• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Hướng dẫn Điều kiện kinh tế xã hội và đặc điểm triết học Tây Âu thời kỳ Trung cổ

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Điều kiện kinh tế xã hội và đặc điểm triết học Tây Âu thời kỳ Trung cổ?

1. Điều kiện kinh tế - xã hội và đặc điểm triết học
Xã hội Tây Âu vào thế kỷ III - V, là thời kỳ đánh dấu sự tan rã của chế độ nô lệ và sự ra đời chế độ phong kiến. Thời kỳ trung cổ là thời kỳ của sự suy đồi toàn bộ đời sống xã hội. Ở những thế kỷ tiếp theo của chế độ phong kiến cũng tạo ra một sự phát tiển xã hội cao hơn xã hội cổ đại; kỹ thuật và nghề thủ công dần dần được phát triển; dân cư tăng nhanh, các thành thị ra đời, tạo ra những tiền đề phục hưng mới của khoa học và văn hóa.
Nhà thờ thời trung cổ là một tổ chức tập quyền tôn giáo hùng mạnh, bao trùm lên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội làm cho triết học, luật học, chính trị biến thành các môn của thần học. Do đó, xét về mặt phát triển, thì triết học, văn hóa của những thế kỷ đầu thời kỳ trung cổ là một bước lùi so với thời kỳ cổ đại.
Về mặt triết học, các lý thuyết triết học thời kỳ trung cổ chịu ảnh hưởng của nền triết học đạo Cơ đốc từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ IV. Đặc điểm của khuynh hướng triết học thời kỳ này là sự phát triển của chủ nghĩa kinh viện. Vấn đề giữa niềm tin tôn giáo và trí tuệ (lý trí), giữa cái chung và riêng (giữa khái niệm với các sự vật riêng lẻ) là vấn đề trung tâm của triết học. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy danh xung quanh việc giải quyết các vấn đề trung tâm của triết học là biểu hiện đặc thù của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm ở thời kỳ này.

2. Một số các nhà triết học tiêu biểu

a. Ôguýtxtanh (Augustin 354-430)

Ôguýtxtanh (còn gọi là Thánh Ôguýtxtanh). Ông là giáo chủ, nhà văn, nhà triết học và đồng thời ông cũng là nhà thần học đạo cơ đốc. Ôguýtxtanh ra sức bảo vệ tôn giáo, chống lại khoa học và triết học duy vật. Triết học của ông là cơ sở lý luận quan trọng cho đạo thiên chúa về sau này.
Đứng trên quan điểm thần học, Ôguýtxtanh thừa nhận Thượng đế sáng tạo ra toàn bộ thế giới; nhưng Thượng đế không tồn tại trong các sự vật cảm tính, mang tính huyền bí hư ảo mà phải ở trong bản thân con người. Còn giới tự nhiên do sự sáng tạo của Thượng đế, sau đó giới tự nhiên vận động theo những qui luật riêng của mình và không có sự can thiệp của Thượng đế. Ông đã chú ý đến sức mạnh tinh thần bên trong con người đó là vấn đề tự do, ý chí của con người; nhưng ý chí và tự do đó cũng chỉ trong giới hạn tiền định của Thượng đế.

Lý luận nhận thức của Ôguýtxtanh mang tính chất tôn giáo và gắn liền với thần học. Nhận thức của con người là quá trình nhận thức về Thượng đế, tiêu chuẩn của chân lý là sự tự ý thức. Thượng đế là chân lý tối cao và có ở mỗi con người. Ông chia xã hội thành hai vương quốc: Vương quốc của điều ác là nhà nước trần thế, và vương quốc của Thượng đế trên trái đất là nhà thờ... Cuộc sống trần thế là tạm thời, còn hạnh phúc vĩnh cửu là ở thiên đường.

b. Tômátđacanh (Thomas d'Aquin, 1225 -1274)

Ông là nhà thần học đạo Thiên chúa và là triết học kinh viện. Ngoài thần học và triết học, ông còn nghiên cứu cả những vấn đề pháp quyền, đạo đức, chế độ nhà nước và kinh tế. Trong lĩnh vực triết học Tômátđacanh có mưu đồ làm cho học thuyết của Arixtốt thích hợp với học thuyết của đạo Thiên Chúa, biến triết học của mình thành cơ sở lý luận cho các tín điều nhà thờ.

Tômátđacanh có quan điểm riêng trong việc giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa triết học và thần học, giữa lý trí và lòng tin. Đối tượng của triết học là nghiên cứu "chân lý của lý trí". Đối tượng của thần học "là chân lý của lòng tin tôn giáo". Còn Thượng đế là khách thể cuối cùng kể cả của triết học và thần học, là nguồn gốc của mọi chân lý, do đó về căn bản không có sự đối lập giữa triết học và thần học. Tômátđacanh đã hạ thấp vai trò của triết học phụ thuộc vào thần học. Giới tự nhiên theo Tômátđacanh là sự sáng tạo thuần túy của Thượng đế. Theo ông cái chung tồn tại trên ba mặt: Một là, tồn tại trước sự vật trong trí tuệ của Thượng đế; hai là, cái chung tìm thấy trong các sự vật riêng lẻ; ba là, cái chung được tạo ra sau các sự vật ở trong trí tuệ con người bằng con đường trừu tượng hóa các sự vật riêng lẻ.

Về lý luận nhận thức, ông áp dụng học thuyết của Arixtốt về "Hình dạng". Theo ông, nhận thức con người không tiếp thu bản thân sự vật mà tiếp thu hình ảnh của sự vật. Ông còn chia hình dạng cảm tính và lý tính, trong đó lý tính cao hơn cảm tính... Trong lý thuyết về xã hội Tômátđacanh ra sức tuyên truyền tư tưởng về vai trò thống trị của nhà thờ đối với xã hội công dân. Tomátđacanh chống đối sự bình đẳng của xã hội.

c. Dunxcốt (DunScot: 1270 - 1308)

Ông là nhà kinh viện, nhà duy danh luận lớn nhất thế kỷ XIII. Cũng như các nhà tư tưởng khác thời trung cổ, Đunxcốt coi vấn đề mối quan hệ giữa triết học và thần học là vấn đề chủ yếu. Đối tượng của thần học là nghiên cứu Thượng đế, đối tượng của triết học là nghiên cứu tồn tại (hiện thực khách quan - giới tự nhiên, vật chất). Về quan hệ giữa lý trí và lòng tin tôn giáo, ông đề cao vai trò của lòng tin hơn lý trí, và cho rằng lý trí không nhận thức được bản chất Thượng đế, vì Thượng đế là hình thức thuần túy phi vật chất.

Là nhà duy danh luận, Đunxcốt cũng nghiên cứu vấn đề cái chung và cái riêng, nhưng khác với các nhà duy danh đương thời ông cho rằng cái chung không chỉ là sản phẩm của lý trí, nó có cơ sở trong bản thân các sự vật. Cái chung vừa tồn tại trong các sự vật (với tính cách là bản chất của chúng), vừa tồn tại sau sự vật (với tính cách là những khái niệm được lý trí con người trừu tượng hóa khỏi bản chất đó).

Trong lý luận nhận thức Đunxcốt đề cập vấn đề vai trò của tinh thần (linh hồn) của lý trí và ý chí. Tinh thần theo ông, là hình thức của thân thể con người, do sự sáng tạo thuần túy của Thượng đế. Tinh thần có vai trò to lớn trong quá trình nhận thức, nhưng vẫn phụ thuộc vào đối tượng nhận thức. Về vai trò của lý trí và ý chí, Đunxcốt cho rằng cái thống trị mọi dạng hoạt động của con người là ý chí chứ không phải lý trí, hơn nữa ở Thượng đế thì ý chí trở thành hoàn toàn tự do.

Xem thêm baì viết Điều kiện kinh tế - xã hội và đặc điểm triết học Hi Lạp cổ đại tại đây
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top