Đề cương ôn tập Toán 7 học kì 1

Thandieu2

Thần Điêu
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TOÁN 7 HỌC KÌ 1 - ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TOÁN 7 KÌ I - ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TOÁN 7


Đề cương 1
1. PHẦN LÍ THUYẾT


ĐẠI SỐ

1) Giá trị tuyệt đối cuả số hữu tỉ x được xác định như thế nào?

toan01.png



3) Tỉ lệ thức là gì? Phát biểu tính chất cơ bản của tỉ lệ thức. Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.

4) Thế nào là số vô tỉ? Cho vd.

5) Thế nào là số thực?

6) Định nghĩa căn bậc hai của một số không âm.

7) Viết công thức biểu thị đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x, và đại lượng y tỉ lệ nghịch với đại lượng x.

8) Nêu tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch.

* HÌNH HỌC

1) Phát biểu định nghĩa, định lí về hai góc đối đỉnh.

2) Định nghĩa đường trung trựccủa một đoạn thẳng.

3) Dấu hiệu nhận biết 2 đườmg thẳng song song.

4) Tính chất 2 đường thẳng song song.

5) Phát biểu tiên đề Ơ-CLIT.

6) Các định lí về quan hệ giữa tính vuông góc và song song.

7) Định lí về tổng ba góc trong tam giác. Tính chất góc ngoài của tam giác.

2. CÁC LOẠI BÀI TẬP

* ĐẠI SỐ:

- Thực hiện phép tính: lũy thừa, cộng ,trừ, nhân, chia số hữu tĩ, giá trị tuyệt đối của 1 số hữu tĩ.

- Tìm x khi biết:
. giá trị tuyệt đối: |A| = B <=>A=B hoặc A=-B

. Dạng A[SUP]2[/SUP]=B[SUP]2[/SUP] <=>A=B hoặc A=-B
. Dạng tĩ lệ thức, áp dụng tính chất dãy tĩ số bằng nhau.

- Bài toán về đại lượng tĩ lệ thuận, tĩ lệ nghịch.

- So sánh hai số hữu tĩ, hai lũy thừa.

* HÌNH HỌC:

- Chứng minh hai tam giác bằng nhau (theo các trường hợp đã học)

- Chứng minh hai cạnh; hai góc bằng nhau.

- Chứng minh hai đoạn thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.

- Chứng minh tia phân giác của một góc.

- Chứng minh đường trung trực của đoạn thẳng.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TOÁN 7 KÌ 1 - ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TOÁN 7
Đề cương 2

A. ĐẠI SỐ:

* LÝ THUYẾT:

1) Cho ví dụ về số hữu tỉ, số vô tỉ.
Thế nào là số thực – viết ký hiệu của các tập hợp số hữu tỉ, số vô tỉ, số thực.
Nêu mối quan hệ giữa các tập hợp N,Z,Q,R.

2) Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ x được xác định như thế nào?

3) Viết công thức: Nhân hai lũy thừa cùng cơ số; chia hai lũy thừa cùng cơ số khác 0, lũy thừa của một lũy thừa, lũy thừa của một tích; lũy thừa của một thương.

4) Tỉ lệ thức là gì ? Tính chất cơ bản của tỉ lệ thức? Viết công thức thể hiện tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.

5) Định nghĩa căn bật hai của một số không âm.

6) Khi nào thì hai đai lượng y và x tỉ lệ thuận; tỉ lệ nghịch với nhau? Cho ví dụ.

7) Đồ thị của hàm số y = ax (a<>0 ) có dạng như thế nào?

* CÁC DẠNG BÀI TẬP

1) Thực hiện phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa, căn bậc hai)

2) Tìm x (có chứa giá trị tuyệt đối; lũy thừa,…)

3) So sánh hai lũy thừa.

4) Bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch.

B. HÌNH HỌC:

* LÝ THUYẾT:

1) Định nghĩa hai góc đối đỉnh; Nêu định lí về 2 góc đối đỉnh.

2) Định nghĩa đường trung trục của một đoạn thẳng.

3) Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

4) Phát biểu tiên đề ơ – clit.

5) Nêu tính chất của hai đường thẳng song song.

6) Phát biểu định lí về hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba.

7) Định lí về hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba.

8) Định lí về một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song.

9) Định lí về tổng ba góc của một tam giác, tính chất góc ngoài của tam giác.

10) Phát biểu ba trường hợp bằng nhau của tam giác:

Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.

* CÁC DẠNG BÀI TẬP

1) Chứng minh hai góc bằng nhau; hai cạnh bằng nhau; hai tam giác bằng nhau.

2) Chứng minh hai đường thẳng (hai cạnh) song song; vuông góc.

3) Chứng minh tia phân giác của một góc.

4) Chứng minh ba điểm thẳng hàng.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top