Đặc sản Trà Vinh
Chuối tá quạ
Đa phần người Cầu Kè kêu tên loại chuối này như trên. Nhưng cũng không ít người kêu là chuối tá hỏa. Người xài tá hỏa muốn luận danh trái: Giống chuối này tương tự giống chuối dong, nhưng trái bự dễ sợ, thấy mà… tá hỏa !! Chuối trồng chừng 8, 9 tháng mới trổ bắp (hoa).
Buồng chuối chỉ có 1 hoặc 2 nải ; nhiều cũng chỉ được vài chục trái. Trái chuối già to bằng cổ tay, dài 40, 50 cm. Ở chợ Cầu Kè, chuối tá quạ bán đếm trái, khá mắc (vài ngàn đồng một trái)
Trước nay ăn chuối tá quạ nhất sách là món nấu (luộc). Cách ăn nhắm tới cái lượng chất bột nhiều tá hỏa của giống chuối này. Buồng chuối thiệt già chặt xuống cắt ra từng trái một, lấy dây quấn xung quanh như quấn bánh tét đem nấu. Dây quấn giữ vỏ trái không bị nứt, nước nấu không thấm vô làm nhão làm lạt lòng trái. Trái chuối nấu chín xắt ra chia nhau ăn không. Nhai kỹ từng miếng mới thưởng thức được sự khoái khẩu của chất bột bùi bùi deo dẻo để ngẫm nghĩ về nắng gió chan hòa cái chất đất phù sa lạ lùng xứ này… Dư vị trái chuối giữ hoài trong tâm trí ta.
Gần đây một số tay làm bếp yêu vì trái chuối tá quạ đưa nó vô món cháo vịt… Vẫn là xài chuối sống thiệt già, xắt miếng cùng cỡ miếng khoai của nồi cháo. Trái chuối đặc sản, món nấu ăn chơi dự vào mâm cơm, bữa tiệc! Phong phú hấp dẫn đời sống ẩm thực.
Trái quách
Trái quách thường thấy trên giồng đất của người Khmer. Ở Cầu Kè cây quách đứng xen cùng các loại cây ăn trái liếp vườn. Đặc biệt là trong khuôn viên chùa Khmer, quách trồng thành hàng, tán giao tán. Quách trồng bình thường 7 năm có trái. Cây quách hàng chục tuổi mỗi năm cho hàng trăm trái .
Người trồng quách có kinh nghiệm không nhọc công leo cây bẻ trái. Bắt đầu chín là trái quách tự rớt, dù rớt từ rất cao xuống đất nhưng trái không giập vỡ vì chớm chín trái còn rắn. Người ra lượm trái, lượm được trên tay hương thơm đầy hấp dẫn. Làn hương quách thơm phảng phất chờn vờn vẻ tinh khiết, dù mùi hương khác hương trái thị chín nhưng ở bên trái quách chín không mấy người không ưu ái như với trái thị vàng cô Tấm "chỉ ngửi chứ không ăn”. Để dăm ngày, tuần lễ, da trái chín mềm tới khi làn da bạc trắng, xẻ trái ra, lòng trái thẫm lại. Trái càng chín thơm, ruột càng sậm màu. Xúc thịt trái ấy vô ly, thêm đường, (thêm sữa) bỏ đá bào… Từ từ thưởng thức từng muỗng hương vị quách chín nục…
Dừa sáp
Dừa sáp ở đất Cầu Kè sinh ra từ những cây dừa bình thường trồng trên đất này. Đó là những trái dừa trong lòng không có nước cũng không có cơm dừa cứng lại mà ruột trái đặc đặc như là… sáp. Thỉnh thoảng mới có một quầy dừa có dừa sáp mà trong quầy cũng chỉ có mấy trái thôi. Người bình thường có khi cả chủ vườn cũng không thể trông quầy dừa mà chỉ ra trái dừa sáp - nhận diện ra nó họa chăng là những người… buôn dừa sáp. Người mua muốn chắc ăn phải lột trái, kênh vỏ cứng coi tận mắt lớp sáp đặc đặc. Ở Cầu Kè, dừa sáp giá 20.000 đồng/trái.
Tùy hoàn cảnh, tùy khẩu vị người gặp dịp được thưởng thức dừa sáp. Phong trần thì bổ đôi trái ra, cắt một miếng vỏ xanh của trái làm "muỗng" mà xúc từng muỗng, từng muỗng sáp thưởng sự nguyên chất, cái nguyên vị cội gốc của vườn. Hoặc chỉnh chu thưởng thức thì xúc sáp vô ly thêm đường (có khi thêm cả sữa bò), bỏ đá… tận hưởng vị thanh mát nhớ hoài một loại dừa trong lòng trái không nước không cơm.
(Sưu tầm)
ĐẶC SẢN TRÀ VINH
Chuối tá quạ
Đa phần người Cầu Kè kêu tên loại chuối này như trên. Nhưng cũng không ít người kêu là chuối tá hỏa. Người xài tá hỏa muốn luận danh trái: Giống chuối này tương tự giống chuối dong, nhưng trái bự dễ sợ, thấy mà… tá hỏa !! Chuối trồng chừng 8, 9 tháng mới trổ bắp (hoa).

Buồng chuối chỉ có 1 hoặc 2 nải ; nhiều cũng chỉ được vài chục trái. Trái chuối già to bằng cổ tay, dài 40, 50 cm. Ở chợ Cầu Kè, chuối tá quạ bán đếm trái, khá mắc (vài ngàn đồng một trái)
Trước nay ăn chuối tá quạ nhất sách là món nấu (luộc). Cách ăn nhắm tới cái lượng chất bột nhiều tá hỏa của giống chuối này. Buồng chuối thiệt già chặt xuống cắt ra từng trái một, lấy dây quấn xung quanh như quấn bánh tét đem nấu. Dây quấn giữ vỏ trái không bị nứt, nước nấu không thấm vô làm nhão làm lạt lòng trái. Trái chuối nấu chín xắt ra chia nhau ăn không. Nhai kỹ từng miếng mới thưởng thức được sự khoái khẩu của chất bột bùi bùi deo dẻo để ngẫm nghĩ về nắng gió chan hòa cái chất đất phù sa lạ lùng xứ này… Dư vị trái chuối giữ hoài trong tâm trí ta.
Gần đây một số tay làm bếp yêu vì trái chuối tá quạ đưa nó vô món cháo vịt… Vẫn là xài chuối sống thiệt già, xắt miếng cùng cỡ miếng khoai của nồi cháo. Trái chuối đặc sản, món nấu ăn chơi dự vào mâm cơm, bữa tiệc! Phong phú hấp dẫn đời sống ẩm thực.
Trái quách
Trái quách thường thấy trên giồng đất của người Khmer. Ở Cầu Kè cây quách đứng xen cùng các loại cây ăn trái liếp vườn. Đặc biệt là trong khuôn viên chùa Khmer, quách trồng thành hàng, tán giao tán. Quách trồng bình thường 7 năm có trái. Cây quách hàng chục tuổi mỗi năm cho hàng trăm trái .
Người trồng quách có kinh nghiệm không nhọc công leo cây bẻ trái. Bắt đầu chín là trái quách tự rớt, dù rớt từ rất cao xuống đất nhưng trái không giập vỡ vì chớm chín trái còn rắn. Người ra lượm trái, lượm được trên tay hương thơm đầy hấp dẫn. Làn hương quách thơm phảng phất chờn vờn vẻ tinh khiết, dù mùi hương khác hương trái thị chín nhưng ở bên trái quách chín không mấy người không ưu ái như với trái thị vàng cô Tấm "chỉ ngửi chứ không ăn”. Để dăm ngày, tuần lễ, da trái chín mềm tới khi làn da bạc trắng, xẻ trái ra, lòng trái thẫm lại. Trái càng chín thơm, ruột càng sậm màu. Xúc thịt trái ấy vô ly, thêm đường, (thêm sữa) bỏ đá bào… Từ từ thưởng thức từng muỗng hương vị quách chín nục…
Dừa sáp
Dừa sáp ở đất Cầu Kè sinh ra từ những cây dừa bình thường trồng trên đất này. Đó là những trái dừa trong lòng không có nước cũng không có cơm dừa cứng lại mà ruột trái đặc đặc như là… sáp. Thỉnh thoảng mới có một quầy dừa có dừa sáp mà trong quầy cũng chỉ có mấy trái thôi. Người bình thường có khi cả chủ vườn cũng không thể trông quầy dừa mà chỉ ra trái dừa sáp - nhận diện ra nó họa chăng là những người… buôn dừa sáp. Người mua muốn chắc ăn phải lột trái, kênh vỏ cứng coi tận mắt lớp sáp đặc đặc. Ở Cầu Kè, dừa sáp giá 20.000 đồng/trái.
Tùy hoàn cảnh, tùy khẩu vị người gặp dịp được thưởng thức dừa sáp. Phong trần thì bổ đôi trái ra, cắt một miếng vỏ xanh của trái làm "muỗng" mà xúc từng muỗng, từng muỗng sáp thưởng sự nguyên chất, cái nguyên vị cội gốc của vườn. Hoặc chỉnh chu thưởng thức thì xúc sáp vô ly thêm đường (có khi thêm cả sữa bò), bỏ đá… tận hưởng vị thanh mát nhớ hoài một loại dừa trong lòng trái không nước không cơm.
(Sưu tầm)