Chia Sẻ Đời sống của người nguyên thuỷ trên đất nước ta- sử 6 - Bút Nghiên

vàng

New member
Xu
0
Ý nghĩa quan trọng của những đổi mới trong đời sống vật chất của những người Việt cổ thời kỳ văn hoá Hòa Bình – Bắc Sơn là gì? Tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thuỷ và ý thức nâng cao đời sống tinh thần của họ là gì chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay

Lịch sử 6 - Bài 9: Đời sống của người nguyên thuỷ trên đất nước ta




250px-nguoi_nguyen_thuy_hoa_binh.jpg

Mô hình minh họa cư dân Văn hóa Hòa Bình

1. Đời sống vật chất :
* Công cụ:
+ Sơn Vi: rìu bằng hòn cuội được ghè đẽo thô sơ
+ Hoà Bình-Bắc Sơn: rìu bằng đá được mài ở lưỡi, công cụ bằng xương,sừng; biết làm đồ gốm.
- Biết trồng trọt và chăn nuôi.
- Sống trong hang động, mái đá, túp lều lợp bằng lá cây.
- Cuộc sống ổn định hơn.



riu_da_hoa_binh_bac_son_500.jpg

Hình Các loại rìu đá thuộc văn hóa Hòa Bình- Bắc Sơn

2. Tổ chức xã hội :
Người nguyên thủy thời Hòa Bình
– Bắc Sơn - Hạ Long sống thành từng nhóm , định cư lâu dài ở một nơi, những người cùng huyết thống sống chung với nhau và tôn người mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ, đó là chế độ thị tộc mẫu hệ . Là xã hội có tổ chức đầu tiên .


3. Đời sống tinh thần của người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn- Hạ Long :

- Biết làm
đồ trang sức, vòng tay, khuyên tai bằng đá.
- Biết vẽ trên vách hang động.
- Người chết được chôn cất, và chôn theo các công cụ, xã hội đã phân biệt giàu nghèo.
- Cuộc sống ổn định hơn và phát triển khá cao về mọi mặt .



vong_tay_khuyentai_da.jpg

Hình vòng tay , khuyên tai đá



doi_song_cua_nguoi_nguyen_thuy_tren_dat_nuoc_ta_500.jpg

Hình mặt người khắc trên vách hang Đồng Nội – Hòa Bình
-Đây là 1 bức điêu khắc cổ trên vách đá, khắc 1 con thú và 3 mặt người. Trong tranh chỉ có phần khắc 3 mặt người, 2 mặt nhìn thẳng, 1 mặt nhìn nghiêng.
-Cả 3 mặt đều có sừng. những hình mặt người có sừng này cho phép suy đoán rằng người thời đó có tín ngưỡng vật tổ.
- Nghệ thuật thể hiện đơn sơ…sinh động, thú vị

ST
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI 9: ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA.



Câu 1: Trong quá trình sinh sống, người nguyên thủy thời Sơn Vi – Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long thường xuyên làm gì?

a> Tìm cách cải tiến công cụ lao động.
b> Ghè đẽo các hòn đá cuội ven suối làm rìu.
c> Mài đá làm công cụ.
d> Dùng nhiều loại đá khác nhau để làm công cụ.

Câu 2: Để chế tạo công cụ lao động, người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long đã làm bằng cách nào?

a> Mài đá.
b> Ghè đẽo đá.
c> Cưa đá.
d> Đục đá.

Câu 3: Người nguyên thủy đã chế tạo gốm bằng cách.

a> Nặn đất sét rồi đem nung cho khô cứng.
b> Nặn đất sét rồi phơi cho khô cứng.
c> Nặn đất sét rồi sấy cho khô.
d> Cả ba câu trên đúng.

Câu 4: Người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long dùng nhiều loại đá khác nhau để làm những công cụ gì?

a> Rìu đá, dao đá.
b> Cuốc đá, liềm đá.
c> Rìu đá, bôn đá, chày đá.
d> Thuổng đá, cối đá.

Câu 5: Những công cụ, đồ dùng mới của người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ long là gì?

a> Rìu , bôn, chày, rìu ngắn và đồ gốm.
b> Rìu, bôn, chày, cuốc đá được mài lưỡi, tre, gỗ, xương, sừng và đồ gốm.
c> Rìu rắn, rìu có vai, gỗ, xương và đồ gốm.
d> Rìu đá cuội, rìu có vai, rìu ngắn, tre, gỗ, xương và đồ gốm.

Câu 6: Công cụ, đồ dùng nào là quan trọng nhất của người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long?

a> Đồ gốm, rìu rắn, rìu có vai.
b> Rìu đá cuội, đồ gỗ và đồ gốm.
c> Rìu mài lưỡi, lưỡi cuốc đá và đồ gốm.
d> Rìu mài lưỡi, đồ gỗ, tre.

Câu 7: Thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long việc làm ra thức ăn tiến bộ hơn người thời trước ở chỗ nào?

a> Họ đã biết hái lượm hoa quả.
b> Họ đã biết săn bắn thú rừng.
c> Họ đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
d> Họ đã biết nướng chín thức ăn.

Câu 8: Ý nghĩa của việc phát minh trồng trọt, chăn nuôi nguyên thủy là:

a> Biết phụ thuộc vào tự nhiên.
b> Có thể ở lại lâu dài ở một nơi nào đó.
c> Giảm bớt cảnh sống nay đây mai đó.
d> Tạo ra lương thực, thức ăn cần thiết.

Câu 9: Điểm mới trong việc chế tác công cụ thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long là gì?

a> Kỹ thuật mài đá.
b> Kỹ thuật cưa đá.
c> Thuật luyện kim.
d> Làm đồ gốm.

Câu 10: Điểm mới trong xã hội nguyên thủy nước ta là gì?

a> Sự ra đời của chế độ thị tộc phụ hệ.
b> Sự ra đời của chế độ tộc thị mẫu hệ.
c> Sự ra đời của chế độ tảo hôn.
d> Cả ba câu trên sai.

Câu 11: Tổ chức xã hội của người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn chế độ là gì?

a> Chế độ thị tộc.
b> Chế độ thị tộc mẫu hệ.
c> Chế độ thị tộc phụ hệ.
d> Câu b và c đúng.

Câu 12: Thị tộc mẫu hệ được tổ chức bởi.

a> Những người cùng huyết thống sống chung với nhau.
b> Sống ổn định lâu dài ở một nơi.
c> Tôn thờ mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ.
d> Cả ba dấu hiệu trên.

Câu 13: Trong nhiều hang động ở Hòa Bình – Bắc Sơn, người ta phát hiện được những lớp vỏ ốc dày 3 -4m, chứa nhiều công cụ, xương thú, điều đó cho thấy.

a> Người nguyên thủy thường định cư lâu dài ở một nơi.
b> Người nguyên thủy thường ăn ốc.
c> Thức ăn chủ yếu của người nguyên thủy là ốc.
d> Người nguyên thủy đã sống thành bầy rất đông.

Câu 14: Những vỏ ốc được xuyên lỗ, những vòng tay đá, những hạt chuỗi bằng đất nung…được tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ đã khẳng định điều gì?

a> Người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ long không chỉ biết lao động mà còn làm nhiều đồ trang sức ( làm đẹp).
b> Người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long đã biết trau chuốt cho mình.
c> Người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long đã có nghề thủ công khá phát triển.
d> Người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long chăm chỉ, cần cù, tỉ mỉ.

Câu 15: Điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy là :

a> Xuất hiện đồ trang sức.
b> Vẽ trên các vách đá, hang động.
c> Chôn người chết.
d> Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 16: Việc chon theo người chết những lưỡi cuốc đá có ý nghĩa gì?

a> Người ta nghĩ rằng, người chết cần có tài sản mang theo.
b> Người ta nghĩ rằng, chết là chuyển sang một thế giới khác và con người vẫn phải lao động.
c> Người sống không dùng công cụ của người chết.
d> b vàc đúng.

Câu 17: Người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn tình cảm trong quan hệ thị tộc được biểu hiện như thế nào?

a> Tình mẹ con,anh em ngày càng gắn bó.
b> Quan hệ xóm làng ngày càng thắm thiết.
c> Quan hệ huyết thống ngày càng được đề cao.
d> Tình cảm cộng đồng được tôn trọng.




Đáp án: câu 1a, câu 2a, câu 3a, câu 4c, câu 5b, câu 6c, câu 7c, câu 8d, câu 9a, câu 10b, câu 11b, câu 12d, câu 13a, câu 14a, câu 15d, câu 16b, câu 17a
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 9. Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta
1. Việc làm đồ gốm có gì khác so với việc làm công cụ bằng đá?


Trả lời:

So sánh việc làm gốm với việc làm công cụ đá:
- Làm gốm: Phức tạp vì phải phát hiện được đất sét, qua quá trình nhào nặn các loại hình dáng) thành các đồ đựng, rồi đem nung (nhiệt độ thích hợp) cho khô cứng.
- Làm công cụ đá: Đơn giản hơn, chỉ cần ghè đẽo hoặc mài những tảng đá có hình thù sẵn.

2. Những điểm mới về công cụ sản xuất của thời Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long là gì?

Trả lời:

- Từ công cụ ghè đẽo và công cụ bằng đá mài (rìu, bôn)

- Dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ

- Làm đồ gốm

3. Ý nghĩa của việc trồng trọt và chăn nuôi?
Trả lời:


Ý nghĩa của việc trồng trọt và chăn nuôi:
- Con người chủ động tạo ra lượng lương thực, thực phẩm cần thiết, vượt qua được thời kì hoàn toàn dựa vào thiên nhiên (hái lượm, săn bắt) để bước sang thời kì mới - chủ động sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Là điều kiện cơ bản để định cư lâu dài.

4. Theo em, sự xuất hiện của những đồ trang sức trong các di chỉ nói trên có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Sự xuất hiện của những đồ trang sức trong các di chỉ có ý nghĩa:
- Chứng tỏ trình độ chế tác đá của người nguyên thủy đã đạt đến độ tinh xảo.
- Con người đã biết chế tạo và sử dụng đồ trang sức để làm đẹp cho bản thân, chất lượng cuộc sống đã được nâng cao hơn.


4. Những điểm mới trong đời sống vật chất và xã hội của người nguyên thủy thời Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long là gì?

Trả lời:

Những điểm mới trong đời sống vật chất và xã hội của người nguyên thủy thời Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long:
- Đời sống vật chất:

+ Biết thường xuyên cải tiến công cụ lao động và sử dụng nhiều loại nguyên liệu làm công cụ và làm đồ gốm.

+ Biết trồng trọt, chăn nuôi.

+ Ngoài các hang động, mái đá, con người còn biết làm các túp lều bằng cỏ, cây để ở. Làm cho cuộc sống ngày càng ổn định hơn.

-Về tinh thần:

+Biết làm đồ trang sức

+Đời sống tinh thần phong phú, tín ngưỡng

+Biết chôn người chết cùng với công cụ

- Về xã hội:

+ Tổ chức "bầy người nguyên thủy" đã được thay thế bằng thị tộc, có sự phân công lao động rõ ràng.

+ Thời kì này con người đã sống định cư lâu dài.

5. Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy là gì? Em có suy nghĩ gì về việc chôn công cụ sản xuất theo người chết?

Trả lời:

Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy:

+ Biết sử dụng đồ trang sức.

+ Hình thành một số phong tục, tập quán.

- Việc chôn công cụ sản xuất theo người chết chứng tỏ xã hội bắt đầu phân hóa giàu nghèo...
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top