ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 7 KÌ 1 - ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 7 KÌ I - ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 7
Học kì I
1. Nhà Lý sụp đổ- nhà Trần thành lập
- Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu, kinh tế suy thoái, xã hội loạn lạc
- Nhà Lý phải dựa vào họ Trần => Trần Thủ Độ buộc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh vào 12.1225 ( đầu 1226 ) – Nhà Trần được thành lập
2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền
- Triều đình nhà Trần được tổ chức giống thời Lý theo chế độ quân chủ tập quyền nhưng chia làm 3 cấp: Triều đình, các đơn vị hành chính trung gian từ Lộ, phủ, huyện, châu và cấp hành chính cơ sở là xã
- Triều đình: đứng đầu cả nước là vua nhưng vua sớm nhường ngôi cho con lên Thái thượng hoàng. Dưới vua có quan đại thần văn, võ . Nhà Trần còn đặt thêm một số cơ quan : Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ và một số chức quan: Hà đê sứ, khuyến nông sứ, đồn điền sứ
- Các quý tộc nhà Trần được phong vương, hầu. Quan lại được cấp bổng lộc
- Địa phương: cả nước chia 12 Lộ, đứng đầu là Chánh, phó An phủ sứ. Dưới Lộ là Phủ đứng đầu là Tri phủ. Dưới phủ là huyện, châu đứng đầu là Tri huyện, Tri châu ( hành chính trung gian ), Dưới cùng là Xã đứng đầu Xã quan ( hành chính cơ sở )
3. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)
- Nhà Trần sắm vũ khí, thành lập các đội dân binh, luyện tập võ nghệ
- Tháng 1.1258 Ngột Lương Hợp Thai xâm lược nước ta. Quân giặc theo đường sông Thao tiến xuống Bạch Hạc, Bình Lệ Nguyên, Phù Lỗ
- Trước thế giặc mạnh, vua Trần lui về Thăng Long, Thiên Mạc. Nhân dân Thăng Long thực hiện “vườn không nhà trống”. Ngộp Lương Hợp Thai chiếm Thăng Long trống vắng, quân Mông Cổ rơi vào tình thế bị động, thiếu lương thực
- Nắm được thời cơ, quân Trần phản công ở Đông Bộ Đầu thắng lợi
- Ngày 29.1.1258 quân Mông Cổ thua trận, rời Thăng Long, rút quân về nước . Kháng chiến thắng lợi
4. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến
- Nhà Trần tổ chức hội nghị Bình Than, Diên Hồng. Trần Quốc Tuấn được phong Quốc Công Tiết chế chỉ huy cuộc kháng chiến
- Tổ chức duyệt binh ở Đông Bộ Đầu, quân sĩ thích lên tay 2 chữ “Sát Thát”
5. Diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến ( 1285 )
- Cuối tháng 1. 1285 Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân Nguyên xâm lược Đại Việt
- Trần Quốc Tuấn lui quân về Vạn Kiếp, Thăng Long, rồi Thiên Trường
- Nhân dân Thăng Long thực hiện “ vườn không nhà trống” . Quân Thoát Hoan chiếm Thăng Long trống vắng
- Toa Đô được lệnh từ Champa đánh lên Nghệ An, Thanh Hóa. Cùng lúc đó Thoát Hoan chỉ huy một lực lượng mạnh từ Thăng Long đánh xuống phía Nam hòng tiêu diệt quân chủ lực ta và bắt sống vua Trần nhưng thất bại
- Thoát Hoan trở về Thăng Long. Quân Nguyên lại lâm vào tình thế bị động, thiếu lương thực
- Tháng 5.1285 lợi dụng thời cơ, quân Trần phản công ở Tây Kết, Hàm Tử, bến Chương Dương và tiến vào giải phóng Thăng Long
- Quân giặc tháo chạy, Thoát Hoan trốn thoát về nước. Tướng Toa Đô bị vua Trần chém đầu tại Tây Kết
- Kháng chiến lần thứ hai thắng lợi vẻ vang
6. Chiến thắng Bạch Đằng
- Cuối tháng 1.1288 Thoát Hoan chiếm Thăng Long trống vắng vì nhân dân kinh thành thực hiện “ vườn không nhà trống”
- Quân Nguyên không tiêu diệt được lực lượng kháng chiến của ta, rơi vào tình thế bị động cạn kiệt lương thực, Thoát Hoan quyết định rút quân về nước
- Nhận thấy thời cơ, vua Trần và Trần Quốc Tuấn quyết định mở cuộc phản công , mai phục ở sông Bạch Đằng
- Đầu tháng 4.1288 đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy có kị binh hộ tống rút theo ngã sông Bạch Đằng. Khi đoàn thuyền của Ô Mã Nhi tiến gần trận địa bãi cọc, quân Trần ra khiêu chiến rồi vờ thua chạy, quân giặc ra sức đuổi theo, lọt vào trận địa, đúng lúc thủy triều xuống nhanh. Từ hai bên bờ hàng nghìn thuyền nhỏ của ta đổ ra đánh, phá vỡ đội hình giặc. Quân giặc hốt hoảng tháo chạy ra biển, thuyền xô vào bãi cọc, bị ùn tắc, vỡ, đắm. Giữa lúc đó, hàng loạt bè lửa xuôi nhanh theo nước triều xuống, lao vào thuyền giặc. Những tên sống sót nhảy lên bờ bị quân Trần chờ sẵn, tiêu diệt. Ô Mã Nhi bị bắt sống.
- Cánh quân bộ, do Thoát Hoan chỉ huy từ Vạn Kiếp rút qua ngã Lạng Sơn trốn về nước
- Cuộc kháng chiến lần thứ ba thắng lợi vẻ vang
7. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên
* Nguyên nhân thắng lợi
- Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chống xâm lược của nhân dân Đại Việt
- Sự lãnh đạo của vua quan nhà Trần, đặc biệt tài chỉ huy quân sự tài ba của người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo
- Tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân đội nhà Trần
* Ý nghĩa lịch sử
- 3 lần đánh bại quân xâm lược Mông- Nguyên bảo vệ độc lập tự chủ của Đại Việt
- Xây dựng truyền thống quân sự Đại Việt
- Để lại bài học về củng cố khối đoàn kết toàn dân
- Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên vào Nhật Bản, các nước phía Nam
8. Đời sống văn hóa
- Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân
- Tôn giáo: Phật giáo
- Tư tưởng: Nho giáo có địa vị ngày càng cao
- Sinh hoạt văn hóa phổ biến và phát triển
- Tập quán sống giản dị
9. Giáo dục và khoa học kĩ thuật
* Giáo dục
- phát triển, nhà Trần mở nhiều trường công
- Các kì thi được tổ chức nhiều
- Thầy giáo tiêu biểu: Chu Văn An
* Khoa học- kĩ thuật
- Sử học: Lê văn Hưu biên soạn Đại Việt sử kí
- Quân sự: Trần Hưng Đạo viết Binh thư yếu lược
- Y học: Tuệ Tĩnh và cách chữa bệnh bằng thuốc nam
- Thiên văn học: Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán
- Kĩ thuật: Hồ Nguyên Trừng chế súng thần cơ, đóng các loại thuyền lớn
10. Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly
- Nhà Trần suy sụp, nước ta đang bị khủng hoảng toàn diện. Những cải cách của Hồ Quý Ly nhằm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng bời vì những cải cách này hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu cho nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước trung ương tập quyền.
- Hồ Quý Ly là nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha
- Tuy nhiên, cải cách chưa triệt để, chưa phù hợp tình hình thực tế
11. Vùng đất sài gòn ( Prey Nokor ) đã được xác nhập vào lãnh thổ Đại Việt
- Từ thế kỉ XVI- XVII người Việt vào Sài Gòn sinh sống, khai khẩn đất hoang
- 1623 chúa Nguyễn lập sở thuế ở Sài Gòn
- 1698 Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lược vùng đất Nam bộ, đặt phủ Gia Định. Sài Gòn là huyện Tân Bình, cử quan cai trị
- Sài Gòn chính thức xác nhập vào lãnh thổ Đại Việt
Nguồn: THCS Chu Văn An - TP: Hồ Chí Minh