Hãy thử áp dụng linh hoạt các bước sau:
Thử với những gì bạn có ngay bên cạnh.
Để viết tiêu đề hay:
1. Ngắn gọn:
- Tiêu đề chỉ nên có từ 3 đến 7 từ khóa quan trọng.
- Lưu ý khả năng gây chú ý của những ký tự đầu tiên vì chúng sẽ xuất hiện cùng với sản phẩm khi bạn tải sản phẩm lên mạng để quảng bá và bán.
2. Thân thiện:
- Hãy viết tiêu đề dựa trên suy nghĩ và hành vi của khách hàng. Những từ khóa nào thường được khách hàng gõ để tìm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
- Tiêu đề nên có ngôn ngữ thân thiện và gần gũi, nhưng hạn chế dùng từ thông tục hoặc từ lóng mà chỉ mình bạn hiểu (Chúng ta đang bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng, nên ưu tiên hiểu khách hàng và dùng ngôn ngữ của khách hàng để viết).
Có câu chốt:
Câu chốt tạm hiểu là một câu tóm tắt chung về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
1. “Lần nữa, hãy ngắn gọn và súc tích”:
* Độ dài của một câu chốt khi được nói ra với tốc độ vừa phải chỉ nên kéo dài tối đa 30 giây.
* Số ký tự lý tưởng tối đa là 140 (phù hợp để quảng bá qua tin nhắn điện thoại hoặc Twitter).
* Bạn có thể viết nhiều hơn một câu nếu cảm thấy chưa đủ ý. Nhưng số lượng lý tưởng nhất vẫn là một câu mà đầy đủ ý nghĩa.
2. “Đơn giản là thượng sách!”:
* Phần mô tả sản phẩm trong câu chốt nên đảm bảo rằng
một người không có hiểu biết nhiều về sản phẩm khi đọc lên vẫn có thể mường tượng ra sản phẩm đó.
*
Hạn chế dùng những thuật ngữ chuyên môn mà phần đông khách hàng không hiểu.
* Sử dụng những
động từ mạnh.
* Ứng dụng những
tính từ mô tả có khả năng gợi hình.
* Làm cho sản phẩm trở thành một thứ tài sản
không-thể-không-có.
Mô tả sản phẩm
1. Sử dụng những ý tưởng đã được brainstorm từ bước 1:
– Mô tả những ai có thể sử dụng sản phẩm và giải thích tại sao.
– Đề cập những hạn chế có thể có của sản phẩm để rồi sau đó đập tan chúng, tranh thủ cơ hội gia tăng lòng tin của khách hàng tiềm năng.
2. Hãy cụ thể:
– Cho biết kích thước sản phẩm: chiều dài, chiều rộng, và các kích thước khác nếu có.
– Sản phẩm có thể được sử dụng như thế nào?
– Khách hàng sẽ cảm nhận thế nào khi dùng sản phẩm?
3. Tranh thủ nêu các từ khóa tìm kiếm / tag:
– Bước số 4 này cũng chính là cơ hội để bạn thoải mái liệt kê những từ khóa tìm kiếm / tag cho sản phẩm để gia tăng khả năng được tìm thấy trên Internet. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các blog hoặc trang web bán hàng cho phép đăng tải sản phẩm đều có tùy chọn thêm tag ngoài bài viết, nên bạn cũng không cần phải quá lo lắng đến nỗi “nhồi” hết từ khóa vào bài, làm giảm chất lượng nội dung.
Chia sẻ giá trị
1. Chia sẻ cho khách hàng về NGUỒN CẢM HỨNG giúp bạn tạo ra sản phẩm:
– Điều gì gợi hứng cho bạn làm ra sản phẩm? Có phải ban đầu bạn chỉ định làm ra nó để dành tặng cho bạn bè hoặc người thân trong gia đình?
– Hay việc được sáng tạo với chất liệu này đã hối thúc bạn làm ra nhiều hơn nữa những sản phẩm liên quan đến chúng?
2. Cho phép khách hàng được liên hệ trực tiếp với bạn
(điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn là người trực tiếp làm ra món đồ):
– Những sản phẩm mới toanh hoặc tự làm thường rất dễ tạo được sự chú ý nơi khách hàng, vì trong thâm tâm ai cũng thích được khẳng định cá tính riêng của mình giữa thời đại của sản xuất hàng loạt ngày nay. – – Hãy mạnh dạn chia sẻ về bản thân bạn để một lần nữa khẳng định nét riêng trong sản phẩm của bạn.
– Điển hình như, nếu bạn đã từng đi làm thuê, sau đó bạn quyết định từ bỏ công việc căng thẳng chán chường đó để được ra riêng làm những gì mình thích – chính là những sản phẩm mà bạn đang bán, hãy mạnh dạn chia sẻ.
3. Chia sẻ những chuyên môn kỹ thuật của bạn: Ví dụ như:
– Bạn đã từng là một giáo viên dạy mỹ thuật trước khi mở ra cửa hàng của riêng mình?
– Bạn đã bao giờ học chuyên sâu một lĩnh vực nào đó liên quan đến sản phẩm?
Kỳ thực, những trải nghiệm quá khứ của bạn không hẳn sẽ phát huy tác dụng ngay lập tức, nhưng chắc chắn chúng sẽ khiến khách hàng tiềm năng ít nhiều có ấn tượng về bạn.
Bán gia tăng và kêu gọi mua hàng
1. Bán gia tăng (upsell):
– Trong trường hợp này, upsell nghĩa là gợi ý cho khách hàng về những sản phẩm khác của bạn có tính chất tương tự hoặc tăng thêm giá trị sản phẩm họ đang mua. Ví dụ: Khi bạn gọi món ở một hiệu thức ăn nhanh như McDonald, nhân viên rất hay upsell bằng cách hỏi bạn có muốn thay bằng một phần ăn tương tự nhưng có kích cỡ hoặc giá trị lớn hơn hay không.
– Chọn những sản phẩm có tính chất tương tự để gợi ý cho khách hàng.
– Vị trí lý tưởng cho phần upsell là ngay sau phần mô tả sản phẩm chính.
2. Kêu gọi mua hàng:
Dùng những ngôn từ có tính chất thuyết phục để kêu gọi người đọc mua ngay lập tức. Ví dụ: “Hãy mua ngay chiếc túi xách sành điệu này trước khi dịp khuyến mãi ngàn-năm-có-một kết thúc!”
Hiệu chỉnh bài đăng
Dù là người bán hàng hay một chuyên gia quảng cáo, chắc hẳn bạn cũng hiểu tầm quan trọng của một bài viết chỉn chu, không lỗi chính tả. Khi mua hàng trên mạng, khách hàng đã phải chấp nhận một hạn chế rằng họ không thể trực tiếp nhìn thấy hay trải nghiệm sản phẩm của bạn được, nên những nội dung trên website của bạn không nên mắc phải những lỗi ngớ ngẩn có thể khiến cho họ mất cảm tình và bỏ đi. Lỗi chính tả làm cho mọi thứ bạn làm trở thành nghiệp dư, khiến cho khách hàng nghi ngờ luôn cả chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
1. Sau khi hoàn thành bài viết, hãy đi chơi nơi khác và quay lại:
Bạn có thể rời vị trí, đi chơi hoặc làm việc gì đó khác, sau đó quay lại kiểm tra bài viết. Việc thư giãn và thay đổi không gian như thế sẽ giúp bạn có cái nhìn tỉnh táo và khách quan hơn khi xem lại bài.
2. Đọc to bài viết:
Đọc lại sẽ giúp bạn phát hiện lỗi sai và những cách diễn đạt chưa lọt tai.
3. Hỏi ý kiến người khác:
Nhờ một người thân hay một người bạn đọc và nhận xét bài mô tả sản phẩm của bạn, hỏi xem nội dung bài viết có ổn và đủ sức thuyết phục họ mua hàng không?
Có thể sử dụng các phần mềm kiểm tra lỗi chính tả (nếu có).
Tổng hợp