Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Sau rất nhiều lần gây ra những "tai tiếng" không hay khi bước đầu quay bộ phim về Danh nhân lịch sự Trần Thủ Độ thì nay, đoàn làm phim đã lại để một tai tiếng nữa. Và lần này thì tôi cảm thấy nghiêm trọng nhất, buồn bã nhất, và thấy..xấu hổ nhất.
-Các ông làm phim ấy đã làm vị trí của Trần Thủ Độ trong tôi có khoảng cách.
- Quan trọng nhất là những giá trị về vật thể và phi vật thể về văn hóa ở Cố Đô Huế làm tôi đau xót bởi cái sự vô tâm của những người làm phim.
Khi một nhà làm phim Trung Quốc đóng phim về Thiếu Lâm Tự, họ đã bỏ hơn 1 triệu đô để làm một cơ sở mới giống y hệt Thiểu Lâm để làm phim, để thoải mái đánh đấm. Nhưng ở ta, việc không có tiền để làm như vậy, nhưng họ- nhưng người làm phim đã cậy quyền trà đạp lên những giá trị văn hóa và vật thể ở nơi tôn nghiêm bậc nhất của cả dân tộc Việt Nam.
.........thật đáng trách xiết bao.
“Đúng là một sự xúc phạm lên lăng tẩm, di tích cũng như văn hóa, hơn nữa đây là nơi thờ vua, rất tôn nghiêm. Đóng phim cho dù thực hiện mục đích nào cũng không được xúc phạm lên văn hóa thiêng liêng ở đất vua – đất thần kinh xứ Huế như vậy được" - Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân.
TIN LIÊN QUAN
* Nơi thờ vua Nguyễn thành trường quay phim Trần Thủ Độ!
* Tiết lộ hậu trường phim "Thái sư Trần Thủ Độ"
* Trần Thủ Độ công bố “người tình”
* Vén bức màn bí mật phim "Thái sư Trần Thủ Độ"
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân
Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đắc Xuân bức xúc: “Đây là một hoạt động văn hóa nhưng cách làm của đoàn làm phim liệu đã có văn hóa chưa khi ngang nhiên xúc phạm di tích, lăng tẩm như vậy. Cho dù có được cấp giấy phép đi nữa thì ai dám dịch chuyển nơi thờ tự của một ông vua? Ai cấp giấy phép cho đoàn làm phim này thì phải chịu trách nhiệm.
Chúng tôi sẵn sàng đối chất, tranh luận đến cùng cho dù là cấp, cơ quan nào đã cấp giấy phép mà không hiểu rõ văn hóa, tâm linh ở Huế. Thiệt thòi thì người dân và chính quyền Thừa Thiên - Huế phải gánh chịu rất nặng. Còn người ngoại quốc sẽ thấy một kiểu làm phim rất ẩu của chúng ta. Nếu cứ làm phim như vậy sẽ mở ra tiền lệ cho mai sau là các đoàn làm phim khi đến Huế quay cũng đều làm xáo trộn lăng tẩm, di tích. Sự tôn kính, linh thiêng, đối với vua chúa, bậc tiền nhân… liệu có còn nữa không?”.
Từ cuối tháng Ba đến nay, đoàn làm phim quay tại lăng Minh Mạng nhưng Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô vẫn bán vé cho du khách vào tham quan. Trung tâm này lại chính là cơ quan có chức năng bảo vệ, trùng tu di tích, lăng tẩm, đền đài… đã được UNESCO và nhà nước công nhận. Nhiều du khách trong và ngoài nước cảm thấy bất bình vì bị cấm chụp ảnh khi vào xem di tích. Họ bỏ tiền ra mua vé để xem di tích chứ không phải xem phim trường.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết thêm: “Đúng là một sự xúc phạm lên lăng tẩm, di tích cũng như văn hóa, hơn nữa đây là nơi thờ vua, rất tôn nghiêm. Đóng phim cho dù thực hiện mục đích nào cũng không được xúc phạm lên văn hóa thiêng liêng ở đất vua – đất thần kinh xứ Huế như vậy được. Phim lịch sử dù được nhà nước đặt hàng cũng cần thực hiện cảnh quay đúng chỗ, đúng lúc và phù hợp với văn hóa.
Sự việc này đã đẩy chính quyền địa phương và Trung tâm Bảo tồn di tích Cô đô vào khó khăn. Hiện tại, mọi trả lời của chính quyền địa phương chỉ là để đối phó với một tai nạn do cố ý đã xảy ra. Những người làm phim không chỉ tuân theo Pháp luật mà phải cần biết “Tòa án lương tâm”, sự hiểu biết văn hóa đất nước nói chung và của mỗi địa phương nói riêng”.
Nhà văn Bửu Ý
Nhà văn, nhà nghiên cứu Bửu Ý không thể tin được điều mình đã đọc trên báo. Ông cho biết: “Ở Huế, có rất nhiều nơi có thể làm trường quay phim đúng với tinh thần của phim lịch sử chứ không phải đến chỗ thờ tự của vua rồi làm mất đi sự linh thiêng, tôn nghiêm như vậy. Nếu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt bộ phim này rồi thì chính quyền địa phương và cơ quan chức năng cần góp ý khi thấy sự việc gây nguy hại đến văn hóa ở địa phương.
Nếu đoàn làm phim đã được cấp phép thực hiện cảnh quay tại lăng thì cũng phải liên hệ với Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc – là dòng dõi, hậu duệ nhà Nguyễn (đằng này, “Đoàn làm phim đã không liên hệ với chúng tôi”– ông Tôn Thất Vĩnh Bào, 72 tuổi, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Nguyễn Phước tộc tại Huế cho biết”.
Thầy Vĩnh Quả, giáo viên trường THPT Phan Đăng Lưu (Huế) cho biết: “Những người làm phim nên lắng nghe dư luận, đừng để đến khi làm rồi gây bất bình, xôn xao trong quần chúng. Làm phim kiểu như vậy thực sự gây bức xúc đối với nhiều người dân và du khách”.
Dư luận đang rất cần lời giải thích của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng.
Sự việc “động trời” như vậy nhưng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên – Huế lại chưa biết. Khi chúng tôi liên hệ thì giám đốc Sở bận đi họp, ủy quyền cho Phó giám đốc Nguyễn Quốc Thành trả lời: “Chúng tôi chưa nhận được thông tin về việc đoàn làm phim về Trần Thủ Độ dọn dẹp nơi thờ tự vua Minh Mạng để làm trường quay” (?)
* Nguyên Bình_VNN.VN
-Các ông làm phim ấy đã làm vị trí của Trần Thủ Độ trong tôi có khoảng cách.
- Quan trọng nhất là những giá trị về vật thể và phi vật thể về văn hóa ở Cố Đô Huế làm tôi đau xót bởi cái sự vô tâm của những người làm phim.
Khi một nhà làm phim Trung Quốc đóng phim về Thiếu Lâm Tự, họ đã bỏ hơn 1 triệu đô để làm một cơ sở mới giống y hệt Thiểu Lâm để làm phim, để thoải mái đánh đấm. Nhưng ở ta, việc không có tiền để làm như vậy, nhưng họ- nhưng người làm phim đã cậy quyền trà đạp lên những giá trị văn hóa và vật thể ở nơi tôn nghiêm bậc nhất của cả dân tộc Việt Nam.
.........thật đáng trách xiết bao.
“Đúng là một sự xúc phạm lên lăng tẩm, di tích cũng như văn hóa, hơn nữa đây là nơi thờ vua, rất tôn nghiêm. Đóng phim cho dù thực hiện mục đích nào cũng không được xúc phạm lên văn hóa thiêng liêng ở đất vua – đất thần kinh xứ Huế như vậy được" - Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân.
TIN LIÊN QUAN
* Nơi thờ vua Nguyễn thành trường quay phim Trần Thủ Độ!
* Tiết lộ hậu trường phim "Thái sư Trần Thủ Độ"
* Trần Thủ Độ công bố “người tình”
* Vén bức màn bí mật phim "Thái sư Trần Thủ Độ"
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân
Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đắc Xuân bức xúc: “Đây là một hoạt động văn hóa nhưng cách làm của đoàn làm phim liệu đã có văn hóa chưa khi ngang nhiên xúc phạm di tích, lăng tẩm như vậy. Cho dù có được cấp giấy phép đi nữa thì ai dám dịch chuyển nơi thờ tự của một ông vua? Ai cấp giấy phép cho đoàn làm phim này thì phải chịu trách nhiệm.
Chúng tôi sẵn sàng đối chất, tranh luận đến cùng cho dù là cấp, cơ quan nào đã cấp giấy phép mà không hiểu rõ văn hóa, tâm linh ở Huế. Thiệt thòi thì người dân và chính quyền Thừa Thiên - Huế phải gánh chịu rất nặng. Còn người ngoại quốc sẽ thấy một kiểu làm phim rất ẩu của chúng ta. Nếu cứ làm phim như vậy sẽ mở ra tiền lệ cho mai sau là các đoàn làm phim khi đến Huế quay cũng đều làm xáo trộn lăng tẩm, di tích. Sự tôn kính, linh thiêng, đối với vua chúa, bậc tiền nhân… liệu có còn nữa không?”.
Từ cuối tháng Ba đến nay, đoàn làm phim quay tại lăng Minh Mạng nhưng Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô vẫn bán vé cho du khách vào tham quan. Trung tâm này lại chính là cơ quan có chức năng bảo vệ, trùng tu di tích, lăng tẩm, đền đài… đã được UNESCO và nhà nước công nhận. Nhiều du khách trong và ngoài nước cảm thấy bất bình vì bị cấm chụp ảnh khi vào xem di tích. Họ bỏ tiền ra mua vé để xem di tích chứ không phải xem phim trường.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết thêm: “Đúng là một sự xúc phạm lên lăng tẩm, di tích cũng như văn hóa, hơn nữa đây là nơi thờ vua, rất tôn nghiêm. Đóng phim cho dù thực hiện mục đích nào cũng không được xúc phạm lên văn hóa thiêng liêng ở đất vua – đất thần kinh xứ Huế như vậy được. Phim lịch sử dù được nhà nước đặt hàng cũng cần thực hiện cảnh quay đúng chỗ, đúng lúc và phù hợp với văn hóa.
Sự việc này đã đẩy chính quyền địa phương và Trung tâm Bảo tồn di tích Cô đô vào khó khăn. Hiện tại, mọi trả lời của chính quyền địa phương chỉ là để đối phó với một tai nạn do cố ý đã xảy ra. Những người làm phim không chỉ tuân theo Pháp luật mà phải cần biết “Tòa án lương tâm”, sự hiểu biết văn hóa đất nước nói chung và của mỗi địa phương nói riêng”.
Nhà văn Bửu Ý
Nhà văn, nhà nghiên cứu Bửu Ý không thể tin được điều mình đã đọc trên báo. Ông cho biết: “Ở Huế, có rất nhiều nơi có thể làm trường quay phim đúng với tinh thần của phim lịch sử chứ không phải đến chỗ thờ tự của vua rồi làm mất đi sự linh thiêng, tôn nghiêm như vậy. Nếu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt bộ phim này rồi thì chính quyền địa phương và cơ quan chức năng cần góp ý khi thấy sự việc gây nguy hại đến văn hóa ở địa phương.
Nếu đoàn làm phim đã được cấp phép thực hiện cảnh quay tại lăng thì cũng phải liên hệ với Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc – là dòng dõi, hậu duệ nhà Nguyễn (đằng này, “Đoàn làm phim đã không liên hệ với chúng tôi”– ông Tôn Thất Vĩnh Bào, 72 tuổi, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Nguyễn Phước tộc tại Huế cho biết”.
Thầy Vĩnh Quả, giáo viên trường THPT Phan Đăng Lưu (Huế) cho biết: “Những người làm phim nên lắng nghe dư luận, đừng để đến khi làm rồi gây bất bình, xôn xao trong quần chúng. Làm phim kiểu như vậy thực sự gây bức xúc đối với nhiều người dân và du khách”.
Dư luận đang rất cần lời giải thích của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng.
Sự việc “động trời” như vậy nhưng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên – Huế lại chưa biết. Khi chúng tôi liên hệ thì giám đốc Sở bận đi họp, ủy quyền cho Phó giám đốc Nguyễn Quốc Thành trả lời: “Chúng tôi chưa nhận được thông tin về việc đoàn làm phim về Trần Thủ Độ dọn dẹp nơi thờ tự vua Minh Mạng để làm trường quay” (?)
* Nguyên Bình_VNN.VN