Đề cương ôn Văn 12

Đề 3: Suy nghĩ của anh (chị) về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”

Đề 3: Suy nghĩ của anh (chị) về mục đích học tập do UNESCO đề xướng:
“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”


1. Mở bài:

- Con người ai cũng trải qua việc học, nhưng không phải ai cũng có ý thức xác định mục đích và mục đích đúng đắn của việc học.
- Mỗi thời đại, con người có mục đích học tập không giống nhau. Tổ chức UNESCO đã đề xướng… nhằm xác định mục đích học tập có tính toàn cầu.

2. Thân bài:

a. Giải thích và làm rõ từng nội dung trong đề xướng của UNESCO:

- Học để biết:

+ Học là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, trường học, từ thực tế cuộc sống “trường đời”.
+ “Học để biết” là mục đích đầu tiên của việc học. “Biết” là tiếp thu, mở mang, có thêm kiến thức về đời sống, tự nhiên, xã hội và con người. Con người từ chỗ chưa biết đến biết, biết ít đến biết nhiều, biết sơ sài đến biết sâu sắc, biết một lĩnh vực đến hiểu biết về nhiều lĩnh vực đời sống…
+ Nhờ học, con người có những hiểu biết phong phú, tự làm giàu kho tri thức khoa học của mình, tạo được vốn sống sâu sắc…
+ Quan trọng hơn, qua những tri thức đó, con người có khả năng hiểu biết về bản chất con người và tự nhận thức bản thân, “biết người”, “biết mình”, biết giao tiếp, ứng xử với nhau sao cho “Đắc nhân tâm”…

- Học để làm:

+ “Học để làm” là mục đích tiếp theo của việc học. “Làm” là vận dụng kiến thức có được vào thực tế cuộc sống. Đây là mục đích thiết thực nhất của việc học – “Học đi đôi với hành”.
+ Làm để tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ nhu cầu cuộc sống của bản thân và góp phần tạo nên của cải cho xã hội.
+ Ví dụ: Người nông dân, kĩ sư, bác sĩ… đều mang kiến thức đã học được áp dụng vào thực tế, để tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
+ Học mà không làm thì kiến thức có được không có ích, không bền vững, không được sàng lọc.

- Học để chung sống:

+ Một trong những mục đích quan trọng nhất của việc học. “Chung sống” là khả năng hòa nhập xã hội, kĩ năng giao tiếp, ứng xử… để tự thích nghi với mọi môi trường sống, các quan hệ phức tạp của con người trong quá trình sống để không bị tụt hậu, lạc lõng. Đây là hệ quả tất yếu của việc “biết”, “làm”.
+ Bởi lẽ, “con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. Bản chất, giá trị, nhân cách của con người được hình thành, nuôi dưỡng, khẳng định, thử thách trong các mối quan hệ đó.
- Học để tự khẳng định mình:
+ Là mục đích sau cùng của việc học. “Tự khẳng định mình” là tạo được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân mình trong cuộc đời. Mỗi con người chỉ có thể khẳng định mình khi có hiểu biết, có năng lực hành động, có khả năng chung sống.
+ Từ việc học, mỗi người có cơ hội khẳng định tri thức mình tích lũy được; khẳng định khả năng lao động, sáng tạo; khẳng định nhân cách, phẩm chất…

b. Bàn bạc, mở rộng vấn đề:

- Nội dung đề xướng về mục đích học tập của UNESCO thật sự đúng đắn, đầy đủ, toàn diện.
- Mục đích học tập này thực sự đáp ứng, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu giáo dục, đào tạo con người trong thời đại ngày nay. Mục đích này không chỉ dành riêng cho học sinh, sinh viên mà còn dành cho tất cả những ai là người học. Vì thế, có thể coi đây là mục đích học tập chung, có tính chất toàn cầu.
- Từ mục đích học tập đúng đắn này, mỗi người học thấy rõ những sai lầm nhận thức về việc học: học không có mục đích; coi việc học là thực hiện nghĩa vụ với người khác; học vì bằng cấp; học vì thành tích; học mà không có khả năng làm, không biết chung sống, không thể khẳng định mình. Ví dụ: Học sinh không biết viết đơn xin nghỉ học đúng quy cách; kĩ sư giỏi, được đào tạo bài bản mà không chế tạo được những công cụ trong sản xuất nông nghiệp; có học vị, bằng cấp nhưng cách ứng xử thì vụng về, lối sống lại thiếu văn hóa…

c. Bài học về nhận thức và hành động của bản thân:

- Mục đích học tập giúp con người, xã hội điều chỉnh được nhận thức về thời gian học: không chỉ học ở một giai đoạn mà phải học suốt đời; không chỉ học trong nhà trường mà cần phải học ngoài xã hội; người dạy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn dạy “làm người”…
- Mục đích học tập này giúp người học:
+ Xác định rõ mục đích, động cơ và thái độ học tập.
+ Ra sức học tập và rèn luyện, trang bị kiến thức về mọi mặt để có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng hội nhập quốc tế.
+ Học phải đi đôi với hành để khẳng định mình. Sống có ích cho cuộc đời và cho gia đình, xã hội.

3. Kết bài:

- Khẳng định vai trò của học tập: học để không bị ngu dốt, nghèo nàn và lạc hậu. Học để khẳng định sự thành đạt của cá nhân và sự tiến bộ của nhân loại.
- Liên hệ bản thân: Đã xác định được mục đích đúng đắn cho việc học của mình chưa? Cần phải làm gì để đạt được mục tiêu ấy?
 
Đề 4: Anh (chị) viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến của nhà văn Lỗ Tấn: “Trên đường thành công không có bước chân của người lười biếng”.

Đề 4: Anh (chị) viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến của nhà văn Lỗ Tấn: “Trên đường thành công không có bước chân của người lười biếng”.

DÀN BÀI (Gợi ý)

Mở bài:
Giới thiệu nhận định và dẫn đề.

Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa câu nói: Cần cù, chăm chỉ là đức tính quyết định của sự thành công.

2. Bình luận, chứng minh: Ý kiến trên đúng vì:

- Bất cứ sự nghiệp thành công nào cũng trải qua con đường gian nan, vất vả, phải phấn đấu và vượt qua nhiều trở ngại. (dẫn chứng)
- Nếu có tư chất thông minh mà không cần cù, chăm chỉ thì cũng khó đạt đến thành công (dẫn chứng).

3.
Bàn bạc mở rộng:

- Lười biếng, không chịu lao động không giúp ích gì cho bản thân, là gánh nặng cho gia đình và xã hội “nhàn cư vi bất thiện” (dẫn chứng).
- Chỉ có sự cần cù, chăm chỉ, ý chí, lòng quyết tâm, con người mới có thể đạt được thành công trong học tập và cuộc sống (dẫn chứng gương học tập, thành đạt).

4. Liên hệ bản thân: Xác định thái độ, trách nhiệm của bản thân để đạt được thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Kết bài:

Khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của ý kiến trong học tập và cuộc sống.
 
Đề 5: Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bàn về lòng tự trọng.

Đề 5: Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bàn về lòng tự trọng.

DÀN BÀI (Gợi ý)

Mở bài:
Giới thiệu vấn đề: lòng tự trọng, một đức tính cần phải có ở mỗi con người.

Thân bài:

1. Giải thích:

- Con người có lí trí để phân biệt thiện, ác, quan niệm về lí tưởng, có ý chí và nghị lực, phát triển khả năng…từ đó mà nhận thức được giá trị của mình và sinh lòng tự tôn, tự trọng…
- Tự trọng có thể hiểu là lòng tự quý mình, tự coi mình có giá trị…

2. Bình luận: Phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch:
- Lòng tự trọng là một động cơ cực kì quan trọng trong đời sống cá nhân và xã hội. Người có lòng tự trọng cẩn thận từng li, cố gắng không để nghĩ một ý, làm một việc, nói một câu làm hạ giá mình. Họ luôn hướng theo “con người lý tưởng” phác hoạ trong tâm hồn để phấn đấu…(dẫn chứng).
- Cũng vì có lòng tự trọng mà người ta chế ngự được bản thân, tự luyện để ứng phó với những biến cố trong cuộc sống, thà chịu chết chứ còn hơn để mất phẩm giá của mình…(dẫn chứng).
- Trong quan hệ xã hội, người có lòng tự trọng cẩn thận trong hành vi, lời nói, không a dua, xiểm nịnh, không cậy quyền hiếp đáp kẻ yếu; biết giữ lòng trung thực, hoà nhã, kính cẩn mọi người…
- Phân biệt tự trọng với tự phụ, tự kiêu, tự đắc, đánh giá quá cao tài năng của mình mà coi khinh người khác…Đây là tính xấu. Trong khi người có lòng tự trọng thường có đức tính nhân hậu, khiêm nhường…

3. Bàn bạc mở rộng: Một dân tộc cũng rất cần có lòng tự trọng. Nhờ đó mà người dân không chịu cúi đầu chấp nhận thân phận nô lệ, nỗi nhục mất nước; hoặc để cho đất nước trong tăm tối, nghèo đói…Họ phấn đấu hết lòng để đưa đất nước, dân tộc đi lên…Họ sẵn sàng chiến đấu chống lại và sẵn sàng hi sinh trước bất cứ kẻ thù xâm lược nào…

4. Liên hệ bản thân: Rèn luyện đức tính tự trọng trong học tập và cuộc sống.

Kết bài:

Khẳng định sự cần thiết của lòng tự trọng: Biết tự trọng là điều cần thiết trong cuộc sống của bản thân và của cả thảy mọi người. Nếu không ta sẽ tự ti, tự mặc cảm, mà hèn nhát yếu nhược, không dám phấn đấu để ngày càng sống tốt hơn…
 
Đề 6: Anh / chị hãy viết bài văn ngắn khoảng 400 từ bàn về ý kiến: “Tình thương là hạnh phúc con người”.

Đề 6: Anh / chị hãy viết bài văn ngắn khoảng 400 từ bàn về ý kiến: “Tình thương là hạnh phúc con người”.

DÀN BÀI (Gợi ý)

Mở bài:

- Giới thiệu tổng quát: Trong cuộc sống, ai cũng từng nói, từng nghe hai chữ “tình thương”. Song có một thực tế khó phủ nhận không phải ai cũng thấu hiểu sâu sắc hai chữ rất đỗi giản dị mà vô cùng thiêng liêng ấy.
- Nêu vấn đề nghị luận: Quan niệm “Tình thương là hạnh phúc của con người” có thể xem là một cách hiểu đáng tin cậy.

Thân bài:

1. Giải thích:

a) “Tình thương”: là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là “tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết”.
b) “Hạnh phúc”: là khái niệm chỉ “trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện”.
c) “Tình thương là hạnh phúc của con người” là cách nói định nghĩa về tình thương: tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết của con người sẽ đem đến cho con người niềm sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. Thực chất, đây là cách diễn đạt cô đọng về ý nghĩa, tác dụng của tình thương đối với đời sống con người.

2.
Phân tích: Những biểu hiện của tình thương trong cuộc sống:

a) Tình thương giữa những người có quan hệ ruột thịt, thân thích:

- Tình yêu thương, sự chăm sóc, hi sinh…tự nhiên, tự nguyện của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu.
- Sự nhường nhịn, giúp đỡ…giữa anh chị em.

- Sự đùm bọc, cưu mang…giữa những người họ hàng.
- Sự kính trọng, biết ơn, thái độ quan tâm, phụng dưỡng…của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.

b)
Tình thương yêu dành cho đồng bào, đồng loại:

- Thái độ đồng cảm, xót thương chân thành, sâu sắc dành cho những con người có số phận đau khổ, bất hạnh: những đứa trẻ mồ côi, những người già cô đơn, những người bị hắt hủi, những người bị tật nguyền (do bẩm sinh, tai nạn, nạn nhân chiến tranh…), người sống trong nghèo khó, người mang những căn bệnh hiểm nghèo…
- Thái độ quan tâm, hành động sẵn sàng chia sẻ về vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn, cần sự giúp đỡ ở quanh mình: ủng hộ tiền, đồ dùng sinh hoạt, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện do các cấp, ngành phát động như hiến máu nhân đạo, phong trào tình nguyện, nhịp cầu trái tim, nối vòng tay lớn, chăm sóc trẻ em khuyết tật, trẻ mồ côi trong làng SOS…

c)
Tích cực lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đoạ, bóc lột, ngược đãi con người.

3. Bàn luận về ý nghĩa, tác dụng của tình thương trong cuộc sống:

a) Ý nghĩa, tác dụng của tình thương trong cuộc sống:

- Tình thương yêu sẽ là ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh cô đơn, đau khổ, bất hạnh ấy.
- Tình thương tạo ra sức mạnh cảm hoá kỳ diệu đối với những người “lầm đường, lạc lối”, thậm chí cả kẻ thù.
- Được sống trong tình thương là niềm hạnh phúc lớn, là tiền đề để con người trở nên lương thiện: những đứa trẻ được nuôi dưỡng lớn lên trong tình yêu thương sẽ có tâm hồn nhạy cảm với những buồn vui, biết yêu thương, quan tâm đến người khác quanh mình. Trái lại, những đứa trẻ bị đối xử thô bạo, bị hắt hủi, bị ruồng bỏ sẽ là bất hạnh khôn cùng…
- Con người hạnh phúc vì được sống khi bị cái chết rình rập, được ăn khi đang đói, được đầy đủ khi đang nghèo khó, được hi vọng khi đang tuyệt vọng, được thành công sau khi thất bại…nhưng niềm hạnh phúc lớn lao nhất vẫn là được sống trong tình thương.

b)
Không chỉ người được nhận tình thương mới hạnh phúc mà cả người trao tình thương cũng được hạnh phúc vì hạnh phúc không phải chỉ là “nhận” mà còn là “cho”.

4. Liên hệ bản thân

Kết bài:
Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của ý kiến trên.
 
Đề 7: Một nhà tâm lí học đã từng phát biểu : “ Tự ái là liều thuốc độc giết chết tình bạn ”

Đề 7: Một nhà tâm lí học đã từng phát biểu : “ Tự ái là liều thuốc độc giết chết tình bạn ”

Anh ( chị ) hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

DÀN BÀI GỢI Ý:

Mở bài:
Giới thiệu vấn đề: Tự ái là liều thuốc độc giết chết tình bạn.

Thân bài:

1. Giải thích

- “ Tự ái ” được hiểu như thế nào ?
+ Đặt “ cái tôi ” của bản thân mình lên trên hết.
+ Thường hay giận hờn người khác, bạn bè khi họ góp ý chân thành về bản thân mình .
- Thế nào là “ liều thuốc độc ”? Đó là hậu quả do “ tự ái ” gây ra :
+ Không nhìn mặt bạn, không giao tiếp với bạn ( Ví dụ minh họa )
+ Làm ảnh hưởng xấu, làm tan vỡ tình bạn
- “ Tình bạn ” là gì ?
+ Là tình cảm đẹp đẽ, trong sáng giữa mình và bạn cùng lớp, cùng trang lứa
+ Là tình cảm thân thiết giữa mình và bạn ( bạn thân )
+ Đặc điểm của tình bạn : chân thành, cao đẹp …

2.Bình luận:
Phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch:

- Mặt đúng của câu nói :
+ Trong tình bạn, lòng tự ái không được phép tồn tại
+ “ Tự ái ” càng cao thì tình bạn càng dễ bị tổn thương, dễ bị đánh mất ( Ví dụ minh họa )
+ Tình bạn chỉ tồn tại khi biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau một cách chân thành
- Phê phán những biểu hiện “ tự ái ” trong tình bạn :
-
+ Xem thường bạn bè, xem bạn là người xấu khi bạn đóng góp ý kiến xây dựng cho mình
+ Bao giờ bạn cũng sai, chỉ có bản thân mình đúng
+ Giận hờn, không chơi và cắt đứt mọi quan hệ với bạn,…

3. Bàn bạc mở rộng:

- Xây dựng phương hướng, biện pháp khắc phục để giữ gìn tình bạn :
+ Thân ái, cởi mở với bạn bè.
+ Sẵn sàng đón nhận những ý kiến đóng góp xây dựng của bạn, của những người xung quanh .

Kết bài:

- Khẳng định mức độ nghiêm trọng của tự ái.
- Liên hệ bản thân.
 
Đề 8: Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn. (Danh ngôn Nam Phi – dẫn theo Quà tặng cuộc sống – NXB Thanh niên, 2006). Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu danh ngôn trên.

Đề 8: Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn. (Danh ngôn Nam Phi – dẫn theo Quà tặng cuộc sống – NXB Thanh niên, 2006). Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu danh ngôn trên.

DÀN BÀI (Gợi ý)


Mở bài
:
Giới thiệu câu danh ngôn.

Thân bài
:


a)
Giải thích:
- Mặt trời: ánh sáng rực rỡ, vẻ đẹp; hướng về phía mặt trời: hướng về những điều tốt đẹp, tích cực (lý tưởng, ước mơ, mục đích cao đẹp,…)
- Bóng tối: những gì xấu xa, u ám, khó khăn; bóng tối sẽ ngả về phía sau: những gì tiêu cực sẽ dễ dàng vượt qua.
- Ý nghĩa câu danh ngôn: lời khuyên về thái độ sống tích cực, lạc quan, hướng thiện.

b)
Bình luận, chứng minh:
- Khi hướng về những điều tốt đẹp, con người có động lực, có mục đích, sự phấn chấn, niềm tin để hành động. Đó là sức mạnh giúp họ mau đi đến thành công, đẩy lùi những khó khăn, tiêu cực, đôi khi là sự sợ hãi, nản lòng, tuyệt vọng…
- Liên hệ thực tế để chứng minh: Bác Hồ trong những chặng đường gian nan của Cách mạng, khi ở trong cảnh tù đày (Nhật ký trong tù).

c)
Bàn bạc mở rộng:
- Câu danh ngôn bao hàm một triết lí, một quan niệm nhân sinh tích cực, một lời khuyên đúng đắn: phải lạc quan, luôn tin tưởng ở tương lai, ở mục đích sống tốt đẹp của bản thân.
- Trong thực tế, có người thiếu niềm tin, không dám bước tới để hướng về phía mặt trời – những điều tốt đẹp. Họ dễ bị nhấn chìm trong bóng tối của sự thất vọng, sợ hãi, trì trệ…dẫn đến thất bại.

d)
Liên hệ bản thân: Cần rèn luyện cho mình ý chí, niềm tin, bản lĩnh, kiến thức vững vàng để luôn hướng về phía mặt trời.

Kết bài
:
Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của câu danh ngôn trong cuộc sống.
 
Đề 9: Hãy phát biểu ý kiến về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Đề 9: Hãy phát biểu ý kiến về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

DÀN BÀI (Gợi ý)

Mở bài:
- Vấn đề học tập và mục đích của việc học từ xưa đến nay luôn được cá nhân và xã hội đề cao, quan tâm.
- Nêu một số câu nói nổi tiếng như: “Học đi đôi với hành”, “Học, học nữa, học mãi”…
- Đưa ý kiến do UNESCO đề xướng.

Thân bài
:

1. Giải thích và phân tích các khái niệm:

- Học để biết: hiểu, nắm vững tri thức của nhân loại.
- Học để làm: vận dụng được kiến thức đã học vào cuộc sống, giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Đây chính là nội dung câu nói: “học đi đôi với hành”.
- Học để chung sống: mục đích cuối cùng của mọi hoạt động học tập, rèn luyện của con người là để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình và xã hội. Học để chung sống tốt với mọi người, biết cách ứng xử có văn hoá, giao tiếp tốt và làm cho quan hệ giữa người và người ngày càng tốt đẹp hơn.
- Học để tự khẳng định mình: qua quá trình học tập, con người tự hoàn thiện nhân cách, khẳng định sự tồn tại, ý nghĩa của mình trong cuộc sống, từ đó trở thành con người có ích cho xã hội.
Quá trình học tập là con đường tích luỹ kiến thức, rèn luyện, tu dưỡng, biến tri thức của nhân loại thành tri thức, vốn sống, kỹ năng sống của bản thân. Mục đích của học tập không dừng ở tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp mà điều quan trọng hơn là quá trình rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, lối sống => người vừa có tài vừa có đức, phục vụ tốt cho đất nước. Bác Hồ đã từng dạy: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

2. Chọn và nêu những dẫn chứng phù hợp (từ thực tế đời sống).

3. Phê phán những người học mà không xác định mục đích, động cơ đúng đắn.

4. Phát biểu suy nghĩ của bản thân.

Kết bài
:

Khẳng định ý nghĩa, giá trị của câu nói do UNESCO đề xướng.
 
Đề 10: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”. (N

Đề 10: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”. (Nooc-man Kusin)

Yêu cầu
:

1. Giải thích:

- Một tâm hồn tàn lụi là tâm hồn như thế nào? Nêu biểu hiện của tâm hồn tàn lụi (mức độ nhỏ ® lớn).
- Tại sao khi đang sống mà để tâm hồn tàn lụi là mất mát lớn nhất (hơn cả cái chết)?

2.
Phân tích + chứng minh:
- Trong cuộc sống.
- Trong văn học.

3.
Bình luận:
- Đánh giá, nhận xét: Ý nghĩa câu nói?
- Phê phán những đối tượng “để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”.

4.
Bài học rút ra cho bản thân.
 
Đề 11: Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày ý kiến của anh (chị) về câu nói của L.Tôn Xtôi: “Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình tạo nên cu

Đề 11: Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày ý kiến của anh (chị) về câu nói của L.Tôn Xtôi: “Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình tạo nên cuộc sống”.

DÀN BÀI (Gợi ý)


Mở bài
:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- Đưa câu nói của L.Tôn Xtôi.
- Chuyển ý.

Thân bài
:


1.
Giải thích:
- Quà tặng bất ngờ: là những điều may mắn đến bất ngờ, mang lại niềm vui, sự hào hứng cho con người… Nhưng không phải lúc nào cũng có.
- Câu nói là một lời khuyên răn con người trong cuộc sống cần phải có thái độ sống chủ động tích cực, có ý chí và nghị lực mà không nên chờ đợi sự may mắn đến bất ngờ với mình.

2.
Khẳng định câu nói trên là đúng:
- Từ lịch sử nước nhà: Cách mạng tháng Tám đã diễn ra và nhanh chóng thành công không chỉ nhờ vào hoàn cảnh khách quan thuận lợi, mà quan trọng là nhờ vào sự nỗ lực chuẩn bị tích cực trong 15 năm ròng rã của Đảng và nhân dân ta và hơn hết là sự quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Bác đã tạo vận hội cho đất nước Việt Nam tiến tới độc lập, tự do.
- Từ những con người khuyết tật: Họ kém may mắn khi không có một cơ thể lành lặn, nhưng họ “tàn mà không phế”, họ luôn vượt lên những nghịch cảnh để mà tạo ra cuộc sống cho chính mình, đồng thời cho những người xung quanh họ: Thầy Nguyễn Ngọc Ký, Đoàn Phạm Khiêm, Đồng Thị Nga,…; Những người nghèo biết vượt lên chính mình.
- Liên tưởng đến một vài ý kiến tương tự:
· Câu nói của R.Rolland: “Người bình thường chỉ biết chờ đợi cơ hội, người thông minh biết nắm lấy cơ hội còn người tài trí thì biết tạo ra cơ hội”.
· Câu nói của I.Turgeniev: “Nếu cứ chờ đợi cho đến lúc mọi thứ sẵn sàng, chúng ta sẽ chẳng bao giờ bắt đầu”.
· Lời dạy của dân gian: “Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho”.

3.
Luận: (mở rộng vấn đề)
- Trong cuộc sống, ngoài ý chí, nghị lực vươn lên, yếu tố “may mắn” cũng góp phần không nhỏ cho sự thành công.
- Phê phán một số người thụ động, thiếu ý chí vươn lên, chỉ chờ đợi những quà tặng bất ngờ mà không tự mình làm nên cuộc sống.

4.
Liên hệ bản thân:
Phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống có bản lĩnh, tự tạo hạnh phúc bằng lao động, bằng tài năng, bằng ý chí,…có như vậy ta mới có thể đón nhận những quà tặng bất ngờ từ cuộc sống do chính bản thân mình làm nên.

Kết bài
:

Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của câu nói trên.
 
Đề 12: Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc cho và nhận trong cuộc sống hàng ngày.

Đề 12: Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc cho và nhận trong cuộc sống hàng ngày.
DÀN BÀI (Gợi ý)

Mở bài
:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- Đưa vấn đề trọng tâm suy nghĩ về “cho” và “nhận” trong cuộc sống.
- Chuyển ý.

Thân bài
:


1.
Giải thích:
- “Cho” và “nhận” đều là những quy luật của tự nhiên và của xã hội loài người (Hoa nhận màu mỡ của đất đai, của nắng gió thì hoa phải đem lại cho thiên nhiên sự rực rỡ của sắc màu và hương thơm, mật ngọt). Trong xã hội, vấn đề này càng cần được nhận thức rõ ràng: không cho thì không thể nào nhận được.
- “Cho” và “nhận” có liên quan chặt chẽ như hai mặt của một tờ giấy, như “vay” và “trả”, “được” và “mất”, bởi vì cuộc sống là quá trình cho và nhận, nếu cứ giữ lại cho mình bạn sẽ chẳng có bao nhiêu, nhưng khi cho đi bạn sẽ nhận lại rất nhiều.

2.
Phân tích, chứng minh:
- Cuộc đời là một vòng tuần hoàn luôn công bằng, cho và nhận song song tồn tại vì cho không phải là mất đi tất cả, mà ta đang nhận lại.
- Hồ Chí Minh đã dâng hiến đời mình để lèo lái con thuyền cách mạng và Bác đã nhận lại được – niềm khát khao cháy bỏng ấp ủ từ lâu – nền độc lập, tự do cho quê hương, đất nước.
- Bill Gates đã mang đến cho những người nhiễm HIV/AIDS cuộc sống tốt đẹp hơn vào những năm tháng cuối đời và ông nhận lại được lòng biết ơn, sự ngưỡng mộ.
- Trong cuộc sống hôm nay còn rất nhiều tấm lòng biết yêu thương, chia sẻ. Họ đã hướng về khúc ruột miền Trung đang ngập chìm trong biển nước. Chính sự san sẻ đó đã đem đến cho những cụ già có thêm manh áo ấm, những trẻ thơ một bữa cơm no…và họ sẽ được nhận lại bài học vô giá từ cuộc sống đó là tình yêu thương và bồi đắp tâm hồn mình ngày thêm giàu, đẹp.

3.
Bình luận:
- “Cho” và “nhận” xứng đáng được ngợi ca với tinh thần ta biết sống vì người khác, một người vì mọi người: như những chiến sĩ cách mạng đã dâng tặng cuộc đời mình cho độc lập, cho hạnh phúc nhân dân mà không đòi hỏi phải nhận; những trí thức, những nhà khoa học miệt mài đem sức lực, tài năng góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước.
- “Nhận” là niềm vui nhưng “cho” là hạnh phúc. Một nhà thơ đã viết: “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương” và Tố Hữu cũng từng triết lý trong bài “Một khúc ca xuân”:
“Là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

- “Cho” và “nhận” đáng phê phán khi: trong cuộc đời không ít những kẻ tham lam, tàn nhẫn, sống trên mồ hôi nước mắt của người khác, không ít kẻ tầm thường chỉ muốn “nhận”, muốn “vay”, không muốn “cho”, muốn “trả”. Thực tế một bộ phận lớp trẻ chỉ biết nhận từ cha mẹ, từ gia đình, người thân để rồi sống ích kỷ, vô cảm, không biết chia sẻ với bạn bè, đồng loại.

4.
Liên hệ bản thân:
Để đời sống được nâng lên, mỗi cá nhân không ngừng học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện đạo đức. Có như vậy mới góp phần làm giàu cho Tổ quốc, làm giàu cho bản thân. Khi đó cái mà ta cho cũng là cái mà ta nhận.

Kết bài
:

Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của câu nói trên.
 
Luyện tập nghị luận tư tưởng đạo lí

LUYỆN TẬP NGHỊ LUẬN TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ

Đề 1: Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu danh ngôn: “Vũ trụ có nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt phẩm nhất chính là trái tim người mẹ”.

Đề 2: Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011
Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai, chỉ có chính bạn mới lựa chọn được con đường đúng cho mình.
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.

Đề 3
: Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2008
Anh/chị suy nghĩ gì về quan niệm sống sau đây: “Không thể bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.” (Hồn Trương Ba da hàng thịt – Lưu Quang Vũ)

Đề 4
: Đề thi tốt nghiệp THPT phân ban năm 2007
Khi bày tỏ thái độ về việc gia nhập quân đội của con trai mình, bà Hiền (nhân vật chính trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải) đã nói: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”.
Suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.
 
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Nghị luận về một hiện tượng đời sống


Đề 1: Hiện nay vẫn còn tình trạng trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống ở các thành phố, thị trấn. Nhưng đã xuất hiện nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức đón nhận các em về mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
Anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.

DÀN BÀI (Gợi ý)

Mở bài:

- Trong lúc ta sống an lành, hạnh phúc thì vẫn còn nhiều trẻ em đang khóc vì xa tổ ấm gia đình.
- May mắn là đã có những vòng tay thân ái đã làm dịu bớt nỗi bất hạnh của những mảnh đời lang thang cơ nhỡ.

Thân bài:


1.
Cảnh ngộ của trẻ em lang thang, cơ nhỡ:
Thực trạng:
- Nhiều trẻ em lang thang xin ăn, bán vé số, đánh giày, làm những việc sai quấy…
- Không nơi nương tựa các em phải ngủ ở vỉa hè, ghế đá, công viên…

Nguyên nhân:
Do nhiều hoàn cảnh khác nhau:
- Do gia đình bỏ rơi ở bệnh viện, cô nhi viện, cửa chùa, nhà thờ…
- Các em thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, phải tự kiếm sống rất sớm không có chỗ ăn chỗ ở, không được đi học…

Hậu quả vô cùng to lớn:

Các em gặp những mối nguy hiểm: ốm đau, tai nạn, bạo hành, bị xâm hại về tính mạng, nhân phẩm…=> bị xô đẩy vào các tệ nạn xã hội: trộm cắp, lừa đảo, ma tuý, xã hội đen…=> bị khiếm khuyết về tính cách.

2.
Những hoạt động tích cực từ các cá nhân, tổ chức nhằm giúp đỡ trẻ em lang thang:
- Xuất hiện nhiều mái nhà tổ ấm của các hoà thượng, các bậc đại chức, các nhà hảo tâm…
- Những ảnh hưởng tốt đẹp:
· Các em có cuộc sống ổn định, được học tập dạy nghề được giáo dục rèn luyện => các em biết chia sẻ, yêu thương, sống có trách nhiệm, niềm tin…
· Những hành động của các nhà hảo tâm biểu hiện tình thân ái, trách nhiệm cao với cộng đồng => tấm gương sáng nhân lên bao điều tốt đẹp trong xã hội.

3.
Những suy nghĩ về trách nhiệm:
- Trách nhiệm lớn nhất là của gia đình: thiếu tình thương, trách nhiệm, lạc hậu về kinh tế, về nhận thức…
- Trách nhiệm của xã hội: giáo dục các bậc cha mẹ, quan tâm hơn đến quyền trẻ em, tăng thêm phúc lợi xã hội để chăm lo cho các em có hoàn cảnh éo le…
- Những suy nghĩ dự định của bản thân về việc giúp đỡ những em bé nghèo khổ, bất hạnh.

Kết bài:

- Bày tỏ sự cảm thông với những cảnh ngộ bất hạnh.
- Liên hệ bản thân.
 
Đề 2: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về thực trạng giao thông ở nước ta hiện nay.

Đề 2: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về thực trạng giao thông ở nước ta hiện nay.

DÀN BÀI (Gợi ý)


Mở bài:

- Giao thông là vấn đề quan trọng của một quốc gia.
- Ở Việt Nam hiện nay, tai nạn giao thông đang ngày càng gia tăng. Đây là vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội.

Thân bài:

1. Nêu thực trạng về giao thông và tai nạn giao thông của nước ta (đưa ra những số liệu cụ thể về các vụ tai nạn giao thông).

2. Chỉ ra những hiểm hoạ ghê gớm cùng nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.
- Chất lượng các công trình giao thông xuống cấp nghiêm trọng.
- Chất lượng các phương tiện giao thông chưa được kiểm định, quản lý chặt chẽ.
- Nhận thức, ý thức của người tham gia giao thông còn hạn chế.
- Việc xử lý người vi phạm an toàn giao thông chưa nghiêm khắc, thậm chí người thi hành cũng vi phạm pháp luật.

3. Những giải pháp để giảm thiểu vấn đề đó:
- Tuyên truyền cho mọi người tác hại và hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông.
- Tự giác nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông.
- Tổ chức thường xuyên các cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông. Cùng nêu cao khẩu hiệu: “Nói không với phóng nhanh vượt ẩu”, “An toàn là bạn, tai nạn là thù”…
- Thành lập các đợt thanh niên tình nguyện xuống đường làm nhiệm vụ trong những giờ cao điểm.
- Phát hiện và báo cáo kịp thời với các cơ quan đoàn thể nơi gần nhất những trường hợp vi phạm luật giao thông.
- Về phía trường học, cần phát động và giáo dục kịp thời những trường hợp học sinh vi phạm.
- Về phía chính quyền, cần xử lý thật nghiêm khắc hơn nữa các trường hợp vi phạm…

Kết bài:

Khẳng định việc đảm bảo an toàn giao thông là yêu cầu bức thiết trong xã hội ngày nay đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.
 
Đề 3: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề ô nhiễm môi trường.

Đề 3: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề ô nhiễm môi trường.

DÀN BÀI (Gợi ý)


Mở bài:

Giới thiệu hiện tượng ô nhiễm môi trường, một vấn đề gây bức xúc trong xã hội hiện nay.

Thân bài:


a)
Giải thích khái niệm:
- Môi trường: không gian sống bao gồm không khí, đất, nước và các tài nguyên thiên nhiên.
- Ô nhiễm môi trường: không gian sống bị huỷ hoại, dơ bẩn gây tác hại đến sức khoẻ, làm giảm chất lượng cuộc sống.

b) Thực trạng: đáng báo động, diễn ra ở khắp nơi: rừng bị chặt phá, khai thác quá mức, sông suối bị nhiễm hoá chất do các chất thải từ các nhà máy, bụi khói từ xe cộ, nạn xả rác bừa bãi trên các đường phố, nơi công cộng…Hậu quả: môi trường sống không an toàn, mất vệ sinh ảnh hưởng đến sức khoẻ, dịch bệnh gia tăng, tuổi thọ giảm sút,…(nêu dẫn chứng cụ thể một vài trường hợp điển hình).

c) Nguyên nhân: nhận thức của người dân về môi trường còn thấp; pháp luật chưa xử lý nghiêm các vi phạm về môi trường; nhà nước, các công ty thiếu hoặc chưa đầu tư vào việc xử lý vệ sinh môi trường…

d) Giải pháp: giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường; xử phạt nặng các vi phạm về môi trường…

e) Liên hệ bản thân: có ý thức tự giác góp phần vào việc giữ gìn môi trường sống ở địa phương và nhà trường, nơi công cộng, thể hiện qua những việc làm cụ thể (không xả rác bừa bãi, tham gia công tác làm vệ sinh ở trường, lớp, khu phố,…)

Kết bài:

Khẳng định mức độ nghiêm trọng của vấn đề đòi hỏi mọi người đều phải có ý thức và hành động cụ thể để giải quyết.
 
Đề 4: Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ), trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nạn bạo hành gia đình và xã hội hiện nay.

Đề 4: Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ), trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nạn bạo hành gia đình và xã hội hiện nay.

DÀN BÀI (Gợi ý)


Mở bài
:

- Khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là giàu lòng nhân ái: “thương người như thể thương thân”…
- Hiện tượng bạo hành trong gia đình và xã hội đang diễn ra thường xuyên là một hiện tượng đáng báo động và cần tích cực ngăn chặn để giữ gìn truyền thống của dân tộc, của con người VN.

Thân bài
:


1.
Giải thích khái niệm “bạo hành”:
Đó là hành động mang tính bạo lực, ngang ngược, bất chấp công lí, đạo đức làm tổn thương đến tinh thần và thể xác người khác.

2.
Phân tích:
a) Thực trạng của nạn bạo hành hiện nay ngày càng nghiêm trọng và diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi: ở gia đình, học đường và ngoài xã hội (nêu dẫn chứng cụ thể).
b) Nguyên nhân dẫn đến bạo hành.
c) Hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến gia đình, xã hội.

3.
Bình luận:
a) Bạo hành là hành động xấu cần lên án vì:
- Bạo hành trong gia đình gây ra mối bất hoà, ảnh hưởng nặng nề tới sự bền vững của gia đình và xã hội; người bị bạo hành bị tổn thương về thân thể, tình cảm, lòng tự trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ thơ (dẫn chứng văn học: Chiếc thuyền ngoài xa, thực tế xã hội).
- Bạo hành trong xã hội ảnh hưởng tới tâm lí, nhận thức, cách ứng xử của con người…làm cho quan hệ giữa người và người trở nên xấu đi, đạo đức bị băng hoại.
b) Cần nghiêm khắc lên án và tìm biện pháp ngăn chặn để bảo vệ đạo đức xã hội, mang lại sự bình yên cho gia đình và xã hội.

4.
Thái độ và bài học nhận thức của bản thân trước nạn bạo hành hiện nay.

Kết bài
:
Kêu gọi toàn xã hội cùng chung tay đẩy lùi nạn bạo hành.
 
Đề 5: Anh (chị) viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bàn về thói quen chưa tốt trong ngày Tết nguyên đán.

Đề 5: Anh (chị) viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bàn về thói quen chưa tốt trong ngày Tết nguyên đán.

DÀN BÀI
(Gợi ý)

Mở bài
:

Giới thiệu hiện tượng đời sống và dẫn đề: Ngày Tết là thời khắc thiêng liêng, là dịp để sống với những phong tục tập quán biểu hiện nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, một số phong tục tập quán tốt đẹp ấy đã bị lạm dụng, trở thành những thói quen chưa tốt cần xem xét.

Thân bài
:


1.
Giải thích:
“Thói quen chưa tốt” là hành động, suy nghĩ của một số người làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của tập tục…

2.
Chứng minh – Phân tích: nêu một vài hiện tượng phổ biến hiện nay:
- Việc đi chùa hái lộc đầu năm: việc làm mang ý nghĩa cầu mong tài lộc (tiền bạc, của cải, con cái, may mắn,…) nhưng thực tế làm mất đi cảnh thanh tịnh của nơi tôn nghiêm, phá hoại và làm ô nhiễm môi trường do sử dụng nhang đèn quá mức.
- Đốt đèn trời và vàng mã: việc làm mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên và người thân nhưng thực tế gây lãng phí tiền bạc, thời giờ, làm ô nhiễm môi trường, có khi còn gây hoả hoạn ở nơi đông dân cư vào dịp Tết.
(Có thể nêu một số thói quen không tốt khác khá phổ biến trong đời sống).

3.
Bình luận:
- Phong tục tập quán là những nét đẹp văn hoá truyền thống cần gìn giữ, tôn trọng nhưng cần vận dụng phù hợp với nếp sống văn minh, hiện đại. Có người chưa hiểu ý nghĩa của việc cúng kiếng, lạy Phật vô tội vạ gây tốn kém rất nhiều tiền của, thời gian, công sức. Không có lộc và Trời Phật nào phù hộ nếu ta không sống tốt đời đẹp đạo.
- Cuộc sống người dân ngày càng ổn định và phát triển, kinh tế khá hơn nên đời sống tâm linh rất được chú trọng vào ngày Tết nhưng cần dừng lại ở một giới hạn không nên quá lạm dụng.

4.
Liên hệ bản thân: nêu những việc làm cụ thể để góp phần vào việc gìn giữ những phong tục tập quán tốt trong ngày Tết.

Kết bài
:
Khẳng định thói quen chỉ thực sự đẹp khi mỗi người tạo nên một ý thức hành động tích cực trong nét đẹp văn hoá chung của dân tộc.
(có thể lập luận theo nhiều cách hiểu về những thói quen chưa tốt trong ngày Tết miễn là biết cách vận dụng các thao tác và diễn đạt ý về văn nghị luận xã hội).
 
Đề 6: Viết một bài văn khoảng 400 từ bàn về hiện tượng tiêu cực trong thi cử.

Đề 6: Viết một bài văn khoảng 400 từ bàn về hiện tượng tiêu cực trong thi cử.

DÀN BÀI
(Gợi ý)

Mở bài
:
Nêu hiện tượng tiêu cực trong thi cử, một vấn nạn của ngành giáo dục.

Thân bài
:


1.
Giải thích:
Tiêu cực trong thi cử là những hành vi gian dối, thiếu trung thực trong thi cử (quay cóp, thi hộ…)

2.
Phân tích thực trạng và nguyên nhân: tiêu cực trong thi cử diễn ra dưới nhiều hình thức: quay cóp, thi hộ…và ngày càng tinh vi. Nguyên nhân là do một bộ phận thí sinh sức học kém, thái độ, động cơ học tập chưa đúng, có ý thức vi phạm quy chế thi; công tác tổ chức thi ở nhiều nơi còn chưa chặt chẽ, nghiêm túc…

3.
Giải pháp: Tổ chức thi cử nghiêm túc, giáo dục thí sinh có ý thức đúng đắn trong học tập và thi cử…

4.
Bình luận: đa số thí sinh có thái độ thi cử nghiêm túc, đáng biểu dương; chỉ có số rất ít vi phạm cần phê phán về thái độ, động cơ học tập, hành vi gian lận, cố tình vi phạm. Hiện tượng tiêu cực trong thi cử có xu hướng giảm vì các kì thi được tổ chức ngày càng chặt chẽ.

- Liên hệ bản thân.

Kết bài
:
Nêu nhận thức đối với hiện tượng.
 
“Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp”.

Đề 7: Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng đời sống sau:
“Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp”.


DÀN BÀI
(Gợi ý)

Mở bài
:

- Câu nói miêu tả hiện tượng thiên nhiên mà hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, gợi nhiều suy tưởng đẹp.
- Là biểu tượng của nghị lực, và ý chí vươn lên của con người trong những hoàn cảnh khốc liệt, khó khăn.

Thân bài
:


1.
Giải thích:
- Hình ảnh “vùng sỏi đá khô cằn” gợi liên tưởng, suy nghĩ về điều kiện sống khắc nghiệt, đầy khó khăn. Nói cách khác là nơi sự sống khó sinh sôi, phát triển.
- Hình ảnh “cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp”: cây hoa dại sống giữa tự nhiên lặng lẽ mà kiên cường, nó tự thích nghi với hoàn cảnh, vượt lên điều kiện khắc nghiệt để sống và nở hoa.
- Câu nói mượn hiện tượng thiên nhiên mà gợi suy nghĩ về thái độ sống của con người: cho dù hoàn cảnh có khắc nghiệt đến đâu, sự sống vẫn hiện hữu, cái đẹp vẫn tồn tại. Con người phải có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

2.
Phân tích, chứng minh:
- Trong thế giới tự nhiên, cây cối, cỏ hoa luôn ẩn chứa sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, sẵn sàng thích nghi với điều kiện sống khắc nghiệt.
· Nơi sa mạc nóng bỏng, cây xương rồng vẫn mọc lên, vẫn nở hoa, những bông hoa nép mình xù xì gai nhọn.
· Ở cánh đồng băng Nam Cực, các nhà khoa học sững sờ khi thấy dưới lớp băng dày vẫn lấm tấm những đám địa y…
- Với con người, những thử thách, khó khăn của thực tế đời sống luôn đặt ra. Nên con người phải có cách nhìn, thái độ sống tích cực, không đầu hàng nghịch cảnh, không buông xuôi phó thác cho số phận.
· Nhà văn Nga vĩ đại M.Go-rơ-ki – một cuộc đời sớm chịu những nỗi đắng cay, nghiệt ngã, đã không ngừng học tập, tự học để vươn lên khẳng định tài năng và đi đến thành công.
· “Hiệp sĩ công nghệ” Nguyễn Công Hoàng sống trong hoàn cảnh nghiệt ngã: không thể tự mình di chuyển, khả năng ngôn ngữ hạn chế. Vậy mà người thanh niên đó đã sống bằng nghị lực, quyết tâm học tập và nghiên cứu phần mềm tin học, cuối cùng anh đã thành công.

3.
Bình luận:
- Khẳng định sự sâu sắc của một bài học về thái độ sống tích cực.
- Phê phán một bộ phận người trong xã hội chỉ vì không vượt qua được hoàn cảnh khó khăn mà tự đánh mất mình.

4.
Liên hệ bản thân:
- Bài học rất có ý nghĩa với người trẻ tuổi, nhắc nhở quan niệm sống không đầu hàng số phận, hãy sống như loài hoa kia vượt lên sỏi đá để tồn tại.
- Nhìn tấm gương của những bạn học sinh nghèo vượt khó tự soi lại chính mình.

Kết bài
:

Khẳng định ý nghĩa của hiện tượng trên.
 
Dưới đây là bản word tài liệu ôn văn các bạn tải về đỡ công ngồi copy nhé!

[DOWN]TẢI VỀ[/DOWN]

Hoặc tải link đính kèm (để đảm bảo link sống)
(*Rar hoặc word là 1 bản như nhau thôi nhé - Để đảm bảo link thôi)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top