• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Hướng dẫn Điều kiện kinh tế - xã hội và đặc điểm triết học Hy Lạp cổ đại

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Điều kiện kinh tế - xã hội và đặc điểm triết học Hy Lạp cổ đại?

1. Tiền đề kinh tế - xã hội và những đặc điểm triết học

Xã hội Hy Lạp cổ đại là thời kỳ phát triển của những tư tưởng triết học lớn, là một nền văn minh rực rỡ của nhân loại. Xét về mặt kinh tế - xã hội, xã hội Hy Lạp cổ đại có nền sản xuất phát triển. Trong đó phải nói đến sự phát triển của sản xuất hàng hóa thương mại rộng. Phân công lao động xã hội phát triển, sự xuất hiện tầng lớp những người chuyên sống bằng lao động trí óc. Một số ngành khoa học cụ thể phát triển như toán học, vật lý học, thiên văn, v.v... Những khoa học này đòi hỏi sự khái quát của triết học.

Là thế giới quan và ý thức hệ của giai cấp chủ nô thống trị trong xã hội Hy Lạp cổ đại, thể hiện tính toàn vẹn, khái quát của triết học về mọi lĩnh vực thế giới quan của con người cổ đại. Tuy nhiên, do sự đối lập lớn giữa lao động trí óc và chân tay ở thời kỳ này, nên nhìn chung các quan niệm triết học còn mang nặng tính tư biện, chuẩn mực của sự "thông thái" được bàn đến ở khía cạnh nhận thức.

Coi trọng vấn đề con người. Mặc dù còn có nhiều mâu thuẫn về vấn đề này, nhưng họ đều thừa nhận con người là tinh hoa của tạo hóa. Triết học Hy Lạp cổ đại là tính biện chứng sơ khai.

2. Triết học của Platon và Démocrite

a. Platôn (Platon, 427 - 347 trước công nguyên)

Platôn là nhà triết học duy tâm khách quan và là nhà tư tưởng kiệt xuất nhất ở thời cổ đại, người mà theo Hêghen, có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình phát triển tư tưởng nói chung của nhân loại. Nội dung cơ bản của triết học Platôn là học thuyết về “ý niệm”. Theo học thuyết này Platôn chia thế giới làm hai: Một là thế giới các sự vật cảm tính; hai là thế giới ý niệm.

Thế giới ý niệm có trước quyết định và sinh ra thế giới vật cảm tính. Nhận thức của con người không phải là sự phản ánh của thế giới cảm tính mà là nhận thức cái bóng của thế giới ý niệm. Khái niệm “Tồn tại”, “Không tồn tại” theo Platôn là cái phi vật chất, cái được nhận thức bằng trí tuệ siêu nhiên, là tính thứ nhất, còn “Không tồn tại” là vật chất, là tính thứ hai so với tồn tại phi vật chất.

Về lý luận nhận thức, tri thức theo Platôn là cái có trước cái sự vật cảm tính mà không phải là sự khái quát kinh nghiệm trong quá trình nhận thức các sự vật đó. Nhận thức cảm tính có sau nhận thức lý tính (là sự hồi tưởng của linh hồn từ kiếp trước). Tri thức được phân làm hai loại: Tri thức hoàn toàn đúng đắn tin cậy và tri thức mờ nhạt. Loại thứ nhất là tri thức ý niệm, tri thức của linh hồn trước khi nhập vào thể xác là sự hồi tưởng; loại thứ hai là tri thức nhận được nhờ tri thức cảm tính, ở đó không thể có chân lý.

Về xã hội, quan niệm của ông tập trung về nhà nước lý tưởng; ông phê phán kiểu nhà nước đương thời và cho rằng nhà nước lý tưởng với ba lớp người làm việc khác nhau như: Tầng lớp thấp nhất của xã hội là nông dân, thợ thủ công và thương nhân - Tầng lớp vệ quân làm công việc chiến tranh - Các nhà thông thái, các nhà triết học là những người thừa hành xã hội. Sự tồn tại của nhà nước lý tưởng dựa trên sự phát triển của sản xuất vật chất, sự phân công hài hòa các ngành nghề và giải quyết các mâu thuẫn giữa các nhu cầu xã hội. Sự vinh quang của nhà nước phụ thuộc vào các phẩm chất: Sự thông thái, dũng cảm, chính nghĩa và phong độ duy trì chuẩn mực xã hội của các nhà lãnh đạo. Trong đó sự thông thái là tri thức cao nhất là niềm vinh quang của riêng các nhà triết học.

Platôn là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ đại Hy Lạp, là nhà triết học duy tâm khách quan phát triển các tư tưởng của Socrate và xây dựng những nền tảng khách quan của ý thức con người. Ông có công lớn trong việc nghiên cứu ý thức xã hội và bước đầu xây dựng nền tảng của các khái niệm, phạm trù và tư duy lý luận nói chung. Tuy nhiên, dưới con mắt của Platôn cái ý niệm, cái lý tính, cái nhà nước lý tưởng là những cái mà nội dung của nó chứa đầy mâu thuẫn mà chính ông cũng không thể tự mình giải quyết được và để khắc phục cái hạn chế thiếu sót ấy, ông đi đến linh hồn vũ trụ, được coi là nguồn gốc của vũ trụ.

b. Đêmôcrít (Démocrite, khoảng 460 - 370 trước công nguyên)

Nổi bật nhất trong triết học của Đêmôcrít là học thuyết về nguyên tử. Khái niệm nguyên tử được xây dựng trên cơ sở các khái niệm về "tồn tại" và "không tồn tại". Trái với quan niệm của Platôn thì tồn tại theo Đêmôcrít là cái được xác định, cái đa dạng, cái có ngoại hình...

Đối lập với cái tồn tại là cái không tồn tại hay cái trống rỗng. Cái trống rỗng là cái không xác định, cái vô hình, bất động và vô hạn. Nó không ảnh hưởng gì các vật thể nằm trong nó, nhờ đó mà vật thể vận động được trong cái trống rỗng, cái phần vật chất thuộc cái tồn tại mà không chứa đựng trong nó một sự trống rỗng nào được gọi là nguyên tử.

Nguyên tử là hạt vật chất không thể phân chia được, nhỏ bé có thể cảm nhận được bằng trực quan. Nguyên tử là vĩnh cửu, bất biến. Nguyên tử có tính đa dạng, tự thân không vận động và khi kết hợp với nhau thì tạo thành vật thể. Đêmôcrít, cho rằng mọi sự vật trong thế giới đều được tái tạo từ các nguyên tử và khoảng không. Sự xuất hiện, tồn tại và mất đi của các dạng vật thể là kết quả kết hợp của các nguyên tử hay phân tâm của các nguyên tử. Vũ trụ nói chung theo Đêmôcrít là một khoảng không vô tận trong đó chứa đựng vô số thế giới khác nhau được cấu tạo từ vô vàn các loại nguyên tử.

Trong lý luận nhận thức, Đêmôcrít đưa ra khái niệm linh hồn coi đó là hoạt động tâm lý là tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt giữa thế giới vô sinh và hữu sinh. Theo ông, linh hồn cũng là một dạng vật chất, được cấu tạo từ các nguyên tử đặc biẹât có hình cầu, linh động như ngọn lửa, có vận tốc lớn luôn chứa đựng và sinh ra nhiệt làm cơ thể hưng phấn và vận động.

Quan điểm về linh hồn của Đêmôcrít là cái không bất tử nó thể hiện cùng với sự tồn tại của thể xác con người. Chức năng của linh hồn là khởi đầu sự vận động và tồn tại của cơ thể con người. Các hình thức phản ánh trong hoạt động nhận thức của con người theo Đêmôcrít được thể hiện do các cơ quan cảm giác và nhận thức lý tính. Sự khác nhau giữa nhận thức cảm giác và lý tính là ở tính chất, trình độ giữa chúng, tuy nhiên Đêmôcrít chưa phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa hai dạng nhận thức, mà chỉ thấy sự khác nhau đơn thuần về lượng, cũng chưa thấy được sự chuyển hóa giữa chúng, mà thực chất coi tư duy chỉ là sự hỗn hợp cái nguyên tử trong cơ thể con người.

Trong lĩnh vực chính trị - xã hội, Đêmôcrít thể hiện lập trường của tầng lớp dân chủ chủ nô, ông đấu tranh bảo vệ nền dân chủ Aten. Ông coi chế độ nô lệ là hợp đạo lý, nền tảng

của nó là nhà nước của giai cấp chủ nô. Ông có những quan điểm tiến bộ về mặt đạo đức. Phẩm chất con người theo ông không phải ở lời nói mà ở việc làm. Mục tiêu của con người, theo ông là hướng tới tự do và hạnh phúc, nhưng hạnh phúc không phải là sự giàu có, mà là sự thanh thản tâm hồn được tự do. Về vấn đề tôn giáo, Đêmôcrít và các nhà nguyên tử luận nghiêng về lập trường vô thần.

c. Triết học Hy lạp cổ đại là cuộc đấu tranh giữa đường lối Démocrite và Platon

Nội dung cơ bản của triết học Platôn là học thuyết về ý niệm. Theo học thuyết này Platôn chia thế giới làm hai: Một là thế giới các sự vật cảm tính; hai là thế giới ý niệm. Thế giới ý niệm có trước quyết định và sinh ra thế giới vật cảm tính. Nhận thức của con người không phải là sự phản ánh của thế giới cảm tính mà là nhận thức cái bóng của thế giới ý niệm. Khái niệm “Tồn tại”, “Không tồn tại” theo Plaôn là cái phi vật chất, cái được nhận thức bằng trí tuệ siêu nhiên, là tính thứ nhất, còn “Không tồn tại” là vật chất, là tính thứ hai so với tồn tại phi vật chất.

Trái với quan niệm của Platôn thì tồn tại theo Đêmôcrít là cái được xác định, cái đa dạng, cái có ngoại hình... Đối lập với cái tồn tại là cái không tồn tại hay cái trống rỗng. Cái trống rỗng là cái không xác định, cái vô hình, bất động và vô hạn. Nó không ảnh hưởng gì các vật thể nằm trong nó, nhờ đó mà vật thể vận động được trong cái trống rỗng, cái phần vật chất thuộc cái tồn tại mà không chứa đựng trong nó một sự trống rỗng nào được gọi là nguyên tử.

Về lý luận nhận thức, tri thức theo Platôn là cái có trước cái sự vật cảm tính mà không phải là sự khái quát kinh nghiệm trong quá trình nhận thức các sự vật đó. Nhận thức cảm tính có sau nhận thức lý tính (là sự hồi tưởng của linh hồn từ kiếp trước). Tri thức được phân làm hai loại: Tri thức hoàn toàn đúng đắn tin cậy và tri thức mờ nhạt. Loại thứ nhất là tri thức ý niệm, tri thức của linh hồn trước khi nhập vào thể xác là sự hồi tưởng; loại thứ hai là tri thức nhận được nhờ tri thức cảm tính, ở đó không thể có chân lý.

Trong lý luận nhận thức, Đêmôcrít đưa ra khái niệm linh hồn coi đó là hoạt động tâm lý là tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt giữa thế giới vô sinh và hữu sinh. Theo ông, linh hồn cũng là một dạng vật chất, được cấu tạo từ các nguyên tử đặc biẹât có hình cầu, linh động như ngọn lửa, có vận tốc lớn luôn chứa đựng và sinh ra nhiệt làm cơ thể hưng phấn và vận động. Các hình thức phản ánh trong hoạt động nhận thức của con người theo Đêmôcrít được thể hiện do các cơ quan cảm giác và nhận thức lý tính. Sự khác nhau giữa nhận thức cảm giác và lý tính là ở tính chất, trình độ giữa chúng.

Về xã hội, quan niệm của ông tập trung về nhà nước lý tưởng; ông phê phán kiểu nhà nước đương thời và cho rằng nhà nước lý tưởng với ba lớp người làm việc khác nhau như: Tầng lớp thấp nhất của xã hội là nông dân, thợ thủ công và thương nhân - Tầng lớp vệ quân làm công việc chiến tranh - Các nhà thông thái, các nhà triết học là những người thừa hành xã hội. Sự tồn tại của nhà nước lý tưởng dựa trên sự phát triển của sản xuất vật chất, sự phân công hài hòa các ngành nghề và giải quyết các mâu thuẫn giữa các nhu cầu xã hội. Sự vinh quang của nhà nước phụ thuộc vào các phẩm chất: Sự thông thái, dũng cảm, chính nghĩa và phong độ duy trì chuẩn mực xã hội của các nhà lãnh đạo. Trong đó sự thông thái là tri thức cao nhất là niềm vinh quang của riêng các nhà triết học.

Trong lĩnh vực chính trị - xã hội, Đêmôcrít thể hiện lập trường của tầng lớp dân chủ chủ nô, ông đấu tranh bảo vệ nền dân chủ Aten. Ông coi chế độ nô lệ là hợp đạo lý, nền tảng của nó là nhà nước của giai cấp chủ nô. Ông có những quan điểm tiến bộ về mặt đạo đức. Phẩm chất con người theo ông không phải ở lời nói mà ở việc làm. Mục tiêu của con người, theo ông là hướng tới tự do và hạnh phúc, nhưng hạnh phúc không phải là sự giàu có, mà là sự thanh thản tâm hồn được tự do. Về vấn đề tôn giáo, Đêmôcrít và các nhà nguyên tử luận nghiêng về lập trường vô thần.

Xem thêm bài viết tại đây
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top