• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Điển ngữ: cá kình

Hide Nguyễn

Du mục số
Trong Văn học ta đã từng nghe đến điển ngữ Cá Kình, vậy cá kình là cá như thế nào ? Tại sao một số nhân vật trong văn học lại được ví như cá kình ?



Cá hổ kình hay Cá voi sát thủ (danh pháp khoa học: Orcinus orca) thuộc phân bộ Cá heo có răng là loài cá heo lớn nhất trong họ và cũng là loài cá voi ăn thịt hung dữ nhất đại dương, còn có một số tên gọi ít phổ biến hơn ví dụ Cá đen (Blackfish) hay Sói biển (Seawolf), Cá hổ kình sống tại tất cả các đại dương trên thế giới, từ Bắc Băng Dương và vùng châu Nam Cực cho đến các vùng biển nhiệt đới ấm áp.
Orca linh hoạt, nhanh nhẹn và là một loài động vật ăn thịt cơ hội. Một số ăn cá, một số săn các loài thú biển ( Sư tử biển, Hải cẩu, Cá voi và cả loài cá mập trắng lớn cũng là nạn nhân của nó ). Có thể có đến 5 loại (type) Orca khác nhau, một số có thể tách thành giống, loài phụ, thậm chí loài riêng biệt. Orca là loài có tổ chức xã hội cao, một số theo chế độ mẫu hệ, bền vững hơn bất kì loài thú nào khác. Cách cư xử xã hội phức tạp, kỹ thuật săn mồi, âm thanh giao tiếp của Orca được coi là một nét văn hóa của chúng. Tuy cá hổ kình không phải loài nguy cấp, một số quần thể cục bộ được coi là bị đe dọa hoặc ở tình trạng nguy cấp do ô nhiễm, sự suy giảm của con mồi, xung đột với các hoạt động đánh cá và tàu bè, mất môi trường sống, và vì cá voi. Cá hổ kình hoang dã thường không được xem là mối đe dọa đối với con người.[1] Tuy nhiên, có một số ghi nhận cá biệt về cá hổ kình trong môi trường nuôi nhốt tấn công người điều khiển tại các thủy cung.[2]


Orca còn được gọi là Cá voi sát thủ bởi chiến lược săn mồi rất hiệu quả và tàn nhẫn của chúng. Chúng có thể ăn những con cá nhỏ, nhưng cũng có thể ăn những con cá voi khác như cá voi lưng xám con. Bằng cách săn mồi theo bầy (thường là cả một gia đình gồm 3-5 con hoặc thậm chí là hai gia đình cùng kết hợp), chúng tách con cá voi con ra khỏi cá voi mẹ và liên tục dùng các cú húc đầu khủng khiếp tấn công cá voi con cho đến khi cá voi con tử vong. Cá voi sát thủ có đặc điểm là được trang bị 50 cái răng sắc nhọn[cần dẫn nguồn], tuy nhiên, chúng không đủ để cắn được lớp mỡ và da dày của cá voi con, vì vậy chúng ăn phần dễ bị tổn thương nhất của cá voi, đó là cái lưỡi giàu protein[cần dẫn nguồn]. Trong cuộc chiến săn mồi, các con cá voi sát thủ cái lại là những cá thể ở giữa vòng vây và làm nhiệm vụ vất vả hơn những con cá voi đực. Cá voi sát thủ đực có cái vây dài và nhọn hơn cá voi cái.[3]


Phân loài

Có thể có 3 đến 5 loại Orca có thể phân chia thành các giống, loài phụ hoặc loài riêng biệt. Trong những năm 1970 và 1980 , nghiên cứu bờ biển phía tây Canada và Hoa Kỳ đã chỉ rõ 3 loại (type) Orca sau đây:

  • Loại định cư: Đây là loại thường thấy nhất trong 3 loại tại những vùng bờ biển Đông bắc Thái bình dương bao gồm cả Puget Sound. “Thực đơn” chủ yếu của chúng là cá, đôi khi là mực. Chúng sống trong những gia đình (thường là mẫu hệ) liên kết chặt chẽ và phức tạp.

  • Loại di cư: Loại Orca này hầu như chỉ ăn các loài thú biển; chúng không ăn cá. Chỉ ở lại phía Nam Alaska trong một thời gian ngắn, di chuyển theo từng nhóm từ 2 đến 6 cá thể. Khác với loại định cư, chúng có thể không luôn sống cùng nhau như một gia đình.
Con cái của loại di cư có vây lưng giống hình tam giác và nhọn hơn vây lưng con cái của loài định cư.

  • Loại xa bờ: Loại này được phát hiện năm 1988, sống ở ngoài khơi xa, thức ăn chủ yếu là cá, cá mập và rùa biển. Chúng thường di chuyển với những nhóm khoảng 60 cá thể. Con cái của loại này có vây lưng tròn hơn loại định cư và loại di cư. Hiện nay hiểu biết về tập quán của loại xa khơi còn rất hạn chế.
Loại Orca di cư và loại định cư sống trong cùng một vùng nhưng luôn tránh nhau. Cái tên di cư xuất phát từ niềm tin cho rằng chúng là những cá thể tự tách ra khỏi những đàn định cư lớn. Nhưng những nghiên cứu sau này chỉ ra rằng loại di cư không sinh ra từ những đàn định cư và ngược lại. Sự tiến hóa của hai loại này được cho rằng bắt đầu cách đây 2 triệu năm. Phân tích gen hiện tại cũng cho thấy chúng ít ra cũng không có quan hệ giao phối (interbred) với nhau khoảng 10.000 năm.
Ba loại Orca gần đây đã có được trong tài liệu nhiên cứu ở Nam Cực:

  • Loại A: Được coi là loại Orca “điển hình”. Thức ăn chủ yếu là cá voi Minke (feeding mostly on Minke Whales)

  • Loại B: Nhỏ hơn loại A. Chúng có một miếng vá trắng vùng mắt rộng hơn, và có thêm miếng vá màu xám quanh vây lưng. Thức ăn chủ yếu là hải cẩu.

  • Loại C: Là loại nhỏ nhất. Miếng vá trắng ở mắt có xu hướng trúc xuống phía trước, có miếng vá ở lưng như loại B. Sống trong những đàn lớn hơn 2 loại A, B. Ăn chủ yếu loại cá toothfish Nam cực.

Hình dạng

220px-Type_C_Orcas.jpg
magnify-clip.png

Type C killer whales in the Ross Sea. The eye patch slants forward.




Orca có màu đen ở phía trên thân mình, màu trắng ở ngực, bụng, 2 bên hông, phía trên sau mắt. Lúc nhỏ những phần trắng có màu vàng hay vàng cam, khi trưởng thành mới dần trở thành màu trắng. Con đực (Orca Nam cực) dài khoảng 6-8 m, có thể nặng hơn 6 tấn. Con cái (Orca Nam cực) nhỏ hơn với chiều dài 5-7 m, nặng 4-5 tấn.
Nếu lấy dữ liệu từ khắp nơi thì một con trưởng thành cân nặng từ 2.585 tới 7.257 kg. Hiện nay, Orca lớn nhất được biết đến là tại vùng bờ biển Nhật bản, nó dài khoảng 9,8m và nặng hơn 8 tấn. Con non mới sinh thường dài 2,4 m, nặng khoảng 180kg.
Vòng đời

Orca cái trưởng thành ở tuổi 15, thời kỳ sinh sản kéo dài đến 40 tuổi và trung bình sống đến 50 tuổi, ngoại lệ có thể lên tới 70-80 tuổi ( trung bình sinh 5 con trong vòng đời) . Con đực có tuổi thọ thấp hơn, thường là 30, hiếm có trường hợp 50-60 tuổi.




Nguồn : Wikiviet.
Các bạn tìm hiểu chi tiết tại wikiviet.
 

Hide Nguyễn

Du mục số
Trong quá trình tìm hiểu về loài cá này thông qua Google thấy có cá kình làm...bánh nữa, hi

Món này có ở Huế, quê hương Bé Nói Nhiều :)

Buổi sáng, chợ làng Chuồn ( xã Phú An, huyện Phú Vang) nhộn nhịp. Một chợ làng nhưng được không khí như thế này không phải là nhiều. Điều làm nên sự sôi động của chợ làng Chuồn chính là những sản vật đầm phá.

images360797_1.png

Thành phẩm bánh xèo cá kình làng Chuồn​
Nằm sát mép đầm Chuồn, sau một đêm ngư dân đánh bắt các loại cá tôm tự nhiên, sáng sớm họ lại đưa vào chợ buôn bán. Một phần bán sỉ đưa lên Huế. Phần để lại bán ở chợ làng Chuồn.

Từ lâu làng Chuồn đã nổi tiếng với nhiều đặc sản. Là một trong ít làng có lễ hội làng được tổ chức vào ngày 16 và 17-7 âm lịch thường niên. Làng Chuồn cũng nổi tiếng với nhiều món ẩm thực như bánh tét làng Chuồn, rượu gạo làng Chuồn, bánh xèo cá kình làng Chuồn.

Trong các món ẩm thực, món bánh xèo cá kình lại gắn với chợ. Không có quán bánh xèo ở làng này mà chỉ có những quầy bánh xèo ở chợ.

Khi chợ đông người cũng là lúc các quầy bánh xèo đỏ lửa. Cũng đơn giản, không cầu kỳ. Mỗi quầy có khoảng 4 -5 khuông đổ bánh, một chiếc bàn nhỏ, vài chiếc đòn nhỏ để thực khách ngồi. Nói là thực khách cho lạ một chút chứ thực ra phần lớn những người ăn bánh xèo cá kình vào mỗi buổi sáng là người của làng.

Bánh xèo, bánh khoái là hai tên gọi khác nhau của một loại bánh, chắc trong đời mọi người đã ít nhất một lần được thưởng thức. Cái lạ, cái ngon ở bánh xèo làng Chuồng chính là con cá kình. Và nữa, đó còn là không gian ăn, cách ăn.

Vào buổi sáng, cá từ đầm phá được đưa vào còn tươi nguyên. 5 loại cá nổi tiếng thơm ngon của đàm phá là cá ong, cá dìa , cá mú, cá nâu, thì trong đó có cá kinh. Thịt cá dai, thơm, ngọt. Ăn bột bánh là để no, ăn cá là để thưởng thức hương vị.
bcx.png


Tại chợ làng Chuồn có 5 quầy bánh xèo như thế này. Người làng Chuồn không bao giờ ăn bánh xèo mà dùng đũa. Nước mắm chấm phải là nước mắm ruốc ngon.

Tôi cố tìm hiểu xem món bánh xèo làng Chuồn có từ bao giờ nhưng chẳng ai biết. Họ chỉ nói rằng có từ lâu lắm. Đình làng An Truyền có từ hơn 500 năm, không biết lúc lập làng đã có món bánh xèo này chưa.

Nói là bánh xèo cá kình làng Chuồn là một cách nói chung. Chứ thực ra không chỉ có cá kình. Có thể là cá ong, tôm rảo, tôm sú. Tôi chưa thấy ở nơi nào, có một món ăn và có một cách ăn thú vị đến vậy. Sự mộc mạc của một món ăn chỉ có đến thế là cùng. Ở Huế, dạng bánh đổ như thế này người ta gọi là bánh khoái. Người làng Chuồng không gọi như vậy mà gọi là bánh xèo. Có lẽ là chỉ dựa vào âm thanh khi đổ bánh.

bx.jpg


Phần lớn người ăn bánh xèo cá kình làng Chuồn là tự mình mua cá, mua tôm. Muốn ăn mấy con mua mấy con. Ưng ăn cá lớn mua cá lớn, ưng ăn cá nhỏ mua cá nhỏ. Thích tôm mua tôm thích cá mua cá. Cũng có thể họ không phải mua mà tự tay mình đánh bắt được từ đầm phá. Rồi đem đến các quầy bánh xèo ở chợ nhờ đổ bánh. Những quầy bán bánh xèo họ chỉ có nguyên liệu là bột. Tiền thu được là tiền công đổ bánh. Đổ bánh với loại cá nhỏ tính cả bột lấy tiền công 500 đồng. Với loại cá lớn lấy tiền công 700đ. Thế nên người nào đến quầy bánh xèo cũng xách theo một túm cá tôm.

Đặc sản tươi ngon của đầm phá được chế biến một cách dân dã và mộc mạc, một không gian ăn dân dã, một cách ăn dân dã. Sự hòa trộn các yếu tố đó một cách tài tình là để giữ cái chất nguyên sơ của sự hình thành một món ăn. Rời khỏi không gian đó, cách ăn đó chắc cảm giác về sự thú vị sẽ vơi đi rất nhiều...​


Tác giả bài viết: Xuân Thao (Theo 2hue)
 

Hide Nguyễn

Du mục số
Bạch Đằng Hải Khẩu

Sóc phong xuy hải khí lăng lăng
Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng
(1)
Ngạc đoạn kinh khô (2) sơn khúc khúc
Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng
Quan hà bách nhị do thiên thiết
(3)
Hào kiệt công danh thử địa tằng
Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ
Lâm lưu phủ ảnh
(4) ý nan thăng.

Dịch nghĩa:

Gió bắc thổi trên biển, khí trời lạnh như băng giá - Dong buồm reo (trong gió) băng qua cửa Bạch Đằng - Núi chia từng đoạn như cá sấu cá kình bị chặt lìa - Như những giáo bị chìm, kích bị gãy lớp lớp trên bờ - Sóng và cửa ải (nhờ hiểm trở) giúp cho hai (người) chống được cả trăm, đây là do trời xếp đặt - Tại nơi này từng có bao kẻ hào kiệt nên công danh - Quay đầu lại với chuyện cũ, ôi đã qua rồi ! - Trìu mến cúi nhìn ánh nước nhưng khó diễn tình ý.

Dịch thơ:

Cửa Biển Bạch Đằng

Gió biển bắc phương về giá buốt
Buồm reo vượt cửa khẩu sông Đằng
Núi như kình ngạc phân đòi đoạn
Đất tựa kích đao rải ngổn ngang
Hai chống hàng trăm, trời yểm trợ
Nhiều nên hào kiệt, đất tiềm tàng
Ôi, quay đầu lại ôn muôn sự
Ánh nước nhìn ra, ý nặng vương.


Chú thích:

(1) Bạch Đằng: con sông lịch sử của Việt Nam thuộc tỉnh Quảng Yên (Bắc Việt), bắt nguồn từ Phát Lại chảy ra biển. Cửa khẩu Bạch Đằng là một danh lam thắng cảnh, nơi đã từng hai lần quân Việt Nam đánh bại quân Trung Quốc xâm lược, Ngô Quyền (thế kỷ 10) phá quân Nam Hán, bắt sống thái tử Hoằng Thao, Trần Hưng Đạo (thế kỷ 13) đại thắng quân Nguyên, bắt được các tướng Ô Mã Nhi, Phan Tiệp, Tích Lệ...

(2) Kình, ngạc: ý nói chiến thuyền của địch (như cá kình, cá ngạc) bị tan rã như núi non đứt đoạn.

(3) Thiên thiết: ý nói địa thế thiên nhiên hiểm trở có lợi cho kháng chiến.

(4) Các bản đều ghi Hán văn là cảnh, duy có bản Nguyễn Trãi Toàn Tập lại ghi là ảnh (bóng). Theo văn cảnh chúng tôi nghĩ chữ ảnh thích hợp hơn.
 

Hide Nguyễn

Du mục số
Đất Mũi, mảnh đất anh hùng của những chiến công


Ai đó từng ví Đất Mũi xa tít mù khơi nơi ngón chân cái của biển trời Tổ quốc. Tôi sinh ra trên bờ sông Đất Mũi than đước thơm nồng cho tôi lớn lên qua những chiều gió lạnh.


Tôi ngất ngây yêu màu xanh của đước, yêu tiếng võ lãi xé trời trong mỗi sáng bình minh, trông dũng mãnh như cá kình vượt biển, yêu những con người bình dị của quê hương.


Ai là người Việt Nam mà không tự hào dân tộc ta anh hùng và không muốn đi suốt chiều dài đất nước từ Hà Giang đỉnh đầu Tổ quốc và đặt chân đến dãy đất cuối cùng Đất Mũi thân yêu.

%C4%91%E1%BA%A5t.jpg

Đất Mũi, mảnh đất được ấp ôm trong tình thương yêu cả nước; mảnh đất anh hùng bao nhiêu bản tình ca; những chiến công anh hùng của thuở cha ông đi mở cõi; mảnh đạn pháo hằn sâu trên đất ghi dấu ấn chiến thắng kiên cường của vùng đất kiên trung.


Cùng với bạn chiều tôi về làm khách quê tôi; đêm Đất Mũi cồn cào ngọn sóng, ngoài khơi tắt nắng, trăng thắp trên cao; bao nhiêu dịu mát của đất trời ấm trong ly rượu đắng mềm môi, đò lướt trên trăng ta lướt sóng. Đêm Đất Mũi đất trời hội tụ sóng biển dập dềnh ánh trăng xuyên tán lá, tiếng lá đước rì rào hoà cùng tiếng bạn ca.


Anh ngâm câu gì nhỉ! Lời thơ tha thiết quá, tôi hát chung vui câu vọng cổ mặn nồng; mấy nhịp cung thương, mấy vần cạn tỏ đêm trăng Cà Mau xào xạc nỗi thương chờ. Qua nửa đời sương gió dãi dầu bước chân in khắp miền đất nước vẫn mãi tự hào về Đất Mũi quê mẹ mến yêu.


Lâm Ngọc Tường Nguyên
 

Tamduongkhach

New member
Xu
0
Ở trên chỉ nói đến cá voi sát thủ (hổ kình) thực ra từ 'kình' chỉ các loài cá voi nói chung

Khi cần nói rõ thì kình chỉ cá voi đực, nghê chỉ cá voi cái
Kình nghê vui thú kình nghê
Tép tôm thì lại vui bề tép tôm

Kình ngạc (cá voi, cá sấu) ám chỉ quân giặc mạnh và dữ cũng có khi chỉ ng anh hùng
Đánh 1 trận sạch không kình ngạc
Đánh 2 trận tan tác chim muông (ĐCBN)

Trong phong ba vùng vẫy bóng ngạc kình
Tham mồi béo nạp mình cho ngư phủ
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top