Đề cương môn Văn lớp 11 cơ bản nè...!! ai đó giải dùm nhoa....^^

  • Thread starter Thread starter pupu
  • Ngày gửi Ngày gửi

pupu

New member
Xu
0
Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I môn Văn.


A. Trắc nghiệm:
1. Trong " bài ca ngất ngưởng"- Nguyễn Công Trứ tại sao tác giả sống ngất ngưởng mà vẫn khẳng định mình đã trọn " nghĩa vua tôi" ?
2.HÌnh ảnh bãi cát trong "Bài ca ngắn đi trên bãi cát"- Cao Bá Quát, là biểu tượng cho điều gì?
3.Hình ảnh ngọn đèn con trở đi trở lại trong tác phẩm "Hai đứa trẻ"- Thạch Lan có ý nghĩa gì ?
4. trong tác phẩm " Chữ người tử tù" vì sao Huấn cao đồng ý cho chữ viên quản ngục?
5.Qua lời khuyên của Huấn Cao dành cho viên quản ngục trong tác phẩm " Chữ người tử tù"- Huấn Cao, nhà văn muốn nói lên điều gì?
hix!!! mí bạn giúp mình nha..........................thank you mí bạn nhìu lúm...càng sớm càng tốt há........^^ iu mí bạn nhìu nhìu nè..........^^:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D
 
Câu 1.
ông sống ngất ngưởng nhưng đó là sự ngất người có tài, sau khi đem tài hết tài năng để phục vụ dân tộc và đất nước, khi đã cáo quan mới có phong thái ngất ngưởng nên coi như đã sống trọn nghĩa vua tô
Câu 2.

hình ảnh bãi cát trong "bài ca ngắn đi trên bãi cát" của Cao Bá Quát tượng trưng cho những khó khăn, vất vả của người yêu nước, của những kẻ sĩ trên con đường đổi mới đất nước, nó trải dài vô tận và dường như càng đi thì lối đi càng mù mịt như không có, giống như con đường yêu nước thời kỳ bấy giờ
Câu 3
Hình ảnh ngọn đèn con trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" được lặp đi lặp lại. Có thể thấy, Thạch Lam ko vô tình làm thế, mà ông có dụng ý riêng, diễn tả rằng ngọn đèn đó, chút ánh sáng le lói đó, dường như là tia hi vọng của những kiếp người tàn tạ trong bóng tối, từ gia đình bác xẩm, bác Siêu bán phở, mẹ con chị Tý,chị em Liên, về một điều kỳ diệu nào đó, sẽ xảy đến với họ, thay đổi cuộc đời họ, giúp họ có cuộ sống tốt hơn kiếp sống tàn tạ bấy giờ. Có thể coi ngọn đèn là người dẫn đường chỉ lối cho cuộc sống tối tăm ko lối thoát cảu những con người sống mà như đã chết, "gần đất nhưng chưa thể về với đất" của cái xóm huyện nghèo nơi mà bát phở là một thứ quà xa xỉ. Ngọn đèn con đó là tia hi vọng nhỏ nhoi giúp họ có thêm nghị lực để sống tiếp, chờ ngày mà điều kỳ diệu xảy ra




p.s đây là ý của mèo, nếu có gì sai sót thì mong mọi người tha lỗi :)
 
câu 3:
Hình ảnh ngọn đèn xuất hiện khoảng 10 lần
- số phận leo lắt của những con người trong phố huyện nói riêng và của người nông dân trc cách mạng nói chung.
- lấy ánh sáng để nhấn mạnh bóng tối ---> khẳng định bóng tối
câu 5:
Qua lời khuyên thấy dc 1 điều cái đẹp có thể sinh ra từ chốn tù ngục nhưng ko thể tồn tại với cái xấu, cái ác mà nó phải dc sống trong môi trường trong sáng.Đây ko phải là cảnh cho chữ bình thường, mà là cảnh truyền ngôi thọ giáo, trao chúc thư hay một mật ước thiêng liêng nhất. Ranh giới giữa tội phạm, cai ngục dần bị xóa bỏ còn lại những người bạn tri âm tri kỉ xoay quanh cái đẹp của tình người, tình đời


Tui viết hơi ngắn gọn có ji ông khai triển thêm
 
1. trong tác phẩm " Chí Phèo" - Nam cao : ý thức về hei65n tại, dự cảm về tương lai, Chí Phèo sợ nhất điều gì?
2. trong tác phẩm " Chí Phèo" - Nam cao tại sao Chí Phèo tay bưng bát cháo hành của Thị Nở nấu cho mà " mắt hình như ươn ướt" ?
3. Vở kịch " Vũ Như Tô" đặt ra mâu thuẫn nào trong nhân vật này ?
4. đặc trưng cơ bản nhất có ảnh hưởng quyết định đối với những đặc trưng khác của phong cách ngôn ngữ báo chí là đặc trưng nào?
5. thao tác chứng minh là thao tác như thế nào?
6. Vì sao nhân vật " tôi" phải" nín thở đứng chờ ở đằng xa " và" khúm núm đến trước sập xem mạch" cho Đông cung thế tử?( Vào Phủ chúa trịnh của Lê hữu Trác)?????????
giải nốt dùm mình mí câu này luôn với......^^hihih tk 2 pạn nhìu lắm......^^
 
1: Chí Phèo sợ sự cô đơn, sợ sự xa lánh ghẻ lạnh của dân làng, và hắn sợ phải chết trong cô độc. Vì những dấu hiệu của cơ thể cho thấy hắn đã già, gần đất rồi. Vì thế hắn sợ
2. Mắt Chí uơn ướt vì đây là lần đầu tiên trong cuộc đời, Chí nhận được sự quan tâm chăm sóc của người phụ nữ, và vì vậy Chí tủi thân cho số phận cảu mình, và cảm đôngj trước tấm lòng của Thị Nở, Chí trào nước mắt...
3. Vở kịch đặt ra mâu thuẫn là ông chỉ muốn đem tài năng ra giúp dân, giúp nước, tô điểm cho đời, vậy mà tài năng đó của ông lại là nguyên nhân gây tang tóc cho những người dân ông hằng yêu quý, những người ông ko hề muốn làm hại, chỉ vì nghe theo lời tên bạo chúa.
4. đặc trưng quyết định là tính chính xác
 
5. thao tác chứng minh là thao tác như thế nào?
6. Vì sao nhân vật " tôi" phải" nín thở đứng chờ ở đằng xa " và" khúm núm đến trước sập xem mạch" cho Đông cung thế tử?( Vào Phủ chúa trịnh của Lê hữu Trác)????????? còn câu 6 với câu 7 nữa ai giúp pé với.........T_T hjx!!!
 
câu 3:
Hình ảnh ngọn đèn xuất hiện khoảng 10 lần
- số phận leo lắt của những con người trong phố huyện nói riêng và của người nông dân trc cách mạng nói chung.
- lấy ánh sáng để nhấn mạnh bóng tối ---> khẳng định bóng tối

Anh ít thời gian nên không giúp đuợc là bao . Xin lỗi thật nhiều !
----------------

Nếu em nói là khẳng định bóng tối thì vẫn chưa làm rõ đuợc vấn đề mà Thạch Lam muốn truyền tải. Văn miêu tả không có tính luận bút nên dùng từ "khẳng định " là không đuợc thích hợp lắm....

Vậy Thạch Lam muốn nói điều gì qua cách miêu tả những nguồn sáng đó ?

Đó là chỉ ra một màn đêm tối (bóng tối ) bao phủ lấy tất cả mọi người dân phố huyện này. Không trừ một ai, không phân biệt tuổi tác, già trẻ....Nhưng dưới cái bóng tối ấy, mỗi con người lại đuợc hiện lên khác nhau. Đó là..... (bao phủ như thế nào ?).

Về nghệ thuật , bóng tối ấy là một đặc sắc nghệ thuật của Thạch Lam. Là bậc thầy về miêu tả trong văn xuôi, lấy cái có nói cái không có .

Thánh công lớn nhất của Thạch Lam ở đây là lấy bóng tối làm nền cho toàn bộ tác phẩm tồn tại và trở đẹp lung linh.

Nhưng giá trị của bóng tối, của áng văn Thạch Lam trong "Hai đứa trẻ "không dừng lại đó. Mà nó mở ra một thời kì xã hội :.....(như thế nào ?)


Cho anh viết lách tí nhé, có sai cứ chỉ cho anh hay với !
 
5. thao tác chứng minh là thao tác như thế nào?
6. Vì sao nhân vật " tôi" phải" nín thở đứng chờ ở đằng xa " và" khúm núm đến trước sập xem mạch" cho Đông cung thế tử?( Vào Phủ chúa trịnh của Lê hữu Trác)?????????

Trước tiên , em hãy nói lên những suy nghĩ của mình về 2 câu hỏi này trước đã. Em hiểu ý của anh rồi chứ ?
 
Câu 3
Hình ảnh ngọn đèn con trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" được lặp đi lặp lại. Có thể thấy, Thạch Lam ko vô tình làm thế, mà ông có dụng ý riêng, diễn tả rằng ngọn đèn đó, chút ánh sáng le lói đó, dường như là tia hi vọng của những kiếp người tàn tạ trong bóng tối, từ gia đình bác xẩm, bác Siêu bán phở, mẹ con chị Tý,chị em Liên, về một điều kỳ diệu nào đó, sẽ xảy đến với họ, thay đổi cuộc đời họ, giúp họ có cuộ sống tốt hơn kiếp sống tàn tạ bấy giờ. Có thể coi ngọn đèn là người dẫn đường chỉ lối cho cuộc sống tối tăm ko lối thoát cảu những con người sống mà như đã chết, "gần đất nhưng chưa thể về với đất" của cái xóm huyện nghèo nơi mà bát phở là một thứ quà xa xỉ. Ngọn đèn con đó là tia hi vọng nhỏ nhoi giúp họ có thêm nghị lực để sống tiếp, chờ ngày mà điều kỳ diệu xảy ra
mình nghĩ ý này chỉ đúng với hình ảnh ánh sáng của đoàn tàu xuất hiện cuối tác phẩm thôi.
hình ảnh ngọn đèn "chỉ chiếu sáng một vùng đát nhỏ" có ý nghĩa như là một biểu tượng cho kiếp sông trắc trở, éo le, ko tương lai, ko hạnh phúc của những con người trong xã hội củ, hình ảnh này dùng để tô đậm sự nghèo khổ của họ thì đúng hơn
 
ai đó giải dùm heo y. năn nỉ đó... thầy sắp kiểm tra òi.huuuuuuuuuuuuuu còn phải học nữa.huuuuuuuuuu
1 thao tác chứng minh là thao tác như thế nào?
2. Vì sao nhân vật " tôi" phải" nín thở đứng chờ ở đằng xa " và" khúm núm đến trước sập xem mạch" cho Đông cung thế tử?( Vào Phủ chúa trịnh của Lê hữu Trác)?????????
3.Nghĩa đúng của thành ngữ " Rách như tổ dìa"???
4.trong các câu nói về lễ "thương" của ông Quán ( Lễ Ghét Thương, Nguyễn Đình Chiểu), tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì?
5.TRong bài Chiếu cầu hiền Ngô Thì Nhậm thay mặt vua Quang Trung chỉ ra mối quan hệ giữa người hiền và vua là hình ảnh nào?
6.Bị kịch bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo tác phẩm cùng tên của Nam cao bắt đầu từ lúc nào?
7.Trong các tác phẩm viết về người nông dân trước cách mạng tháng 8, tác phẩm nào không phải của nam cao?
8.Nét đặc sắc trong truyện "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam về mặt nội dung là gì?
9. Trong truyện ngắn "Chữ người tử tù" trong cuộc đời mình, Huấn Cao đã cho chữ những ai?
9. Bệnh Đan Thềm mà Nguyễn Huy Tưởng nói đến trong lời đề tựa (" cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thềm") và thể hiện qua nhân vật chính của vở kịch " Vỉnh biệt Cửu Trùng Đài, Nguyễn Huy Tưởng) có thể hiểu thức chất bệnh gì?
10. Đâu là mối quan hệ có tác động gián tiếp nhưng âu xa đến việc mở ra bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao???
 
5 câu đầu và câu 9 bỏ qua...( câu 9 tớ chưa học)
Câu 7 đề ko rõ...
6. Bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí kéo dài từ khi Chí mới sinh ra, bị bỏ rơi ở lò gạch bỏ hoang rồi đk dân làng nhặt về nuôi nấng
8. Về mặt nội dung, truyện Hai đứa trẻ, cũng như những truyện ngắn khác của Thạch Lam, có điểm đặc sắc là ko có truyện, tức là ko có tình huống kịch tính mà chỷ chủ yếu thông qua nội tâm nhân ật để diễn tả nội dung
10. Mối quan hệ có tác động gián tiếp đến bi kịch của Chí là mối quan hệ của Chí với bà Ba cụ Bá Kiến, vì chính mối quan hệ này đã đẩy Chí vào tù, để rồi ra đời là một kẻ bị cả làng Vũ Đại khinh ghét
 
10. Mối quan hệ có tác động gián tiếp đến bi kịch của Chí là mối quan hệ của Chí với bà Ba cụ Bá Kiến, vì chính mối quan hệ này đã đẩy Chí vào tù, để rồi ra đời là một kẻ bị cả làng Vũ Đại khinh ghét

câu này phải là lúc Chí gặp thị Nở chứ.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top