng và trong tâm hồn em.
Tình yêu chứa đựng biết bao nhiêu cảm xúc. Những cảm xúc ấy luôn luôn biến đổi, chính vì thế đón nhận tình yêu, thấu hiểu tình yêu với tâm hồn người phụ nữ đang yêu đâu phải điều dễ dàng. Con sóng của Xuân Quỳnh sẵn sang vượt khỏi không gian chật hẹp của dòng sông, tìm ra biển lớn để mong nhận thức và lý giải tận cùng về tâm hồn mình khi yêu “Sông không hiểu nổi mình / Sóng tìm ra tận bể”. Cuộc hành trình của sóng từ sông ra bể là hành trình dằng dặc xa xôi, đầy gian khổ. Con sóng đi từ giới hạn chật hẹp vươn đến không gian vô cùng của tình yêu. Chỉ khi trở về với biển khơi bát ngát, sóng mới thực sự tìm thấy mình, mới nhận thức được sức mạnh và khát khao cháy bỏng trong tâm hồn mình. Cuộc hành trình của sóng hay chính là những khát vọng mạnh mẽ, mãnh liệt với những trăn trở, khát khao khám phá hết tâm hồn mình của người phụ nữ khi yêu. Đến với thế giới thơ Xuân Quỳnh, bạn đọc hơn một lần bắt gặp khát vọng tha thiết ấy “Núi cao bể rộng sông dài / Tôi đi khắp chốn tìm người tôi yêu”. Có lẽ chính vì thế mà những con sóng của đại dương bao la đã trở thành khát vọng cho tình yêu vĩnh cửu “Ôi con sóng ngày xưa /Và ngày sau vẫn thế /Nỗi khát vọng tình yêu /Bồi hồi trong ngực trẻ”. Nhà thơ đã sử dụng một hệ thống từ ngữ để khẳng định sự tồn tại muôn đời của những con sóng ấy: ngày xưa, ngày sau, vẫn thế. Nỗi khát vọng tình yêu, khát vọng lý giải trái tim mình khi yêu đã trở thành khát vọng muôn đời như chị đã từng viết “Bởi tình yêu muôn thuở / Có bao giờ đứng yên”.
Từ nhận thức sự phức tạp trong tình yêu của người phụ nữ, Xuân Quỳnh mượn hình tượng Sóng để lí giải những xúc cảm trong tâm hồn chính mình. Sóng là lời giãi bày những cung bậc cảm xúc phong phú đến kì lạ trong tâm hồn người phụ nữ trong men say tình yêu. Trước tình yêu, con người luôn khao khát tìm về cội nguồn lí giải tình cảm lớn lao kì diệu đang tràn ngập trong trái tim mình. Nhu cầu ấy càng trở nên tha thiết hơn khi đối diện với đại dương bao la:
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
Sóng và em, biển cả mênh mông và tình yêu vô tận đã đan cài, hòa quyện với nhau thật khó tách rời. Dường như hình ảnh này gọi dậy hình ảnh kia: Nhìn sóng mà nhớ đến tình yêu, cảm nhận về xúc cảm tình yêu mà lien tưởng đến muôn vàn con sóng. Trong đoạn thơ, những từ “Em nghĩ” lặp đi lặp lại khiến lời thơ trùng xuống như một sự suy tư. Người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh trăn trở câu hỏi về sự khởi đầu của sóng và sự khởi nguồn của tình yêu “Từ nơi nào sóng lên” và “Khi nào ta yêu nhau”. Khoa học có thể lý giải được ngọn nguồn của sóng: Sóng bắt đầu từ gió. Nhưng nếu đi đến tận cùng nguồn gốc của thiên nhiên thì cũng là điều khó lí giải “Gió bắt đầu từ đâu? /Em cũng không biết nữa”. Câu thơ “em cũng không biết nữa” được Xuân Quỳnh đặt khéo léo giữa hai câu hỏi về nguồn gốc của sóng và tình yêu “Em cũng không biết nữa / Khi nào ta yêu nhau”. Phải chăng đó là lời thú nhận hồn hậu, chân thành của người phụ nữ về sự bất lực của mình khi cố gắng lí giải đến tận cùng nguồn gốc của thiên nhiên và cội nguồn của tình yêu. Thiên nhiên có những bí ẩn và tình yêu cũng vậy. Chính Xuân Diệu cũng đã từng trăn trở về những băn khoăn trong tình yêu “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu?”. Và xa hơn, thi sĩ Tago cũng viết “Nhưng em ơi trái tim anh lại là tình yêu / Những vui sướng khổ đau của nó là vô biên / Những thiếu thốn và khổ đau của nó là trường cửu’, vậy nên “Em là nữ hoàng của vương quốc đó / Nhưng em chẳng hiều gì về biên giới của nó đâu”. Hòa chung trong nguồn mạch ấy, Xuân Quỳnh đã khẳng định sự huyền diệu của tình yêu “Em cũng không biết nữa / Khi nào ta yeu nhau”. Nguồn gốc của tình yêu rất lạ lung, khó ai có thể tìm thấy câu trả lời: Tình yêu bắt đầu từ đâu. Sự hấp dẫn, điều kì diệu của tình yêu chính là ở chỗ đó. Trong lời thơ Xuân Quỳnh, nghe vẳng một chất giọng trẻ trung, nũng nịu, dễ thương của người con gái
Sóng – bài thơ thành công trong phương thức biểu hiện cảm xúc của thi sĩ. Kết cấu song trùng, sự tương xứng giữa hai hình tượng Sóng và Em là sáng tạo nghệ thuật đặc sắc, giàu tính thẩm mĩ của Xuân Quỳnh. Với sự sáng tạo ấy, Xuân Quỳnh đã nói lên một cách nồng thắm mà không kém phần tế nhị những khát khao rạo rực của trái tim yêu. Đó cũng là những khát khao đời thường, dung dị, cao quý. Tiếng nói ấy chân thành, tự nhiên mà sâu sắc được diễn tả qua hình tượng thơ gợi cảm, đa nghĩa. Xuân Quỳnh thực sự là thi sĩ của tình yêu, thi sĩ của những rung động nữ tính trong trái tim.
Bài thơ mở ra những trạng thái tâm hồn của chủ thể trữ tình, tìm thấy sự tương hợp giữa cảm xúc trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu với những đặc tính vô cùng phức tạp của sóng biển
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
Nhân vật trữ tình đã thổ lộ một cách chân thành những cảm nhận về tính khí của sóng. Sóng – hình tượng thiên nhiên với muôn vàn trạng thái đối cực: khi thì dữ dội, ồn ào xô vào bờ cát, lúc lại lặng lẽ, dịu êm. Hai trạng thái đối cực nhưng thống nhất trong một bản thể. Từ “và” kết nối hai vế thơ đã nói lên điều ấy. Một loạt hình ảnh tương phản đã vẽ nên trước mắt tôi vô vàn con sóng bao la của đại dương. Ở nơi này sóng có thể lăn tăn dịu dàng vỗ vào bờ cát, ở nơi kia sóng lại cồn lên với sức mạnh vô cùng. Đó cũng là trạng thái tâm hồn của người phụ nữ đang yêu. Lắng nghe trong nhịp điệu từng con sóng là nhịp điệu tâm hồn người phụ nữ: phong phú, phức tạp, đầy mâu thuẫn. Quy luật tình yêu ấy đã được không ít các nhà thơ trên thế giới nói đến: “Khi chưa yêu em / Anh mới sống cuộc đời một nửa / Chưa biết nỗi đắng cay ngọt ngào và sự lạnh lung bốc lửa” (Pneruda), Puskin cũng từng triết lý “Trái tim có những quy luật riêng mà lí trí không thể nào hiểu nổi”. Như vây, cảm xúc con người khi yêu luôn chứa đựng những trạng thái phong phú và phức tạp. Chính ở bàu thơ Thuyền và biển, Xuân Quỳnh cũng khẳng định “Những đêm trăng hiền từ / Biển như cô gái nhỏ / Thầm thì gửi tâm tư / Qua mạn thuyền sóng vỗ / Cũng có khi vô cớ / Biển ào ạt xô thuyền / Bởi tình yêu muôn thuở / Có bao giờ đứng yên”. Thơ Xuân Quỳnh là vậy, luôn là sự đối lập giữa bình yên và bão tố, ngọt ngào và đắng cay, đối lập nhưng thống nhất trong sóng và trong tâm hồn em.
Tình yêu chứa đựng biết bao nhiêu cảm xúc. Những cảm xúc ấy luôn luôn biến đổi, chính vì thế đón nhận tình yêu, thấu hiểu tình yêu với tâm hồn người phụ nữ đang yêu đâu phải điều dễ dàng. Con sóng của Xuân Quỳnh sẵn sang vượt khỏi không gian chật hẹp của dòng sông, tìm ra biển lớn để mong nhận thức và lý giải tận cùng về tâm hồn mình khi yêu “Sông không hiểu nổi mình / Sóng tìm ra tận bể”. Cuộc hành trình của sóng từ sông ra bể là hành trình dằng dặc xa xôi, đầy gian khổ. Con sóng đi từ giới hạn chật hẹp vươn đến không gian vô cùng của tình yêu. Chỉ khi trở về với biển khơi bát ngát, sóng mới thực sự tìm thấy mình, mới nhận thức được sức mạnh và khát khao cháy bỏng trong tâm hồn mình. Cuộc hành trình của sóng hay chính là những khát vọng mạnh mẽ, mãnh liệt với những trăn trở, khát khao khám phá hết tâm hồn mình của người phụ nữ khi yêu. Đến với thế giới thơ Xuân Quỳnh, bạn đọc hơn một lần bắt gặp khát vọng tha thiết ấy “Núi cao bể rộng sông dài / Tôi đi khắp chốn tìm người tôi yêu”. Có lẽ chính vì thế mà những con sóng của đại dương bao la đã trở thành khát vọng cho tình yêu vĩnh cửu “Ôi con sóng ngày xưa /Và ngày sau vẫn thế /Nỗi khát vọng tình yêu /Bồi hồi trong ngực trẻ”. Nhà thơ đã sử dụng một hệ thống từ ngữ để khẳng định sự tồn tại muôn đời của những con sóng ấy: ngày xưa, ngày sau, vẫn thế. Nỗi khát vọng tình yêu, khát vọng lý giải trái tim mình khi yêu đã trở thành khát vọng muôn đời như chị đã từng viết “Bởi tình yêu muôn thuở / Có bao giờ đứng yên”.
Từ nhận thức sự phức tạp trong tình yêu của người phụ nữ, Xuân Quỳnh mượn hình tượng Sóng để lí giải những xúc cảm trong tâm hồn chính mình. Sóng là lời giãi bày những cung bậc cảm xúc phong phú đến kì lạ trong tâm hồn người phụ nữ trong men say tình yêu. Trước tình yêu, con người luôn khao khát tìm về cội nguồn lí giải tình cảm lớn lao kì diệu đang tràn ngập trong trái tim mình. Nhu cầu ấy càng trở nên tha thiết hơn khi đối diện với đại dương bao la:
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
Sóng và em, biển cả mênh mông và tình yêu vô tận đã đan cài, hòa quyện với nhau thật khó tách rời. Dường như hình ảnh này gọi dậy hình ảnh kia: Nhìn sóng mà nhớ đến tình yêu, cảm nhận về xúc cảm tình yêu mà lien tưởng đến muôn vàn con sóng. Trong đoạn thơ, những từ “Em nghĩ” lặp đi lặp lại khiến lời thơ trùng xuống như một sự suy tư. Người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh trăn trở câu hỏi về sự khởi đầu của sóng và sự khởi nguồn của tình yêu “Từ nơi nào sóng lên” và “Khi nào ta yêu nhau”. Khoa học có thể lý giải được ngọn nguồn của sóng: Sóng bắt đầu từ gió. Nhưng nếu đi đến tận cùng nguồn gốc của thiên nhiên thì cũng là điều khó lí giải “Gió bắt đầu từ đâu? /Em cũng không biết nữa”. Câu thơ “em cũng không biết nữa” được Xuân Quỳnh đặt khéo léo giữa hai câu hỏi về nguồn gốc của sóng và tình yêu “Em cũng không biết nữa / Khi nào ta yêu nhau”. Phải chăng đó là lời thú nhận hồn hậu, chân thành của người phụ nữ về sự bất lực của mình khi cố gắng lí giải đến tận cùng nguồn gốc của thiên nhiên và cội nguồn của tình yêu. Thiên nhiên có những bí ẩn và tình yêu cũng vậy. Chính Xuân Diệu cũng đã từng trăn trở về những băn khoăn trong tình yêu “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu?”. Và xa hơn, thi sĩ Tago cũng viết “Nhưng em ơi trái tim anh lại là tình yêu / Những vui sướng khổ đau của nó là vô biên / Những thiếu thốn và khổ đau của nó là trường cửu’, vậy nên “Em là nữ hoàng của vương quốc đó / Nhưng em chẳng hiều gì về biên giới của nó đâu”. Hòa chung trong nguồn mạch ấy, Xuân Quỳnh đã khẳng định sự huyền diệu của tình yêu “Em cũng không biết nữa / Khi nào ta yeu nhau”. Nguồn gốc của tình yêu rất lạ lung, khó ai có thể tìm thấy câu trả lời: Tình yêu bắt đầu từ đâu. Sự hấp dẫn, điều kì diệu của tình yêu chính là ở chỗ đó. Trong lời thơ Xuân Quỳnh, nghe vẳng một chất giọng trẻ trung, nũng nịu, dễ thương của người con gái
Sóng – bài thơ thành công trong phương thức biểu hiện cảm xúc của thi sĩ. Kết cấu song trùng, sự tương xứng giữa hai hình tượng Sóng và Em là sáng tạo nghệ thuật đặc sắc, giàu tính thẩm mĩ của Xuân Quỳnh. Với sự sáng tạo ấy, Xuân Quỳnh đã nói lên một cách nồng thắm mà không kém phần tế nhị những khát khao rạo rực của trái tim yêu. Đó cũng là những khát khao đời thường, dung dị, cao quý. Tiếng nói ấy chân thành, tự nhiên mà sâu sắc được diễn tả qua hình tượng thơ gợi cảm, đa nghĩa. Xuân Quỳnh thực sự là thi sĩ của tình yêu, thi sĩ của những rung động nữ tính trong trái tim.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: